Bài giảng Môn Vật lý lớp 11 - Bài 41 : Sự phóng điện trong chất khí ở áp suất thấp

1. Tính chất của tia catot - tia âm cực

- Tia catot truyền thẳng nếu không chịu tác dụng của điện trường và từ trường.

- Tia catot phát ra vuông góc với mặt catot

- Tia catot có mang năng lương: khi đập vào một vật nào đó làm cho vật nóng lên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 11 - Bài 41 : Sự phóng điện trong chất khí ở áp suất thấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : ___________ 	
Bài 41 : 
SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ 
Ở ÁP SUẤT THẤP 
I. MỤC TIÊU : 
Hiểu được sự phóng điện trong chất khí ở áp suất thấp và ảnh hưởng của áp suất, sự hình thành miền tối catot và cột sáng anốt.
Hiểu được tính chất và bản chất của tia catốt.
Hiểu được ứng dụng của hiện tượng phóng điện thành miền.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY : Phương pháp thuyết giảng.
III. THIẾT BỊ , ĐỒ DÙNG DẠY HỌC . 
Các ống phóng điện trong chất khí ở áp suất thấp
Oáng phóng tia catot
Nguồn điện cao thế 
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 
Phân phối thời gian
Phần làm việc của Giáo Viên
Hoạt đông của học sinh
Ghi chú
Nội dung ghi bảng
Tổ chức ,điều khiển
Kiểm tra bài cũ và kiến thức cũ liên quan với bài mới (3’)
Tia lửa điện phát sinh trong điều kiện nào?
Hồ quang điện được thực hiện trong điều kiện nào?
Nghiên cứu bài mới
I.SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG KHÍ Ở ÁP SUẤT THẤP. 
Thí nghiệm
Oáng thuỷ tinh có hai điện cực bằng kim loại
Bơm hút chân không để làm giảm áp suất trong ống.
Kết quả thí nghiệm
Khi p khoảng 1 – 0,01 mmHg và hiệu điện thế giữa hai điện cực vào khoảng vài trăm vôn: 
+ Phần bề mặt catot có một miền tối : miền tối catốt
+ Phần còn lại của ống đến anốt có một cột sáng : cột sáng anốt.
=> Có sự phóng điện thành miền.
Ứng dụng của sự phóng điện thành miền.
Sự phóng điện thành miền được ứng dụng để tạo ra nguồn sáng gọi là đèn ống. Màu sắc ánh sáng do đèn ống phát ra phụ thuộc vào bản chất của chất khí có trong ống.
II.TIA CATOT( TIA ÂM CỰC) 
Tia catot
Khi p ống khoảng 0,01 – 0,001 mmHg, miền tối catot chiếm đầy ống , các e bức ra từ catot chuyển động đến anốt mà không va chạm với các phân tử khí trong ống. Dòng e phát ra từ catot chuyển động với vận tốc lớn gọi là tia catot – tia âm cực.
Tính chất của tia catot - tia âm cực
Tia catot truyền thẳng nếu không chịu tác dụng của điện trường và từ trường.
Tia catot phát ra vuông góc với mặt catot
Tia catot có mang năng lương: khi đập vào một vật nào đó làm cho vật nóng lên.
Tia catot có thể xuyên qua các lá kim loại mỏng, tác dụng lên kính ảnh hoặc gây ion hoá các chất khí.
Tia catốt làm phát sáng một số chất khi đập vào chúng.
Tia catot bị lệch trong điện trường và từ trường.
Khi hãm lại bởi kim loại có nguyên tử lượng lớn thì phát ra tia X
I.SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG KHÍ KÉM
GV: Mô tả thí nghiệm SGK. Oáng phóng điện được nối với bơm hút nhằm giảm áp suất trong ống.
Một đầu ống nối với cực dương của nguồn : anốt. Đầu còn lại nối với cực âm của nguồn: catot
GV: Thông báo kết quả thí nghiệm 
II.TIA CATOT
Định nghĩa tia catot – tia âm cực: là chùm e phát ra từ catot chuyển động đến anot mà không va chạm với phân tử khí nào.
GV: Trình bày các tính chất của tia catot.
Nêu ứng dụng thực tế 
Theo dõi SGK. Ghi nhớ.
Ghi nhớ.
Tham khảo SGK.
Tham gia xây dựng bài. Ghi nhớ.
Trả lời câu hỏi H.1.
Củng cố bài giảng Dặn dò của học sinh
(5’)
Trả lời các c6au hỏi trong SGK.

File đính kèm:

  • doc11 GAPB 41 CHAT KHI AP SUAT THAP.doc