Bài giảng Môn Vật lý lớp 10 - Tiết 10: Kiểm tra 1 tiết
B: Tự luận
Câu11. Vì sao nhờ có gương phản xạ, đèn pin lại có thể chiếu ánh sáng đi xa?(0,5điểm)
Câu12 : Nhật thực , Nguyệt thực xảy ra khi nào? (1 điểm)
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 10: KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về các kiến thức vật lí đã học trong chương quang hoc 2/ Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tư duy, giải các bài tập vật lí 3/ Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. - Có ý thức nghiêm túc, tự lực làm bài. II. Tài liệu và phương tiện dạy học: - HS: Kiến thức - GV: Đề kiểm tra. III.Chuẩn bị 1/ Hình thức kiểm tra: Kết hợp TL + TNKQ 2/ Thiết kế ma trận Chủ đề NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1.Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng 1 0.5 2. Sự truyến ánh sáng. ứng dụng ĐL truyền thẳng ánh sáng 1 0,5 1 1 3. Định luật phản xạ ánh sáng 2 1 4. Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng 1 0,5 1 3.5 5. Gương cầu lồi 2 1 1 0.5 6. Gương cầu lõm 2 1 1 0,5 3/ Đề bài A: Trắc nghiệm Câu1.( 0.5 đ). Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật? A. Khi mắt ta hướng vào vật . B. Khi mắt ta phát ra những tia sáng đến vật. C. Khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta. D.Khi giữa vật và mắt không có khoảng tối. Câu2.(0.5 đ) .Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường nào? A. Theo nhiều đường khác nhau. C. Theo đường thẳng. B. Theo đường gấp khúc. D. Theo đường cong. Câu3 (0.5 ) Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng với: A. Tia tới và đường vuông góc với tia tới. B.Tia tới và đường pháp tuyến với gương. C.đường pháp tuyến với gương và đường vuông góc với tia tới. D. Tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. Câu4.(0.5 đ) Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng như thế nào? A. Góc tới gấp đôi góc phản xạ. C. Góc phản xạ bằng góc tới. B. Góc tới lớn hơn góc phản xạ. D.Góc phản xạ lớn hơn góc tới. Câu5. (0.5 đ) Ẩnh của một vật tạo bởi gương phẳng: A. Lớn hơn vật. C. Nhỏ hơn vật. B. Bằng vật. D.Gấp đôi vật. Câu6.( 0.5 đ) Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi: A. Nhỏ hơn vật. C. Bằng vật. B. Lớn hơn vật D.Gấp đôi vật. Câu7.( 0.5 đ) Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm: A.Nhỏ hơn vật. C. Lớn hơn vật. B. Bằng vật D.Bằng nửa vật. Câu8. (0.5 đ) Vì sao người lái xe ô tô không dùng gương cầu lõm đặt phía trước để quan sát ảnh của các vật ở trên đường, phía sau xe? A. Vì gương cầu lõm chỉ cho ảnh thật, phải hứng trên màn mới thấy được. B. Vì ảnh ảo quan sát được trong gương cầu lõm rất lớn nên chỉ nhìn thấy một phần. C.Vì trong gương cầu lõm ta chỉ nhìn thấy ảnh ảo của những vật để gần gương ( không quan sát được các vật ở xa). D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lõm quá bé. Câu9.( 0.5 đ) Lần lượt đặt mắt trước một gương cầu lồi, một gương phẳng ( cùng chiều rộng), cách hai gương một khoảng bằng nhau. So sánh vùng nhìn thấy của hai gương: A. Vùng nhìn thấy của gương phẳng lớn hơn của gương cầu lồi. B.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng. C.Vùng nhìn thấy của hai gương bằng nhau. D. Không so sánh được. Câu10.( 0.5 đ) So sánh độ lớn ảnh ảo của một vật quan sát được trong gương cầu lõm với ảnh ảo của cùng vật đó quan sát được trong gương cầu lồi A. Lớn hơn B. Nhỏ hơn C. Bằng nhau D. Cả A,B,C đều sai B: Tự luận Câu11. Vì sao nhờ có gương phản xạ, đèn pin lại có thể chiếu ánh sáng đi xa?(0,5điểm) Câu12 : Nhật thực , Nguyệt thực xảy ra khi nào? (1 điểm) Câu13.Cho một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng ( hình vẽ) a, Hãy vẽ một tia phản xạ ứng với tia tới AI bất kì.( 0.5 điểm) b, Vẽ ảnh A/B/ của AB tạo bởi gương phẳng theo 2 cách.(1,5 điểm) c, Gạch chéo vùng đặt mắt để có thể quan sát được toàn bộ ảnh A/B/. (1,5điểm) B A 4/ Đáp án a/ Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C C D C B A C C B B b/ Tự luận Câu 11: Vì đó là gương cầu lõm cho chùm phản xạ song song, nên đèn pin có thể chiếu ánh sang đi xa. Câu 12: Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng nằm trong khoảng từ Mặt Trời đến Trái Đất.trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và nửa bóng tối. Đứng ở chỗ bóng tối không nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là nhật thực toàn phần. đứng ở chỗ nửa bóng tối ta nhìn thấy một phần Mặt Trời gọi la nhật thực một phần Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 13 A B Vùng nhìn thấy A’B’ I K A’ B’ *.Biểu điểm: -HS làm các câu từ 1 đến 11 đúng, mỗi câu được 0,5 điểm. -Hs làm câu 12 đúng được 1 điểm -HS vẽ được một tia phản xạ ứng với tia tới AI bất kỳ được 0,5 điểm. -Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương phẳng theo các cách khác nhau đúng: 1,5 điểm ( vẽ theo định luật phản xạ ánh sáng và theo tính chất ảnh). - Tìm và gạch chéo được vùng đặt mắt để có thể quan sát được toàn bộ ảnh A/B/ đúng được 1,5điểm IV: Tổ chức các hoạt động dạy học 1/ ổn định tổ chức lớp Sic số : 7A 7B 2/ phát đề GV phát đề đã chuẩn bị 3/ Tiến hành kiểm tra - Bắt đầu tính giờ làm bài kiểm tra -GV yêu cầu HS nghiêm túc làm bài 4/ Thu bài 5/ Nhận xét giờ kiểm tra - Khen ngợi với những HS có ý thức trong kiểm tra - Phê bình trước lớp những HS chưa nghiêm túc trong giờ kiểm tra 6/Hướng dẫn về nhà: - Đọc trước bài 10: NGUỒN ÂM ngày………tháng……..năm 2013 NGƯỜI KIỂM TRA …………………………………………………….. * Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- kiem tra 1t mon ly.doc