Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 20 - Tiết 20 - Ôn tập dòng điện, máy phát điện xoay chiều
.Bài 33.3 (SBT)
Cho khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang, trong khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín không biến đổi.
4.Bài tập 33.4 (SBT
Tuần: 20 Ngày soạn: 05/1/2014 Tiết: 20 ÔN TẬP DÒNG ĐIỆN, MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ bản về dòng điện xoay chiều - Củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ bản cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều 2. Kĩ năng: Rèn luyện để trả lời câu hỏi và bài tập về dòng điện xoay chiều . 3. Thái độ: Học sinh có thái độ yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bài tập 2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Ôn tập ? Cách tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều? ? Nêu bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều ? ? Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện Hs trả lời câu hỏi của GV: - Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây thì trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. - Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính: Nam châm và cuộn dây dẫn . - Khi cho một trong hai bộ phận đó quay thì phát ra dòng điện cảm ứng xoay chiều . Hoạt động 2: Vận dụng GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong sách bài tập. Gọi 2 HS lên bảng làm 2 bài tập 33.1 và 33.2 (SBT) HS khác theo dõi, nhận xét, bổ xung bài làm của bạn trên bảng GV: nhận xét chốt lại. -Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm 2 bài tập 33.3 và 33.4 (SBT) - Đại diện các nhóm trình bày. GV gọi các nhóm khác nhận xét bổ xung. GV: Nhận xét chốt lại. 1.Bài tập 33.1 (SBT) Chọn C 2.Bài tập 33.2 (SBT) Chọn D 3.Bài 33.3 (SBT) Cho khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang, trong khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín không biến đổi. 4.Bài tập 33.4 (SBT) Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là dòng đện xoay chiều vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong sách bài tập. Gv yêu cầu trả lời câu 34.1 đến 34.4 Yêu cầu HS đọc bài tập 34.3 (SBT) ? Vì sao đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay, chỉ khi quay cuộn dây thì trong cuộn dây mới có dòng điện xoay chiều? HS: Trả lời HS: khác nhận xét thống nhất. - Yêu cầu HS đọc bài tập 34.4 (SBT) ? Muốn cho máy phát điện xoay chiều phát điện liên tục ta phải làm như thế nào? HS trả lời và giáo viên nhận xét Nếu còn thời gian GV có thể cho thêm câu hỏi, yêu cầu HS trả lời . GV nhận xét và cho điểm C D Bài tập 34.3 (SBT) Khi cuộn dây dẫn đứng yên so với namchâm thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây không đổi. Chỉ khi cuộn dây quay thì số đường sức từ đó mới luôn phiên tăng giảm. Bài tập 34.4 (SBT) Phải làm cho cuộn dây hoặc nam châm quay liên tục. Có thể dùng tay quay, dùng động cơ (máy nổ, tua bin hơi) quay rồi dùng dây cua roa kéo cho trục máy phát điện quay liên tục. 4. Củng cố: - GV hệ thống các kiến thức chính cần nắm. - HS xem lại các bài tập khó 5. Dặn dò: HS ôn lại các bài tập đã trả lời. III. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Lý 9 TC20.doc