Bài giảng Môn Vật lý lớp 10 - Thí nghiệm biểu diễn khảo sát các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

- Dùng đầu chiếc đũa hoặc chiếc que tre chọc chọc nhẹ vào phần màng xà phòng nằm trong vòng dây chỉ. Ngay khi phần màng xà phòng này bị thủng, vòng dây chỉ sẽ bị các lực căng của phần màng xà phòng còn đọng lại trên khung dây đồng kéo nó căng đều về mọi phía tạo thành một vòng tròn. Vì hình tròn có dieenjt ích lơn nhất trong số các hình có cùng chu vivowis nó nên ta suy ra phần màng xà phòng còn đọng lại trên mặt khung dây có diện tích nhỏ nhất.

docx2 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 10 - Thí nghiệm biểu diễn khảo sát các hiện tượng bề mặt của chất lỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thí nghiệm biểu diễn
KHẢO SÁT CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
1. Mục đích thí nghiệm
- Khảo sát hiện tượng dính ướt và không dính ướt của chất lỏng.
- Khảo sát hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
- Quan sát hiện tượng mao dẫn.
2. Dụng cụ thí nghiệm
- Bản thuỷ tinh phẳng.
- Hộp phẳng bằng nhôm hai đầu hở, mặt trên dán nilon, mặt dưới để trần. 
- Bản nhựa phẳng.
- Khung dây đồng có cán, bên trong có buộc vòng dây chỉ.
- Ba ống mao dẫn có đường kính khác nhau+giá đỡ. 
3. Trình tự thí nghiệm
a. Khảo sát sự dính ướt và không dính ướt
- Lau sạch bản thuỷ tinh. Nhỏ một giọt nước lên mặt bản thuỷ tinh. Quan sát thấy giọt nước chảy lan ra và bám dính vào bản mặt. Dốc nghiêng bản thuỷ tinh, giọt nước vẫn bám dính vào bản mặt, không bị lăn và rơi xuống phía dưới.
- Làm thí nghiệm tương tự như trên đối với bản mặt nhựa phẳng, mặt bản nhôm phẳng để trần hoặc mặt bản nhôm có dán lớp nilon mỏng. Quan sát xem bản mặt nào bị nước dính ướt? Mặt bản nào không bị nước dính ướt?
Chú ý: Mặt bản nào không dính ướt thì giọt nước nhỏ xuống mặt của nó sẽ vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực, đồng thời khi dốc nghiêng mặt bản thì giọt nước sẽ lăn xuống phía dưới.
b. Khảo sát hiện tượng căng bề mặt
- Pha xà phòng (nên dùng xa phòng nước gội đầu) vào nước sạch đựng trong cốc nhựa để được dung dịch xa phòng.
- Cầm cán nhựa của khung dây đồng và nhúng ngập khung dây vào dung dịch xà phòng. Sau đó nhấc nhẹ khong dây đồng ra khỏi dung dịch xà phòng. Quan sát thấy mặt nhôm đồng và vòng dây chỉ nằm trong nó đều bị phủ kín bởi màng mỏng dung dịch xà phòng, đồng thời vòng dây chỉ lúc đó có hình dạng bất kì.
- Dùng đầu chiếc đũa hoặc chiếc que tre chọc chọc nhẹ vào phần màng xà phòng nằm trong vòng dây chỉ. Ngay khi phần màng xà phòng này bị thủng, vòng dây chỉ sẽ bị các lực căng của phần màng xà phòng còn đọng lại trên khung dây đồng kéo nó căng đều về mọi phía tạo thành một vòng tròn. Vì hình tròn có dieenjt ích lơn nhất trong số các hình có cùng chu vivowis nó nên ta suy ra phần màng xà phòng còn đọng lại trên mặt khung dây có diện tích nhỏ nhất.
c. Khảo sát hiện tượng mao dẫn
- Dùng nước ấm pha chanh hoặc dấm và hút nó vào trong 3 ống mao dẫn có đường kính trong khác nhau để rửa sạch thành bên trong của các ống này.
- Nhỏ nước cất vào đầy ba lỗ trên mặt tấm nhựa gắn với chân đế của giá đỡ. Cắm ba ống mao dẫn vào ba lỗ chứa đầy nước cất theo thứ tự đường kính trong giảm dần từ to đến nhỏ.
Quan sát xem mức nước trong ống nào cao nhất? Độ cao mức nước dâng lên trong ống liên quan đến đường kính trong của ống như thế nào?

File đính kèm:

  • docx10. Hien tuong mao dan.docx