Bài giảng Môn Vật lý lớp 10 - Tiết 22: Định luật 3 Newton
Hs nêu nhận xét về 2 lực tương tác cùng giá ,ngược chiều ,cùng độ lớn .Ghi nhận đây là 2 lực trực đối .Phát biểu định luật .
-Hs đọc sgk , trả lời được các đặc điểm của lực và phản lực :cùng lọai, cùng xuất hiện và mất đi đồng thời , là 2 lực trực đối , không cân bằng nhau vì đặt lên 2 vật khác nhau.
Ngày soạn : 6.10.2007 Phần1:CƠ HỌC. Chương 2:ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM. CÁC LỰC TRONG CƠ HỌC. Tiết 22: ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON. A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Hiểu được tác đụng cơ học bao giờ cũng xảy ra theo 2 chiều và các lực tương tác giữa 2 vật là các lực trực đối . 2.Kỹ năng: Biết vận dụng định luật 3 Newton để giải thích 1 số hiện tượng liên quan đến sự bằng nhau và trái chiều của tác dụng và phản tác dụng. B.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: -chuẩn bị thí nghiệm hình 16.2 và 16.3 sgk (hoặc thí nghiệm tương đương). - Nội dung ghi bảng 1.Nhận xét: A tác dụng lên B thì B cũng tác dụng lên A.Đó là sự tác dụng tương hỗ (tương tác) giữa các vật. 2.Định luật : a.Thí nghiệm: b.Định luật : sgk 3.Lực và phản lực: Một trong 2 lực tương tác là lực tác dụng , lực kia là phản lực . Đặc điểm : Cùng xuất hiện và mất đi đồng thời , cùng loại , không cân bằng nhau. 4.Bài tập vận dụng : 2. Học sinh: ôn tập khái niệm và các đặc trưng của lực. C.Tổ chức hoạt động dạy học: HĐ1:KTBC . (5p) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Câu hỏi :-Nêu các đặc trưng của lực. - Nội dung định luật 2 . Nhận xét câu trả lời . - 1 hs trả lời câu hỏi . -Nhận xét câu trả lời của bạn , nghe gv nhận xét. HĐ2:Tìm hiểu nội dung định luật 3 Newton , lực và phản lực. (20p) *Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 1 và quan sát hình 16.1.Đặt câu hỏi tại sao An bị lùi về phía sau . - Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 2 và quan sát hình 16.2.Tại sao nam châm và sắt di chuyển về phía nhau.? -Vậy có kết luận gì về tương tác giữa 2 vật ?Hs trả lời xong , gv nói thêm kết luận trên đúng cho cả tương tác tiếp xúc và không tiếp xúc . *Gv: tiến hành thí nghiệm hình 16.3.Sau đó chia lớp thành 2 nhóm cho tiến hành thí nghiệm tương tự .Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm . -Yêu cầu hs so sánh 2 lực tương tác trong các thí nghiệm .Từ đó phát biểu định luật . GVghi biểu thức định luật lên bảng. *Yêu cầu hs đọc mục 3.Nêu câu hỏi về đặc điểm của lực và phản lực . -Đọc ví dụ sgk , quan sát hình và trả lời . Mô tả tác dụng của An lên Bình và ngược lại . - Đọc ví dụ sgk , quan sát hình và trả lời . Mô tả tác dụng của nam châm lên Fe và ngược lại. -Hs trả lời tương tác luôn diễn ra theo 2 chiều .Phân biệt được 2 tương tác trong 2 ví dụ trên.. -Hs quan sát gv làm thí nghiệm ,ghi kết quả thí nghiệm . -Hs các nhóm làm thí nghiệm , trình bày kết quả thí nghiệm . -Hs nêu nhận xét về 2 lực tương tác cùng giá ,ngược chiều ,cùng độ lớn .Ghi nhận đây là 2 lực trực đối .Phát biểu định luật . -Hs đọc sgk , trả lời được các đặc điểm của lực và phản lực :cùng lọai, cùng xuất hiện và mất đi đồng thời , là 2 lực trực đối , không cân bằng nhau vì đặt lên 2 vật khác nhau. HĐ3:Bài tập vận dụng. (15p) -Lần lượt yêu cầu hs đọc câu hỏi 1,2,3 trong phần 4 và trả lời. -Hướng dẫn các hs khác nhận xét câu trả lời của bạn . -Điều chỉnh câu trả lời chưa đúng của học sinh. -Yêu cầu đọc phần chữ nhỏ sgk :cách xác định khối lượng dựa vào tương tác .Yêu cầu hs cho biết ý nghĩa của phép đo khối lượng này . -Đọc các câu hỏi trong phần 4 , tham khảo phần bài giải của sgk và trình bày câu trả lời trước lớp.. -Các học sinh khác nhận xét , bổ sung câu trả lời của bạn. -Nghe gv chỉnh sửa , ghi nhận những điều chỉnh của gv. -Hs đọc sgk , ghi nhận phương pháp đo khối lượng thứ 2 , trình bày ý nghĩa của phép đo khối lượng này . HĐ4:Củng cố + HDVN (5p) -BT 1.Tịến hành thí nghiệm minh họa bài tập.Yêu cầu học sinh trình bày bài giải . -VN: các bài tập sgk + Xem bài sau. -Theo dõi thí nghiệm , đọc bài tập , suy nghĩ và trình bày bài giải theo yêu cầu của gv.Các hs khác nhận xét ,bổ sung . -Ghi công việc VN. D.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiết 22.doc