Bài giảng Môn Tin học lớp 8 - Tuần 1 - Tiết 1, 2 - Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính (tiếp)
Kiến thức: - HS biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm.
- Hiểu các chức năng chính của phần mềm.
- Biết sử dụng phần mềm tìm hiểu các địa danh trên thế giới, tìm hiểu các hiện tượng kì thú của thiên nhiên.
- Hiểu xâu hơn kiến thức địa lí.
- HS hiểu thêm về thiên nhiên, trái đất, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.
ví dụ? HS: Nếu a > b thì ghi ra màn hình giá trị của a. GV: Dựa vào mẫu câu lệnh em hãy thử viết câu lệnh thực hiện hoạt động ở ví dụ 4. HS: .......... GV: Gọi một HS giải thích câu lệnh. GV: Nêu ví dụ 5, gọi 1 HS đọc. Các hoạt động của chương trình trong ví dụ 5 có thể biểu diễn thành mấy bước? HS: Nêu 2 bước hoạt động. GV: Em thử viết câu lệnh trong Pascal với từ khóa if và then. HS: trả lời GV: Nhận xét và đưa ra câu lệnh. GV: Nêu ví dụ 6, yêu cầu HS nêu các hoạt động cần thực hiện. GV: Đưa ra câu lệnh trong Pascal. GV: Câu lệnh ở ví dụ 4 và 5 là câu lệnh dạng nào? HS: ...... câu lệnh dạng thiếu. GV: Câu lệnh dạng đầy đủ có cú pháp như thế nào? GV: Đưa ra mẫu câu lệnh dạng tổng quát. Yêu cầu 2 HS lên bảng viết lại 2 dạng tổng quát câu lệnh. GV: Cấu trúc rẽ nhánh trong Pascal rất quan trọng và sẽ được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ lập trình. Cấu trúc rẽ nhánh và hoạt động của cấu trúc rẽ nhánh là giống nhau ở mọi ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ lập trình lại có những câu lệnh riêng để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh. 4. Cấu trúc rẽ nhánh - Máy tính thực hiện tuần tự các câu lệnh từ đầu đến cuối. - Máy tính sẽ thực hiện một câu lệnh nào đó nếu một điều kiện cụ thể được thỏa mãn. Ngược lại, nếu không thỏa mãn thì bỏ qua câu lệnh đó hoặc thực hiện một câu lệnh khác. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu: Cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ: 5. Câu lệnh điều kiện * Câu lệnh điều kiện dạng thiếu: If then ; * Ví dụ 4: Nếu a > b thì ghi ra màn hình giá trị của a. Câu lệnh là: If a > b then write (a); * Ví dụ 5: - Bước 1: nhập số a; - Bước 2: Nếu a > 5 thì thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại; * Câu lệnh trong Pascal như sau: Readln(a); If a > b then write (‘so da nhap khong hop le, hay nhap lai.’); * Ví dụ 6 Nếu b 0 thì tính kết quả, ngược lại thì thông báo lỗi. * Câu lệnh trong Pascal như sau: If b 0 then x:=a/b Else write (‘mau so bang 0, khong chia duoc’); * Câu lệnh đầy đủ có dạng: If then else ; V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ - Đọc – hiểu ghi nhớ. - Trả lời câu hỏi và làm bài tập 5, 6 SGK/ trang 51 - Soạn bài tiếp theo “ bài thực hành 4: Sử dụng lệnh điều kiện If ...then”. VI. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐKT. Ngày …tháng 11 năm 2009 Tổ trưởng Nguyễn Đình Ngọ TUẦN 16 Ngày soạn 29/11/2009 Tiết 31-32 Ngày dạy 02/12/2009 Bài thực hành4: SỬ DỤNG CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN IF…THEN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Kiến thức: -Viết được câu lệnh điều kiện if …then trong chương trình. - Kĩ năng: Đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên - Kiểm tra phòng máy cho HS thực hành. - Chuẩn bị sẵn một số thuật toán và chương trình của các bài tập trong Sgk. - Chia nhóm HS để thực hành, thảo luận trong giờ thực hành. 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Đưa nội dung bài tập 1 yêu cầu học sinh đọc và nêu yêu cầu bài toán - Hãy mô tả thuật toán để giải bài toán đã cho? HS: Suy nghĩ trả lời… GV: Chốt lại và đưa ra thuật toán - Chia lớp thành các nhóm 2-3 HS để gõ chương trình trên vào máy. GV: Làm thế nào để dịch và chạy chương trình? Lưu chương trình như thế nào? HS: … GV: Yêu cầu học sinh cho dịch và chạy chương trình. Nhập các bộ dữ liệu để thử chương trình, lưu chương trình với tên SAP_XEP. * Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. GV: Cho HS xem chương trình như trong SGK đưa ra để thấy được sự khác nhau việc sư dụng câu lệnh điều kiện dạng thiếu và đầy đủ. GV: Đưa ra nội dung bài tập 2, nêu yêu cầu bài - Gọi HS nêu thuật toán bài 2 SGK - Đưa ra chương trình của bài 2 SGK và yêu cầu HS tìm hiểu ý nghĩa các câu lệnh trong chương trình, theo em chương trình có lỗi gì không? HS: Các nhóm thực hành gõ và lưu chương trình vào máy, cho dịch và chạy. - Các nhóm cho chạy chương trình với các bộ dữ liệu mà SGK yêu cầu. Qua kết quả nhận được hãy tìm chỗ chưa đúng để sửa chương trình. - Các nhóm cử đại diện phát biểu ý kiến để tìm lỗi. GV: Giải thích lỗi chương trình trong câu a SGK: Khi máy thực hiện đến câu lệnh thứ 2 là: If Long < Trang then Writeln(‘ban Trang cao hon’) else writeln(‘hai ban cao bang nhau’); Thì máy tính “không còn nhớ” đã thực hiện lệnh thứ nhất ngay trước là: If Long > Trang then Writeln(‘ban Long cao hon’); Nên khi thực hiện đến lệnh thứ 2 máy lại xét tất cả các trường hợp có thể, dẫn đến lỗi chương trình. HS: Các nhóm tự sửa theo ý kiến và báo cáo GV: Chốt lại và đưa đoạn chương trình để HS sửa: If Long > Trang then Writeln(‘ban Long cao hon’) else If Long < Trang then Writeln(‘ban Trang cao hon’) else writeln(‘hai ban cao bang nhau’); Ngoài ra GV có thể đưa thêm phương án sửa khác để HS thử đó là dùng ba câu lệnh điều kiện dạng thiếu: If Long > Trang then Writeln(‘ban Long cao hon’); If Long = Trang then Writeln(‘hai ban cao bang nhau’); If Long < Trang then Writeln(‘ban Trang cao hon’); GV: Cho HS nhận xét ý nghĩa câu lệnh trong đoạn chương trình phương án sửa thứ nhất, giới thiệu câu lệnh lặp If…then lồng nhau, đưa ra mẫu cấu trúc câu lệnh lặp If…then lồng nhau: If then else If then else ; GV: Nhấn mạnh: Không đặt dấu chấm phẩy sau câu lệnh trước từ khóa else. Chú ý trong pascal dấu chấm phẩy để phân cách giữa các câu lệnh. GV: Đưa ra nội dung bài tập 3, nêu yêu cầu bài Gọi HS nêu thuật toán bài 3 SGK HS: Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình, soạn, dịch và chạy chương trình với các số tùy ý. Bài 1: Viết chương trình nhập hai số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in hai số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm. Program Sap_xep; Uses crt; Var A, B, T:Integer; Begin Clrscr; {Buoc1: nhap 2 so nguyen a, b tu ban phim} Write(‘nhap so a:’); Readln(a); Write(‘nhap so b:’); Readln(b); {Buoc2: neu a < b thi hien thi gia tri a ra man hinh truoc roi den gia tri bien b} If a < = b then write(a, ‘’, b); {neu b < a thi hien thi ra man hinh gia tri bien b truoc roi den gia tri bien a} If b < a then write(b, ‘’, a); Readln; End. Bài 2: Viết chương trình nhập chiều cao của hai bạn Long và Trang, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao của hai bạn. * Thuật toán: Program Ai_cao_hon; Uses crt; Var Long, Trang:real; Begin Clrscr; Write(‘nhap chieu cao cua Long:’); Readln(Long); Write(‘nhap chieu cao cua Trang:’); Readln(Trang); If Long > Trang then Writeln(‘ban Long cao hon’); If Long < Trang then Writeln(‘ban trang cao hon) else Writeln(‘hai ban cao bang nhau’); Readln End. * Sửa lại chương trình để có kết quả đúng: Cách 1: If Long > Trang then Writeln(‘ban Long cao hon’) else If Long < Trang then Writeln(‘ban Trang cao hon’) else writeln(‘hai ban cao bang nhau’); Cách 2: If Long > Trang then Writeln(‘ban Long cao hon’); If Long = Trang then Writeln(‘hai ban cao bang nhau’); If Long < Trang then Writeln(‘ban Trang cao hon’); * Cú pháp câu lệnh lặp If…then lồng nhau: If then else If then else ; Bài 3: Nhập 3 số dương a, b, c từ bàn phím, kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra 3 số đó có thể là độ dài các cạnh của một tam giác hay không? * Thuật toán: Program ba_canh_tam_giac; Uses crt; Var a, b, c: real; Begin Clrscr; Write(‘nhap ba so a, b, c:’); Readln(a, b, c); If (a+b>c) and (b+c>a) and (a+c>b) then Writeln(‘a, b, c la ba canh cua mot tam giac!’) else Writeln (‘a, b, c không la ba canh cua mot tam giac!’); Readln End. IV. Dặn dò và rút kinh nghiệm 1. Dặn dò: - Về nhà ôn lại một số kiến thức và kĩ năng đã học. - Đọc và nhớ phần ghi nhớ, tổng kết cuối bài. - Soạn bài tiếp theo: “Bài 7: Câu lệnh lặp”. 2. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ĐKT. Ngày …tháng 12 năm 2009 Tổ trưởng Nguyễn Đình Ngọ TUẦN 17-18 Ngày soạn 05/12/2009 Tiết 34-35 Ngày dạy 07/12/2009 ÔN TẬP I. Mục đích – yêu cầu: - Kiến thức: - HS được hệ thống lại các kiến thức cơ bản từ đầu năm về chương trình và NNLT nói chung và NNLT Pascal nói riêng. - Rèn kĩ năng làm các bài tập cơ bản có liên quan - Ôn lại cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc khác nhau tùy theo một điều kiện cụ thể có được thỏa mãn hay không. - Hiểu và viết được chương trình đơn giản. - Kĩ năng: - Phân tích tình huông để dẫn dắt đến vấn đề: Nếu đúng thì...nếu sai thì... - Viết được câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ. - Đọc và hiểu chương trình - Viết được đoạn chương trình. - Thái độ: HS nghiêm túc trong giờ học. II. Phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm. 2. Phương tiện: Bảng phụ một số bài tập. III. Hoạt động dạy và học Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: HS hoạt động theo nhóm trả lời các câu hỏi sau GV: Chương trình MT, viết chương trình, NNLT là gì? GV: Các bước để tạo ra một chương trình MT là gì? Đại diện từng nhóm trả lời, các nhóm khác NX và bổ sung GV chốt lại toàn bộ GV: NNLT gồm những gì? GV: Nêu các quy tắc đặt tên trong lập trình GV: Nêu cấu trúc chung của chương trình? GV: Nêu cách lưu, dich, chạy chương trình? HS lần lượt trả lời GV nhấn mạnh các nội dung cơ bản. GV chú ý lại: - Phần khai báo có thể có hoặc không. Tuy nhiên, nếu có phần khai báo phải được đặt trước phần thân chương trình. - Nhấn phím F2 (hoặc lệnh File?Save) để lưu chương trình - Nhấn tổ hợp phím Alt+F9 để biên dịch chương trình - Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 để chạy chương trình và quan sát kết quả. Hoạt động 2: GV: Nêu các kiểu DL thường dùng trong lập trình ? HS: Số nguyên (Integer) ; số thực (real) ; xâu kí tự (String). Ngoài ra còn có kiểu Char (một kí tự) Hoạt động 3: GV tiếp tục tổ chức cho HS ôn lại cách sử dụng biến và hằng trong lập trình thông qua hình thức vấn đáp tại chỗ GV nhấn mạnh một số điểm - Tên biến phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình. - Hằng phải được gán giá trị ngay khi khai báo. Giá trị này sẽ được sử dụng trong suốt chương trình. Hoạt động 4: GV: Ngôn ngữ lập trình viết câu lệnh để thực hiện các cấu trúc rẽ nhánh gồm những dạng nào? GV: Kết luận chung Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để thực hiện các cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đủ. GV: Đưa mẫu câu lệnh thực hiện cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu trong Pascal. GV: Nhấn mạnh dấu ‘;’ cuối câu. GV: Đưa ra ví dụ 1 - Hãy nêu yêu cầu của ví dụ? HS: Nếu a > b thì ghi ra màn hình giá trị của a. GV: Câu lệnh dạng đầy đủ có cú pháp như thế nào? GV: Đưa ra câu lệnh trong Pascal. GV: Nêu ví dụ 2, yêu cầu HS nêu các hoạt động cần thực hiện. Hoạt động 5: GV: đưa ra một số bài tập theo hình thức trắc nghiệm để HS củng cố các kiến thức đã ôn GV: Treo bảng phụ bài tập 1 lên bảng, yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập. GV: Gọi 5 HS đại diện 4 nhóm lên bảng sửa bài tập. HS: Lên bảng trình bày. GV: Sửa lỗi nếu có và củng cố kiến thức cũ cho HS. GV: Đưa bài tập 2 yêu cầu HS làm ra giấy nháp. HS: làm bài ra giấy. GV: Gọi 2 HS lần lượt trả lời kết quả. HS: đứng tại chỗ trả lời GV: Sửa sai nếu có. GV: Treo bảng phụ bài tập 3 lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ làm ra nháp. HS: Lên bảng làm bài GV: Sửa lỗi và củng cố kiến thức cũ cho HS. GV: Đưa bài tập 4 yêu cầu HS làm ra giấy nháp. HS: làm bài ra giấy. GV: Gọi 4HS lần lượt trả lời kết quả. HS: đứng tại chỗ trả lời GV: Sửa sai nếu có. I. LÝ THUYẾT: 1. Máy tính, chương trình máy tính, NNLT. - Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. - Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công vệc hay giải một bài toán cụ thể. - NNLT là NN dùng để viết các chương trình MT - Việc tạo ra chương trình máy tính thực chất gồm hai bước sau: (1) Viết chương trình theo ngôn ngữ lập trình; (2) Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được. + NNLT gồm: Bảng chữ cái và các quy tắc. * Quy tắc đặt tên trong chương trình: -Tên khác nhau tương ứng với những đai lượng khác nhau -Tên không được trùng với các từ khóa -Không được bắt đầu bằng chữ số - Không được chứa dấu cách (kí tự trống) * Cấu trúc chung của môt chương trình: Gồm 2 phần: • Phần khai báo thường gồm các câu lệnh dùng để: + Khai báo tên chương trình; + Khai báo các thư viện (chứa các lệnh viết sẵn cần sử dụng trong chương trình) và một số khai báo khác. + Khai báo biến và hằng. • Phần thân của chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có. 2. Chương trình MT và dữ liệu: - Các kiểu DL thường dùng - Các phép toán và kí hiệu trong NNLT Pascal - Quy tắc tính các biểu thức số học - Các phép so sánh 3. Sử dụng biến trong chương trình Trong lập trình biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình. *Việc khai báo biến gồm: - Khai báo tên biến; - Khai báo kiểu dữ liệu của biến có thể lưu. và phải đặt trong phần khai báo. * Các thao tác được thực hiện trên các biến là: + Gán giá trị cho biến và + Tính toán với các biến. * Hằng và cách khai báo hằng - Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. - const là từ khóa để khai báo hằng 4. Câu lệnh điều kiện Câu lệnh điều kiện dạng thiếu: If then ; * Ví dụ 1: Nếu a > b thì ghi ra màn hình giá trị của a. Câu lệnh là: If a > b then write (a); b. Câu lệnh đầy đủ có dạng: If then else ; * Ví dụ 2 Nếu b 0 thì tính kết quả, ngược lại thì thông báo lỗi. * Câu lệnh trong Pascal như sau: If b 0 then x:=a/b Else write (‘mau so bang 0, khong chia duoc’); II. BÀI TẬP: Bài 1: Khoanh tròn vào đáp án đúng. 1/ Phép toán (105 div 10 + 105 mod 5) có gía trị là: A. 5 B. 0 C. 15 D. 10 2/ Thứ tự đúng của chương trình Program Chuong trinh 1; (1) Begin (2) Uses crt; (3) Writeln ( ’ Thơi khoa bieu’);(4) End. (5) A. 1, 3, 2, 4, 5 B. 1, 2, 4, 3, 5 C. 2, 3, 1, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4, 5 3/ Trong các tên sau đây, tên nào hợp lệ trong NNLT Pascal? A. Khoi 8 B. Hinhvuong; C. Bai-tap-thuc-hanh D. begin 4/ Cho X là biến số thực sau khi thực hiện lệnh gán X:=12.41; Để in ra màn hình như sau: X=12.41 Hãy chọn lệnh đúng: A.Writeln(X); B. writeln(X:5); C.Writeln(‘X=’,X:5:2); D. Writeln( ‘X=, X:5:2’); 5/ Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng? (0,5đ) a. Var tb : Real; c. Var 4hs : Integer; b. Const x : Real; d. Var R = 30; Bài 2: Chuyển các biểu thức được viết trong Pascal sau đây thành các biểu thức toán học: a. a*a*a/((2*b+c)*(2*b+c)); b. ((6+4)*(6+4)-10)/((4+1)*(4+1)) Bài 3: Viết biểu thức toán học sau đây dưới dạng biểu thức trong Pascal: a. (10– 5)2 – 20 :3; b. (a2 + b)(1+c)3 Bài 4: Sau mỗi câu lệnh dưới đây, giá trị của biến X sẽ là bao nhiêu nếu trước đó giá trị của X bằng 10. a. if X mod 3=1 then X:=X+3; b. If (X div 3=3) and (X>=4) then X:=0; c. If (X mod 3=3) or (X>=10) then X:=X*2; d. if X mod 5=0 then begin X:=X*X; X:=X-50 end; IV. Dặn dò và rút kinh nghiệm 1. Dặn dò: - Về nhà xem lại bài cũ chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học kỳ I 1 tiết. 2. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ĐKT. Ngày …tháng 12 năm 2009 Tổ trưởng Nguyễn Đình Ngọ TUẦN 20 Ngày soạn: 22/12/2009 Tiết 37 Ngày dạy: 28/12/2009 Bài 7: CÂU LỆNH LẶP I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Kiến thức: - HS nắm được cấu trúc lặp được sử dụng để hướng dẫn cho máy tính thực hiện lặp lại một công việc nào đó một số lần. - Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình. - Kĩ năng: Đọc và tìm hiểu chương trình trong các ví dụ. II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm. 2. Phương tiện: Bảng phụ một số chương trình của các ví dụ trong Sgk. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Kiểm tra bài cũ Câu 1: Viết lại cú pháp của câu lệnh dạng thiếu và câu lệnh dạng đầy đủ? Câu 2: Viết câu lệnh theo yêu cầu: Nhập điểm kiểm tra, nếu điểm nhỏ hơn 5 thì hiển thị dòng chữ “Ban can co gang”. 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Đưa ra các ví dụ về công việc phải thực hiện lặp lại hằng ngày như trong Sgk hoặc tương tự. GV: Trong các ví dụ trên, công việc nào được lặp với số lần biết trước, công việc nào được lặp với số lần không xác định? HS: Suy nghĩ trả lời......... GV: Chốt lại kiến thức. GV: Trong khi viết chương trình, để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện đúng công việc phải thực hiện nhiều lần, người lập trình phải làm gì để giảm nhẹ công việc viết chương trình? GV: Giới thiệu câu lệnh lặp. GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ 1 Sgk. - Đưa ra hình vẽ 3 hình vuông (Sgk), yêu cầu HS nhận xét 3 hình vuông đó. HS: - Suy nghĩ trả lời… - 3 hình vuông bằng nhau và mỗi hình là ảnh dịch chuyển sang trái 2 đơn vị của hình kia. GV: Thao tác gì được lặp lại trong ví dụ 1? HS: …trả lời - Thao tác vẽ hình vuông lặp lại 3 lần. GV: Cho HS đọc thuật toán của phép vẽ 3 hình vuông trên và phân tích thuật toán. GV: Gọi một HS nêu cách vẽ một hình vuông. - Tìm thao tác lặp lại trong việc vẽ hình vuông? HS: ……4 lần thao tác vẽ một đoạn thẳng bằng nhau. GV: Yêu cầu HS thảo luận để nêu thuật toán mô tả các bước vẽ hình vuông. HS: ….đại diện nhóm trả lời. GV: Lưu ý: biến k được sử dụng như biến đếm để ghi lại số cạnh đã vẽ được. GV: Đưa ví dụ 2 Sgk, làm thế nào để tính được S? HS: ………(có thể có nhiều cách) GV: Nêu thuật toán tính tổng của một trăm số tự nhiên đầu tiên (Sgk). GV: Các hoạt động của việc tính tổng này có gì đặc biệt? HS: Suy nghĩ trả lời - Các hoạt động này giống nhau là cùng thực hiện phép cộng: kết quả của hoạt động trước là dữ liệu vào của hoạt động tiếp theo. GV: Nhận xét và đưa ra kết luận để giới thiệu câu lệnh lặp. 1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần. - Trong cuộc sống, có nhiều hoạt động được thực hiện lặp lại nhiều lần. Khi viết chương trình cho máy tính, để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện đúng công việc nhiều khi ta cũng cần phải viết lặp lại nhiều câu lệnh để thực hiện một phép tính nhất định. 2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh Ví dụ 1: Bước 1: k <- 0 (k là số đoạn thẳng đã vẽ được). Bước 2: k <- k+1. Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước 900 sang phải. Bước 3: Nếu k < 4 thì trở lại bước 2; Ngược lại, kết thúc thuật toán. * Lưu ý: Biến k chỉ sử dụng như là biến đếm để ghi lại số cạnh đã vẽ được. - Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các “cách” để chỉ thị cho máy tính thực hiện phần lặp lại của các thuật toán như trên với một câu lệnh. Đó là câu lệnh lặp (hay cấu trúc lặp). V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ - Khái quát: Cấu trúc lặp với số lần biết trước có ở mọi ngôn ngữ lập trình, mỗi ngôn ngữ lập trình có câu lệnh riêng để mô tả cấu trúc này. - Đọc – hiểu ghi nhớ. - Trả lời câu hỏi và làm bài tập 1, 2 SGK. - Soạn phần 3, 4 tiếp theo. VI. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tinhoc8.doc