Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tiết 1: Bài 1 - Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
GV: Hướng dẫn: Lớp than hay lớp kim loại mỏng có tiết diện lớn hay nhỏ
=> điện trở lớn hay nhỏ?
HS: Trả lời
HS: Thực hiện : Nhận dạng cách ghi trị số của điện trở.
GV: Nêu ví dụ cụ thể cách đọc trị số của hai loại điện trở.
các nhóm kiểm tra cách mắc mạch điện của HS. ? Dựa vào bảng kết quả hãy tính: ? ? So sánh: và . => Rút ra kết luận về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện của dây? HS: Thực hiện và trả lời. ? Vậy dự đoán của các em có đúng không? HS: Trả lời. GV: Lưu ý: d1, d2 là đường kính tương ứng của tiết diện 2 dây dẫn được ghi sẵn cho mỗi loại dây, kí hiệu: ử. II. Thí nghiệm kiểm tra. 1. Dụng cụ thí nghiệm. - Sơ đồ mạch điện: (H 8.3 SGK tr 23). 2. Tiến hành thí nghiệm. Lần 1: làm thí nghiệm với dây có tiết diện S1. - Đo U1, I1. Tính R1 = ? Lần 2: Thay dây có S1 bằng dây có S2 = 2S1. - Đo U2, I2. Tính R2 Bảng 1: Hiệu điện thế(V) Cường độ dòng điện(A) Điện trở dây dẫn() Với dây có tiết diện S1 U1= I1= R1= Với dây có tiết diện S2 U2= I2= R2= 3. Nhận xét. ⇒ R tỉ lệ nghịch với S. 4. Kết luận. (SGK - 13) HĐ3: Vận dụng. GV: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu và . HS: hoạt động theo nhóm. Nhóm 1 làm , nhóm 2 làm . Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét lẫn nhau. GV: Nhận xét. Hướng dẫn HS làm và . HS: Làm và dưới sự hướng dẫn của GV. III. Vận dụng. Vì 2 dây dẫnđều bằng đồng và có cùng chiều dài: =>. Vậy điện trở của dây dẫn 1 gấp 3 lần điện trở của dây dẫn 2. . Dây thứ 2 có chiều dài l2= => Có điện trở nhỏ hơn 2 lần. đồng thời S2=5S1. => Dây thứ 2 có điện trở nhỏ hơn 10 lần so với điện trở dây thứ nhất: R2 = = 50. Xét một đoạn dây sắt dài l2 = 50m = có điện trở R1 = 120 thì phải có tiết diện là: S = Vậy dây sắt dài l2= 50 và có R2 = 45 thì phải có tiết diện là: . 3. Củng cố. - Hệ thống lại kiến thức của bài. - HS đọc ghi nhớ và "Có thể em chưa biết". 4. Hướng dẫn về nhà. - Học theo SGK và vở ghi. - Làm BT 8.1 → 8.4 SBT tr 13. - Đọc trước bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. IV. Rút kinh nghiệm bài dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 13/9/2014 Ngày dạy: /9/2014 Tiết 9: Bài 9. SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức. - Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau. - Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. 2. Kĩ năng. - Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây dẫn. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây dẫn. 3. Thái độ. - Trung thực, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị: * Mỗi nhóm HS: - 1 cuộn dây bằng inox, trong đó dây dẫn có tiết diện S = 0,1mm2 và có chiều dài l=2m được ghi rõ. - 1 cuộn dây bằng nikêlin, trong đó dây dẫn có tiết diện S = 0,1mm2 và có chiều dài l=2m. - 1 cuộn dây bằng nicrôm, trong đó dây dẫn có tiết diện S = 0,1mm2 và có chiều dài l=2m. - 1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A - 1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V - 1 nguồn điện 6V. - 1 công tắc. - 7 đoạn dây nối. - 2 chốt kẹp dây dẫn. * Giáo viên: - Tranh phóng to bảng điện trở suất của một số chất. - Kẻ sẵn Bảng 2 trên bảng phụ hoặc phô tô ép plastic (để có thể dùng bút dạ điền vào chỗ trống và xoá đi được khi sai hoặc để dùng cho lớp khác). III. Tiến trình bài dạy : 1. Kiểm tra bài cũ ? Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào? Phụ thuộc như thế nào? Muốn kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào? 2. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HĐ1: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. GV: Chúng ta hãy tìm hiểu xem R có phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn không? Để xác định sự phụ thuộc đó chúng ta cần phải tiến hành với những dây dẫn có đặc điểm như thế nào? HS: Trả lời . ? Để thực hiện thí nghiệm này ta cần những dụng cụ nào? Vẽ sơ đồ mạch điện ntn? Cách bố trí và tiến hành thí nghiệm? Bảng ghi kết quả thí nghiệm? HS: Trả lời lần lượt theo từng ý. GV: Giao dụng cụ cho các nhóm. HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Ghi kết quả đo được vào bảng . ? Từ bảng kết đo, hãy nêu nhận xét về sự phụ thuộc của R vào vật liệu làm dây dẫn? HS: Trả lời. GV: Chuẩn lại kiến thức => Kết luận I- Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. . Ta phải tiến hành đo điện trở của các dây dẫn có cùng chiếu dài và cùng tiết diện nhưng làm bằng các vật liệu khác nhau. 1. Thí nghiệm. V A K Lần lượt thay các dây đã chuẩn bị vào mạch điện, đóng khóa K -> Đọc kết quả đo và ghi vào bảng: U(V) I(A) R() Dây inox U1= I1= R1= Dây nikêlin U2= I2= R2= Dây nicrôm U3= I3= R3= 2. Kết luận. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. HĐ2: Điện trở suất - Công thức điện trở. GV: Yêu cầu HS đọc mục 1 phần II SGK tr 26 ? Điện trở suất của một vật liệu ( 1 chất) là gì? HS: Trả lời. ? Điện trở suất được kí hiệu như thế nào? HS: Trả lời. ? Đơn vị của điện trở suất? HS: Trả lời. GV: Treo bảng điện trở suất của một số chất -> Giới thiệu và nêu ý nghĩa. GV: Yêu cầu HS thực hiện . GV: Hướng dẫn: ? Ta có điện trở suất của constan là 0,5.10-6m có nghĩa như thế nào? ? Vậy đoạn dây constan có chiều dài 1m và tiết diện là 1mm2 thì điện trở của nó là? HS: Trả lời. GV: Hướng dẫn HS thực hiện . HS: Thực hiện theo các bước bảng 2. ? Từ bảng 2 rút ra công thức tính R = ? HS: Trả lời. ? Hãy nêu đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức? HS: Trả lời. ? Vậy để tính điện trở của dây dẫn, ta có mấy cách tính? Đó là những cách nào? HS: Trả lời. GV: Chuẩn lại: - Tính theo công thức R =. - Tính theo công thức R = Tuỳ vào từng bài toán vật lí cụ thể mà các em lựa chọn công thức tính phù hợp. II- Điện trở suất - Công thức điện trở. 1. Điện trở suất. * Khái niệm: (SGK - 26) * Kí hiệu: (rô) * Đơn vị: m (Ôm mét). Ta có điện trở suất của constantan là 0,5.10-6m. Có nghĩa là: Một dây dẫn hình trụ được làm bằng constantan có chiều dài 1m và tiết diện là 1m2 thì điện trở của nó là 0,5.10-6m. Vậy đoạn dây constan có chiều dài 1m và tiết diện là 1mm2 thì điện trở của nó là 10-6m. 2. Công thức tính điện trở. Các bước tính Dây dẫn được làm từ vật liệu có điện trở suất Điện trở của dây dẫn 1 l = 1m S = 1m2 R1 = 2 l = l(m) S = 1m2 R2 =.l 3 l = l(m) S = S(m2) R3 = 3. Kết luận: (SGK - 27) R = Trong đó: ủ là điện trở suất (m) l: chiều dài dây dẫn (m) S: Tiết diện của dây dẫn(m2) R: điện trở của dây dẫn () HĐ3: Vận dụng. GV: Hướng dẫn HS làm . ? Vận dụng công thức nào để tính điện trở của dây đồng? ? Các đại lượng nào đã biết và đại lượng nào chưa biết ? ? Nêu cách tính tiết diện dây đồng ? ? Viết công thức tính diện tích đường tròn có đường kính d ? HS: Lần lượt trả lời. GV: Từ kết quả của C4 ta thấy điện trở của dây đồng trong mạch điện là rất nhỏ, vì vậy người ta thường bỏ qua điện trở của dây nối mạch điện. Dây dẫn nào có điện trở suất càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt. III- Vận dụng. Tóm tắt: l = 4m d = 1mm = 10-3m2 ủ = 1,7 . 10-8m. R = ? Bài giải: Diện tích tiết diện của dây đồng là: Điện trở của dây dẫn: Vậy điện trở của dây đồng là:0,87. 3. Củng cố. - Hướng dẫn HS làm : Áp dụng công thức: . Công thức tính tiết diện của dây là: với . - Đọc ghi nhớ và "Có thể em chưa biết". 4. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc ghi nhớ. - Làm , và BT 9.1 đến 9.5 SBT. - Đọc trước bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật. IV. Rút kinh nghiệm bài dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 14/9/2014 Ngày dạy: /9/2014 Tiết 10: Bài 10. BIẾN TRỞ - ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KĨ THUẬT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Nêu được biến trở là gì? và nêu được nguyên tắc hoạt động của biến trở. Mắc được biến trở vào mạch điện để đièu chỉnh cường độ dòng điện chạy qua mạch. - Nhận biết các loại biến trở. 2. Kĩ năng. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. - Sử dụng biến trở con chạy để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. - Vận dụng được định luật Ôm và công thức R để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở. 3. Thái độ. - Ham hiểu biết và sử dụng an toàn điện. II. Chuẩn bị: * Mỗi nhóm HS: - 1 biến trở con chạy - 1 nguồn điện - 1 bóng đèn 2,5V- 1W - 1 công tắc - 7 đoạn dây nối. * Giáo viên: - Một số loại biến trở, tay quay con chạy, chiết áp. III. Tiến trình dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ. ? Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Sự phụ thuộc đó như thế nào? Viết công thức tính điện trở, giải thích và nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức. 2. Bài mới. ĐVĐ: Từ công thức trên, theo em có những cách nào để làmthay đổi diện trở của dây dẫn? Cách nào dễ thực hiện được? HS: Nêu phương án............... GV: Điện trở có thể thay đổi được trị số được gọi là biến trở -> bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HĐ1: Biến trở. GV: Yêu cầu HS quan sát tìm hiểu một số loại biến trở hình 10.1 SGK và trả lời . HS: Quan sát tranh và trả lời. GV: Đưa các loại biến trở cho HS nhận dạng, gọi tên. GV: Yêu cầu HS đọc . HS: Thảo luận nhóm trả lời . GV: Gợi ý: ? Cấu tạo chính của biến trở? ? Chỉ ra 2 chốt nối với hai đầu cuộn dây của các bién trở? ? Chỉ ra con chạy của biến trở? ? Nừu mắc 2 đầu A, B của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dịch chuyển con chạy C thì biến trở có thay đổ không? ? Vậy muốn biến trở con chạy có tác dụng làm thay đổi điện trở thì phải mắc nó vào mạch điện qua các chốt nào? HS: Lần lượt trả lời. GV: Yêu cầu HS trả lời . HS: Trả lời. GV: Giới thiệu kí hiệu của biến trở trên sơ đồ mạch điện. HS: Hoạt động các nhân trả lời . GV: Vậy biến trở được sử dụng như thế nào, chúng ta tìm hiểu mục 2. GV: Giao biến trở con chạy cho các nhóm. HS: Quan sát biến trở theo nhóm. ? Cho biết số chỉ ghi trên biến trở và giải thích ý nghĩa của các con số đó? VD: con số 20 - 2A có nghĩa là điện trở lớn nhất của biến trở là 20, I tối đa qua biến trở là 2A. GV: Cho HS lên bảng vẽ hình câu . HS: Hoàn thiện . GV: giao dụng cụ cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm làm TN như . HS: Mắc mạch điện theo sơ đồ -> Tiến hành làm thí nghiệm theo và trả lời . ? Vậy qua thí nghiệm các em hãy cho biết: - Biến trở là gì? - Biến trở dùng để làm gì ? HS: Trả lời. I- Biến trở. 1. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở. Các loại biến trở: con chạy, tay quay biến trở than( chiết áp). Biến trở không có tác dụng làm thay đổi điện trở. Vì khi đó, nêu dịch chuyển con chạy C thì dòng điẹn vẫnchạy qua toàn bộ cuộn dây của bién trở và con chạy sẽ không có tác dụng làm thây đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điẹn chạy qua. Điên trở của mạch điện có thay đổi. Vì khi đó nếu dịch chuyển con chạy hoặc tay quayC sẽ làm thay dổi chiều dài của cuộn dây có dòng điện chạy qua -> R của biến trở thay đổi Khi dịch chuyển con chạy -> Chiều dài của phần cuộn dây có I chạy qua thay đổi - > R của biến trở thay đổi. 2. Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện. K - Tiến hành thí nghiệm như sơ đồ. - Dịch chuyển con chạy -> chiều dài l của biến trở thay đổi. Nhận xét: - Khi con chạy dịch chuyển về phía M đèn sáng hơn. - Khi con chạy dịch cguyển về phía N đèn sáng yếu hơn. - Khi con chạy ở vị trí M đèn sáng nhất vì l của biến trở nhỏ nhất-> R của biến trở nhỏ nhất -> I qua đèn lớn nhất -> đèn sáng nhất. 3. Kết luận: (SGK - 29). HĐ2: Các điện trở dùng trong kĩ thuật. GV: Cho HS quan sát H.10.4 và vật mẫu. HS: Quan sát và trả lời . GV: Hướng dẫn: Lớp than hay lớp kim loại mỏng có tiết diện lớn hay nhỏ => điện trở lớn hay nhỏ? HS: Trả lời HS: Thực hiện : Nhận dạng cách ghi trị số của điện trở. GV: Nêu ví dụ cụ thể cách đọc trị số của hai loại điện trở. II- Các điện trở dùng trong kĩ thuật. Lớp than hay lớp kimloại mỏng đó có thể có điện trở lớn và tiết diện S của chúng có thể rất nhỏ. Theo công thức R = => R có thể rất lớn. HĐ3: Vận dụng. GV: Cho HS làm câu , . HS: Thực hiện. III- Vận dụng. Chiều dài của dây hợp kim là: Số vòng dây của biến trở là: N = (vòng). 3. Củng cố ? Nói tóm lại bài học hôm nay các em cần nắm những nội dung kiến thức cơ bản nào? GV chốt lại: + Biến trở là gì? + Biến trở được dùng để làm gì? - Cho HS đọc ghi nhớ. 4. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc phần ghi nhớ sgk tr 30. - Đọc mục có thể em chưa biết. - Làm các bài tập 10.1 -> 10.5 sbt tr 15. IV. Rút kinh nghiệm bài dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 23/9/2014 Ngày dạy: /9/2014 Tiết 11: Bài 11. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM VÀ CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức. - Vận dụng được định luật ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn để tính các đại lượng liên quan đối với đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 điện trở. 2. Kĩ năng. - Phân tích tổng hợp kiến thức. - Giải bài tập theo đúng các bước giải. 3. Thái độ. - Trung thực và kiên trì chính xác trong các bước giải bài tập vật lí. II. Chuẩn bị: *Giáo viên: - Bảng phụ vẽ sơ đồ điện và tóm tắt đề bài tập. * Học sinh: - Ôn tập kĩ định luật ôm công thức tính điện trở của dây dẫn có chiều dài l tiết diện S và làm bằng vật liệu có điện trở suất . III. Tiến trình bài dạy : 1. Kiểm tra bài cũ. - HS1: Viết công thức tính của định luật ôm? Giải thích các kí hiệu và ghi rõ đơn vị của từng đại lượng? - HS2: Dây dẫn có chiều dài l, tiết diện S và làm bằng vật liệu có điện trở suất .Thì điện trở R được tính theo công thức nào? Từ đó hãy phát biểu mối quan hệ giữa điện trở R với các đại lượng đó? 2. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC GV: Hướng dẫn HS làm bài 1 SGK. HS: Đọc ta nội dung bài tập 1. 1HS lên bảng tóm tắt đề bài. GV: Hướng dẫn HS giải bài tập theo sơ đồ sau: Lưu ý: Khi giải bài tập vật lí cần phải đổi thống nhất đơn vị đo. HS: Lên bảng trình bày -> Hs nhận xét và sửa sai (nếu có). GV: Nhận xét và uốn nắn cách trình bày bài giải của HS. GV: Hướng dẫn HS làm bài 2 SGK. HS: Đọc to nội dung bài tập và tóm tắt đề bài. GV: Vẽ mạch điện lên bảng -> Hướng dẫn HS tìm hiểu phân tích mạch điện, xác định bước làm. ? Để bóng đèn sáng bình thường ta cần thêm điều kiện gì ? HS: Trả lời. ? Để tìm R2, ta vận dụng công thức nào? Cần tìm thêm đại lượng nào? HS: Trả lời. GV: Khuyến khích HS nêu ra các cách làm khác nhau. HS: Lên bảng thực hiện -> Dưới lớp HS giải vào vở -> Nhận xét. So sánh cách làm của các bạn. GV: Cho HS đọc và tóm tắt câu b. HS: Thực hiện. ? Ta áp dung công thức nào để tính chiều dài dây dẫn? HS: . GV: Cho HS lên bảng trình bày. HS: Thực hiện. Bài 1 (SGK): Tóm tắt: Dây dẫn bằng nicrom l = 30 m. S = 0,3 mm2 = 0,3 . 10-6 m2 = 1,1. 10-6 U = 220V I = ? Bài giải: Điện trở của dây nicrom là : áp dụng công thức: R = Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn: Áp dụng công thức: Đáp số: 2(A) Bài 2 (SGK): Tóm tắt: Cho mạch điện như hình vẽ: R1=7,5 I = 0,6 A U = 12V R2=? để đèn sáng bình thường. Bài giải: Cách 1: Mạch điện có R1nt R2. Vì đèn sáng bình thường do đó: I1=I2=I = 0,6A và R1=7,5 Áp dụng công thức: Mà R= R1+R2 => R2=R − R1 =20 − 7,5 =12,5 Vậy để đèn sáng bình thường thì R2 = 12,5. Cách 2: Do R1 nt R2 nên: . Cách 3: Do R1 nt R2: b) Tóm tắt: Rb=30 S= 1mm2= 10-6 m2 = 0,4. 10-6 l = ? Bài giải: Áp dụng công thức: Vậy chiều dài dây điện trở là 75 m. 3. Củng cố. 4. Hướng dẫn về nhà. - Làm các bài tập 11 tr 15 SBT. - Đọc trước bài công suất điện. IV. Rút kinh nghiệm bài dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: /9/2014 Không in thừa Ngày dạy: /9/2014 Tiết 12: Bài 11. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM VÀ CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN (tiếp) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức. - Vận dụng được định luật ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn để tính các đại lượng liên quan đối với đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 điện trở. 2. Kĩ năng. - Phân tích tổng hợp kiến thức. - Giải bài tập theo đúng các bước giải. 3. Thái độ. - Trung thực và kiên trì chính xác trong các bước giải bài tập vật lí. II. Chuẩn bị: *Giáo viên: - Bảng phụ vẽ sơ đồ điện và tóm tắt đề bài tập. * Học sinh: - Ôn tập kĩ định luật ôm công thức tính điện trở của dây dẫn có chiều dài l tiết diện S và làm bằng vật liệu có điện trở suất . III. Tiến trình bài dạy : 1. Kiểm tra bài cũ. Lồng trong tiết dạy 2. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC GV: Cho HS làm bài 3 SGK. HS: Đọc và tóm tắt đề bài. GV: Gợi ý: Dây nối từ M đến A từ N đến B được coi như là một điện trở Rd mắc nối tiếp với đoạn mạch gồm hai bóng đèn. Tức là: Rd nt(R1//R2) => Đoạn mạch MN được tính như với đoạn mạch hỗn hợp. HS: Phân tích mạch điện và nêu cách làm. HS: Hoạt động cá nhân thực hiện bài tập. 1 HS lên bảng thực hiện. HS khác nhận xét GV: Nhận xét và khẳng định cách làm của HS. GV: Cho HS đọc đề bài tập 11.3 SBT. Treo phần tóm tắt đề bài lên bảng phụ. GV: Hướng dẫn HS áp dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn để giải BT. HS: Thực hiện. GV: Nhận xét, chốt lại. Bài 3 (SGK): Tóm tắt: R1 = 600 R2 = 900 UMN = 220V L = 200m S = 0,2 mm2 = 1,7. 10-8 RMN =? U1 = ? U2 = ? Bài giải: Điện trở của dây dẫn là: Đoạn mạch gồm R1 // R2 => Coi Rd nt (R1 // R2) ⇒ RMN=Rd + R12 = 17 + 360 = 377. Vậy điện trở của đoạn mạch MN là 377 b) Áp dụng công thức: => U1=U2= 210v Vậy hiệu điện thế đặt trên mỗi bóng đèn là 210V. Bài 11.3 (SBT): Tóm tắt: Bài giải: I1 I2 Ib Đ1 Đ2 U + − a) Sơ đồ mạch điện: b) Cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 là: . Cường độ dòng điện chạy qua biến trở là: Ib = I1 − I2 = 0,2A. Điện trở của biến trở là: c) Chiều dài dây nicrom dùng để quấn biến trở là: . 3. Củng cố. - Hướng dẫn HS làm BT 11.4 SBT: a) Điện trở của biến trở là: . b) Đèn được mắc song song với phần R1 của biến trở và đoạn mạch song song này được mắc nối tiếp với phần còn lại (16 − R1) của biến trở. Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch song song là Ud = 6V và do đó hiệu điện thế ở hai đầu phần còn lại của biến trở là U − Ud = 6V. Từ đó suy ra điện trở của đoạn mạch này là bằng nhau, tức là: , với . Thay giá trị của Rd và tính toán, ta được: R1 ≈ 11,3Ω. 4. Hướng dẫn về nhà. - Xem lại các BT đã giải. - Làm tiếp các BT trang 15 SBT. - Đọc trước bài 12: Công suất điện. IV. Rút kinh nghiệm bài dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 30/9/2014 Ngày dạy: /10/2014 Tiết 12: Bài 12. CÔNG SUẤT ĐIỆN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức. - Nêu được ý nghĩa của s
File đính kèm:
- GA Vat ly 9 tiet 1 den tiet 18 da sua.doc