Bài giảng Môn Vật lý lớp 10 - Bài 1: Chuyển động cơ (tiết 3)
Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò.(10 phút)
- Các em đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. Cho thêm một số ví dụ về ĐL III phải chỉ ra được cặp lực và phản lực.
- Hai người kéo co tại sao có 1 người thắng, người thua? Điều đó có trái với ĐL III hay không?
--Trả lờI các câu hỏI 7,8,9,10,13,14,15
- Về nhà học bài làm tất cả các bài tập còn lại. Chuẩn bị bài tiếp theo.
V. Rút kinh nghiệm.
̀i (do có lực ma sát) - Hs lắng nghe vấn đề. Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật I Niu-tơn.(15 phút) - Cả lớp quan sát thí nghiệm nêu nhận xét theo yêu cầu - Do có ma sát giữa viên bị và máng nghiêng. - Viên bi đi được đoạn đường xa hơn. - Suy luận cá nhân hoặc trao đổi nhóm để trả lời: (sẽ dài hơn lúc đầu) - Lăn mãi mãi - Không - Hs phát biểu & ghi nhận định luật I - Xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn - Trả lòi câu hỏi C1. Nêu một vài ví dụ khác Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật II Niu-tơn. .(10 phút) -Quan sát thí nghiệm nhận xét +F càng lớn thì a càng lớna và F cùng hướng. + m càng lớn thì a càng nhỏ - HS phát biểu: gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Hoạt động 4: Tìm hiểu định nghĩa và tính chất của khối lượng..(10 phút) - Là đại lượng chỉ lượng vật chất của một vật -Trả lờI câu hỏI C2 - Hs chú ý gv nhận xét và tiếp thu khái niệm khối lượng. - Lắng nghe và ghi nhận. -Trả lờI câu hỏI C3 Hoạt động 5: Tìm hiểu khái niệm trọng lực và trọng lượng.(5 phút) - Trọng lực là lực hút của trái đất đặt vào vật, có phương thẳng đứng có chiều từ trên xuống. - Trọng lượng là độ lớn của trọng lực. Trọng lực được đo bằng lực kế. - Vận dụng ĐL II ta được: - Trả lời câu hỏi C4 I. Định luật I Niu-tơn 1. Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê (1) (2) (1) (2) (1) (2) * Nếu không có ma sát và nếu máng (2) nằm ngang thì hòn bi sẽ lăn với vận tốc không đổi mãi mãi 2. Định luật I Niu-tơn Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. thì 3. Quán tính Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. * Định luật I gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính. II. Định luật II Niu-tơn 1. Định luật II Niu-tơn Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. hay - Trong đó: a: là gia tốc của vật (m/s2) + F: là lực tác dụng (N) + m: khối lượng của vật (kg) Trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì là hợp lực của tất cả các lực đó. 2. Khối lượng và mức quán tính a. Định nghĩa Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. b. Tính chất của khối lượng. - Khối lượng là một địa lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mọi vật. - Khối lượng có tính chất cộng 3. Trọng lực. Trọng lượng a. Trọng lực là lực của trái đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do.(điểm đặt tại trọng tâm của vật) b. Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng, kí hiệu P. Trọng lượng được đo bằng lực kế. c. Công thức tính trọng lực Hoạt động 6 :Củng cố, dặn dò.(3phút) - Các em đọc lại phần ghi nhớ (từ ý 1 đến ý 6) - Về nhà tìm thêm ví dụ về quán tính (có lợi và có hại); VD minh họa khối lượng đặc trưng cho mức quán tính. Chuẩn bị tiếp phần còn lại của bài. V. Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần: Tiết PPCT: 18 Lớp: 10A1,O5 Bài 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN (tt) III. Phương pháp dạy học : đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thực nghiệm , giao việc cho học sinh… IV. Tiến trình giảng dạy. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ. (10’) - Hãy phát biểu và viết biểu thức định luật II Niu-tơn, tên gọi và đơn vị của từng đại lượng. Định nghĩa và tính chất của khối lượng? - Phát biểu định luật I Niu-tơn? Quán tính là gì? cho ví dụ? Viết công thức tính trọng lượng? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Nêu một vài ví dụ +Tương tác giữa hai hòn bi +Quả bóng ten nis chạm vào mặt vợt +Hai người trượt băng đẩu nhau - Qua tất cả ví vụ trên, hãy rút ra kết luận khái về sự tương tác -Yêu cầu học sinh phát biểu định luật III niutơn - Giới thiệu cặp lực và phản lực . - Trả lờI câu hỏI C5 -Nêu các đặc điểm của cặp lực và phản lực - Gv nêu ví dụ: - Muốn bước đi trên mặt đất, chân ta phải làm thế nào? - Vì sao trái đất hâu như đứng yên, còn ta đi được về phía trước. - VD: Một quả bóng đặp vào tường, lực nào làm cho quả bóng bật ra? Vì sao hầu như tường vẫn đứng yên? Hoạt động 1: Tìm hiểu định luật III Niu-tơn.(15 phút) - Theo dõi các mô hình.Chú ý các ví dụ. -Nêu khái niệm về sự tương tác giữa các vật - Nếu A tác dụng lên B một lực thì B cũng tác dụng lên A một lực. Các lực này Cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn. - Phát biểu định luật Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của cặp “lực và phản lực”.(10 phút) - Hs đọc C5, TL rồi trả lời: -Trả lờI theo yêu cầu - Chân đạp về mặt đất 1 lực hướng về phía sau. - Do khối lượng của trái đất rất lớn so với khối lượng cơ thể người. - Hs trả lời: III. Định luật III Niu-tơn 1. Sự tương tác giữa các vật 2. Định luật Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. 3. Lực và phản lực a. Đặc điểm - Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời - Lực và phản lực cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là 2 lực trực đối. - Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào 2 vật khác nhau. b. Ví dụ Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò.(10 phút) - Các em đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. Cho thêm một số ví dụ về ĐL III phải chỉ ra được cặp lực và phản lực. - Hai người kéo co tại sao có 1 người thắng, người thua? Điều đó có trái với ĐL III hay không? --Trả lờI các câu hỏI 7,8,9,10,13,14,15 - Về nhà học bài làm tất cả các bài tập còn lại. Chuẩn bị bài tiếp theo. V. Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần: Tiết PPCT: 19 Lớp: 10A1,O5 Bài 11: LỰC HẤP DẪN - ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN I. Mục tiêu. a. Về kiến thức: Nêu được khái niệm về lực hấp dẫn & các đặc điểm của lực hấp dẫn Phát biểu được định luật hấp dẫn và viết được hệ thức liên hệ của lực hấp dẫn (giới hạn áp dụng của công thức đó). b. Về kĩ năng: Giải thích được một cách định tính sự rơi tự do và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh bằng lực hấp dẫn. Phân biệt lực hấp dẫn với các loại lực khác như: lực điện, lực từ, lực ma sát,… Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản. c. Về tư duy và thái độ: có khả năng suy luận, nhận thức được sự đúng đắn của khoa học ứng dụng vào thực tiễn thông qua bài học , II. Chuẩn bị. Gv: Mô hình chuyển động của các hành tinh xung quanh hệ mặt trờI HS: xem trước bài III. Phương pháp dạy học : đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thực nghiệm , giao việc cho học sinh… IV. Tiến trình giảng dạy. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ. (5’) Viết biểu thức của định luật III Niu-tơn? Nêu đặc điểm của cặp “lực & phản lực” trogn tương tác giữa hai vật. 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Cho học sinh quan sát hình ảnh chuyền động của mặt trăng quay quanh trái đất và trái đất quanh mặt trời, Đặt điều kiện lực nào giữ cho chúng chuyển động như vậy? - Giáo viên đưa ra khái niện lực hấp dẫn. Lực này có đặc điểm gì khác với các loại lực mà em đã được biết? - Phát biểu nội dung ĐL. Yêu cầu các em nhắc lạI và viết công thức minh hoạ định luật hãy viết công thức của lực hấp dẫn? - G/ thiệu gọi là hằng số hấp dẫn - Nêu các điều kiện để áp dụng định luật? - Trọng lực làm cho cái hộp rơi xuống. Sau khi học xong ĐLVVHD, Ta hiểu trọng lực chính là gì? Điểm đặt của trọng lực ở đâu? - Vậy trọng tâm của vật là gì? - Dựa vào ĐLVVHD hãy lập công thức tính độ lớn của trọng lực? - Hãy viết công thức tính trọng lượng của vật theo ĐL II Niu-tơn - Từ đó rút racông thức tính g. - Khi độ cao h càng lớn thì giá trị của g như thế nào?Viết công thức tính g ở gần mặt đất? Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực hấp dẫn (5phút) - Quan sát rồI suy nghĩ trả lời -Tiếp thi ghi nhớ. ̉ lực hấp dẫn có thể tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật. Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật vạn vật hấp dẫn.(5phút) -Tiếp thu và phát biểu lại - Viết công thức nêu chú thích -cá nhân làm việc với SGK trả lời Hoạt động 3: Nghiên cứu về sự rơi tự do trên cơ sở định luật vạn vật hấp dẫn(10phút) -Vận dụng kiến thức đã học, TL nhóm I. Lực hấp dẫn Lực hấp dẫn là lực hút của mọi vật trong vũ trụ II. Định luật vạn vật hấp dẫn 1. Định luật Lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích 2 khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. m1 m2 r 2. Hệ thức Trong đó: m1; m2 là khối lượng của 2 chất điểm. (kg) r: khoảng cách giữa chúng (m) : Gọi là HS hấp dẫn III. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn Biểu thức của trọng lực theo ĐLVVHD: (1) m là khối lượng của vật h: độ cao của vật so với mặt đất M: Khối lượng trái đất R: Bán kính trái đât. Theo ĐL II Niu-tơn: P = m.g (2) Suy ra: Nếu vật ở gần mặt đất : g=GM/R2 Hoạt động4 :Củng cố, dặn dò.(20phút) - Các em hãy phát biểu lại ĐLVVHD và viết hệ thức của lực dấp dẫn? Tại sao gia tốc rơi tự do & trọng lượng của vật càng lên cao càng giảm? giải bài tập 4,5,6,7 trang 70 - Các em về nhà làm BT trong SGK, SBT và chuẩn bị bài tiếp theo. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần: Tiết PPCT: 20 Lớp: 10A1,O5 Bài 12: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO - ĐỊNH LUẬT HÚC (HOOKE) I. Mục tiêu. a. Về kiến thức: Nêu được đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo đặc biệt là về điềm đặt và hướng. Phát biểu và viết công thức của định luật Húc, nêu rõ ý nghĩa các đại lượng có trong công thức và đơn vị của các đại lượng đó. Nêu được những đặc điểm về lực căng của dây và lực pháp tuyến của hai bề mặt tiếp xúc là hai trường hợp đặc biệt của lực đàn hồi. Biết được ý nghĩa của các khái niệm: giới hạn đàn hồi của lò xo cũng như của các vật có khả năng biến dạng đàn hồi. b. Về kĩ năng: Giải thích được sự biến dạng đàn hồi của lò xo; biểu diễn được lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn và khi bị nén; sử dụng được lực kế để đo lực. Vận dụng được định luật Húc để giải các bài tập có liên quan đến bài học. c. Thái độ:Thận trọng, biết xem xét giới hạn đo của một dụng cụ đo trước khi sử dụng. II. Chuẩn bị. GV: 3 lò xo giống nhau có giới hạn đàn hội thỏa mãn với yêu cầu của TN; một vài quả nặng; thước thẳng độ chia nhỏ nhất đến mm. Một vài lực kế có giới hạn đo khác nhau, kiểu dáng khác nhau. HS: Ôn lại những kiến thức về lực đàn hòi của lò xo và lực kế đã học ở lớp 6. III. Phương pháp dạy học : đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thực nghiệm, giao việc cho học sinh… IV. Tiến trình giảng dạy 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ. (4’) 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào? Có tác dụng gì? Thí nào có thể phát hiện ra sự tồn tại của lực đàn hồi của lò xo? - Khi một vật đàn hồi bị biến dạng thì ở vật xuất hiện một lực gọi là lực đàn hồi. Trong bài này chúng ta nghiên cứu những đặc điểm của lò xo. - Trong các TN trên, các em nhận thấy lực đàn hồi có xu hướng như thế nào? Lực đàn hồi xuất hiện làm tăng hay giảm độ biến dạng của lò xo. - Lực ĐH của lò xo có xu hướng chống lại sự biến dạng, nếu lò xo bị dãn thì nó có xu hướng co lại hoặc nếu bị nén thì nó có xu hướng dãn ra đến trạng thái ban đầu. - Các em dựa vào định nghĩa lực đàn hồi và những nhận xét trên, hãy suy nghĩ trả lời câu hỏi: Lực đàn hồi xuất hiện tại vị trí nào của lò xo? Có hướng như thế nào? Điểm đặt ở đâu? - Trong các TN trên, do trọng lượng của quả nặng, do lực kéo của tay gọi chung là ngoại lực thì hướng của lực ĐH ở mối đầu của lò xo ngước với hướng của ngoại lực gây biến dạng. - Các em có nhận xét gì về hướng của lực đàn hồi ở 2 đầu lò xo? - Các em hoàn thành C1. + Dùng cảm nhận của ngón tay để phát hiện ra hướng của lực ĐH. + Mối quan hệ giữa độ lớn của lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo. - Ở lớp 6 chúng ta đã biết khi độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực ĐH càng lớn, tuy nhiên chúng ta chưa biết mối q/hệ định lượng như thế nào? Vậy chúng ta cùng nhau tiến hành TN như hình 12.2 SGK. - Các em chú ý: Lò xo bị dã ra là do trọng lượng của quả cân. + Phải chọn các lò xo giống nhau (nếu k được thì phải đánh dấu vị trí của lò xo khi treo 1, 2, 3 quả cân) - Theo ĐL III Niu-tơn, khi quả cân đứng yên à lực kéo của quả cân có độ lớn bằng với lực ĐH. Vậy, xác định trọng lượng của các quả cân cho ta biết độ lớn của lực đàn hồi. - Nếu treo quá nhiều quả cân thì sao? - GV tiến hành TN để kiểm tra nhận xét trên. - Đó chính là do chúng ta kéo vượt quá GHĐH của lò xo - Thông báo kết quả nghiên cứu của Robert Hooke. - Thông báo nội dung định luật: trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. Trong đó: k là hệ số đàn hồi hoặc độ cứng của lò xo là độ biến dạng của lò xo. - Chú ý đối với TH lò xo bị dãn. TH lò xo bị nén - Cho hs quan sát 1 dây cao su và một lò xo. - Lực ĐH ở dây cao su & ở lò xo xuất hiện trong trường hợp nào? - KL: Điểm đặt & hướng của lực căng: giống như lực ĐH của lò xo. - TH các mặt tiếp xúc ép vào nhau: lực ĐH vuông góc với mặt tiếp xúc. Hoạt động 1: Nhắc lại khái niệm về lực đàn hồi của lò xo. Xác định hướng và điểm đặt của lực đ/hồi. - Hs TL nhóm rồi trả lời: + Dùng 2 tay kéo 2 đầu của lò xo thì thấy nó bị dãn ra. + Đặt quả nặng lên trên lò xo thì thấy lò xo bị nén lại. + Mốc quả nặng vào đầu dưới của 1 lò xo gắn cố định thì thấy lò xo bị dãn ra. + Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng, hoắc tác dụng vào tay người trong các TN trên gọi là lực đàn hồi - Lực ĐH có xu hướng làm cho lò xo lấy lại hình dạng & kích thước ban đầu, nghĩa là giảm độ biến dạng. - TL nhóm rồi trả lời: + Lực ĐH xuất hiện ở hai đầu lò xo, điểm đặt của lực đàn hồi là các vật tiếp xúc với lò xo tại 2 đầu đó. + Lực đàn hồi có hướng sao cho chống lại sự biến dạng. - 2 đầu lò xo lực ĐH có hướng ngược nhau. + 2 tay chịu tác dụng của lực đàn hồi của lò xo có điểm đặt tại tay người, cùng phương, ngược chiều với lực kéo. + Khi lực ĐH cân bằng với lực kéo của lò xo thì ngừng dãn.. + Khi thôi kéo, lực ĐH làm cho lò xo lấy lại chiều dài ban đầu. Hoạt động 2: TN tìm hiểu mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo và độ lớn của lực ĐH. - Hs làm việc theo nhóm: + Sử dụng kết quả TN để trả lời C2 (muốn tăng lực của lò xo lên 2 hoặc 3 lần trì phải treo thêm 2 hoặc 3 quả cân giống hệt nhau) + Ghi lại kết quả TN để trả lời C3 (khi độ biến dạng tăng thì lực ĐH tăng; Tỉ số giữa độ dãn & lực đàn hồi có thể coi là không đổi) - Lò xo vẫn tiếp tục dãn nhưng không co lại như ban đầu. Hoạt động 3: Phát biểu định luật Húc - Hs lắng nghe và ghi nhận. +Lò xo dãn: + Nén: Hoạt động 4: Tìm hiểu về lực đàn hồi trong một vài tr/hợp cụ thể - ĐV lò xo lực ĐH xuất hiện khi lò xo dãn hoặc nén. - Dây cao su lực ĐH chỉ xuất hiện khi dây bị kéo căng. - Hs lên bảng vẽ I. Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở cả 2 đầu của lò xo tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với bó làm nó biến dạng, lực ĐH của lò xo hướng vào trong, còn khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài. II. Độ lớn của lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc. 1. Thí nghiệm. C3: Đó là mối liên hệ giữa trọng lượng của các quản cân (cũng là độ lớn của lực đàn hồi) với độ dãn của lò xo. 2. Giới hạn đàn hồi của lò xo. 3. Định luật Húc Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. Trong đó: k là hệ số đàn hồi hoặc độ cứng của lò xo (N/m) là độ biến dạng của lò xo. (m) - Chú ý đối với TH lò xo bị dãn. TH lò xo bị nén Vậy: +Lò xo dãn: + Nén: 4. Chú ý: - Điểm đặt & hướng của lực căng: giống như lực ĐH của lò xo. - TH các mặt tiếp xúc ép vào nhau: lực ĐH vuông góc với mặt tiếp xúc. Hoạt động :Củng cố, dặn dò. - Nêu những đặc điểm của lực ĐH của lò xo, dây cao su, dây thép, mặt phẳng tiếp xúc. P/biểu và viết biểu thức của ĐL Húc. - Về nhà đọc phần có thể em chưa biết, học lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo. V. Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần: Tiết PPCT: 21 Lớp: 10A1,O5 Bài 13: LỰC MA SÁT I. Mục tiêu. a. Về kiến thức: Nêu được hững đặc điểm của lực ma sát (trượt, nghỉ, lăn) Viết được công thức của lực ma sát trượt. Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát b. Về kĩ năng: Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập tương tự như trong bài học. Giải thích được vai trò của lực ma sát nghĩ đối với việc đi lại của còn người, động vật và xe cộ. Bước đầu biết đề xuất giả thuyết một cách hợp lý & đưa ra được phương án TN để kiểm tra giả thuyết. c. Thái đô:có khả năng suy luận, nhận thức được sự đúng đắn của khoa học ứng dụng vào thực tiễn thông qua bài học II. Chuẩn bị. GV: Chuẩn bị dụng cụ TN cho hình 13.1 (khối vật bằng gỗ, lực kế, máng trượt, một số quả cân); vài hòn bi & con lăn. HS: Ôn lại kiến thức về lực ma sát đã được học ở lớp 8 .III. Phương pháp dạy học : đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thực nghiệm , giao việc cho học sinh… IV Tiến trình giảng dạy. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ. (4’) - HS: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Thí nghiệm ĐVĐ: Tác dụng cho một mẫu gỗ trượt trên bàn, một lát sau mẫu gỗ dừng lại. Lực nào đã làm cho vật dừng lại? - Gọi hs lên bảng vẽ các vectơ (hình 13.1) - KL: Khi vật A trượt trên bề mặt của vật B, lực ma sát trượt do B tác dụng đã cản trở chuyển động của A . - Trình bày các TN ở hình 13.1, giải thích về các đo độ lớn của lực ma sát trượt. - Các em tập trung thảo luận trả lời C1. - Gợi ý cho hs dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến đô lớn của lực
File đính kèm:
- Giao an 10 HKi I.doc