Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 29 - Tiết 29 - Ôn tập về mắt cận mắt lão

. Bài tập 48.1 (SBT/ T55)

Chọn D

2. Bài tập 48.2(SBT/ T55)

a – 3 ; b – 4 ; c – 1 ; d – 2

3. Bài 48.3 (SBT/ T55)

Tóm tắt:

AB = h = 8m = 800cm

OA = d = 25m = 2500cm

OA’ = d’ = 2cm

A’B’ = h’ = ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 29 - Tiết 29 - Ôn tập về mắt cận mắt lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29	 Ngày soạn: 23/3/2014
Tiết: 29	 
ÔN TẬP VỀ MẮT CẬN MẮT LÃO.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: .Củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ bản về mắt, đặc điểm và cách khắc phục mắt cận và mắt lão
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức về mắt và thấu kính để làm bài tập .
3. Thái độ: Học sinh có thái độ yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bài tập
2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
? Nêu các bộ phận quan trọng của mắt ?
? Sự điều tiết của mắt là gì?
? Điểm cực viễn, điểm cực cận là gì?
? Mắt nhìn rõ vật khi vật đặt trong khoảng nào ?
? Biểu hiện của tật mắt cận, cách khắc phục?
? Biểu hiện của tật mắt lão, cách khắc phục?
      a) Cấu tạo:
      - Hai bộ phận quan trọng của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.
      - Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm, nó dễ dàng phồng lên hoặc dẹt xuống khi cơ vòng đỡ nó bóp lại hay dãn ra làm tiêu cự của nó thay đổi.
      - Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện rõ nét.
      b) Sự điều tiết mắt:
- Để nhìn rõ những vật ở những khoảng cách khác nhau thì ảnh của vật luôn phải hiện rõ nét trên màng lưới. Cơ vòng đỡ thể thủy tinh phải co dãn một chút làm thay đổi tiêu cự của nó, quá trình này gọi là sự điều tiết của mắt. Sự điều tiết xảy ra hoàn toàn tự nhiên.
      c) Điểm cực cận – Điểm cực viễn
- Điểm xa mắt nhất mà khi vật ở đó, mắt không điều tiết mà vẫn có thể nhìn rõ vật gọi là điểm cực viễn ( Cv)
- Điểm gần mắt nhất mà khi vật ở đó, mắt còn có thể nhìn rõ vật khi điều tiết tối đa gọi là điểm cực cận ( Cc)
      d) Mắt cận thị
- Mắt cận thị là mắt có thể nhìn rõ vật ở gần, nhưng không nhìn rõ được vật ở xa.
- Để khắc phục tật cận thị, người cận thị phải đeo kính để nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận là thấu kính phân kì. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn của mắt.
 e) Mắt lão
- Mắt lão là mắt có thể nhìn rõ những vật ở xa, không nhìn rõ những vật ở gần.
- Để khắc phục tật mắt lão, người mắt lão phải đeo kính để có thể nhìn rõ những vật ở gần như mắt người bình thường. Kính lão là thấu kính hội tụ.
Hoạt động 2: Bài tâp 
HS: Đọc bài tập 48.1 – chọn đáp án đúng 
HS: Đọc bài tập 48.2 – chọn đáp án đúng 
HS: Đọc bài tập 48.3
? Bài tập cho biết gì, yêu cầu gì? tóm tắt?
HS: Lên bảng vẽ hình 
? Trình bày cách tính h’
HS: Lên bảng trình bày lời giải
HS khác nhận xét?
GV: nhận xét chốt lại.
HS: Đọc bài tập 49.1 => chọn đáp án đúng.
HS: Đọc bài tập 49.2 => chọn đáp án đúng.
HS: Đọc bài tập 49.4 
? Bài tập cho biết gì, yêu cầu gì? => tóm tắt.
-Yêu cầu 1HS lên bảng vẽ hình.
-Yêu cầu HS thảo luận tìm phương pháp giải.
-Nếu HS không nêu được phương pháp giải thì 
GV gợi ý: Muốn nhìn rõ vật khi không đeo kính thì vật phải đặt trong khoảng Cc đến Cv => khoảng cách ngắn nhất để mắt nhìn thấy vật : ACc 
1. Bài tập 48.1 (SBT/ T55)
Chọn D
2. Bài tập 48.2(SBT/ T55)
a – 3 ; b – 4 ; c – 1 ; d – 2 
3. Bài 48.3 (SBT/ T55)
Tóm tắt: 
AB = h = 8m = 800cm
OA = d = 25m = 2500cm
OA’ = d’ = 2cm
A’B’ = h’ = ?
 B
 h F A’
 A d O B’ 
 d’
Giải: ∆ABO ~ ∆ A’B’O (g.g) có :
 hay 
 Đáp số: 0,64cm
4. Bài tập 49.1(SBT/ T56)
Chọn d
5. Bài tập 49.2(SBT/ T56)
a – 3 ; b – 4 ; c – 2 ; d – 1 .
6. Bài tập 49.4(SBT/ T56)
OF = 50cm; OA = 25cm
K0 đeo kính => d’ = ?
Giải:
 B’ I
 B
 A’,F,Cc A O
 Kính lão
Theo hình vẽ ta có ∆ FAB ~ ∆ FOI 
=> 
 ∆ OAB ~ ∆ OA’B’ có: 
=> OA’ = 2.OA = 50cm = OF
Nghĩa là 3 điểm A’; F; Cc trùng nhau, như vậy điểm cực cận cách mắt 50cm và khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 50cm.
4. Củng cố:	
 GV hệ thống các kiến thức cần nắm.
 5. Dặn dò:
- HS ôn lại các kiến thức và bài tập đã trả lời.
- Xem trước lý thuyết và bài tập về kính lúp
III. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docLý 9 TC29.doc