Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1 : Đo độ dài (tiếp)

Hoạt động 2: Tìm hiểu KLR,xây dựng công thức tính khối lượng theo KLR (10phút )

1. Khối lượng riêng

Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung câu C1 và tính khối lượng riêng của chiếc cột sắt Ấn Độ.

+ Biết 1dm3 có khối lượng 7,8kg. Vậy 1m3 = 1000dm3 có khối lượng bằng bao nhiêu.

+ 0,9 m3 có khối lượng bao nhiêu?

 

doc33 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1 : Đo độ dài (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 .
Nếu HS đặt ra phương án sai hoặc đúng ,GV đều phải hướng cho HS ,muốn xác định ý kiến đó → phải nghiên cứu và phân tích hiện tượng xảy ra khi có lực tác dụng vào . 
Hoạt động 2: Tìm hiểu những hiện tượng xảy ra khi có lực tác dụng vào (5phút )
Yêu cầu Hs đọc SGK và trả lời: Thế nào là sự biến đổi chuyển động? 
Cho HS làm C1, C2
-GV kiểm tra mức độ kiến thức thu thập của HS ,xử lý tình huống ,thống nhất các thí dụ .
Hoạt động 3: Nghiên cứu những kết quả tác dụng của lực (10phút )
1. Thí nghiệm 
-Yêu cầu HS nghiên cứu hình 7.1,chuẩn bị dụng cụ TN 
-GV điều chỉnh các bước TN của HS ,giúp HS nhận thấy được tác dụng của lò xo lá tròn lên xe .
Yêu cầu nhóm nhận xét kết quả TN .
Hướng dẫn cho HS lần lượt làm C3, C4, C5, C6.
Cho Hs làm C7, C8.
Ghi bảng: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
Hoạt động 4: Vận dụng -Củng cố -Dặn dò (20phút )
Cho HS làm C9, C10, C11. Uốn nắn các câu trả lời của HS để các em sử dụng đúng thuật ngữ
-Yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết”và phân tích hiện tượng đó 
BTVN: 7.1 đến 7.5
HS1: Trả lời câu hỏi .
HS2: Chữa bài tập 6.3,6.4
HS khác chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn và nêu nhận xét 
Quan sát và dự đoán câu trả lời.
Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
Làm việc cá nhân câu C1, C2.
Hoạt động nhóm :
Nêu các dụng cụ TN phải tìm → lên nhận dụng cụ .
-Lắp TN ,tiến hành TN 
Các nhóm làm 4 thí nghiệm. Quan sát để rút ra nhận xét.
Cá nhân làm C7, C8.
Cá nhân trả lời C9, C10, C11.
-Một HS Dọc lại phần ghi nhớ để các HS khác so với kết quả của mình → Yêu cầu ghi vở phần nhận xét .
Tuần; 8
Ngày soạn:6/10/2009 
Tiết 8 - Bài 8: TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC
I.Mục tiêu:
1.Trả lời được các câu hỏi trọng lực hay trọng lượng của một vật là gì?
Nêu được phương và chiều của trọng lực.
Trả lời được câu hỏi đơn vị đo cường độ lực là gì ?
2.Sử dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng.
3.Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống .
II.Chuẩn bị:
Mỗi nhóm
Cả lớp
+ 1 giá treo.
+ 1 lò xo.
+ 1 quả nặng 100g có móc treo
+ 1 dây dọi.
+ 1 khay nước+ 1 thước êke.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1:KIỂM TRA- TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP( 10phút ): 
1. Kiểm tra : 
-Yêu cầu HS1 chữa bài tập 7.1,7.2
HS2: chữa bài 7.3,7.4
2.Đặt vấn đề :
Vào bài như SGK.
Hoạt động 2: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực (10phút )
I. Trọng lực là gì ?
1.Thí nghiệm 
Cho HS làm các thí nghiệm ở mục 1.
Yêu cầu HS làm C1, C2. Chú ý uốn nắn các câu trả lời của HS
Yêu cầu HS làm C3.
Điều khiển cả lớp thảo luận để thống nhất câu trả lời
+ Trái Đất tác dụng lên các vật một lực ntn?
+ Người ta thường gọi trọng lực là gì?
Ghi bảng: 
Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật.
Lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng của vật đó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương và chiều của trọng lực (10phút )
1. Phương và chiều của trọng lực 
 Hướng dẫn HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét.
Tổ chức Hs thảo luận thống nhất câu trả lời C4, C5.
Ghi bảng: Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
Hoạt động 4: Đơn vị lực (5phút )
Thông báo về đơn vị lực.
Ghi bảng: 
Độ lớn của lực gọi là cường độ lực.
Đơn vị của lực là niutơn (N)
Khối lượng 100g => Trọng lượng là 1N.
Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi:
+ m = 1kg => P=........
+ m= 50kg => P=........
Hoạt động 5: Vận dụng -Củng cố -Dặn dò (10phút )
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm và trả lời.
Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi:
+ Trọng lực là gì?
+ Phương và chiều của trọng lực?
+ Trọng lực còn gọi là gì?
+ Đơn vị của lực là gì? Trọng lượng của quả cân có khối lượng 1 kg là bao nhiêu?.
Hướng dẫn HS đọc phần "Có thể em chưa biết".
2 HS lên bảng chữa bài tập ,cả lớp theo dõi ,nhận xét 
Đọc mẫu đối thoại ở đầu bài.
Các nhóm thực hiện thí nghiệm, quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra để trả lời câu C!, C2.
Cá nhân tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
Đọc phần kết luận ở SGK và trả lời câu hỏi.
Đọc thông báo về dây dọi và phương thẳng đứng.
Làm thí nghiệm để xác định phương và chiều của trọng lực
Thảo luận C4, C5.
Đọc thông báo 
Cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
Làm thí nghiệm C6 và rút ra kết luận.
Cá nhân HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
Tuần:10
Ngày soạn: :20/10/2009
Tiết 10 - Bài 9 LỰC ĐÀN HỒI
I.Mục tiêu:.
1.Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo.
Trả lời được câu hỏi về lực đàn hồi.
Dựa vào kết quả thí nghiệm, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào sự biến dạng của lò xo.
2.Lắp TN như hình vẽ 
Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và đặc điểm của lực đàn hồi .
3. Có ý thức tìm tòi quy luật vật lý qua các hiện tượng tự nhiên .
II.Chuẩn bị:
Mỗi nhóm
Cả lớp
+ 1 giá treo
+ 1 chiếc lò xo xoắn
+ 1 thước chia đến mm.
+ 1 hộp 4 quả nặng giống nhau, mỗi qua 50g.
+ 1 lực kế nén.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1:KIỂM TRA- TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP( 10phút ): 
* Kiểm tra:
HS1: Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực? Kết quả tác dụng của trọng lực lên các vật?
HS2: Chữa BT 81., 8.2.
ĐVĐ: Một vật khi chịu tác dụng lực sẽ như thế nào? 
Tác dụng lực làm đũa tre gãy, làm biến dạng lò xo , dây cao su, thước nhựa. Cho HS nhận xét sự giống nhau giữa lò xo và dây cao su; điểm khác nhau giữa đũa tre và dây cao su (lò xo).
Thông báo sự biến dạng của các vật khi tác dụng và sau khi thôi tác dụng lực thì vậthãø hiãûn trở lại hình dạng ban đầu đó là sự đàn hồi, nguyên nhân gây ra sự đàn hồi chính là lực đàn hồi.
Hoạt động 2: Nghiên cứu biến dạng đàn hồi (qua lò xo ). Độ biến dạng (15phút )
1.Biến dạng của lò xo 
Yêu cầu HS đọc mục Thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm.
Theo dõi kiểm tra các nhóm làm thí nghiệm theo đúng thứ tự.
Cho học sinh làm C1.
Thảo luận cả lớp thống nhất câu trả lời C1.
Thông báo biến dạng đàn hồi và vật đàn hồi.
Làm thí dụ với lò xo bút bi để học sinh thấy được khí kéo dãn quá mức sẽ gây hỏng lò xo
Ghi bảng:
Khi tác dụng lực một cách vừa phải lên một vật làm cho nó bị biến dạng, nếu thôi tác dụng vật trở lại hình dạng tự nhiên ban đầu của nó. Biến dạng như vậy gọi là biến dạng đàn hồi. Lò xo là một vật đàn hồi.
2. Độ biến dạng của lò xo 
 Thông báo độ biến dạng của lò xo.
Ghi bảng: Hiệu l-l0 gọi là độ biến dạng của lò xo.
Yêu cầu HS làm C2.
Hoạt động 3: II. Lực đàn hồi và đăc điểm của nó (10phút )
1.Lực đàn hồi 
Lực đàn hồi là gì ?
Hướng dẫn HS đọc SGK để thu thập thông tin.
Ghi bảng: Lực mà lò xo tác dụng lên vật gây ra biến dạng gọi là lực đàn hồi.
2.Đặc điểm của lực đàn hồi 
Hướng dẫn HS làm C3, C4.
Hoạt động 5: Vận dụng -Củng cố -Dặn dò (10phút )
Thảo luận lớp thống nhất câu trả lời.
Yêu cầu HS làm C5, C6.
Qua bài học em đã rút ra được kiến thức về lực đàn hồi như thế nào?
-Yêu cầu HS đọc mục “có thể em chưa biết” 
Về nhà :
+ Học thuộc bài.
+ Làm các BT 9.1 đến 9.4
Các HS khác chú ý câu trả lời của bạn và nhận xét.
Đọc SGK và tiến hành thí nghiệm ghi kết quả vào Bảng 9.1 của nhóm.
Cá nhân trả lời câu C1
Quan sát và nhận xét 
Đọc SGK để nắm được cách xác định độ biến dạng của lò xo
Cá nhân dựa vào bảng 9.1 để tính độ biến dạng của lò xo.
Đọc thông báo về lực đàn hồi
Cá nhân làm C3,C4.
Thảo luận lớp thống nhất câu trả lời C3, C4.
Nghiên cứu trả lời C5, C6.
Rút ra những kiến thức đã thu thập qua bài học
Tuần:11
Ngày soạn:27/10/2009 :
Tiết 11 - Bài 10 LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
 TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
I.Mục tiêu:.
1.Nhận biết được cấu tạo của 1 lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực kế.
Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó.
2.Sử dụng được lực kế để đo lực.
3.Rèn luyện tính sáng tạo ,cẩn thận .
II.Chuẩn bị:
Mỗi nhóm
Cả lớp
+ 1 lực kế lò xo
+ 1 sợi dây mảnh, nhẹ để buộc vài cuốn SGK với nhau.
+ 1 cái cung và một cái tên để minh họa cách đo lực 
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1:KIỂM TRA- TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP( 10phút ): 
1.Kiểm tra : 
HS1: Lò xo bị kéo dãn thì lực đàn hồi tác dụng lên đâu ? Lực đàn hồi có phương và chiều như thế nào ?
HS2: Lực đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào ? Em hãy chứng minh ? 
2.Đặt vấn đề :
Dùng cung tên và lực kế để vào bài như SGK.
Hoạt động 2: 1.Tìm hiểu lực kế (10phút )
1. Lực kế là gì ?
Giới thiệu lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
Hướng dẫn HS đọc SGK
2.Mô tả mộ lực kế lò xo đơn giản 
Phát lực kế cho HS nghiên cứu và làm C1.
Thống nhất câu trả lời C1.
Yêu cầu HS làm C2, kiểm tra câu trả lời của HS.
Hoạt động 3:Đo một lưc bằng lực kế (10phút ).
1.Cách đo lực 
-GV hướng dẫn điều chỉnh kim lực kế về vị trí số o .
-Dùng lực kế để đo trọng lực ,đo lực kéo .
-Kiểm tra câu trả lời của học sinh .
2.Thực hành đo lực 
Hướng dẫn HS đo trọng lượng của cuốn SGK 
Cho HS làmn C5
Thống nhất câu trả lời.
Hoạt động 4: Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng (5phút ).
Hướng dẫn HS trả lời C6 và tổ chức hợp 
thức hóa kết quả.
Hướng dẫn HS đọc câu kết luận
Cho HS làm các câu:
+ 2kg=.......N
+ 1,5kg=........N
30N=........kg.
25N=........kg.
Hoạt động 5: Vận dụng -Củng cố -Dặn dò (10phút )
Để kiểm tra sự nắm vững hệ thức của HS.
Hướng dẫn HS trả lời C7, C9
Về nhà: Làm C8, các BT 10.1 đến 10.4
-Đọc mục “Có thể em chưa biết” .Nếu không đủ thời gian ,mục này yêu cầu HS đọc ở nhà .
-Hai HS trả lời .
-HS khác theo dõi phần trả lời của bạn → Nhận xét .
Đọc các thông báo trong SGK.
Các nhóm nghiên cứu cấu tạolực kế.
Cá nhân thực hiện C1.
Trả lời câu C2 dựa trên lực kế của nhóm mình.
Tìm hiểu cách sử dụng lực kế trong khi làm C3.
Tiến hành đo trọng lượng của cuốn sách SGK theo sự hướng dẫn của GV.
Trả lời C5
Trả lời C6
Đọc SGK và suy nghĩ thông báo về hệ thức P=10m.
-Nghiên cứu trả lời câu hỏi c7,C9.
- HS rút ra kiến thức cơ bản của bài .
Tuần: 12
Ngày soạn: 3/11/2009 :
Tiết 12 - Bài 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
I.Mục tiêu:
1.Trả lời được câu hỏi: khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất là gì?
Sử dụng các công thức m= D x V và P= d x V để tính khối lượng và trọng lượng của một vật.
2.Sử dụng được bảng số liệu để tra cứu khối lượng riêng và trọng lượng riêng của các chất.
Đo được trọng lượng riêng của chất làm bằng quả cân.
3. Nghiêm túc ,cẩn thận .
II.Chuẩn bị:
Mỗi nhóm
Cả lớp
+ 1 lực kế có GHĐ 5N
+ 1 quả cân 200g có móc treo và có dây buộc.
+ 1 bình chia độ có GHĐ 250 cm3, dường kính trong lòng lớn hơn dường kính của quả cân.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1:KIỂM TRA- TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP( 10phút ): 
1.Kiểm tra : 
-HS1: Lực kế là dụng cụ để đo đại lượng vật lý nào ?
Em hãy nêu nguyên tắc cấu tạo của lực kế ?Chữa bài tập 10.1
HS2 : Chữa bài tập 10.3và 10.4
2. Đặt vấn đề 
Vào bài như SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu KLR,xây dựng công thức tính khối lượng theo KLR (10phút )
1. Khối lượng riêng 
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung câu C1 và tính khối lượng riêng của chiếc cột sắt Ấn Độ.
+ Biết 1dm3 có khối lượng 7,8kg. Vậy 1m3 = 1000dm3 có khối lượng bằng bao nhiêu.
+ 0,9 m3 có khối lượng bao nhiêu?
Yêu cầu Hs đọc thông báo về khái niệm khối lượng riêng và đơn vị của khối lượng riêng.
Kiểm tra miệng một số HS để đánh giá mức độ làm của HS.
Ghi bảng: 
Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó.
Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối, kí hiệu kg/m3.
2. Bảng KLR của một số chất 
Thông báo bảng khối lượng riêng của một số chất.
Yêu cầu HS dựa vào bảng khối lượng riêng cho biết khối lượng của các chất: chì, nhôm, nước,...
3.Tính khối lượng của một vật theo KLR 
-Gợi ý 
1m3 đá có m = ?
0,5m3 đá có m =?
-Muốn biết khối lượng của vật có nhất thiết phải cân không ?
- Vậy không cần cân thì phải làm như thế nào ?
Yêu cầu HS làm C2, C3.
Tổ chức thống nhất câu trả lời.
Ghi bảng:
 m = D x V
Trong đó : m là khối lượng (kg)
 D là KLR (kg/m3 )
 V là thể tích (m3 )
Suy ra: D = m/V
Hoạt động 3: Tìm hiểu trọng lượng riêng (10phút )
Thông báo về khái niệm trọng lượng riêng và đơn vị của trọng lượng riêng.
Yêu cầu HS làm C4.
Từ công thức d=P/V ta thay P =10m ta có d=10m/V suy ra d=10D.
Ghi bảng:
Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của một mét khối chất đó.
Đơn vị của trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối(N/m3)
 d=P/V
Trong đó: P là trọng lượng (kg)
 V là thể tích (m3)
 D là TLR (N/m3)
Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng: d=10D.
Hoạt động 4: III. Xác định TLR của một chất (5phút )
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung công việc và thực hiện phép xác định trọng lượng riêng của chất làm quả cân.
Kiểm tra kết quả của các nhóm.
Hoạt động 5: Vận dụng -Củng cố -Dặn dò (10phút )
Yêu cầu HS làm C6
Thống nhất câu trả lời C6
Về nhà: Làm C7; BT 11.1 đến 11.5.
-Chép sẵn mẫu báo cáo thực hành bài 12.
Hai HS trả lời .
-HS khác theo dõi phần trả lời của bạn → Nhận xét .
Đọc SGK và đề xuất phương án "cân " chiếc cột.
Đọc C1 để nắm vấn đề cần giải quyết.
Tính khối lượng của chiếc cột theo sự hướng dẫn của GV.
Đọc SGK để thu thập thông tin.
Trả lời câu hỏi của GV.
Tìm hiểu bảng khối lượng riêng của một số chất theo câu hỏi của GV đặt ra.
Cá nhân làm C2, C3.
Thảo luận lớp thống nhất câu trả lời.
Đọc thông báo để thu thập thông tin.
Trả lời C4 và xây dựng các công thức d = P/V và d = 10D dưới sự hướng dẫn của GV.
Tìm hiểu nội dung công việc.
Thực hiện phép xác định trọng lượng riêng của chất làm quả cân: đo trọng lượng quả cân; đo thể tích quả cân; đổi đơn vị; tính trọng lượng riêng theo công thức d=P/V.
Cá nhân làm C6
-Khắc sâu kiến thức của bài qua phần ghi nhớ .
Tuần:13
Ngày soạn: 10/11/2009 
Tiết 13 - Bài 12 THỰC HÀNH:XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG 
Mục tiêu: RIÊNG CỦA SỎI 
Biết cách xác định khối lượng riêng của một vật rắn.
Biết cách tiến hành một bài thực hành Vật Lý.
Chuẩn bị:
Mỗi nhóm
Cả lớp
+ 1 cái cân có ĐCNN là 10g hạơc 20g.
+ 1 bình chia độ có GHĐ 100cm3 và có ĐCNN 1cm 
+ 1 cốc nước.
+ 15 hòn sỏi cùng loại
+ giấy lau, khăn lau.
+ 1 đôi đũa
Tổ chức hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1:KIỂM TRA- TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP( 10phút ): 
Yêu cầu HS đọc tài liệu phần 2 và 3 trong 
10 phút.
Yêu cầu HS điền các thông tin vào báo cáo thực hành.
Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành.
Lưu ý các nhóm phải đánh dấu các nhóm sỏi để tranh nhầm lẫn
Theo dõi và hướng dẫn các nhóm thực hành.
Tổ chức kiểm tra kết quả và đánh giá, ghi điểm theo nhóm.
Cá nhân HS đọc SGK để nắm các bước thực hành
Điền các thông tin ở mục 1 đến mục 5 trong mẫu báo cáo thực hành.
Tuần; 14
Ngày soạn:17/11/2009 :
Tiết 14 - Bài 13 MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
I.Mục tiêu:
1.Biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng.
Kể tên được một số máy cơ đơn giản.
2.Sử dụng lực kế để đo lực .
3.Trung thực khi đọc kết quả đo và khi viết báo cáo TN 
II.Chuẩn bị:
Mỗi nhóm
Cả lớp
+ 2 lực kế có GHĐ từ 2 đến 5 N
+ 1 quả nặng 2N
Tranh vẽ phóng to hình 13.1,13.2,13.4,13.5,13.6 SGK.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1:- TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP( 5phút ): 
Giới thiệu tình huống học tập như SGK.
Cho HS thảo luận và nêu phương án giải quyết.
Hoạt động 2:Nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng ( 15phút ).
1. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng 
A, Đặt vấn đề nghiên cứu:
Yêu cầu HS đọc mục Đặt vấn đề và quan sát hình 13.2 để dự đoán câu trả lời.
B,Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
Yêu cầu HS đọc mục Thí nghiệm. "Để làm thí nghiệm, cần những dụng cụ gì và đo những lực nào.?"
Phát dụng cụ thí nghiệm.
Yêu cầu các nhóm tự tiến hành thí nghiệm theo SGK.
Quan sát và chỉnh sửa các thao tác của HS.
C,Tổ chức cho HS nhận xét, rút ra kết luận:
Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm, dựa vào đó trả lời C1.
Thống nhất kết quả nhận xét của các nhóm.
Yêu cầu HS làm C2, C3.
Thảo luận cả lớp thống nhất câu trả lời.
Ghi bảng: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các loại máy cơ đơn giản (7phút )
Cho HS nghiên cứu SGK và làm C4
Ghi bảng: Các máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
Hoạt động 4: Vận dụng -Củng cố -Dặn dò (18phút )
-Gọi 1HS đọc phần ghi nhớ 
-Yêu cầu HS đặt các câu hỏi cho từng câu kết luận trong phần ghi nhớ .
Vân dụng cho HS làm C5, C6.và bài tập 13.1
Đặt các câu hỏi:
+ Nêu điều kiện để kéo vật lên theo phương thẳng đứng?
+ Kể tên các loại máy cơ đơn giản.
+Tìm những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống .
Về nhà: Làm các bài tập 13.2 đến 13.4
Thảo luận và đề xuất phương án giải quyết.
Đọc SGK và dự đoán câu trả lời.
Cá nhân trả lời theo sự điều khiển của GV.
Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK và ghi kết quả đo được vào bảng 13.1
Đại diện nhóm trình bày theo sự hướng dẫn của GV
Cá nhân làm C2, C3.
Tham gia thảo luận lớp thống nhất câu trả lời.
Nghiên cứu SGK và làm C4 theo hướng dẫn của GV
Cá nhân làm C5, C6.
Trả lời các câu hỏi của GV.
Tuần:15
Ngày soạn: 24/11/2009 
Tiết 15 - Bài 14 MẶT PHẲNG NGHIÊNG
I.Mục tiêu:
1.Nêu được 2 thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ ích lợi của chúng.
Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng trường hợp.
2. Sử dụng lực kế .
Làm TN kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào độ cao mặt phẳng nghiêng .
3. Cẩn thận ,trung thực .
II.Chuẩn bị:
Mỗi nhóm
Cả lớp
+ 1 lực kế có GHD 2N trở lên
+ 1 khối trụ kim loại có trục quay ở giữa, nặng 2N.
+ 1 mặt phẳng nghiêng có đánh dấu sẵn độ cao.
+ bảng 14.1
+ 1 bảng phụ ghi kết quả thí nghiệm của các nhóm.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1:KIỂM TRA- TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP( 10phút ): 
1.Kiểm tra :
HS1:Kể ten các loại máy cơ đơn giản thường dùng ? Cho thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống .
Gv treo hình 13.2SGK lên góc bảng và nêu câu hỏi 
HS 2 : Nếu lực kéo của mỗi người trong hình vẽ 13.2là 450N thì những người này có kéo được ống bê tông lên không ? Vì sao ?.Nêu những khó khăn trong cách kéo trực tiếp vật theo phương thẳng đứng hình 13.2 
Tổ chức tình huống như SGK
Yêu cầu HS đọc mục Đặt vấn đề và dự đoán câu trả lời.
Hoạt động 2: HS làm TN (15phút )
Giới thiệu dụng cụ va hướng dẫn cách lắp thí nghiệm theo hình 14.2 SGK.
Vừa hỏi vừa hướng dẫn cách đo đồng thời ghi tóm tắt các bước làm thí nghiệm lên góc bảng.
+ Bước 1: Đo trọng lượng F1 của vật.
+ Bước 2: Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng lớn)
+ Bước 3: (ở độ nghiêng vừa)
+ Bước 4: (ở độ nghiêng nhỏ)
Lưu ý: Tổ chức thảo luận lớp ở bước 3 và 4 về cách làm giảm độ nghiêng.
Phân dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm.
Khi đã làm xong thí nghiệm yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình vào bảng kết quả chung.
HOẠT ĐỘNG 3:Rút ra kết luận từ kết quả TN (10phút )
Yêu cầu HS nghiên cứu kĩ bảng kết quả thí nghiệm của cả lớp dựa vào đó trả lời vấn đề đặt ra ở đầu bài.
Có thể gợi ý bằng các câu hỏi:
+ Hãy so sánh trọng lượng F1 của vật với lực kéo vật lên F2 và rút ra nhận xét.
+ Hãy so sánh lực kéo vật F2 ở những độ nghiêng khác nhau và rut ra kết luận.
Thống nhất kết luận.
Ghi bảng:
Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Mặt phẳng càng nghiêng ít ,thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
Hoạt động 4: Vận dụng -Củng cố -Dặn dò (10phút )
Tổ chức cho HS ghi nhớ 2 kết luận tại lớp.
Tổ chức cho HS làm C3, C4.
Thống nhất câu trả lời C4.
Thảo luận lớp câu C5.
Về nhà:
Học thuộc bài
Làm các BT 14.1 đến 14.5 SBT
Soạn đề cương ôn tập chuẩn bị thi học kỳ I
-2HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu .các HS khác chú ý nghe để nêu nhận xét của mình về câu trả lời của bạn .
Đọc mục 1 và trả lời câu hỏi mục này.
Cá nhân học sinh trả lời các câu hỏi theo sự điều khiển để trả lời các câu hỏi của GV.
Tiến hành thí nghiệm theo nhóm và ghi kết quả vào bảng 14.1.
Nhóm trưởng báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
Cá nhân trả lời theo sự hướng dẫn của GV. 
Thảo luận lớp để thống nhất kết luận chung .
Ghi nhớ kết

File đính kèm:

  • docGiao an vat ly 6.doc