Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 32: Ngôi kể trong văn tự sự - Dương Thị Thu Sen

ĐÁP ÁN:

Đoạn 1 không nên đổi sang ngôi kể thứ nhất vì có hai đối tượng cần kể: vua và em bé.Nếu nhập vai vua kể theo ngôi thứ nhất thì em bé phải kể theo ngôi thứ ba và ngược lại; không thể đổi cả vua và em bé sang ngôi thứ nhất được.

Trong đoạn văn 2, nếu đổi cách kể theo ngôi thứ ba, thay “tôi” bằng “Dế Mèn” thì cũng được. Tuy nhiên, nếu kể bằng ngôi thứ ba, Dế Mèn không thể bộc lộ chân thành mọi suy nghĩ, tình cảm của mình.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 32: Ngôi kể trong văn tự sự - Dương Thị Thu Sen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ ! LỚP 6/2 I. Tìm hiểu chung: NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ TIẾT 32 Ví dụ: sgk-88 * Đoạn 1: Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo: - Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim. Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn. (Trích Em bé thông minh)Ví dụ: sgk -88 * Đoạn 2: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phành phạch vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. (Tô Hoài - Dế Mèn phiêu lưu ký)TIẾT 32NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. Tìm hiểu chung:Thảo luận tổ:Tổ 1&4: Có thể đổi ngôi kể ở đoạn 1 được không ? Vì sao ?Tổ 2&3: Thử đổi ngôi kể trong đoạn văn 2. Lúc đó em sẽ có đoạn văn như thế nào?TIẾT 32NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ ĐÁP ÁN:Đoạn 1 không nên đổi sang ngôi kể thứ nhất vì có hai đối tượng cần kể: vua và em bé.Nếu nhập vai vua kể theo ngôi thứ nhất thì em bé phải kể theo ngôi thứ ba và ngược lại; không thể đổi cả vua và em bé sang ngôi thứ nhất được.Trong đoạn văn 2, nếu đổi cách kể theo ngôi thứ ba, thay “tôi” bằng “Dế Mèn” thì cũng được. Tuy nhiên, nếu kể bằng ngôi thứ ba, Dế Mèn không thể bộc lộ chân thành mọi suy nghĩ, tình cảm của mình.TIẾT 32NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ TIẾT 32 I. Tìm hiểu chung:NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ NGÔI THỨ BANGÔI THỨ NHẤT- Có tính chủ quan.- Người kể có thể trực tiếp kể những gì mình nghe, thấy hoặc trải qua; có thể trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình.NGÔI KỂ SỰ KHÁC NHAU Đoạn văn 2/sgk-88 (“ Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài). Đoạn văn 1/sgk-88 ( “Em bé thông minh” – Truyện cổ tích).Người kể hiện diện, xưng “tôi”.Người kể dấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng.Đặc điểm ngôi kể- Có tính khách quan.- Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.Ví dụDấu hiệu nhận biết* Ưu, nhược điểm của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba.Thảo luận tổ:Tổ 1&4: Ưu, nhược điểm của ngôi thứ nhất ?Tổ 2&3: Ưu, nhược điểm của ngôi thứ ba ? TIẾT 32NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ Ngôi kểƯu điểmNhược điểm Trực tiếp kể. Lời kể thân mật, gần gũi.- Có cảm xúc cá nhân. Kể hạn chế (chỉ kể được những gì mình biết, thấy, trải qua).Ngôi thứ nhấtNgôi thứ ba- Kể linh hoạt, tự do, khách quan. - Người kể có mặt ở mọi nơi, biết mọi chuyện (kể cả những tâm tư thầm kín của nhân vật).Ít thấy cảm xúc của tác giả.* Ưu, nhược điểm của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba: NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰTIẾT 32* Bài tập – Thảo luận nhóm: Xác định ngôi kể và chỉ ra dấu hiệu nhận biết trong các đoạn văn sau:1/ Sáng mùng 5 tháng 9 vừa qua, trường em đã tổ chức trồng hoa xung quanh gốc bàng. Các lớp đều chuẩn bị rất chu đáo. Mọi người hăng say làm việc trong tiếng nói cười rôm rả nên chỉ trong vòng ba mươi phút sau đã hoan thành.2/ Buổi tổng kết cuối năm học vừa kết thúc, chúng tôi về nhà bạn lớp trưởng để thực hiện một cuộc hành trình mà bao lâu nay chúng tôi ao ước: đi tắm biển ở bãi Bình Sơn.3/ Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệtBỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. TIẾT 32 NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. Tìm hiểu chung:* Bài tập – Thảo luận nhóm: Xác định ngôi kể và chỉ ra dấu hiệu nhận biết trong các đoạn văn sau:1/ Sáng mùng 5 tháng 9 vừa qua, trường em đã tổ chức trồng hoa xung quanh gốc bàng. Các lớp đều chuẩn bị rất chu đáo. Mọi người hăng say làm việc trong tiếng nói cười rôm rả nên chỉ trong vòng ba mươi phút sau đã hoan thành.  NGÔI THỨ NHẤT2/ Buổi tổng kết cuối năm học vừa kết thúc, chúng tôi về nhà bạn lớp trưởng để thực hiện một cuộc hành trình mà bao lâu nay chúng tôi ao ước: đi tắm biển ở bãi Bình Sơn.  NGÔI THỨ NHẤT3/ Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệtBỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.  NGÔI THỨ BA TIẾT 32 NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. Tìm hiểu chung:KIỂM TRA – 5 PHÚT Đề: Em đã hiểu biết thêm được gì qua bài học hôm nay ?TIẾT 32 NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰTIẾT 32 I. Tìm hiểu chung:NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ NGÔI THỨ BANGÔI THỨ NHẤT- Có tính chủ quan.- Người kể có thể trực tiếp kể những gì mình nghe, thấy hoặc trải qua; có thể trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình.NGÔI KỂ SỰ KHÁC NHAU Đoạn văn 2/sgk-88 (“ Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài). Đoạn văn 1/sgk-88 ( “Em bé thông minh” – Truyện cổ tích).Người kể hiện diện, xưng “tôi”.Người kể dấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng.Đặc điểm ngôi kể- Có tính khách quan.- Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.Ví dụDấu hiệu nhận biết* Ưu, nhược điểm của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba.DẶN DÒ: Học bài, làm các bài tập sgk/89,90.Vẽ SĐTD tiết 32.Viết một đoạn văn ngắn kể về “một vụ tai nạn giao thông”.( nhóm1&2: ngôi thứ nhất;nhóm 3&4 ngôi thứ ba). Tiết tới: NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ - ttCHÚC CÁC THẦY CÔ GIÁO & CÁC EM HỌC SINH VUI, KHỎE ! Cảm ơn quý thầy cô và các em học sinh !

File đính kèm:

  • pptNGOI KE - 32.ppt