Bài giảng Môn Vật lý lớp 12 - Tuần 10 - Tiết 19 - Đặc trưng sinh lí của âm

Độ to chỉ là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.

- Lưu ý: Ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2911 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 12 - Tuần 10 - Tiết 19 - Đặc trưng sinh lí của âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10	NGÀY SOẠN 11/10/2014
TIẾT 19	NGÀY DẠY 
ĐẶC TRƯNG SINH LÍ CỦA ÂM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
	- Nêu được ba đặc trưng sinh lí của âm là: độ cao, độ to và âm sắc.
	- Nêu được ba đặc trưng vật lí tương ứng với ba đặc trưng sinh lí của âm.
	- Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến các đặc trưng sinh lí của âm.
2. Kĩ năng: 	
	-Dựa vào hiện tượng vật lý hàng ngày để rút ra nhận xét.
	Năng lực
 	Kiến thức : K1, K2 
 	Phương pháp: P3
	Trao đổi thong tin: X1,X3
	Cá thể: C1, C2
3. Thái độ: 
	-Yêu thích bộ môn, hứng thú trong học tập.
4.Trọng tâm:
	-Các đặc trưng sinh lý của âm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
	-Các nhạc cụ như sáo trúc, đàn để minh hoạ mối liên quan giữa các tính chất sinh lí và vật lí. 	
2. Học sinh: 
	-Ôn lại các đặc trưng vật lí của âm.
III. PHƯƠNG PHÁP
	Sử dụng phương pháp trực quan, đặt vấn đề, phát vấn
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Ổn định lớp
 2. Hoạt động 	
Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong bài trước.
-Trả lời được các câu hỏi đã nêu.
Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu về độ cao của âm
Các năng lực thành phần cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
K1, X1: Trao đổi và nắm được kiến thức về độ cao của âm.
-Hai ca sĩ một nam một nữ cùng hát một câu hát, nhưng thường thì giọng nam trầm hơn giọng nữ. Cảm giác về sự trầm bổng của âm được mô tả bằng khái niệm độ cao của âm.
- Thực nghiệm, âm có tần số càng lớn thì nghe càng cao, âm có tần số càng nhỏ thì nghe càng trầm.
- Chú ý: Tần số 880Hz thì gấp đôi tần số 440Hz nhưng không thể nói âm có tần số 880Hz cao gấp đôi âm có tần số 440Hz.
- HS đọc Sgk , thảo luận và ghi nhận đặc trưng sinh lí của âm là độ cao.
I. Độ cao
- Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số âm.
Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu về độ to của âm
Các năng lực thành phần cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
K1, K2, X3: HS nắm được kiến thức về độ to của âm, thảo luận sự liên quan về độ to với mức cường độ âm
- Thực nghiệm, âm có I càng lớn ® nghe càng to.
- Tuy nhiên, Fechner và Weber chứng minh rằng cảm giác về độ to của âm lại không tỉ lệ với I mà tỉ lệ với mức cường độ âm.
- Lưu ý: Ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm. Vì các hạ âm và siêu âm vẫn có mức cường độ âm, nhưng lại không có độ to.
- HS nghiên cứu Sgk và ghi nhận đặc trưng sinh lí của âm là độ to.
- HS thảo luận về sự phụ thuộc của độ to và các yếu tố: cường độ âm, mức cường độ âm
II. Độ to
- Độ to của âm tỉ lệ với mức cường độ âm L.
- Độ to chỉ là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.
- Lưu ý: Ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm. 
Hoạt động 4 (5 phút): Tìm hiểu về âm sắc
Các năng lực thành phần cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
K1, P3: Nắm được đặc trưng sinh lý âm sắc. thấy rõ đươc sự khác nhau của các đồ thị dao động âm gây nên âm sắc khác nhau
- Ba ca sĩ cùng hát một câu hát ở cùng một độ cao ® dễ dàng phân biệt được đâu là giọng của ca sĩ nào. Tương tự như một chiếc đàn ghita, một chiếc đàn viôlon và một chiếc kèn săcxô ® Sỡ dĩ phân biệt được ba âm đó vì chúng có âm sắc khác nhau.
- Nhìn vào đồ thị dao động hình 10.6, ta có nhận xét gì?
- Y/c HS nghiên cứu ở Sgk cơ chế hoạt động của đàn oocgan.
- HS nghiên cứu Sgk và ghi nhận đặc trưng sinh lí của âm là âm sắc.
- Đồ thị dao động có dạng khác nhau nhưng có cùng T.
- HS đọc Sgk để tìm hiểu.
III. Âm sắc
- Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.
Hoạt động 5 (5 phút): Củng cố-hướng dẫn
Các năng lực thành phần cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
C1: Xác định được kiến thức sau bài học
-Các đặc trưng sinh lý của âm?
-Âm sắc?
Trả lời và ghi nhớ.
Hoạt động 6 (5 phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Các năng lực thành phần cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
C2: Đọc thêm bài “Vài khái niệm vật lý trong âm nhạc” và chuẩn bị bài học sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
- Đọc thêm bài: “Vài khái niệm vật lí trong âm nhạc”.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM
VI.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Sóng dừng trên một sợi dây AB thì thấy có 7 nút (A,B đều là nút). Tần số sóng là 42 Hz. Muốn dây có 5 nút thì tần số dao động là bao nhiêu?
	a.30Hz	b.28Hz	c.58,5Hz	d.63Hz
2.Hai âm có cùng độ cao, chúng có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau?
	a. Cùng tần số.	b. Cùng biên độ.
	c. Cùng bước sóng trong một môi trường.	d. Cả ba câu trên đều đúng
3.Một sóng âm truyền từ không khí vào nước. Sóng âm trong hai môi trường có:
	a.cùng biên độ	b.cùng bước sóng.
	c.cùng tần số.	d.cùng vận tốc truyền âm.
4.Sóng cơ truyền trong không khí với cường độ đủ lớn. Thì tai người có thể cảm nhận được sóng nào dưới đây?
	a.Sóng cơ có tần số 10HZ.	b.Sóng cơ có tần số 3Hz
	c.Sóng cơ có chu kì 0,2	d.Sóng cơ có chu kì 2ms

File đính kèm:

  • doct19.doc