Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng

Tuần: 10 Tiết 10 ND:

A. YÊU CẦU

*kiến thức:

- Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức kĩ năng và vận dụng.

*kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tư duy lô gíc, thái độ nghiệm túc trong học tập và kiểm tra.

- Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học.

 

doc39 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cáo của HS.
II. Bài mới
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành: chia nhóm 
- GV chia nhóm thực hành.
- Phân phối dụng cụ cho các nhóm HS.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung thực hành 
- GV nêu nội dung của bài thực hành và nói rõ nội dung thứ hai (xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng) chưa được học.
Hoạt động 3: Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng 
- Yêu cầu HS đọc C1 (SGK), bố trí thí nghiệm, quan sát và vẽ lại vị trí của gương và bút chì trong hai trường hợp.
- Yêu cầu HS hoàn thiện mục 1 trong mẫu báo cáo thực hành.
Hoạt động 3: Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng 
- Yêu cầu HS đọc câu C2 (SGK).
- GV hướng dẫn cho cả lớp về cách đánh dấu vùng nhìn thấy của gương (nhấn mạnh: vùng quan sát được):
+ Vị trí người ngồi và vị trí gương cố định (đặt gương thẳng đứng trên bàn).
+ Mắt nhìn sang phải và sang trái. HS khác đánh dấu hai điểm xa nhất có thể nhìn thấy trong gương.
- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo câu C3.
- Có thể yêu cầu HS giải thích bằng hình vẽ (với HS khá giỏi).
- GV hướng dẫn trả lời câu C4:
+ Xác định ảnh của M & N bằng tính chất đối xứng.
+ Tia phản xạ tới mắt thì nhìn thấy ảnh.
GV yêu cầu HS hoàn thiện vào mục 2 trong mẫu báo cáo.
- GV theo dõi; uốn nắn và giúp đỡ các nhóm HS.
I. Chuẩn bị
- Nhóm trưởng phân công công việc trong nhóm.
- Các nhóm nhận dụng cụ.
II. Nội dung thực hành
- HS theo dõi và nắm rõ nội dung, yêu cầu của bài thực hành.
1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- HS làm việc cá nhân độ câu C1(SGK)
Chuẩn bị dụng cụ, bố trí thí nghiệm và vẽ lại ảnh của gương bằng bút chì (nhóm).
- Hoàn thiện vào mục 1 báo cáo thực 
hành.
2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng
- HS đọc SGK (C2).
- HS nắm được cách đánh dấu vùng nhìn thấy (vùng quan sát được) của gương theo hướng dẫn của GV và căn cứ vào tài liệu hướng dẫn.
- HS tiến hành thí nghiệm đánh dấu được vùng nhìn thấy của gương phẳng.
- HS làm làm thí nghiệm:
+ Để gương ra xa và đánh dấu vùng quan sát được (cách xác định trên).
+ So sánh với vùng quan sát trước.
- C3: Vùng nhìn tấy trong gương hẹp đi
C4:
Ta nhìn thấy ảnh M’ của M khi có tia phản xạ trên gương vào mắt ở O có dường kéo dài đi qua M’.
+ Vẽ M’: M’O cắt G tại I. Tia tới MI cho ta tia phản xạ IO tới mắt nên nhìn thấy ảnh M’.
+ Vẽ N’ ảnh của N; N’O không cắt G vậy không có tia phản xạ lọt vào mắt nên không nhìn thấy ảnh của N.
- HS tự hoàn thiện vào mục 2 trong mẫu báo cáo.
III. Củng cố 
- GV thu bài báo cáo; nhận xét về ý thức và chất lượng giờ thực hành.
- Yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ thí nghiệm và vệ sinh lớp học.
 IV. Hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu HS luyện tập và rèn lại kỹ năng vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
- Đọc trước bài 7: Gương cầu lồi.
V.Rỳt kinh nghiệm:
bàI 7 : Gương cầu lồi
Tuần:7 tiết: 7 ND: 3/10/2014 7a1...../45 7a2...../42
 A. Mục tiêu
*kiến thức:
- Nêu được những đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước. Giải thích được các ứng dụng chớnh của gương cầu lồi.
* kỹ năng: Làm thí nghiệm để xác định được tính chất ảnh của một vật qua gương cầu lồi.
* Thỏi độ: yờu thớch, cẩn thận sử dụng đồ dựng.
 B. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm: 1 gương cầu lồi, 1 gương phẳng có cùng kích thước.
 C. Tổ chức hoạt đọng dạy học
I. Kiểm tra
HS1: Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng? Vẽ ảnh của một điển sáng S đặt trước gương theo hai cách (áp dụng định luật phản xạ và tính chất ảnh).
HS 2: Chữa bài tập 5.4 (SBT).
II. Bài mới
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 
- GV đưa cho HS một số vật nhẵn bóng không phẳng, yêu cầu HS quan sát và nhận xét xem hình ảnh quan sát được có giống mình không?
- GV: Hình ảnh mà các em qua sát được là ảnh tạo bởi gương cầu, chúng có đặc điểm gì chúng ta cùng nghiên cứu. Trước hết là gương cầu lồi.
Hoạt động 2: Quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi 
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như H7.1, phát dụng cụ cho các nhóm và yêu cầu HS quan sát, đưa ra dự đoán của nhóm mình. 
- Yêu cầu HS nêu phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
(Có thể dùng kính lồi trong suốt, nhưng không có dụng cụ này).
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất kết luận.
Hoạt đông 3: Xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
- Yêu cầu HS nêu phương án xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
- GV gợi ý phương án 2: Để gương phẳng ở trước mặt, cao hơn đầu, quan sát các bạn trong gương (đếm số bạn). Tại vị trí đó đặt gương cầu lồi, đếm số bạn quan sát được rồi so sánh.
- Tổ chức thảo luận chung cả lớp và yêu cầu HS rút ra kết luận.
Hoạt động 4: Vận dụng 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Quan sát H7.4 ,trả lời câu C3, C4 vào vở và giải thích.
- Yêu cầu một số HS trả lời trước lớp, HS khác nhận xét để thống nhất câu trả lời.
- HS quan sát ảnh qua một số vật nhẵn bóng, không phẳng và nhận xét.
- Ghi đầu bài.
1. ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi
- HS nhận dụng cụ, bố trí thí nghiệm, quan sát và trả lời câu C1
C1:- ảnh ảo vì không hứng được trên màn chắn.
 - ảnh nhỏ hơn vật.
- HS nêu phương án và tiến hành thí nghiệm: So sánh ảnh tạo bởi 2 gương theo phương án như SGK.
(Đặt 2 gương vuông góc với nhau, đặt quả pin trên đường phân giác của góc vuông đó).
- Ghi kết quả quan sát được.
- Thảo luận chung để thống nhất kết luận.
Kết luận: ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật.
2. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
- HS nêu phương án xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi (như ở gương phẳng ).
- HS lựa chọn một trong 2 phương án làm thí nghiệm kiểm tra, từ đó rút ra nhận xét và trả lời câu C2.
C2: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
- Thảo luận để rút ra kết luận.
3. Vận dụng
- HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi C3 & C4.
- Thảo luận để thống nhất câu trả lời.
C3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vì vậy giúp người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở phía sau. 
C4: Giúp người lái xe nhìn thấy người , xe,... bị các vật cản bên đường che khuất, tránh được tai nạn.
III. Củng cố
- Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi ? So sánh với ảnh của vật tạo bởi gương phẳng? So sánh vùng nhìn thấy của hai gương?
- GV thông báo: Gương cầu lồi có thể coi như gồm nhiều gương phẳng nhỏ ghép lại. Vì thế có thể xác định tia phản xạ bằng định luật phản xạ ánh sáng cho gương phẳng nhỏ tại mỗi vị trí đó.
IV. Hướng dẫn về nhà
 - Học bài, trả lời lại các câu C1- C4 và làm bài tập 7.1- 7.4 (SBT).
 - Đọc trước bài 8: Gương cầu lõm.
V. Rỳt kinh nghiệm:
 bàI 8 : Gương cầu lõm
Tuần: 8 tiết: 8 ND:10/10/2014 7a1…./45 7a2…../42
A. Mục tiêu
* Kiến thức:
- Nhận biết được ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. Nêu được những tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
* kĩ năng
- Biết cách bố trí thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và quan sát được tia sáng phản xạ qua gương cầu lõm.
-*Thái độ:
Nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm và yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm: 1 gương cầu lõm, 1 gương phẳng, 1 màn chắn có 2 khe sáng, 1 đèn.
- Cả lớp: Tranh vẽ to H8.5 (SGK)
C. Tổ chức hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
HS1: Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lồi. So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng ?
II. Bài mới
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập
- Yêu cầu HS quan sát gương cầu lõm, nhận xét sự giống và khác nhau giữa gương cầu lồi và gương cầu lõm.
- GV: ảnh tạo bởi gương cầu lõm có giống với ảnh tạo bởi gương cầu lồi không? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm 
- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm H8.1 và nhận xét ảnh quan sát được.
- Yêu cầu HS đưa ra phương án thí nghiệm để so sánh ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của vật đó tạo bởi gương phẳng có cùng kích thước.
- Khi một vật đặt gần sát gương cầu lõm thì ảnh của nó có tính chất gì ?
Hoạt động 3: Nghiên cứu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm 
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm với hai trường hợp : Chùm tia tới song song và chùm tia tới phân kì.
Hướng dẫn HS cách tạo ra chùm sáng song song và chùm sáng phân kì (điều chỉnh đèn).
 - Hướng dẫn HS quan sát H8.3, giới thiệu thiết bị hứng ánh sáng mặt trời để làm nóng vật. Yêu cầu HS giải thích.
Hoạt động 4: Vận dụng 
- Yêu cầu HS tìm hiểu cấu tạo của đèn pin (GV treo H8.5 phóng to).
- Hướng dẫn HS bật đèn sáng, xoay nhẹ pha đèn để thay đổi vị trí của bóng đèn. 
Yêu cầu HS vận dụng kết luận để để trả lời câu C6, C7.
- HS quan sát gương cầu lõm và đưa ra nhận xét: Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mắt trong của một phần mặt cầu.
- Ghi đầu bài.
1. ảnh tạo bởi gương cầu lõm
- HS tiến hành thí nghiệm, quan sát ảnh của một vật đặt gần sát mặt phản xạ của gương cầu lõm, nêu được tính chất của ảnh (C1)
- HS tự bố trí thí nghiệm để so sánh độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm với độ lớn của vật (C2).
- HS tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong phần kết luận.
Kết luận: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.
2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm
- HS tiến hành thí nghiệm, quan sát và trả lời các câu C3 & C5.
- Thảo luận để rút ra kết luận
+ Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương.
+ Một nguồn sáng nhỏ đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.
- HS quan sát H8.3 và trả lời câu C4.
C4: Mặt trời ở rất xa nên chùm sáng từ mặt trời đến gương coi là chùm tia tới song song, cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương. ánh sáng mặt trời có nhiệt năng nên để vật ở chỗ ánh sáng hội tụ sẽ làm vật nóng lên.
3. Vận dụng
- HS nêu được cấu tạo của đèn:
+ Pha đèn giống gương cầu lõm.
+ Bóng đèn đặt trước gương có thể di chuyển vị trí.
- C6: Nhờ có gương cầu nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp sẽ thu được chùm sáng phản xạ song song, ánh sáng sẽ tuyền đi xa được, không bị phân tán.
- C7: Bóng đèn pin ra xa tạo chùm tia tới gương là chùm song song, cho chùm phản xạ hội tụ.
III. Củng cố
 - Đặt vật ở vị trí nào trước gương cầu lõm thì có ảnh ảo? ảnh đó có tính chất gì?
 - Đặt vật ở vị trí nào thì có ảnh thật và ảnh thật có tính chất gì? (GV thông báo 
 nội dung phần: Có thể em chưa biết )
 - ánh sánh chiếu tới gương cầu lõm phản xạ lại có tính chất gì?
 - Có nên dùng gương cầu lõm ở phía trước người lái xe để quan sát vật phía sau 
 không ? (Có một vị trí không quan sát được ảnh)
 IV. Hướng dẫn về nhà
 - Học bài, trả lời lại các câu C1- C7 và làm các bài tập 8.1- 8.3 (SBT).
 - Chuẩn bị trước bài : Tổng kết chương 1: Quang học
 + Trả lời 9 câu hỏi trong phần tự kiểm tra vào vở.
 + Nghiên cứu trước phần vận dụng.
V.Rỳt kinh nghiệm:
bàI 9 : Tổng kết chương 1 : Quang học
 Tuần:9 tiết:9 ND: 17/10/2014 7a1…../45 7a2…../42 
A. Mục tiêu
*Kiến thức:
- Ôn tập những kiến thức cơ bản về sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng,gương cầu lồi và gương cầu lõm
*kĩ năng:
- cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, xác định vùng nhìn thấycủa gương phẳng, so sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
- Luyện thêm cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng.
* Thỏi độ: Nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm và yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị
- HS : Chuẩn bị trước các câu trả lời cho phần “Tự kiểm tra”.
- GV: Vẽ sẵn ô chữ H9.3 (SGK).
C. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Kiểm tra
 - Kết hợp kiểm tra trong bài mới.
2. Bài mới
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn lại những kiến thức cơ 
bản 
- Yêu cầu HS trả lời lần lượt từng câu hỏi mà HS đã chuẩn bị ở phần “Tự kiểm tra”.
- GV hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất câu trả lời, yêu cầu sửa chữa nếu cần.
- Đối với một số vấn đề có thể nêu thêm một số câu hỏi yêu cầu mô tả lại cách bố trí thí nghiệm hay cách lập luận.
+ Bố trí thí nghiệm như thế nào để xác định được đường truyền của ánh sáng?
+ Mô tả lại thí nghiệm để kiểm tra dự đoán về độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
+ Bố trí thí nghiệm như thế nào để quan sát được ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm?
+ Bố trí thí nghiệm như thế nào để so sánh được vùng nhìn thấy của gương phẳng với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi? ....v...v.
Hoạt động 2: Luyện tập kĩ năng vẽ tia phản xạ, vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng 
- Yêu cầu HS tả lời lần lượt các câu C1, C2, C3.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm câu C1, C3 (GV vẽ sẵn H9.1 & H9.2 trên bảng). Yêu cầu HS vẽ thêm.
+ Với C3: Muốn nhìn thấy bạn thì nguyên tắc phải như thế nào? (ánh sáng đi từ bạn tới mắt mình). Yêu cầu HS kẻ tia sáng
- GV sửa cho HS cách đánh mũi tên chỉ chiều truyền ánh sáng.
Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi ô chữ 
- GV lần lượt đọc nội dung của từng hàng từ trên xuống.
- GV ghi bảng những từ đúng. 
Mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm.
Từ hàng dọc : 5 điểm.
Tính điểm cộng cho cả nhóm..
I. Ôn tập những kiến thức cơ bản
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi phần “Tự kiểm tra”. HS khác bổ xung.
- Thảo luận để thống nhất câu trả lời và trả lời các câu hỏi GV yêu cầu
1. C 2. B
3. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
4. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến.
Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
5. ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, độ lớn của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến gương bằng độ lớn và khoảng cách từ vật đến gương.
6. ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi la ảnh ảo và nhỏ hơn vật.
7. Vật đặt gần sát gương cầu lõm cho ảnh ảo, lớn hơn vật.
9. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
II.Vận dụng
- HS lần lượt trả lời các câu C1, C2,C3 dưới sự điều khiển của GV.
- 2HS lên bảng làm câu C1, C3.
C1:
C3:
An
Thanh
Hải
Hà
An
 + 
 +
Thanh
 +
 + 
Hải
 +
 +
 + 
Hà
 +
III. Trò chơi ô chữ
- HS nắm được luật chơi: Trong 15s HS phải đưa ra từ tương ứng ở mỗi hàng
Mỗi nhóm cử một bạn tham gia trò chơi 
(Có thể chơi tiếp sức).
Đội được nhiều điểm nhất là đội thắng
 1. Vật sáng 
 2. Nguồn sáng
 3. ảnh ảo 
 4. Ngôi sao
 5. Đường pháp tuyến
 6. Bóng tối 
 7. Gương phẳng
 Từ hàng dọc: ánh sáng
3. Củng cố
 - GV nhận xét, đánh giá ý thức chuẩn bị bài và thái độ học tập của HS.
 - Khái quát lại những kiến thức cơ bản của chương 1: Quang học.
4. Hướng dẫn về nhà
 - Ôn tập toàn bộ nội dung chương 1 chuẩn bị cho giờ kiểm tra 1 tiết.
D. Rỳt kinh nghiệm:
Kiểm tra 1 tiết
Tuần: 10 Tiết 10 ND:
A. Yêu cầu 
*kiến thức:
- Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức kĩ năng và vận dụng.
*kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy lô gíc, thái độ nghiệm túc trong học tập và kiểm tra. 
- Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học.
B. Mục tiêu
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và vận dụng về điều kiện nhìn thấy một vật, định luật truyền thẳng của ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gươntg phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm và kĩ năng vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, so sánh vùng nhìn thấy của các gương.
 C. Ma trận thiết kế đề kiểm tra
 Mục tiêu
 Các cấp độ tư duy
Tổng
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
TNKQ
 TL
TNKQ
 TL
TNKQ 
 TL
Điều kiện nhìn thấy một vật.
1 
 0,5 
1
 0,5
Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
1
 0,5
1
 0,5
Định luật phản xạ ánh sáng.
1
 0,5
1
 0,5
1
 1,5
3
 2,5
Gương phẳng. 
1
 0,5
1
 1,5
1
 0,5
1 
 2
4 
 4,5
Gương cầu lồi.
1
 0,5
1
 0,5
Gương cầu lõm.
1
 1
1
 0,5
2
 1,5
 Tổng
4
 2
1
 1,5
3
 1,5
1
 1
1
 0,5
2
 3,5
12
 10
D. Thành lập câu hỏi theo ma trận
I.TRẮC NGHIỆM(3 Đ)
 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
Cõu 1. Định luật truyền thẳng của ánh sáng:
 A. Trong môi trường trong suốt, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
 B. Trong môi trường đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
 C. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo mọi đường.
 D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Cõu 2. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với:
 A. Tia tới và đường pháp tuyến của gương .
 B. Tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. 
 C. Tia tới và đường vuông góc với tia tới.
 D. Tia tới và đường vuông góc với pháp tuyến. 
Cõu 3. Khi góc tới bằng 35o thì góc phản xạ bằng:
 A. 35o B. 60o C. 90o D. 30o 
Cõu 4.Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
A. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật C. Là ảnh ảo, lớn hơn vật
B. Là ảnh ảo, to bằng vật D. Là ảnh thật, to bằng vật
Cõu 5. Ta nhỡn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng vỡ :
A. Mắt ta chiếu ra những tia sỏng đến gương rồi quay lại chiếu sỏng vật 
B. Cú ỏnh sỏng tuyền từ vật đến gương ,phản xạ trờn gương rồi truyền đến mắt ta .
C. Cú ỏnh sỏng từ vật đi vũng ra sau gương đến mắt ta .
D. Cú ỏnh sỏng truyền thẳng tư vật đến mắt ta . 
Cõu 6. Gương chiếu hậu của ôtô dùng gương cầu lồi vì:
 A. Cho ảnh rõ nét hơn 
 B. Cho ảnh thật hơn
 C. Quan sát được ở phía sau một vùng rộng hơn
 D. Quan sát được ở phía sau một vùng rõ hơn
II.TỰ LUẬN(7 Đ) 
9. Trên hình vẽ, tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. S
Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 40o. Hãy vẽ tia 
phản xạ và tính góc phản xạ 
10. Nêu tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng? I 
 B
11. a) Vẽ ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng A
 b) Khi nào ảnh và vật song song với nhau?
12. Giải thích vì sao có thể dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời đốt nóng được vật đặt ở trước gương?
E. Đáp án và biểu điểm
I. (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
 1. B 2. D 3. B 4. A 5. B 6. B 7. C 8. C
II. (7 điểm)
9. (1,5 điểm): -Vẽ được tia phản xạ (0,75 điểm)
 -Tính được góc phản xạ (0,75 điểm)
10. (1,5 điểm): Có 3 tính chất: Nêu được mỗi tính chất được 0,5 điểm
11. (2 điểm): a) Vẽ đúng ảnh (1,5 điểm)
 b) Khi vật đặt song song với gương thì ảnh và vật song song với nhau (0,5 điểm)
12. (2 điểm): Vì mặt trời ở rất xa nên coi ánh sáng mặt trời chiếu đến gương là chùm sáng song, sẽ cho chùm phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương. Mà ánh sáng mặt trời có nhiệt năng nên đặt vật tại điểm ánh sáng hội tụ sẽ làm vật nóng 
G. ĐáNH GIá GIờ KIểM TRA
GVnhận xét giờ kiểm tra
Chương 2: âm học
bàI 10 : Nguồn âm
TUẦN: 11 Tiết 11 ND: 
A. Mục tiêu
* kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- Nờu được nguồn âm là một vật dao động.
* kĩ năng:
- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn õm như trống, kốn, ống sỏo, õm thoa.
- Thái độ yêu thích môn học, nghiêm túc khi làm thí nghiệm.
B. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm: 1 sợi dây cao su, 1 dùi trống và trống, 1 âm thoa, 1 búa cao su,1 tờ giấy, 1 giá thí nghiệm, 1 quả cầu nhựa
- Cả lớp: 1 cốc không, 1 cốc có nước, bộ đàn ống nghiệm (7 ống nếu cú)
C. Tổ chức hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
II. Bài mới
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
HĐ 1: Tổ chức hoạt động dạy học
- GV giới thiệu nội dung chính của chương bằng các câu hỏi ở đầu chương.
- ĐVĐ: Chúng ta sống trong thế giới âm thanh (gọi tắt là âm). Vậy âm thanh được tạo ra như thế nào?
HĐ 2:Nhận biết nguồn âm 
- GV yêu cầu HS giữ yên lặng 1 phút và lắng nghe âm phát ra.
- GV chốt lại: Thế nào là nguồn âm? 
- Yêu cầu HS cho các ví dụ về nguồn âm
HĐ 3: Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm 
- GV điều khiển HS làm thí nghiệm 10.1 10.2 (SGK) theo nhóm để giới thiệu về dao động và làm thí nghiệm 10.3 với âm thoa trước toàn lớp.
- Yêu cầu HS đưa ra được phương án nhận biết vật có rung động không.
- GV điều khiển HS toàn lớp thảo luận các câu C3, C4, C5. Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và trả lời các câu hỏi. Thế nào là dao động?
- GV có thể thực hiện trước toàn lớp một số phương án thí nghiệm kiểm chứng vật phát ra âm thì dao động.
- Cho HS thảo luận để rút ra kết luận về đặc điểm của nguồn âm (điền từ thích hợp vào chỗ trống).
HĐ 4: Tổ chức làm các bài tập vận dụng 
- Yêu cầu HS trả lời câ

File đính kèm:

  • docGiao an vat li 7.doc
Giáo án liên quan