Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tuần :8 - Tiết : 8 - Kiểm tra 45 phút

Giáo viên: Khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3 có nghĩa là gì?

- Học sinh: Có nghĩa là 1m3 đá nguyên chất sẽ có khối lượng là 2600kg.

- Giáo viên: Vậy 0,5m3 đá sẽ có khối lượng là bao nhiêu?

- Học sinh: Vậy khối lượng của đá sẽ là:

 m= 0,5 . 2600 = 1300 (kg)

- Giáo viên yêu cầu hs làm thêm bài tập phụ: Hãy tính khối lượng của một khối nhôm. Biết khối nhôm đó có thể tích là 2m3.

 

doc10 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tuần :8 - Tiết : 8 - Kiểm tra 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :8 Tiết : 8 KIỂM TRA 45 PHÚT
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh từ bài 1 đến bài 8.
 - Rút kinh nghiệm, cải tiến cách dạy và học .
 2. Kỹ năng : 
 - Rèn luyện kỹ năng nhận xét so sánh, vận dụng của học sinh.
 3, Thái độ : 
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, có ý thức trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
 - Mỗi học sinh một đề kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1, Ổn định lớp:
 2, Phát đề kiểm tra:
 3, Nhận xét, đánh giá:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
kém
TB trở lên
61
27
62
26
63
28
* Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 9 Tiết: 9 Bài 9: LỰC ĐÀN HỒI
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến Thức:
	- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
	- Độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và ngược lại.
	2. Kỹ năng:
	- So sánh được độ mạnh yếu của lực đàn hồi. Biết sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào sự biến dạng của lò xo.
	3. Thái độ:
	- Qua kết quả thí nghiệm, rút ra được nhận xét về 
II. CHUẨN BỊ:
 - Một cái giá treo, một chiếc lò xo, một cái thước chia độ đến mm, một hộp 4 quả nặng giống nhau, mỗi quả 50g.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp:
	2. Lên lớp:
	- Ở tiết trước, khi ta đẩy xe ép lò xo lá tròn lại rồi buông ta ra ta thấy chiếc xe đã chuyển động. Điều đó chứng tỏ cái xe đã bị một lực tác dụng. Đó là lực nào? Do đâu mà có lực đó? Lực đó được gọi là gì? Có độ lớn như thế nào?
* Hoạt động 1: Tìm hiểu biến dạng đàn hồi và độ biến dạng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Giáo viên: Cho học sinh chuẩn bị bảng kết quả 9.1. Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm.
 + Gọi học sinh lên đo độ dài tự nhiên của lò xo khi chưa treo quả nặng (l0). Chú ý học sinh: vì thí nghiệm này khó đặt vạch số 0 của thước ngang bằng với đầu của lò xo nên khi đo độ dài của lò xo ta phải tính toán rồi trừ ra.
 + Gọi học sinh lên đo độ dài của lò xo khi treo quả nặng thứ nhất (l1).
 + Đo chiều dài khi treo quả nặng 2 (l2).
 + Đo chiều dài khi treo quả nặng 3 (l3).
 + Ghi kết quả đo vào các ô tương ứng trong bảng 9.1.
 + Đo độ dài lò xo khi loại bỏ các quả nặng.
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh tính trọng lượng của các quả nặng theo lập luận: m =100g ->1,0N
 => 1 quả nặng: m = 50g -> 0.5N
 => 2 quả nặng: m = 50g -> 1,0 N
 => 3 quả nặng: m = 50g -> 1,5 N
 + Yêu cầu học sinh tính chiều dài (l – l0) ở 3 trường hợp.
 + Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1:
- Học sinh: C1: Rút ra kết luận: (1) Dãn ra.
 (2) Tăng lên.
 (3) Bằng.
- Giáo viên chú ý học sinh một vật đàn hồi có tính chất đàn hồi khi kéo hoặc nén nó một cách vừa phải
- Giáo viên thông báo: Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo (l – l0). + Yêu cầu học sinh chỉ ra độ biến dạng của lò xo trong 3 trường hợp treo quả nặng ở thí nghiệm trên.
I. Biến dạng đàn hồi – Độ biến dạng:
1. Biến dạng của một lò xo:
 * Thí nghiệm:
* Kết luận: Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra thì chiều dài của nó trở lại chiều dài tự nhiên. 
2. Độ biến dạng của lò xo:
* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm về lực đàn hồi và nêu đặc điểm của lực đàn hồi.
- Giáo viên: Cho học sinh đọc thông tin trong sgk. Thế nào là lực đàn hồi?
- Học sinh: Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh trả lời câu C3?
- Học sinh: Lực đàn hồi mà lò xo tác dụng lên quả nặng đã cân bằng với trọng lượng của quả nặng. Cường độ lực đàn hồi của lò xo sẽ bằng cường độ lực hút của trái đất.
- Giáo viên: Làm thí nghiệm như hình 6.1 cho học sinh thấy tác dụng của lực đàn hồi lên vật. Chú ý học sinh quan sát chuyển động của xe trong từng trường hợp lò xo bị biến dạng ít và biến dạng nhiều.
 + Cho học sinh đọc và hoàn thành câu C4:
- Học sinh: C4: Câu C: Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
- Giáo viên thông báo: Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc với hai đầu của nó.
Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn.
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó:
 1. Lực đàn hồi:
 - Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng
 2. Đặc điểm của lực đàn hồi:
* Kết luận: Độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và ngược lại.
*Hoạt động 4 : Vận dụng.
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh trả lời câu C5, C6.
- Học sinh: C5:
a) Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi tăng gấp đôi.
b) Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì lực đàn hồi tăng gấp ba.
- C6: Sợi dây cao su và chiếc lò xo cùng có tính chất đàn hồi.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét, chốt lại
III. Vận dụng.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học.
	- Chú ý học sinh: Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng
 + Độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và ngược lại.
	- Dặn học sinh về nhà học bài, làm các câu C1, C4, C5 và các bài tập trong SBT vào vở và xem trước bài 10.
* Rút kinh nghiệm:	
Tuần:10 Tiết:10 Bài 10: LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Biết được GHĐ và ĐCNN của một lực kế.
	- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m. Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
	2.Kỹ năng: 
	- Biết sử dụng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó. Sử dụng được lực kế để đo lực.
	3. Thái độ:
	- Chú ý khi thực hành. Có ý thức trong thảo luận nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
 - Lực kế lò xo, một sợi dây mảnh nhẹ để buộc vật.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là lực đàn hồi? Nêu đặc điểm của lực đàn hồi?
	2. Lên lớp:
	- Làm sao để biết lực mà dây cung đã tác dụng vào mũi tên là bao nhiêu?
	- Học sinh đưa ra câu trả lời. 
	- Để biết lực tác dụng vào một vật là bao nhiêu chúng ta dùng lực kế. Vậy lực kế có cấu tạo như thế nào? Sử dụng lực kế như thế nào?
* Hoạt động 1: Tìm hiểu lực kế.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Giáo viên: Cho học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa và giới thiệu lực kế.
 + Có nhiều loại lực kế, loại lực kế thường dùng là lực kế lò xo.
 + Có lực kế dùng để đo lực kéo, có lực kế dùng đo lực đẩy và lực kế đo cả lực kéo và lực đẩy.
- Giáo viên: Cho học sinh quan sát và chỉ vào lực kế cụ thể.
 + Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C1.
- Học sinh: C1: (1) Lò xo.
 (2) Kim chỉ thị.
 (3) Bảng chia độ.
- Giáo viên: yêu cầu học sinh xác định GHĐ và ĐCNN của lực kế ở nhóm mình.
I. Tìm hiểu lực kế:
 1. Lực kế là gì?
 - Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
 2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản:
* Hoạt động 2:Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế.
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C3 trong sgk.
- Học sinh: C3: (1) Vạch 0.
 (2) Lực cần đo.
 (3) Phương
- Giáo viên cho học sinh nhận xét và chốt lại. 
 + Hướng dẫn học sinh thực hành đo trọng lượng như yêu cầu trong sgk.
 + Yêu cầu học sinh tiến hành đo theo nhóm và nêu kết quả đo. Sau đó trả lời câu C5.
- Học sinh: Tiến hành thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên: Yêu cầu các nhóm cho biết kết quả đo cuốn sách Vật lý 6.
 + Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C5 trong sgk
- Học sinh: C5: Khi đo phải cầm lực kế để lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lực có phương thẳng đứng.
- Giáo viên: Cho học sinh nhận xét, chốt lại.
 + Lưu ý học sinh lực mà lực kế đo được đó chính là lực của lực hút trái đất tác dụng lên cuốn sách.
II. Đo một lực bằng lực kế:
 1. Cách đo lực:
- Điều chỉnh kim chỉ thị nằm đúng vạch 0
- Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế.
- Hướng lực kế sao cho lò xo của nó nằm dọc theo phương của lực cần đo.
2. Thực hành đo lực:
* Hoạt động 3: Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh căn cứ vào kiến thức đã học bài trước hoàn thành câu C6. 
- Học sinh: C6: a, (1): 100g -> 1N
 b, (2): 200g -> 2N
 c, (3): 1kg -> 10N
- Giáo viên: Hãy cho biết khi vật có khối lượng 1kg thì trọng lượng gấp bao nhiêu lần khối lượng?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên thông báo hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng.
 + Yêu cầu học sinh vận dụng trả lời các câu C7, C9.
- Học sinh: C7: Vì trọng lượng của một vật luôn tỉ lệ với khối lượng của nó nên bảng chia độ chỉ ghi khối lượng của vật. Thực chất “Cân bỏ túi” chính là lực kế lò xo.
 + C9: Có trọng lượng 3.2000 Niu tơn.
- Giáo viên: Cho học sinh nhận xét, chốt lại
III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng:
Hệ thức: P = 10.m. Trong đó:
 P là trọng lượng, đơn vị đo là Niu tơn.
 m là khối lượng, đơn vị là kg.
IV. Vận dụng:
C7:
C9:
IV, CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung cần ghi nhớ.
Dặn học sinh về nhà làm các bài tập 10.8, 109, 10.12, 10.13, 10.14 vào trong vở.
 - Xem trước bài: “Khối lượng riêng, trọng lượng riêng” chuẩn bị cho tiết học sau.
* Rút kinh nghiệm:	
Tuần 11 Tiết 11 KHỐI LƯỢNG RIÊNG – BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
	- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng của một chất, viết được công thức m = D.V
	2. Kỹ năng:
	- Vận dụng công thức m = D.V , , 
	- Biết sử dụng bảng số liệu để tra cứu tìm khối lượng riêng của các chất.
	- Biết cách xác định khối lượng riêng của một chất 
	3. Thái độ:
	- Chú ý trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
 	- Sách giáo khoa, bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1.Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
	- Lực kế dùng để đo gì? Phát biểu hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng?
	- Khối lượng là gì? Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng?
	2. Lên lớp:
	- Thời xưa, người ta làm thế nào để cân được một chiếc cột bằng sắt có khối lượng gần 10 tấn?
* Hoạt động 1: Xây dựng khái niệm khối lượng riêng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Giáo viên: Cho học sinh đọc câu hỏi C1 để nắm được vấn đề cần giải quyết.
- Học sinh: Đọc thông tin trong sgk.
- Giáo viên : Hướng dẫn hs chọn đáp án đúng.
 ? Khối lượng của 1dm3 sắt nguyên chất là bao nhiêu?
- Học sinh: C1: 1dm3 sắt có khối lượng 7,8kg. 
- Giáo viên : Vậy 1m3 sắt nguyên chất sẽ có khối lượng là bao nhiêu?
- Học sinh: 1m3 = 1000dm3. Khối lượng của 1m3 sắt là: 
m = 7,8kg x 1000 = 7800kg.
- Giáo viên: cho học sinh nhận xét
 ?Vậy khối lượng của chiếc cột sắt có thể tích 0,9m3 là bao nhiêu?
- Học sinh: Khối lượng của cột sắt có thể tích 0,9m3 là: 
m = 7800 x 0,9 = 7020 (kg).
- Giáo viên: Giới thiệu về khái niệm khối lượng riêng và đơn vị khối lượng riêng.
- Giáo viên: Cho học sinh đọc và tìm hiểu bảng khối lượng riêng của một số chất.
 + Yêu cầu hs dựa vào bảng KLR trả lời các câu hỏi:
 ? Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?
- Học sinh: Khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3.
- Giáo viên: Khối lượng riêng của nước là bao nhiêu?
 ? Khối lượng riêng của sắt là bao nhiêu?
- Học sinh trả lời
I. Khối lượng riêng. Tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng:
 1. Khối lượng riêng:
* Khái niệm: 
- Khối lượng của một mét khối của một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
- Đơn vị khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối (kg/m3).
2. Bảng khối lượng riêng của một số chất: (Nội dung trang 37 – SGK)
* Hoạt động 2: Xây dựng công thức tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng.
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh dựa vào bài câu C1 và bảng khối lượng riêng một số chất để hoàn thành câu C2.
- Hướng dẫn học sinh làm câu C2: Biết thể tích đá là bao nhiêu? Khối lượng riêng của đá là bao nhiêu?
- Học sinh: Biết thể tích đá là 0,5 m3, khối lượng riêng của đá là 2600 kg/m3
- Giáo viên: Khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3 có nghĩa là gì?
- Học sinh: Có nghĩa là 1m3 đá nguyên chất sẽ có khối lượng là 2600kg.
- Giáo viên: Vậy 0,5m3 đá sẽ có khối lượng là bao nhiêu?
- Học sinh: Vậy khối lượng của đá sẽ là:
 m= 0,5 . 2600 = 1300 (kg)
- Giáo viên yêu cầu hs làm thêm bài tập phụ: Hãy tính khối lượng của một khối nhôm. Biết khối nhôm đó có thể tích là 2m3.
 + Biết thể tích nhôm là bao nhiêu? Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?
- Học sinh: Thể tích nhôm là 2m3. Khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3.
- Giáo viên: Vậy 2m3 nhôm sẽ có khối lượng là bao nhiêu?
- Học sinh: Vậy khối lượng của đá sẽ là:
 m= 2. 2700 = 5400 (kg)
- Giáo viên: Yêu cầu hoc sinh căn cứ theo bài toán hoàn thành câu C3.
 + Nếu ký hiệu KLR là D, thể tích của vật là V, khối lượng của vật là m thì m được tính như thế nào?
- Học sinh: C3: m = D.V
- Giáo viên cho học sinh nhận xét, chốt lại.
Suy ra công thức tính khối lượng riêng và thể tích.
3. Tính khối lượng của một số chất (vật) theo khối lượng riêng:
 m = D.V 
=> và 
Trong đó: 
D (kg/m3) là khối lượng riêng.
m (kg) là khối lượng.
V (m3) là thể tích.
* Hoạt động 3: Vận dụng làm bài tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập
 + Yêu cầu học sinh làm câu C6 trong sgk?
 + Hướng dẫn học sinh làm các bài tập: Chú ý học sinh trước khi làm các bài tập ta phải đọc kỹ đề và tóm tắt bài toán bằng các ký hiệu của các đại lượng.
? Đề bài cho biết gì? Bắt ta tìm cài gì? 
- Học sinh: Trả lời.
- Giáo viên: Dựa vào đề bài và bảng KLR trong sgk ta biết được điều gì? 
- Học sinh: Dựa vào bảng khối lượng riêng trong SGK ta biết được khối lượng riêng của sắt là D=7800kg/m3. 
- Giáo viên: Chú ý học sinh về đơn vị của các đại lượng.
 ? Để tính khối lượng ta có các công thức nào?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên: Khi đã biết KLR và thể tích ta có thể áp dụng công thức nào để tính khối lượng?
- Học sinh: Trả lời.
- Giáo viên: Áp dụng công thức nào để tính trọng lượng?
- Học sinh: Trả lời.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét và chốt lại.
 + Yêu cầu học sinh làm bài tập 11.2 trong sbt.
 + Hướng dẫn học sinh làm bài tập sau đó yêu cầu hs hoạt động nhóm hoàn thành bài tập trong thời gian 3 phút. Lấy kết quả hai nhóm nhanh nhất treo lên bàng , hai nhóm còn lại trao đổi bài chấm chéo cho nhau.
- Học sinh: Tiến hành theo yêu cầu gv.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại.
 +Tương tự gv yêu cầu học sinh làm bài tập 11.3a trong sbt.
- Học sinh : tiến hành theo yêu cầu gv.
- Giáo viên: Nhận xét, chốt lại.
 + Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập 11.3b.
- Học sinh làm bài tập.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét và chốt lại.
II. Bài tập
C6: 
Tóm tắt:
V=40 dm3 = 0,040m3
D=7800kg/m3. 
Tìm: m = ?
 P = ?
Giải
Khối lượng của chiếc dầm sắt:
m=D.V =7800.0,04 = 312(kg)
Trọng lượng của dầm sắt
P=10.m=10.312= 3120(N)
Đáp số: m = 312 (kg)
 P = 3120 (N)
Bài 11.2 SBT/38:
Tóm tắt:
m = 397g = 0,397kg; 
V = 320cm3= 0,00032m3
Tìm: D = ?
Giải
Khối lượng riêng của sữa trong hộp: 
Đáp số: D = 1240,6(kg/m3)
Bài 11.3 SBT/38
Tóm tắt:
V1 = 10 lít = 0,01m3
m1 = 15 kg
m2 = 1 tấn = 1000 kg
V3 = 3 m3
Tìm: a/ V2 = ? m3
 b/ P3 = ? N
Giải
a/ Khối lượng riêng của cát
Thể tích của một tấn cát 
b/ Khối lượng của 3m3 cát:
Trọng lượng của 3m3 cát là:
Đáp số: V2 = 0,67 (m3) 
 P = 45000 (N)
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
	- Dặn học sinh về nhà học bài, xem lại các bài tập.
	- Chú ý học sinh bài tập vận dụng công thức tính khối lượng riêng của một chất.
	- Về nhà làm các bài tâp: 11.1, 11.2, 11.3, 11.4, 11.6, 11.7, 11.9, 11.10, 11.12, 11.13 trong sbt.
	- Xem trước phần “ Trọng lượng riêng”
* Rút kinh nghiệm: 	
Tuần 12 Tiết 12 TRỌNG LƯỢNG RIÊNG - BÀI TẬP 
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
	- Phát biểu được định nghĩa trọng lượng riêng của một chất, viết được công thức d = P/V
	2. Kỹ năng:
	- Vận dụng công thức P = d.V để tính trọng lượng của một vật.
	- Biết cách xác định trọng lượng riêng của một chất 
	3. Thái độ:
	- Chú ý trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
 	- Sách giáo khoa và một số bài tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1.Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
	- Khối lượng riêng là gì? Nêu công thức tính khối lượng riêng của một số chất?
	2. Lên lớp:
	- Tiết trước chúng ta đã biết thế nào là khối lượng riêng, cách xác định khối lượng riêng của một số chất. Vậy trọng lượng riêng là gì? Làm sao để xác định trọng lượng riêng của một vật?
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm trọng lượng riêng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Giáo viên: Cho học sinh đọc thông báo về trọng lượng riêng và đơn vị trọng lượng riêng.
- Học sinh đọc sách giáo khoa
 + Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4 và xây dựng công thức tính. Đơn vị của trọng lượng và thể tích là gì?
- Học sinh: C4: 
 + Đơn vị của trọng lượng là N. Đơn vị của thể tích là m3
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh nhắc lại hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng để suy ra hệ thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng.
- Giáo viên thông báo: Dựa theo công thức P = 10.m ta có thể tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D:
 + Chứng minh: d = 10.D
Ta có: P = 10.m và m = D.V
=> 
II. Trọng lượng riêng:
Trọng lượng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
Đơn vị trọng lượng riêng: N/m3.
- Công thức tính trọng lượng riêng: 
Trong đó: P là trọng lượng (N)
 V là thể tích (m3)
 d là trọng lượng riêng N/m3
d = 10.D
* Hoạt động 2: Vận dụng
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành câu C6.
- Học sinh: C6: V = 40 dm3 = 0,04 m3.
Ta có: m = D . V = 7800 . 0,04 = 312 (kg).
 P = 10.m = 10.312 = 3120 (N)
- Giáo viên cho học sinh nhận xét, chốt lại.
- Hướng dẫn học sinh câu C7.
- Chú ý học sinh khi tính thể tích muối và nước khi pha vào không phải là lấy hai thể tích cộng lại.
- Yêu cầu học sinh về nhà tự tiến hành xác định khối lượng riêng
IV. Vận dụng
C6: C6: V = 40 dm3 = 0,04 m3.
Khối lượng của vật;
 m = D . V = 7800.0,04 = 312 (kg).
trọng lượng của vật 
P = 10.m = 10.312 = 3120 (N)
* Hoạt động 3: Bài tập:
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập 11.3, 11.5 , 11.9, 11.10 trong sách bài tập vật lý 6.
 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 - Cho học sinh suy nghĩ thảo luận nhóm hoàn thành các bài tập.
 - Yêu cầu học sinh lên bảng giải bài tập.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét, chốt lại và giải thích thêm.
Bài 11.3:
V = 10lít = 10dm 3 = 0,01m3 ; m = 15kg
a. khối lượng riêng của cát là:
D = m:V = 15 : 0,01 = 1500 kg/m3
Thể tích của một tấn cát là:
V = m:D = 1000: 1500 = 0,67 m3
b. Khối lượng của 3 m3 là: 
m = D.V = 1500.3 = 4500 kg
Trọng lượng của 3 m3 là: 
P = 10m = 10.4500 = 45000 N
Bài 11.9: 
 Thể tích của 1kg sắt là:
 V = m:D = 1: 7800 = 128 cm3
Bài 11.10: V = 2 lít = 0,002 m3
 Khối lượng của 2 lít dầu ăn:
 M = D.V = 800. 0,002 = 1,6 kg
Trọng lượng của 2 lít dầu ăn:
 P = 10.m = 10.1,6 = 16 N
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
	- Dặn học sinh về nhà học bài, xem lại các bài tập.
	- Chú ý hs bài tập vận dụng công thức tính khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất.
	- Xem trước bài thực hành, kẻ sẵn bảng báo cáo.
* Rút kinh nghiệm: 	

File đính kèm:

  • docGA LY 6 TUAN 812.doc