Bài giảng Môn Vật lý lớp 10 - Tuần 9 - Tiết 18 - Bài 10: Ba định luật Niu-Tơn (tiếp)

Các em hãy đọc C5.

- Có phải búa tác dụng lực lên đinh còn đinh không tác dụng lực lên búa? Nói cách khác lực có thể xuất hiện đơn lẻ được không?

 

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2704 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 10 - Tuần 9 - Tiết 18 - Bài 10: Ba định luật Niu-Tơn (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9	NGÀY SOẠN:07/10/2014
TIẾT 18	NGÀY DẠY: 
Bài 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN (tiếp)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 - Phát biểu được định nghĩa trọng lực, trọng lượng. Vận dụng được định luật II Niu- tơn để tìm ra công thức của trọng lực. 
  - Phát biểu được định luật III Niu-tơn.
  - Viết được biểu thức của định luật III Niu-tơn và của trọng lực.
  - Nêu được đặc điểm của cặp lực và phản lực.
2. Kỹ năng và năng lực:
a. Kỹ năng:
  - Chỉ ra được điểm đặt của cặp “lực và phản lực”. Phân biệt được cặp lực trực đối và cặp lực cân bằng.
  - Vận dụng phối hợp định luật II và III Niu-tơn để giải các bài tập ở trong bài.
b. Năng lực:
	- Kiến thức : K1, K2, K3, K4 
 	- Phương pháp: P5
	- Trao đổi thông tin:,X5,X6
	- Cá thể: C1
3. Thái độ:
  - GDMT: Từ ĐL III Niu-tơn: tác động xấu đến môi trường thì sẽ nhận lấy hậu quả (tương tác).
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Thí nghiệm về hai xe lăn, một xe có gắn lò xo ở một đầu.
 - Thí nghiệm về hai hòn bi như hình 10.2 SGK.
2. Học sinh: 
 - Ôn tập về trọng lực, trọng lượng, công thức tính trọng lượng.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đặt vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:( 2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (13 phút):
 - Hãy phát biểu và viết biểu thức định luật II Niu-tơn, tên gọi và đơn vị của từng đại lượng. Định nghĩa và tính chất của khối lượng?
- Phát biểu định luật I Niu-tơn? Quán tính là gì? cho ví dụ?
3. Bài mới.
Hoạt động 1( 10 phút): Tìm hiểu khái niệm trọng lực và trọng lượng.
Các năng lực cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
K2- Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí→ để trả lời trọng lượng?
P5- Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí→ hệ thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng.
K4- Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp … ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn→ giải thích tại sao sao ở cùng một nơi trên mặt đất ta luôn có: 
- Ở lớp 6 em đã biết trọng lực. Vậy trọng lực là gì?
- Trọng lượng là gì? 
- Chú ý trọng lực gây ra gia tốc rơi tự do.
- Nêu hệ thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng?
- Do đâu mà có hệ thức đó?
- Hãy vận dụng ĐL II vào chuyển động rơi tự do của vật.
- Nhận xét: g = 9,8m/s2 nếu vật có khối lượng m = 1kg thì P = 9,8N.
- Hãy giải thích tại sao ở cùng một nơi trên mặt đất ta luôn có: 
- Trọng lực là lực hút của trái đất đặt vào vật, có phương thẳng đứng có chiều từ trên xuống.
- Trọng lượng là độ lớn của trọng lực. Trọng lực được đo bằng lực kế.
P = 10m
- Vận dụng ĐL II ta được:
- Hs vận dụng kiến thức để chứng minh.
3. Trọng lực.Trọnglượng
a. trọng lực(): là lực của trái đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. 
b. Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng, kí hiệu P. Trọng lượng được đo bằng lực kế.
c. Công thức tính trọng lực:
Hoạt động 2( 10 phút):Tìm hiểu định luật III Niu-tơn.
Các năng lực cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
K3- Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập→ để trả lời các câu hỏi
K4- Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp … ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn→ phân tích các ví dụ (H10.3, 10.4)
K1- Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.→định luật III niuton.
- Cho 2 hòn bi va chạm. Em có nhận xét gì về chuyển động của hòn bi A và B
- Như vậy qua va chạm cả A và B đều thu được gia tốc. Theo em những lực nào gây ra gia tốc đó?
- Vậy khi A va chạm vào B không những A tác dụng lực lên B mà ngược lại, B cũng tác dụng lực lên A
- Giới thiệu và phân tích các ví dụ (H10.3, 10.4)
- Qua tất cả ví vụ trên, hãy rút ra kết luận khái quát?
- Hai lực này giá, chiều, độ lớn như thế nào?
- Hs quan sát rồi trả lời: B đang đứng yên thì chuyển động. A đang chuyển động thì đổi hướng vận tốc.
- HS trả lời: 
- Chú ý các ví dụ.
- Nếu A tác dụng lên B một lực thì B cũng tác dụng lên A một lực.
- Cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn.
III. Định luật III Niu-tơn
1. Sự tương tác giữa các vật
A
B
TƯƠNG TÁC
B tác dụng lên A
A tác dụng lên B
2. Định luật
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
Hoạt động 3(7 phút): Tìm hiểu đặc điểm của cặp " lực và phản lực"
Các năng lực cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
K3- Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập→ để trả lời câu hỏiC5 và các câu hỏi khác.
X5- Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ).
X6- trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ) một cách phù hợp.
- Các em hãy đọc C5.
- Có phải búa tác dụng lực lên đinh còn đinh không tác dụng lực lên búa? Nói cách khác lực có thể xuất hiện đơn lẻ được không?
- Nếu đinh tác dụng lên búa 1 lực có độ lớn bằng lực mà búa tác dụng lên đinh thì tại sao búa lại hầu như đứng yên? Nói cách khác cặp lực và phản lực có cân bằng nhau không?
- Gv nêu ví dụ:
- Muốn bước đi trên mặt đất, chân ta phải làm thế nào?
- Vì sao trái đất hầu như đứng yên, còn ta đi được về phía trước?
- VD: Một quả bóng đặp vào tường, lực nào làm cho quả bóng bật ra? Vì sao hầu như tường vẫn đứng yên?
- Hs đọc C5 và trả lời.
+ Không. Đinh cũng tác dụng lên búa một lực.
+ Không. Lực bao giờ cũng xuất hiện từng cặp trực đối.
+ Vì búa có khối lượng lớn.
+ Không cân bằng nhau vì chúng đặt vào 2 vật khác nhau.
+ HS trả lời
+ HS trả lời
+ HS trả lời
3. Lực và phản lực
a. Đặc điểm
- Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời
- Lực và phản lực cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là 2 lực trực đối.
- Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào 2 vật khác nhau.
b. Ví dụ
Hoạt động 4 (3 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Các năng lực cần đạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức vật lý
 à Tóm tắt lại kiến thức
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập à Làm bài tập vận dụng
X5- X6: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nlàm việc nhóm… ).
Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ) một cách phù hợp. à Để hoàn thành bài tập vận dụng
+ GV yêu cầu HS tóm tắt lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập SGK và ghi các BT do GV đưa ra.
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Lĩnh hội kiến thức và thực hiện các yêu cầu của GV:
- Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
- Làm bài tập 
- Ghi các bài tập về nhà.
- Chuẩn bị bài mới.
V. PHỤ LỤC
* TRẮC NGHIỆM:
Câu 16: Chọn câu đúng:
 Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:
tác dụng vào cùng một vật.
không bằng nhau về độ lớn. cùng giá.
 Câu 17:Chọn câu phát biểu đúng: 
a) Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
b) Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.
c) Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng. 
d) Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.
VI. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docgiao an t18.doc