Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 13 - Tiết 24 - Lí thuyêt nam châm vĩnh cửu

Bài 3: Có hai thanh giống hệt nhau, một thanh là nam châm, một thanh là thép. Không dùng thêm bất cứ dụng cụ nào hãy nêu cách xác định thanh nào là nam châm?

Bài 4. Người ta khuyên rằng không nên để các loại băng từ, đĩa từ gần các loại nam châm . Hãy giải thích?

 

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 13 - Tiết 24 - Lí thuyêt nam châm vĩnh cửu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13 Ngày soạn: 12/11/2011 	
 Tiết 24	 Ngày dạy: 18/11/2011
	LÍ THUYÊT NAM CHÂM VĨNH CỬU
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
+ Củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ bản của nam châm và một số ứng dụng của nam châm 
2. Kĩ năng: 
+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức ứng dụng nam châm vào trong lĩnh vực kĩ thuật.
3. Thái độ: 
+ Học sinh có thái độ yêu thích môn học
B. PHƯƠNG PHÁP: 
Nêu và giải quyết vấn đề
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: 	Ôn tập và làm bài tập 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp:
II. Bài cũ: (Kết hợp trong bài dạy)
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2.Triển khai bài mới:
Hoạt động 1 (...phút): Ôn tập	
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
? Nam châm có đặc điểm gì?
? Khi đặt hai nam châm gần nhau thì chúng tương tác với nhau như thế nào?
?Nam châm điện có cấu tạo như thế nào?
? Có thể tăng lực từ của nam châm điện bằng những cách nào?
I. Kiến thức cơ bản cần nhớ
- Nam châm có khả năng hút cá vật bằng sắt, Niken, Coban… Nam châm nào cũng có hai cực: cực nam và cực bắc.
- Khi đặt hai nam châm gần nhau: Các từ cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên hì hút nhau.
- Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn trong có lõi sắt non.
- Có thể tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dân hoặc tăng số vòng của ống dây.
Hoạt động 2 (...phút): Vận dụng 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Bài 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm.
A. Nam châm là vật có đặc tính hút sắt. 
B. Nam châm nào cũng có hai cực kà cực dương và cực âm
C. Khi bẻ gãy nam châm ta có thể tách hai từ cực của nam châm ra khỏi nhau
D. Nam châm có khả năng hút tất cả kim loại
Bài 2: Vì sao người ta dùng sắt non mà không dùng thép để làm lõi từ cho nam châm điện?
Bài 3: Có hai thanh giống hệt nhau, một thanh là nam châm, một thanh là thép. Không dùng thêm bất cứ dụng cụ nào hãy nêu cách xác định thanh nào là nam châm?
Bài 4. Người ta khuyên rằng không nên để các loại băng từ, đĩa từ gần các loại nam châm . Hãy giải thích?
Bài 5: Sự nhiễm từ của sắt, thép khác nhau ở chỗ nào? Hãy nêu nguyên tắc để chế tọa nam châm vĩnh cửu và nam châm điện?
II. Bài tập.
Bài 1: 
Đáp án A
Bài 2: Nam châm điện dùng lõi sắt non vì lõi sắt non sẽ mất hết từ tính khi cho ra ngoài từ trường. Vậy khi ngắt điện qua các vòng dây thì nam châm diện sẽ mất hết từ tính. Nếu dùng lõi thép, khi đã bị nhiễm từ, thép giữ được từ tính lâu dài, vì vậy nếu dùng để làm lõi từ cho nam châm điện thì khi đã ngắt dòng điện qua cuộn dây thì lõi sắt vẫn còn từ tính. Làm giảm mát tính tiện ích của nam châm điện.
Bài 3: Để hai thanh xếp thành hình chữ T. Thanh thứ nhất nằm ngang, thanh thứ hai dựng thẳng đứng, nếu thấy hút nhau mạnh thì thanh thứ hai là nam châm, ngược lại nếu hút nhau yếu thì thanh thứ nhất là nam châm.
Bài 4: mặt băng đĩa từ được làm từ các vật liệu từ nên khi đặt gần nam châm sẽ là cho chúng bị thay đổi về cấu trúc của băng. Vì vậy khong nên để các loại băng từ, đĩa từ gần các nam châm.
Bài 3: Sắt và thép đều bị nhiễm từ khi đặt chúng vào trong từ trường. Thép nhiễm từ yếu hơn thép nhưng lại có thể giữ được từ tính câu dài.
Để chế tạo nam châm vĩnh cửu người ta đưa lõi thép vào trong lòng ống dây rồi cho đòng điện chạy qua ống dây. Việc chế tạo nam châm điện làm tương tự nhưng thay lõi thép bằng lõi sắt non
3. Củng cố:
Giáo viên tổng kết bài, nhận xét tinh thần học tập của học sinh.
Lưu ý một số điểm khi giải bài tập.
4. Dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà xem lại các bài tập đã làm.
Ôn tập lại các nội dung của bài
Tuần : 13 Ngày soạn: 12/11/2011 	
 Tiết 26	 Ngày dạy : 18/11/2011
LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN TỪ TRƯỜNG
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
+ Củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài tác dụng từ của dòng điện – từ trường 
2. Kĩ năng: 
+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức tác dụng từ của dòng điện vào trong lĩnh vực kĩ thuật.
3. Thái độ: 
+ Học sinh có thái độ yêu thích môn học
B. PHƯƠNG PHÁP: 
Nêu và giải quyết vấn đề
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: 	nắm được kiến thức và làm bài tập 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp:
II. Bài cũ: (Kết hợp trong bài dạy)
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2.Triển khai bài mới:
Hoạt động 1 (...phút): Ôn tập	
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- học sinh nắm được kiến thức sau : 
I. Kiến thức cơ bản cần nhớ
không gian xung quanh nam châm , xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng từ lên kim nam châm đặt gần nó.
Người ta dùng kim nam châm để nhận biết từ trường. 
Hoạt động 2 (...phút): Vận dụng 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
II. Bài tập.
22.2(sbt VL9)
Bài 1: Tại sao các cần cẩu điện ở các bến cảng lại dùng nam châm điện mà không dùng nam châm vĩnh cửu?
Bài 2. Tại sao khi cho dòng điện không đổi vào cuộn dây của loa điện thì loa điện lại không kêu?
II> Trả lời câu hỏi
BT 22.2
Mắc 2 đầu dây dẫn vào 2 cực của pin cho dòng điện chạy qua dây dẫn. Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng nam bắc thì pin còn điện.
Bài 1: Cần cẩu phải làm bằng nam châm điện để có thể điều khiển được quá trình hút và nhả bằng cách đóng hoặc ngắt mạch điện. Nếu dùng nam châm vĩnh cửu, nam châm luôn hút và ta không thể điều khiển được quá trình hút và nhả ra của nam châm.
Bài 2: Khi cho dòng điện không đổi vào cuộn dây của loa điện thì lực từ tác dụng lên ống dây là không đổi, do vậy ống dây khôn dao động và không thể tạo ra âm thanh.
3. Củng cố:
Giáo viên tổng kết bài, nhận xét tinh thần học tập của học sinh.
Lưu ý một số điểm khi giải thích câu hỏi.
4. Dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà xem lại các bài tập đã làm.
Ôn tập lại các nội dung vừa học.
Kí duyệt tuần 13
Ngày 14 tháng 11 năm 2011
Tổ Trưởng :
BÙI TẤN KHUYÊN

File đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON VL9(tuan 13).doc