Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 12 - Tuần 11 - Bài 9: Áp suất khí quyển

C2. Nhận xét: Khi đưa kim nam châm đến các vị trí khác nhau xung quanh đây dẫn có dòng điện hoặc quanh thanh nam châm thì kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc địa lí.

C3. Ở mỗi vị trí sau khi kim nam châm đã đứng yên xoay nó khỏi hướng vừa xác định, buông tay, kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định

doc13 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2418 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 12 - Tuần 11 - Bài 9: Áp suất khí quyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùm tiến hành thí nghiệm 1 trả lời C1. 
H? Vì sao khi hút hết sữa, vỏ hộp sữa bị bẹp nhiều phía?
- GV yêu cầu HS quan sát H.9.3 và tìm hiểu thí nghiệm 2.
- HS quan sát H.9.3 và mô tả thí nghiệm 2.
- GV chia 3 nhóm trả lời C1, 3 nhóm trả lời C2, 2 nhóm trả lời C3. Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm 2 trả lời C2, C3.
- HS làm việc nhóm thảo luận, trả lời C1, C2 và C3 vào bảng nhóm. Nhóm nào xong trước thì treo bảng. Nhóm khác nhận xét kết quả nhóm treo bảng.
- GV gợi ý cho các nhóm bằng các câu hỏi:
H? Tại sao nước trong ống thủy tinh không chảy ra ngoài khi ta bịt kín đầu trên?
H? Khi ta bỏ ngón tay ra khỏi đầu trên của ống thì nước chảy ra hết tại sao?
- GV cho HS đọc thí nghiệm 3 trong sgk: câu chuyện về thị trưởng thành phố Mác-đơ-buốc của Đức là Ghê-rích đã làm thí nghiệm nổi tiếng làm ngạc nhiên nhiều người. Yêu cầu HS giải thích tại sao lại có hiện tượng kì lạ như vậy? Hoàn thành C4.
- GV tổng kết lai và thống nhất câu trả lời đúng.
- HS ghi nhớ hiện tượng và giải thích.
H? Aùp suất khí quyển có tồn tại không, tồn tại nhue thé nào?
- GV treo bảng phụ ghi kết luận về sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- GV yêu cầu HS tự đọc thêm phần II ở nhà.
Hoạt động 3: Vận dụng.
-H? C8: Em hãy giải thích tại sao khi lật ngược ly nước ở đầu bài mà nước không bị chảy ra?
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi C8.
- H? C9: Nêu một ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển?
- H? C12: Tại sao không thể tính áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h ?
- HS làm việc cá nhân để cho ví dụ về sự tồn tại của áp suất khí quyền.
- HS thảo luận nhóm để trả lời C12.
- GV chất khí cũng giống như chất lỏng: H? Dựa vào áp suất trong lòng chất lỏng để giải thích càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm hay càng tăng?
*Củng cố:
H? Aùp suất khí quyển tồn tại như thế nào? Hãy nêu ví dụ chúng tỏ hiện tượng này.
- HS trả lời như phần ghi nhớ sgk.
- GV treo bảng phụ ghi bài tập sau: 
 Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra:
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước sẽ phồng lên như cũ?
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc vào miệng.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
- Gọi HS nêu câu trả lời.
- Em đã nhìn thấy cái kích chưa? Với một cái kích người ta có thể nâng được chiếc xe hàng chục tấn. Tại sao như vậy các em đọc phần “có thể em chưa biết” sẽ rõ.
- HS tự đọc phần “có thể em chưa biết” sgk.
Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển:
1. Thí nghiệm 1.
 Như hình 9.2 sgk.
* Nhận xét:
C1.Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất của không khí trong vỏ hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bẹp theo mọi phía.
2. Thí nghiệm 2.
 Như hình 9.3 sgk.
* Nhận xét:
C2. Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước (áp lực của không khí bằng trọng lượng của cột nước cao 10.37m).
C3. Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì nước sẽ chảy ra khỏi ống, vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì khí trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy nước bị đẩy ra khỏi ống. 
3. Thí nghiệm 3. 
* Nhận xét:
 C4. Vì khi rút hết không khí ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt với nhau.
* Kết luận: 
 Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. 
III. Vận dụng.
C8: Vì áp suất khí quyển bên ngoài lớn hơn áp suất chất lỏng bên trong.
C9. Ví dụ: Bẻ một đầu ống tiêm, thuốc không chảy ra được; nếu bẻ cả hai đầu ống thuốc chảy ra dễ dàng. Tác dụng của ống nhỏ giọt, tác dụng của lỗ nhỏ trên ấm trà…
C12. Không thể tính áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h, vì độ cao của lớp khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.
* Ghi nhớ: sgk
4. Dặn dò HS: 
- Về nhà học bài và làm các bài tập từ 9.1 đến 9.6 trong sách bài tập.
- Đọc trước bài 10 SGK.
VẬT LÝ 9
Tuần12. Ngày soạn: 04/11/2013
Tiết 23. Ngày dạy : 06, 09/11/2013 
Bài 22. TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. Mục tiêu.
- Học sinh mô tả được thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện.Trả lời được câu hỏi từ trường tồn tại ở đâu?
- Học sinh biết cách nhận biết từ trường. Rèn luyện kĩ năng lắp đặt thí nghiệm, nhận biết từ trường. 
- Giáo dục lòng ham thích tìm hiểu hiện tượng vật lí cho học sinh.Tính hợp tác trong công việc.
II. Chuẩn bị.
*GV: Bảng phụ ghi kết luận, Bảng nhóm của HS.
*Mỗi nhóm HS: - Dụng cụ thí nghiệm Ơ-xtét.
- La bàn loại lớn (6 cái). 
- Ampe kế DC.Công tắc 
- Biến trở 20-2A; Biến thế nguồn
- Bảng lắp điện, 5 đoạn dây dẫn.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp.
 - GV kiểm diện sĩ số HS.
2. Kiểm tra. 
 H? Nam châm có đặc điểm gì? Thí nghiệm nào giúp ta nhận biết.
 Trả lời: + Để nam châm tự do dựa vào định hướng của nam châm để xác định cực.
 + Dùng một nam châm khác đẫ biết tên cực, dựa và tương tác của hai nam châm đểû suy ra tên cực của nam châm kia. 
3. Bài mới. 
Hoạt động của GV& HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nhận biết vấn đề của bài học. 
- GV thông báo từ trường là một dạng vật chất.
H? làm thêù nào để hình dung ra từ trường và nghiên cứu nó? Ta vào bài học.
Hoạt động 2: Thí nghiệm phát hiện tính chất từ của dòng điện. 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu cách bố trí thí nghiệm, mục đích, và cách tiến hành thí nghiệm trong hình 22.1SGK. 
H? Hãy nêu mục đích, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm?
- HS các nhóm nêu mục đích và tiến hành thí nghiệm, quan sát trả lới C1.
- GV giao dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm tiến hành, yêu cầu nêu hiện tượng quan sát được và trả lời C1.
- HS làm việc nhóm tiến hành thí nghiệm như hình 22.1 SGK, trả lời C1.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS rút ra kết luận. 
- GV nhắc lại bằng bảng phu treo bảng ghi sẵn kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu từ trường.
H? Ngoài vị trí ở thí nghiệm trên thì dòng điện có tác dụng lên kim nam cham không? - GV nêu vấn đề: Có phải chỉ ở vị trí như trên kim nam châm mới có lực từ tác dụng lên nam châm, ta làm thí nghiệm tiếp theo như hình 22.1 SGK để trả lời C2 và C3. 
- GV lưu ý HS bố trí thí nghiệm sao cho dây AB // với trục của nam châm, kiểm tra điểm tiếp xúc đóng công tắc, quan sát hiện tượng của kim nam châm, ngắt công tắc, quan sát vị trí của kim nam châm lúc này
- GV chia HS mỗi nhóm thành hai nửa để làm thí nghiệm: Một nửa tiến hành với dây dẫn có dòng điện; Một nửa tiến hành với thanh nam châm.
H? Thí nghiệm có hiện tượng gì? Hiện tượng đó chứng tỏ được điều gì? Môi trường xung quanh nam châm có gì đặc biệt?
- HS trả lời C2, C3.
H? Từ trường tồn tại ở đâu?
- GV gợi ý cho HS dựa vào thí nghiệm trên để trả lời các câu hỏi và rút ra kết luận.. 
- HS trả lời câu hỏi và rút ra kết luận.
H? Hãy nhắc lại cách bố trí và tiến hành thí nghiệm chứng tỏ xung quanh xung quanh dòng điện có một từ trường?
- HS trả lời câu hỏi. 
- GV thông báo: Thí nghiệm này là do nhà bác học Ơ-xtét tiến hành năm 1820.
H? Từ trường có thể nhận biết được bằng các giác quan không? Vậy làm thế nào để nhận biết được từ trường?
- HS nêu cách nhận biết từ trường.
- GV nhắc lại và lưu ý với HS về cách nhận biết từ trường.
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố. 
- GV hướng dẫn HS trả lời C4. Gọi một HS nêu câu trả lời.
- HS trả lời C4.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS hoàn thành các câu C5, C6 theo nhóm, trả lời vào bảng nhóm, cứ 4 nhóm trả lời một câu ; nhóm nào nhanh hơn thì treo bảng.
- HS làm việc nhóm trả lời C5, C6.
*Củng cố:
H? Bài học hôm nay có nội dung gì?
H? nêu các đặc điểm của nam châm? Cách nhận biết và phân biệt các cực nam châm.
- HS nêu nội dung bài học.
- Yêu cầu HS đọc “ghi nhớ” và “có thể em chưa biết “SGK.
- HS trả lời và đọc SGK.
Bài 22. TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I. LỰC TỪ.
1. Thí nghiệm: 
 Bố trí như hình 22.1 SGK.
C1. Nhận xét:
 Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn thì kim nam châm bị lệch 
Khi ngắt dòng điện thì kim nam châm trở về vị trí cũ.
Kết luận:
 Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
II. TỪ TRƯỜNG. 
1. Thí nghiệm.
 Như hình 22.1 sgk. 
C2. Nhận xét: Khi đưa kim nam châm đến các vị trí khác nhau xung quanh đây dẫn có dòng điện hoặc quanh thanh nam châm thì kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc địa lí.
C3. Ở mỗi vị trí sau khi kim nam châm đã đứng yên xoay nó khỏi hướng vừa xác định, buông tay, kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định.
Kết luận: Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường.
3. Cách nhận biết từ trường. 
a) Dùng kim nam châm thử đưa vào không gian cần kiểm tra. Nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường
b) Kết luận : Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
III. VẬN DỤNG.
C4. Để biết trong dây AB có dòng điện hay không ta đặt kim nam châm lại gần dây AB , nếu kim lệch khỏi vị trí B-N thì dây AB có dòng điện 
C5. Đặt kim nam châm ở trạng thái tự do , khi đã đứng yên kim nam châm luôn chỉ hướng B-N chứng tỏ quanh nam châm có một từ truờng 
C6. Tại một điểm trên bàn làm việc người ta thử đi, thử lại vẫn thấy kim nam châm nằm dọc theo một hướng xác định không trùng vơi hướng B-N. chứng tỏ không gian xung quanh nam châm có từ trường
* Ghi nhớ :(sgk).
4. Dặn dò HS. 
- Về nhà học bài và làm bài tập 22.1 -> 22.4 (SBT).
- Đọc trước bài 23 SGK. 
 Ngày soạn: 05/11/2013
Tiết 24. Ngày dạy : 07, 08, 11/11/2013
Bài 23. TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ
I. Mục tiêu.
- Học sinh biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của nam châm. Nhận biết cực của một nam châm, vẽ đúng đường sức từ cho nam châm thẳng và nam châm chữ U.
- Học sinh biết vẽ các đường súc từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.
- Học sinh được rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo trong thao tác thí nghiệm,có thái độ nghiêm túc, tính tích cực trong các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị.
*GV: Một bộ thí nghiệm từ phổ -đường sức từ. Bảng phụ.
*HS: mỗi nhóm học sinh: 1 thanh nam châm thẳng, 1 bút dạ, 6 kim nam châm (la bàn loại nhỏ) có trục quay thẳng đứng. Bảng nhóm.
III. Các hoạt đôïng dạy và học.
1. Ổn định lớp.
- GV kiểm sĩ số HS. 
2. Kiểm tra. 
H?: Nêu cách nhận biết từ trường?
 Bài tập 22.3 ; 22.4.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
Hoạt động 1: Nhận biết vấn đề của bài học. 
-GV thông báo từ trường là một dạng vật chất; làm thế nào để hình dung ra từ trường và nghiên cứu nó?Ta vào bài học.
Hoạt động 2: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm sgk, nêu dụng cụ, hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm. 
- HS đọc thí nghiệm sgk, nêu dụng cụ.
- GV: giao dụng cụ thí nghiệm theo nhóm và yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm.
- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm trả lời C1.
- GV theo dõi HS làm thí nghiệm và nhắc nhở.
- GV gọi đại diện nhóm trả lời câu C1.
- Đại diện nhóm khác nhận xét ?
H? Trong từ trường của nam châm mạt sắt sắp xếp như thế nào? khi ở gần, khi ở xa sự sắp xếp đó thay đổi như thế nào?
- HS trả lời. 
H? Nơi mạt sắt dày, thưa cho biết gì về từ trường?
- HS trả lời.
- GV thông báo từ phổ và rút ra kết luận như SGK. 
- GV treo bảng phụ ghi sẵn kết luận nhưng khuyết một số từ, yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
- HS đọc kết luận ở bảng phụ và hoàn thành kết luận, ghi nhớ.
Hoạt động 3: Vẽ và xác định chiều đường sức từ .
- GV: Dựa vào hình ảnh của từ phổ, ta có thể vẽ đường sức từ để nghiên cứu từ trường.Vậy đường sức từ được vẽ như thế nào? 
- Yêu cầu HS dùng kết quả ở trên và làm việc theo nhóm như hướng dẫn trong sgk.
- GV: thu bài vẽ của các nhóm và hướng dẫn thảo luận chung cả lớp để đưa ra cách vẽ đúng.
- GV: Thông báo các đường liền nét các em vừa vẽ được gọi là đường sức từ.
- HS: vẽ đường biễu diễn đúng vào vở
- yêu cầu HS làm thí nghiệm như hướng dẫn phần b và trả lời câu C2.
- HS: làm thí nghiệm trả lời câu hỏi C2. Trên mỗi đường sức từ kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định.
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm quan sát từ phổ của nam châm chữ U rồiù nhận xét và vẽ đường sức từ, xác định chiều vào vở. 
- HS thực hiện vẽ và trả lời câu hỏi C3.
H? Nêu đặc điểm và chiều qui ước của đường sức từ ?
H? Chiều qui định của đường sức từ dọc theo kim nam châm như thế nào?
- HS đọc sgk và trả lời C3.
- GV gợi ý để HS nêu kết luận.
H? Trên đường sức từ thì các kim nam châm định hướng như thế nào?
- HS trả lời.
- GV treo bảng phụ có ghi kết luận để khuyết một số từ, yêu cầu HS điền.
- HS tự hoàn thành kết luận.
- GV nhắc lại kết luận như sgk.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm với nam châm chữ U hoàn thành câu C4. 
- HS làm việc nhóm hoàn thành C4. 
- Yêu cầu mỗi cá nhân HS hoàn thành câu C5 và C6.
- HS làm việc cá nhân trả lời C5 và C6.
- GV gọi HS trả lời từng câu hỏi, nhận xét và thống nhất câu trả lời.
- GV thông báo: xung quanh nam châm có từ trường nên đường sức từ có ởø mọi phía của nam châm chứ không phải nằm trên 1 mặt phẳng.
*Củng cố:
H? Bài học hôm nay em nắm được nội dung gì?
- HS nêu nội dung bài học .
- GV nhắc lại, củng cố.
- Gọi HS đọc “ghi nhớ”và ”có thể em chưa biết”sgk.
- HS đọc sgk.
I. Từ Phổ
1. Thí Nghiệm:
Như hình 23.1 (sgk)
C1. Nhận xét.
Các mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm những đường này càng thưa dần. 
2. Kết luận:
- Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm những đường này càng thưa dần. 
- Nơi nào mạt sắt dày thiø từ trường mạnh, nơi nào thưa thì từ trường yếu
- Hình ảnh của các đường mạt sắt là được gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta hình ảnh về từ trường.
II. Đường sức từ.
1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ.
a) Vẽ đường mạt sắt bằng bút chì.
 N S 
b) Dùng kim nam châm nhỏ đặt liên tiếp nhau theo đường vẽ ở trên.
C2.Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định.
c) Dùng mũi tên đánh dấu chiều đường sức từ.
C3. Giống như nam châm thẳng.. Đường sức từ có chiều đi vào từ cực Nam, đi ra từ cực Bắc của thanh nam châm. 
2. Kết luận: 
- Các kim nam châm luôn nằm trên đường sức từ.
- Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi vào cực Nam và đi ra ở cực Bắc của nam châm. ( vào Nam - ra Bắc )
III. Vận dụng.
C4. Ở khoảng giữa hai từ cực của nam châm hình chữ U, các đường sức từ gần như song song với nhau .
C5. Đầu B của thanh nam châm là cực nam.
C6. Các đường sức từ được biểu diễn trên hình 23.6 sgk có chiều đi từ cực Bắc của nam châm ở bên trái sang cực Nam của nam châm bên phải.
*Ghi nhớ. Sgk.
4. Dặn dò HS: 
- Về nhà học bài và làm bài tập 23.1->23.5 SBT.
 - Đọc trước bài 24 SGK. 
Tuần 12. Ngày soạn: 07/11/2013
Tiết 11, 12. Ngày dạy : 09/11/2013
ÔN TẬP VỀ CÔNG SUẤT ĐIỆN VÀ ĐIỆN NĂNG
I. Mục tiêu: 
- Học sinh nêu được công thức của công suất điện và điện năng sử dụng.
- Học sinh biết sử dụng công thức của công suất điện và điện năng sử dụng. Vận dụng để giải bài tập.
- Học sinh có ý thức hợp tác trong hoạt động nhóm, có lòng đam mê yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị : 
- GV bảng phụ, thước
- HS ôn lại kiến thức đã học.
III. Tổ chức hoạt động của học sinh
 1: Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra
 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 Hoạt động 1: Kiến thức cơ bản.
- GV gợi ý cho HS bằng các câu hỏi về các công suất điện và điện năng, giúp cho HS nhớ lại kiến thức cơ bản.
H? Số oát trên mỗi dụng cụ cho biết gì?
H? Hãy nêu công thức tính công suất điện?
H? Vì sao ta nói dòng điện mang năng lượng. Công của dòng điện là gì?
H? Công thức tính công của dòng điện được viwwts nhu thế nào? Đơn vị?
- HS trả lời.
Hoạt động 2: Bài tập trắc nghiệm.
Bài 1: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị điện năng?
a. Jun (J) b. Niu tơn (N)
c. Ki lô oát giờ (kW h) 
d. Số đếm của công tơ điện 
Hs đọc đầu bài
HS chọn đáp án đúng
HS nhận xét
Bài 2: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:
a. Thời gian sử dụng điện của gia đình
b. Công suất điện mà gia đình sử dụng 
c. Điện năng mà gia đình đã sử dụng
d. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng 
HS đọc đầu bài 
Hs chọn câu trả lời đúng
HS nhận xét.
Hoạt động 3: Bài tập tự luận. 
Bài 1:Trên 1 bóng đền xe máy có ghi 12V-6W và đèn này được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức trong 1 giờ .Hãy tính:
a.Điện trở của đèn khi đó
b.Điện năng mà đèn sử dụng trong thời gian trên.
HS đọc đầu bài 
HS lên bảng làm từng phần 
Hs nhận xét
- GV treo bảng phụ ghi bài tập 2.
- HS đọc đầu bài.
- HS nhận xét.
Bài 2: Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức là 220V trong 15 phút thì tieu thụ 1 lượng điện năng là 720kJ.Hãy tính:
a.Công suất điện của bàn là.
b.Cường độ dòng điện chạy qua bàn là và điện trở của nó khi đó.
- HS đọc đầu bài
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
Bài 3: Trong 30 ngày chỉ số của công tơ điện của 1 gia đình tăng thêm 90 số.Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình trong mỗi ngày là 4 giờ.Tính công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này.
- HS đọc đầu bài.
- HS trả lời. 
- HS nhận xét.

File đính kèm:

  • docNam cham vinh cuu.doc