Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1: Đo độ dài

Đánh giá kỹ năng thực hành, kết quả thực hành thái độ thực hành; tác phong thực hành của các nhóm.

- Đánh giá điểm thực hành theo thang điểm:

+ Ý thức : 3 điểm.

+ Kết quả thực hành 6 điểm.

+ Tiến độ thực hành : đúng thời gian 1 điểm.

 

doc64 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1: Đo độ dài, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phút)
Trọng lực là gì? Đơn vị lực là gì
Đọc trước và chuẩn bị bài Kiểm tra.
Tiết 9
Bài : kiểm tra 45'
I. Mục tiêu kiểm tra:
- Thông qua kiểm tra đánh giá kết quả kết quả học tập của từng HS từ đó có phương án điều chỉnh phương pháp giảng dạy và kiểm tra hàng ngày với từng học sinh.
II. Mục tiêu dạy học:
a) Kiến thức:
- Cung cấp cho HS cách đo độ dài, đo thể tích, các khái niệm về khối lượng , đo khối lượng, khái niệm về lực, trọng lực và đơn vị lực>
b) Kĩ năng:
- H/S vận dụng các kiến thức đã học được để làm bài kiểm tra.
- H/S rèn luyện kỹ năng giải bài tập.
III. Xác lập ma trận hai chiều:
Nội dung
Nhận thức
Vận dụng
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Đơn vị đo độ dài
1 TNKQ (1đ)
1
Đơn vị đo thể tích
1 TNKQ(1đ)
1/2 TNKQ(1đ)
1,5
Đơn vị đo khối lượng
1 TNKQ(1đ)
1/2 TNKQ(1đ)
1,5
Hai lực cân bằng
1 TNKQ(1đ)
1
Kết quả tác dụng của lực
1TL(3đ)
1
Đo thể tích
1 TL(1đ)
1
Tổng số câu
4
3
1
7
Tổng số điểm
4câu x1=4 điểm
5 điểm
1 điểm
10 điểm
Tỉ lệ
40 0/0
50 0/0
10 0/0
100 0/0
IV. Thiết kế câu hỏi cho ma trận:
Kiểm tra 45 phút
môn : vật lý 6
Họ và tên HS : ....................................................... Lớp 6 :......
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo.
A – Trắc nghiệm: - Khoanh tròn vào chỉ đúng một mục nào em cho là đúng ở mỗi câu sau ( trừ câu 5).
Câu1: Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là: (1 điểm)
	a . kg (kilôgam) b . N (niutơn) c . m (mét)
	d . Tất cả các mục trên 
Câu 2: Đơn vị đo thể tích thường dùng là: (1 điểm)
	a . m (mét) b . m2 (mét vuông) c . m3 (mét khối)
	d . Tất cả các mục trên
Câu 3 : Đơn vị đo khối lượng thường dùng là : (1 điểm)
	a . kg (kilôgam) b. t (tấn) c . g (gam)
	d . Tất cả các mục trên
Câu 4 : Hai lực cân bằng là : (1 điểm)
	a . Hai lực mạnh như nhau b . Hai lực cùng phương
	c . Hai lực mạnh như nhau; có cùng phương
	d . Hai lực mạnh như nhau; có cùng phương nhưng ngược chiều
	e . Tất cả các mục trên
câu 5 : hãy điền số thích hợp vào các chỗ (…..) sau. ( 2 điểm)
 a) 2m3 =…………………dm3 = …………..................lít
 b) 3kg =………….............lạng = ……………………g
B – Tự luận :
Câu 5 : (3 điểm) 
a) Nêu những sự biến đổi chuyển động của một vật khi bị lực tác dụng?
 Cho 3 ví dụ trong thực tế
b) Nêu 3 ví dụ về sự biến dạng của một vật khi bị lực tác dụng ?
Câu 6:(1 điểm)
Làm thế nào đo được thể tích của quả bóng bàn ?
Trả lời: (Câu 5, 6)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 10
Bài 9: lực đàn hồi
 Ngày dạy: ...........…./…./……
 Lớp dạy: ……….....................
I. Mục tiêu bài dạy:
- H/S nhận biết được thế nào là sự biến dạng đàn hồi của một lò xo.
- H/S trả lời được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.
- Có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lý.
II. Phương pháp:
Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.
Đơn giản các kiến thức cần truyền thụ.
Kết hợp dạy học trực quan
III. Đồ dùng giảng dạy:
Tranh vẽ về thí nghiệm H9.1; H.9.2 SGK Tr. 30,31.
Các mẫu vật: vật nặng; lò xo ; giá đỡ.
IV. Tiến trình dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ:
Lực tác dụng lên một vật gây ra cái gì?
2) Giới thiệu bài học:
Ta đã biết một lực khi tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động hoặc làm nó biến dạng.
- Vậy thế nào là lực đàn hồi? Lực đàn hồi có đặc điểm gì? Đó là nội dung bài học hôm nay: “Lực đàn hồi”
3) Bài mới:
Hoạt động1: Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng?
1. Thí nghiệm (H9.1):
- Đo chiều dài của lò xo khi chưa kéo dãn nó.
Đó là chiều dài tự nhiên của lò xo
- Móc quả nặng 50 g vào đầu của lò xo. Đo chiều dài của lò xo lúc bị biến dạng.
- Móc thêm 1,2 quả nặng vào lò xo và làm như trên
C1: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống?
C2: Hãy tính độ biến dạng của lò xo khi treo 1, 2, 3 quả nặng rồi ghi kết quả vào các ô thích hợp trong bảng 9.1
H/S đo chiều dài của lò xo trong từng trường hợp rồi ghi vào các ô tương ứng của bảng 9.1?
Kết luận:
Khi bị trọng lượng của các quả nặng kéo thì lò xo bị ............., chiều dài của nó ............. Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo trở lại ........ chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo lại có hình dạng ban đầu.
- 1HS đọc lại kết luận
Hoạt động 2: Lực đàn hồi và đặc điểm của nó:
- Hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm H9.2
C4: Chọn câu đúng:
A. Lực đàn hồi không phụ thuộc vào độ biến dạng.
B. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm.
C. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
C3: Trong thí nghiệm vẽ ở H 9.2, khi quả nặng đứng yên; thì lực đàn hồi mà lò xo tác dụng vào nó đã cân bằng với lực nào?
1) Thí nghiệm:
Thực hiện thí nghiệm H9.2
2) đặc điểm của lực đàn hồi:
- HS suy ngĩ trả lời...
Hoạt động 3: Vận dụng:
Dựa vào bảng 9.1 hãy thực hiện C5 ?
C6: Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau?
C5: Điền vào chỗ trống:
a) Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi .............
b) Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì lực đàn hồi .............
C6: Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất giống nhau : đàn hồi.
Hoạt động4: Tổng kết bài học- Củng cố.
- Cho HS nhắc lại nội dung bài học. 
- Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó lại trở lại bằng chiều dài tự nhiên. 
- Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
- H/S nhắc lại ghi nhớ.
V. Hướng dẫn học ở nhà:
Lực đàn hồi có đặc điểm gì? 
Đọc trước và chuẩn bị bài 10 SGK Tr. 33 "Lực kế - Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng".
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 11
Bài 10: lực kế - phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
 Ngày dạy: …......../…./……
 Lớp dạy: ………..................
I. Mục tiêu bài dạy:
- H/S nhận biết được cấu tạo của một lực kế; GHĐ và ĐCNN của một lực kế.
- H/S sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật; biết khối lượng của nó.
- Sử dụng được lực kế để đo lực.
- Có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lý.
II.Phương pháp:
Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.
Kết hợp dạy học trực quan
III. Đồ dùng giảng dạy:
Lực kế lò xo.
Các mẫu vật: vật nặng; lò xo ; giá đỡ.
IV. Tiến trình dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ:
Lực đàn hồi có đặc điểm gì? 
2) Giới thiệu bài học:
Ta đã biết thế nào là lực đàn hồi; các đặc điểm của lực đàn hồi.
- Vậy thế nào là lực kế; cách dùng lực kế để đo lực? Đó là nội dung bài học hôm nay: “Lực kế - phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng”
3) Bài mới:
Hoạt động1: Tìm hiểu lực kế:
Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực
- Có nhiều loại lực kế. Loại thường dùng là lực kế lò xo.
- Có lực kế đo lực kéo, lực kế đo lực đẩy và lực kế đo cả lực kéo lẫn lực đẩy.
C0: Đâu là GHĐ và ĐCNN của lực kế?
C1: Dùng từ thích hợp để điền vào chỗ trống SGK Tr 34.
Lực kế có một chiếc..... một đầu gắn vào vỏ lực kế; đầu kia có gắn một cái móc và một cái ....... Kim chỉ thị chạy trên mặt một .........
H/S tìm hiểu cấu tạo và cách đo lực bằng lực kế lò xo.
- 1HS lên bảng thực hiện.
Lực kế có một chiếc..... một đầu gắn vào vỏ lực kế; đầu kia có gắn một cái móc và một cái ....... Kim chỉ thị chạy trên mặt một .........
- 1HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Đo một lực bằng lực kế.
C3: Dùng từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống?
- Hướng dẫn HS thực hành đo lực.
H/S tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế
Thoạt tiên phải điều chỉnh số 0; nghĩa là phải điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực ; kim chỉ thị nằm đúng ...... Cho ....... tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo ....... của lực cần đo.
- Một H/S trả lời; H/S khác nhắc lại.
- H/S thay nhau thực hành cách đo lực theo hướng dẫn ở câu hỏi trên.
Hoạt động 3: Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng:
- Hướng dẫn HS thực hiện C6.
?Vậy giữa trọng lượng và khối lượng hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
? Trọng lượng kí hiệu là P, khối lượng kí hiệu là m ta có công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng như thế nào ?
C6: Điền vào chỗ trống:
a) Một quả cân có khối lượng 100 g thì có trọng lượng .............
b) Một quả cân co khối lượng ............. thì có trọng lượng 2 N
c): Một túi đường có khối lượng 1 kg thì có trọng lượng ...........
( 10 lần) 
Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng là:
P = 10m
P là trọng lượng của vật đo bằng niuton (N)
m là khối lượng của vật đo bằng kilôgam (kg)0 lần)
Hoạt động 4: Tổng kết bài học- Củng cố:
 - Cho HS nhắc lại nội dung bài học. 
- Lực kế dùng để đo lực. 
- Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật là: P = 10 m ; trong đó: P là trọng lượng (đơn vị niutơn); m là khối lượng (đơn vị kilôgam).
- H/S nhắc lại ghi nhớ.
V. Hướng dẫn học ở nhà:
Lực kế dùng để làm gì? Cách đo lực bằng lực kế?
Đọc trước và chuẩn bị bài 11 SGK Tr. 36 "Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng".
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 12
Bài 11: khối lượng riêng - trọng lượng riêng
 Ngày dạy: …./…./……
 Lớp dạy: ………..
I. Mục tiêu bài dạy:
- H/S tra lời được câu hỏi: Khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất là gì ?
- H/S sử dụng được công thức : m = D.V và P = d.V để tính khối lượng và trọng lượng của vật; biết khối lượng của nó.
- Sử dụng được bảng số liệu để tra cứu khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một số chất.
- Đo được trọng lượng riêng của chất làm quả cân. 
- Có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lý.
II. Phương pháp:
Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.
Kết hợp dạy học trực quan.
III.Đồ dùng giảng dạy:
 + Giáo viên và mỗi nhóm HS:
Lực kế có GHĐ 2,5 N.
Quả cân 200g có móc treo và có dây buộc.
Một bình chia độ có GHĐ 250cm3 , đường kính trong lòng lớn hơn đường kính quả cân.
IV. Tiến trình dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ:
- Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng?
- Một vật có trọng lượng là 50 N thì có khối lượng là bao nhiêu ? một vật có khối lượng là 3,5 kg thì có trọng lượng là bao nhiêu ? 
2) Bài mới:
Hoạt động1: Tổ chức tình huống học tập
- Nêu câu hỏi ĐVĐ ở đầu bài: ở ấn Độ thời cổ xưa , người ta đã đúc được một cái cột bằng sắt nguyên chất, có khối lượng đến gần mười tấn. Làm thế nào để "cân" được chiếc cột đó?
H/S chú ý theo dõi...
Hoạt động 2: I. khối lượng riêng.tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng.
- Hướng dẫn HS thực hiện C1.
(?)1dm3 sắt nguyên chất có khối lượng 7,8 kg thì 1m3 sắt nguyên chất có khối lượng là bao nhiêu ?
- Tổ chức hợp thức hoá kết quả thu được.
- Yêu cầu HS đọc thông báo về khái niệm khối lượng riêng và đơn vị khối lượng riêng. 
? Khối lượng riêng là gì ? đơn vị của khối lượng riêng ?
- Giới thiệu bảng khối lượng riêng.
? Nhìn vào bảng khối lượng riêng hãy cho biết khối lượng riêng của các chất nhôm, chì , đá, nước , dầu hoả ?
- Hướng dẫn HS trả lời các câu C2 , C3 (SGK)và tổ chức hợp thức hoá kết quả.
1.Khối lượng riêng:
H/S đọc câu C1 (SGK) suy nghĩ cách giải quyết vấn đề....
(Phương án: Tính khối lượng của 1m3 sắt nguyên chất rồi tính khối lượng của chiếc cột sắt đó)
1dm3 sắt nguyên chất có khối lượng 7,8 kg.
1m3 sắt nguyên chất có khối lượng 7800 kg.
Cột sắt ở ấn Độ có khối lượng là:
0,9.7800 = 7020 (kg)
Kết luận: Khối lượng của một mét khối một chất là khối lượng riêng của chất đó.
Đơn vị của khối lượng riêng là ki logam trên mét khối, kí hiệu: Kg/m3. 
2. Bảng khối lượng riêng:(SGK)
3. Tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng:
C2: m = 2600.0,5 = 1300(kg)
C3: m = D.V
Hoạt động 3:II. Trọng lượng riêng.
? Hãy nghiên cứu SGK và trả lời : Trọng lượng riêng là gì ? đơn vị của trọng lượng riêng ?
- Hướng dẫn HS thực hiện C4.
- Tổ chức hợp thức hoá kết quả.
HS nghiên cứu SGK và trả lời:
- Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
- Đơn vị của trọng lượng riêng là Niu tơn trên mét khối.
 + d = P/V trong đó: 
d là trọng lượng riêng (N/m3)
P là trọng lượng ( N)
V là thể tích (m3)
+ d = 10D.
Hoạt động 4: xác định trọng lượng riêng của một chất
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung công việc và thực hiện phép xác định trọng lượng riêng của các chất làm quả cân.
- Tổ chức hợp thức hoá kết quả (chú ý rằng phép đo của các nhóm có thể lệch đôi chút)
- Tìm hiểu nội dung công việc ( đọc câu C5 SGK)
- Thực hiện phép xác định trọng lượng của chất làm quả cân.
( + Đo trọng lượng quả cân
 + Đo thể tích quả cân
 + Tính trọng lượng riêng của chất làm quả cân.
 + Đổi đơn vị.
Hoạt động 5: vân dụng. 
- Yêu cầu HS thực hiện C6 SGK
- Tổ chức hợp thức hoá kết quả.
- H/S thực hiện C6:
Khối lượng : m = 7800.0,004 = 312
Trọng lượng : P = 10m = 10.312 = 3120N
V . Củng cố:
- Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
VI. Hướng dẫn học ở nhà:
Học bài theo SGK và vở ghi.
 - Đọc trước và chuẩn bị bài 12 SGK "Thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi". 
Tiết 13
Bài 12: thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi
 Ngày dạy: …./…./……
 Lớp dạy: ………..
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết xác định khối lượng riêng của một vật rắn.
- biết cách tiến hành một bài thực hành vật lý.
II. Phương pháp:
Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.
Thực nghiệm.
III. Đồ dùng giảng dạy:
 + Giáo viên:
 - 1 cân Rôbécvan có DDCNN 10g.
- 1 bình chia độ có GHĐ 100cm3 
- 1 cốc nước.
+ Học sinh:
- Phiếu học tập
- 15 viên sỏi
 - khăn lau
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động1: kiểm tra
(?)Khối lượng riêng của một vật là gì ? công thức tính khối lượng riêng ? đơn vị ?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Phiếu học tập, báo cáo thực hành...
- Tổ chức khoảng 5 em một nhóm.
H/S :
Khối lượng của một mét khối một chất là khối lượng riêng của chất đó.
- Công thức: m = D.V
- Đơn vị : kg/m3
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu để GV kiểm tra.
- HS tổ chức hoạt động theo nhóm: Phân công nhiệm vụ của từng bạn trong nhóm mình.
Hoạt động 2: Thực hành.
- Yêu cầu HS đọc tài liệu phần 2 và phần 3 trong 10 phút.
- Yêu cầu HS điền các thông tin về lý thuyết vào báo cáo thực hành.
- Theo dõi các hoạt động của nhóm để đánh giá ý thức hoạt động của nhóm - Cho điểm:
 Tốt : 3 điểm.
 Khá : 2 điểm. 
 TB : 1 điểm.
- Hướng dẫn HS đo đến đâu ghi số liệu vào báo cáo thực hành ngay.
- H/S hoạt động cá nhân, đọc tài liệu trong 10 phút phần 2 và phần 3.
- Điền thông tinor mục 1 đến mục 5 trong mẫu báo cáo thực hành.
- Hoạt động nhóm: Tiến hành theo các bước như hương dẫn SGK
- Ghi báo cáo phần 6.
- Tính giá trị TB khối lượng riêng của sỏi.
Hoạt động 3: tổng kết đánh giá buổi thực hành.
- Đánh giá kỹ năng thực hành, kết quả thực hành thái độ thực hành; tác phong thực hành của các nhóm.
- Đánh giá điểm thực hành theo thang điểm: 
+ ý thức : 3 điểm.
+ Kết quả thực hành 6 điểm.
+ Tiến độ thực hành : đúng thời gian 1 điểm.
- HS chú ý theo dõi...
V. Hướng dẫn học ở nhà:
Làm bài tập 11.1 đến 1.6 SGK.
Đọc trước và chuẩn bị bài 13 SGK "Máy cơ đơn giản".
Tiết 14
Bài 13: Máy cơ đơn giản
 Ngày dạy: …./…./……
 Lớp dạy: ………..
I.Mục tiêu bài dạy:
a) Kiến thức:- Biết làm thí nghiệm so sánh trọng lượng của vật và của lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng
- Nắm được tên của một số máy cơ đơn giản thường dùng. 
b) Kỹ năng: Sử dụng thành thạo lực kế để đo lực.
c) Thái độ: Trung thực khi đọc kết quả đo và khi viết báo cáo thí nghiệm.
II. Phương pháp:
Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.
Kết hợp dạy học trực quan.
III .Đồ dùng giảng dạy:
 + Giáo viên và mỗi nhóm HS:
2 lực kế có GHĐ 2- 5 N.
Quả nặng 2N có móc treo và có dây buộc.
 + Cả lớp: Tranh vẽ to H13.1; H13.2; H13.3; H13.4; H13.5; H13.6.
IV. Tiến trình dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong giờ ).
2) Bài mới:
Hoạt động1: Tổ chức tình huống học tập
- Treo tranh vẽ H13.1 gọi 1 HS đọc phần mở bài trong SGK.
- Hướng dẫn HS thảo luận tìm ra

File đính kèm:

  • docGiao an Vat li 6 GDBVMT.doc