Bài giảng Môn Vật lý lớp 11 - Tuần 8 - Tiết 16 - Bài 9 - Định luật Ôm đối với toàn mạch (tiết 1)

giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.

 Từ hệ thức (9.3) suy ra :

UN = IRN = E – It (9.4)

 và I = (9.5)

 Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.

 

doc2 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 11 - Tuần 8 - Tiết 16 - Bài 9 - Định luật Ôm đối với toàn mạch (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8	 	NGÀY SOẠN 29/9/14
TIẾT 16 	NGÀY DẠY: 07/10/14
Bài 9 ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được quan hệ suất điện động của nguồn và tổng độ giảm thế trong và ngoài nguồn
- Phát biểu được nội dung định luật Ôm cho toàn mạch.
2. Kĩ năng và năng lực:
a.Kĩ năng:	- Mắc mạch điện theo sơ đồ.
	- Giải các dạng Bài tập có liên quan đến định luật Ôm cho toàn mạch.
b. Năng lực:
 	Kiến thức : K1, K2, K3, 
 	Phương pháp: P4 ,P8,P9
	Trao đổi thong tin:,X5,X6,X8
	Cá thể: C1
3. Thái độ
 - Nghiêm túc trong học tập. Hình thành ý thức sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện năng
4. Trọng tâm.
 - Phát biểu được nội dung định luật Ôm cho toàn mạch.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ: Thước kẻ, phấn màu.
- Bộ thí nghiệm định luật Ôm cho toàn mạch.
2. Học sinh: Đọc trước bài học mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : Công và công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua ? Công và công suất của nguồn điện ?
Hoạt động 2 : xây dựng định luật.
Các năng lực thành phần cần đạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
P8- X8: HS làm thí nghiệm
 Giáo viên giới thiệu cách làm thí nghiệm để rút ra định luật 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu định luật Ôm đối với toàn mạch.
Các năng lực thành phần cần đạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
K1- X5: Trình bày được kết quả thí nhiệm
K2- P4: Trình bày được mối quan hệ giữa UN và E,I,RN
K3- X6- P9 _- C1_ : Rút ra biểu thức
 Xử lí số liệu để rút ra kết quả.
 Yêu cầu thực hiện C1.
 Nêu kết quả thí nghiệm.
 Yêu cầu thực hiện C2.
 Yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
 Từ hệ thức (9.3) cho học sinh rút ra biểu thức định luật.
 Yêu cầu học sinh phát biểu định luật .
 Yêu cầu học sinh thực hiện C3.
 Ghi nhận kết quả.
 Thực hiện C1.
 Ghi nhận kết quả.
 Thực hiện C2.
 Rút ra kết luận.
 Biến đổi để tìm ra biểu thức (9.5).
 Phát biểu định luật.
 Thực hiện C3.
II. Định luật Ôm đối với toàn mạch
 Thí nghiệm cho thấy :
UN = U0 – aI = E - aI (9.1)
 Với UN = UAB = IRN (9.2)
 gọi là độ giảm thế mạch ngoài.
 Thí nghiệm cho thấy a = r là điện trở trong của nguồn điện. Do đó :
E = I(RN + r) = IRN + Ir (9.3)
 Vậy: Suất điện động có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.
 Từ hệ thức (9.3) suy ra : 
UN = IRN = E – It (9.4)
 và I = (9.5)
 Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
V. PHỤ LỤC
Câu hỏi trắc nghiệm:
Trong mạch điện kín, hiệu điện thế mạch ngoài UN phụ thuộc như thế nào vào điện trở RN của mạch ngoài?
UN tăng khi RN tăng
UN tăng khi RN giảm
UN không phụ thuộc RN 
UN lúc đầu giảm, sau đó tăng dần khi RN tăng từ 0 đến dương vô cùng.

File đính kèm:

  • docgiao an ttiet 16.doc
Giáo án liên quan