Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 10 - Tiết 10 - Ôn tập về công và công suất của dòng điện, định luật jun-Lenxơ

- Gọi HS lên bảng tóm tắt, giải.

- GV gợi ý: Trong trường hợp biết được U và P ta áp dụng công thức nào để tính điện trở?

+ Tính cường độ dòng điện qua bếp theo công thức nà?

+ Tính điện năng tiêu thụ của bếp?

+Tính công suất tiêu thụ của bếp?

- Gọi HS lên giải

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 10 - Tiết 10 - Ôn tập về công và công suất của dòng điện, định luật jun-Lenxơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10	 Ngày soạn: 20/10/2013
Tiết: 10	 
ÔN TẬP VỀ CÔNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA DÒNG ĐIỆN, 
ĐỊNH LUẬT JUN-LENXƠ (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ bản về Điện năng, công của dòng điện, công suất, định luật Jun-Len-Xơ
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức về công của dòng điện, định luật Jun-Len-Xơ để làm bài tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bài tập
2. Học sinh: Ôn tập và làm bài tập về công, công suất của dòng điện, định luật Jun-Len-Xơ 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1 Ôn tập kiến thức
Một số kiến thức cơ bản 
* Công suất của dòng điện: là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của dòng điện. 
 	Công thức: 	P = A / t	 Vì ( A = U I t ) Þ P = U I 
(Ta có P = U.I = I2.R = )
* Số đo phần điện năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác trong một mạch điện gọi là công của dòng điện sản ra trong mạch điện đó.
 	Công thức:	A = UI t 	 
(Ta có A = P.t = U.I.t = I2.R.t = .t )
* Ngoài đơn vị ( J ) ta còn dùng ( Wh; kWh ) 
 1 kWh = 1 000 Wh = 3 600 000 J 
 * Định luật Jun – Len xơ: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
 Hệ thức: Q = I2. R. t
Trong đó I: Cường độ dòng điện 
 R: Điện trở ()
 t: Thời gian (s)
 Q: Nhiệt lượng (J)
Hoạt động 2 Vận dụng
BT1: Môt bếp điện có ghi 220V-1000W.được sử dụng với hiệu điện thế 220V.
a.Tính điện trở bếp điện.
b.Tính cường độ dòng điện qua bếp.
c.Tính điện năng tiêu thụ của bếp trong 10 giờ. (ra đơn vị KWh)
d. Nếu mắc bếp điện vào hiệu điện thế 110V thì công suất tiêu thụ của bếp là bao nhiêu oát?
- Gọi HS lên bảng tóm tắt, giải.
- GV gợi ý: Trong trường hợp biết được U và P ta áp dụng công thức nào để tính điện trở?
+ Tính cường độ dòng điện qua bếp theo công thức nà?
+ Tính điện năng tiêu thụ của bếp?
+Tính công suất tiêu thụ của bếp?
- Gọi HS lên giải
BT1: 
Tóm tắt:
Bếp 220V-1000W
U = 220V
a.R = ?
b.I =?
c. t =10h tìm A
d. U=110V tìm P
Giải
a. Điện trở bếp điện
b. Cường độ dòng điện qua bếp
A
c.Điện năng tiêu thụ của bếp trong 10h
A = P.t = 1. 10 =10 KWh
d.CS tiêu thụ của bếp khi mắc vào HĐT 110V
W
BT2: Một ấm điện loại 220V-880W được mắc vào hiệu điện thế U = 220V để đun sôi 1,5l nước từ nhiệt độ ban đầu là 200C hiệu suất của ấm là 95%.
a/ Tính thời gian đun sôi nước, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K
b/ Mỗi ngày đun sôi 3l nước bằng ấm nói trên thì trong 30 ngày phải trả bao nhiêu tiền điện, biết giá điện là 700đ/kW.h
HD:
a/ Tính khối lượng của 1,5l nước: m = D. V
Với D = 1000kg/m3; m = 1,5l = 1,5dm3 = 0,0015m3 => m = 1,5kg
- Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước ( nhiệt lượng có ích ):
 Q1 = m.c. ( t20 – t10 ) => thế số tính được Q1 = 504.000(J)
- Nhiệt lượng bếp cần cung cấp (nhiệt lượng toàn phần):
Từ H = .100% => Q = .100% Tính được Q = 530526,3J (1)
Đồng thời: Q = P . t ( 2 )
Do bếp được sử dụng ở U = Udm = 220V nên P = P dm = 880W
Từ ( 1 ) và ( 2 ) => P . t = 530526,3J Tính được t = 600s
Vậy thời gian đun sôi nước là : t = 600s
b/ Điện năng mà bếp tiêu thụ trong 30 ngày:
A = Q. 2.30 => tính được A = 31 831 560J = 8,842kW.h
BT 3: Đèn Đ ghi 12V-12W được mắc nối tiếp với điện trở R = 24W, và mắc vào đoạn mạch có hiệu điện thế không đổi là: 18V, điện trở của đèn không thay đổi theo nhiệt độ. 	
a/ Tính điện trở của đèn.
	b/ Tính điện trở của mạch điện.
	c/ Đèn Đ sáng như thế nào?
	d/ Tính nhiệt lượng toả ra trên đèn trong 5phút.
	e/ Mắc thêm Rx // với đèn, độ sáng của đèn Đ thay đổi như thế nào? Giải thích.
HD: a/ Tính điện trở của đèn: Rd = = = 12 ( W )	
 b/ Điện trở đoạn mạch: Rm = Rd + R = 12 + 24 = 36 ( W )	
 c/ Đèn sáng thế nào: 
 Cường độ dòng điện qua đèn: Id = I = = = 0.5 (A)	
 Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn: Ud = Id . Rd = 12 . 0,5 = 3 (V)	
	→ Ud Đèn sáng yếu hơn bình thường.	 
 d/ Nhiệt lượng toả ra trên đèn trong 5phút: 
 Q = I2.Rd.t = 0,52.12.300 = 900 (J)	 
 e/ Mắc thêm Rx thì điện trở: Rden,Rx Rmach giảm so với lúc chưa mắc thêm Rx. Với U không đổi nên cường độ dòng điện qua mạch sẽ tăng. 	
	=> UR tăng nên Uden,Rx giảm: vậy đèn sẽ sáng yếu hơn lúc ban đầu.
4. Củng cố:
 - Nhắc lại kiến thức cơ bản.
 - Cách vận dụng kiến thức để làm bài tập.
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập và xem lại các bài tập đã chữa .
- Về nhà ôn tập và làm bài tập về công suất, điện năng, công của dòng điện, Định luật Jun – Len xơ:(tt)
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docLý 9 TC10.doc