Bài giảng Môn Tin học lớp 8 - Tuần 1 - Tiết 1, 2 - Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính

MỤC TIÊU:

- Kiểm tra sự tiếp thu của học sinh sau khi học

- Thông qua bài kiểm tra học sinh biết thực hiện tốt hơn một số thao tác trong bộ môn

 - Rèn luyện tính tự giác trong học tập. Nhận thức được tầm quan trọng của môn học

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Thiết kế ma trận đề kiểm tra và soạn đề kiểm tra theo ma trận đã thiết kế

 - Học sinh: Ôn tập kiến thức được học và các bài tập đã giải

 

doc187 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 8 - Tuần 1 - Tiết 1, 2 - Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thoả mãn.
- Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu . Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra của phát biểu đó. Vậy kết quả kiểm tra có thể là gì ?
- GV cho HS tham khảo thông tin SGK và hướng dẫn HS phân tích 
- Gọi HS nêu thêm ví dụ khác
- Dựa vào ví dụ HS nêu GV yêu cầu HS hoạt động nhóm theo các yêu cầu sau:
 + Điều kiện là gì?
 + Kiểm tra như thế nào?
 + Kết quả kiểm tra là gì?
 + Hoạt động tiếp theo ra sao?
- Gọi các nhóm trình bày
- GV nhận xét và chốt ý khi kết quả kiểm tra là đúng ta nói điều kiện được thỏa mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai ta nói điều kiện không được thỏa mãn
- HS trật tự lắng nghe 
- HS tập trung theo dõi
- HS nêu ví dụ
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nghe và nhận xét
- HS nghe và ghi nhận lại
Hoạt động 4: Tìm hiểu điều kiện và phép so sánh (12 phút)
3. Điều kiện và phép so sánh
Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu toán học như: , =, ≠, ≤, ≥.
- Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. 
- Ta thường sử dụng các kí hiệu toán học nào để so sánh?
- GV cho HS đọc ví dụ SGK
- Yêu cầu HS cho biết kết quả in ra màn hình ở ví dụ trên phụ thuộc vào yếu tố nào
- GV kết hợp vấn đáp, phân tích hướng dẫn HS 
- Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
- Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu toán học như: , =, ≠, ≤, ≥.
- Học sinh chú ý lắng nghe
- HS đọc ví dụ SGK
- Kết quả in ra màn hình phụ thuộc phép so sánh a và b là đúng hay sai.
- HS tập trung theo dõi
Hoạt động 5: Tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh (18 phút)
4. Cấu trúc rẽ nhánh
Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: 
- Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
- Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
- Trình chiếu lại ví dụ sau
Điều kiện
- VD1:Nếu sáng thứ 2 không mưa 
Hoạt động 
lớp em sẽ sinh hoạt dưới cờ
 + Hoạt động xảy ra khi điều kiện ntn?
 + Nếu điều kiện sai....?
- GV trình chiếu cấu trúc rẽ nhanh dạng thiếu.
- Gv trình chiếu vídụ 2
Điều kiện
- Nếu chiều thứ 2 không mưa 
Hoạt động1 
lớp em sẽ sinh hoạt dưới cờ
Hoạt động2 
ngược lại lớp em sẽ sinh hoạt tại lớp
 + Khi nào hoạt động 1 xảy ra?
 + Khi nào hoạt động 2 xảy ra
- GV chốt ý và hướng dẫn HS phân tích các ví dụ SGK để HS khắc sâu kiến thức
- Hs quan sát ví dụ.
- Khi điều kiện đúng.
- Hoạt động sẽ không xảy ra.
- Khi kết quả kiểm tra là đúng thì hoạt động 1 xảy ra và khi kết quả kiểm tra là sai thì hoạt động 2 sẽ xảy ra
- HS tập trung theo dõi 
Hoạt động 6: Tìm hiểu câu lệnh điều kiện (20 phút)
5. Câu lệnh điều kiện
a) Dạng thiếu:
- Cú pháp:
IF then ;
- Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua.
b) Dạng đủ:
- Cú pháp: 
If then Else ;
- Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
- Câu lệnh điều kiện có mấy dạng?
- Cho HS tham khảo thông tin SGK và đưa ra cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu
- GV nhận xét và ghi bảng
- Hướng dẫn HS làm VD 4
 + Cho HS xác định điều kiện 
 + Câu lệnh sau từ khóa then
- GV gọi HS nhận xét và lên bảng hoàn thành câu lệnh điều kiện dạng thiếu trong Pascal của ví dụ 4
- Tương tự như câu lệnh điều kiện dạng thiếu GV cũng từng bước hướng dẫn HS tìm ra cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng đủ và phân tích hướng dẫn HS ở ví dụ 5 SGK
- HS trả lời câu lệnh điều kiện có 2 dạng: dạng thiếu và dạng đủ
- HS trả lời 
IF then ;
- HS lần lượt xác định điều kiện và câu lệnh cần thực hiện trong ví dụ 4
 + a>b
 + write (a);
- if a>b then write (a);
- HS chú ý theo dõi và ghi nhận lại
Hoạt động 7: Củng cố (5 phút)
Bài tập 6/51
a. Vì 45 chia hết cho 3, điều kiện được thỏa mãn nên giá trị của X được tăng thêm 1 tức là X bằng 6
b. Điều kiện không thỏa mãn nên câu lệnh không được thực hiện tức là X vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu là 5
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ (2 HS ngồi cạnh nhau) hoàn thành bài tập 6SGK trang 51
- HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Thảo luận nhóm theo yêu cầu củaGV
Hoạt động 8: Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
- Học thuộc bài và làm các bài tập 2/51, 4,5/51
- Xem trước bài thực hành 4
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe và ghi nhận lại
- Nghe và rút kinh nghiệm
Nhöõng kinh nghieäm ruùt ra töø HÑDH:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần:16
 Tiết: 31, 32
NS: 20/11
BÀI THỰC HÀNH 4:
SỬ DỤNG LỆNH ĐIỀU KIỆN IF…THEN
BÀI 18: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN 
BÀI 18: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN 
BÀI 18: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN 
Tuần: 29
 Tiết: 57, 58
NS: 5 / 3
BÀI 18: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN 
BÀI 18: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN 
BÀI 18: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN 
Tuần: 29
 Tiết: 57, 58
NS: 5 / 3
I. MỤC TIÊU 
- Viết được câu lệnh điều kiện trong chương trình
- Rèn kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình
* Dành cho HS hòa nhập
Biết được câu lệnh điều kiện trong chương trình
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: SGK, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
 - Học sinh: SGK, tập, viết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (15 phút )
 ĐÁP ÁN
1. 
* Dạng thiếu:
- Cú pháp:
IF then ;
- Hoạt động: Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua.
*Dạng đủ:	
- Cú pháp: If then Else ;
- Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
2. 
a. Sai b. Đúng
1/ Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra 
- GV nêu câu hỏi
1. Trình bày cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và đủ
2. Các câu lệnh sau đây được viết đúng hay sai?
a. if x:=5 then x:=x+1;
b. if x<3 then x:= x*x ;
- GV thu bài
- GV nhận xét, đánh giá
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp 
- HS ghi câu hỏi
- Suy nghĩ và trả lời trên giấy
- HS nộp bài ra đâu bàn
- Nghiêm túc nghe
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải các bài tập (65 phút)
Bài tập 1: Viết chương trình nhập 2 số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in hai số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm.
a. Mô tả thuật toán để giải bài toán đã cho.
b. Gõ chương trình SGK trang 52
c. Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình. Dịch và chạy chương trình với các bộ dữ liệu đã cho.
Bài tập 2: Viết chương trình nhập chiều cao của hai bạn Long và Trang, in ra màn kết quả so sánh chiều cao của 2 bạn.
Bài tập 3: Dưới đây là chương trình nhập ba số dương a, b, c từ bàn phím, kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra ba số đó có thể là độ dài các cạnh của một tam giác hay không.
- Gv yêu cầu hs đọc nội dung bài tập 1 
- Cho HS hoạt động nhóm mô tả thuật toán thư kí nhóm ghi nhận lại.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Gv nhận xét và cho HS thực hành
- GV nhận xét chốt ý 
- Yêu cầu HS quan sát chương trình ở SGK trang 52 và cho biết ý nghĩa của chương trình
- Dành thời gian để HS thực hành gõ chương trình vào máy dịch và chạy chương trình với các bộ dữ liệu (12, 53) và (65, 20)
- GV yêu cầu HS ngừng thực hành và đọc kết quả thu được sau khi chạy chương trình với bộ dữ liệu (12, 53) và ( 65, 20)
- GV chạy chương trình trên màn chiếu để HS quan sát và đối chiếu kết quả
- Gv yêu cầu hs đọc nội dung bài tập 2
- Gợi ý HS tham khảo thuật toán ở ví dụ 5, bài 5 để mô tả thuật toán của bài toán trên
- Gọi HS nhận xét
- GV chốt ý và yêu cầu HS hãy viết chương trình ứng với thuật toán vừa nêu ra giấy
- Gọi HS lên bảng viết thuật toán 
- Gọi HS nhận xét
- GV chốt ý cho điểm KTM khi HS hoàn thành tốt để động viên tinh thần học tập của các em
- Cho HS đọc chương trình ở SGK trang 53 và đối chiếu với chương trình vừa viết trên bảng 
- Dành thời gian để HS thực hành gõ chương trình vào máy và lưu chương trình và chạy thử với các bộ dữ liệu đề cho
.
- Đi xung quanh quan sát HS trong quá trình thực hành
- Gọi HS nêu kết quả 
- GV gợi ý hỏi HS nhìn vào kết quả của chương trình em có nhận xét gì?
- GV vấn đáp kết hợp phân tích để giúp HS nhận ra chỗ chưa đúng trong chương trình và chỉnh sửa lại
- Gọi HS đọc bài tập 3
- a,b,c là độ dài 3 cạnh của một tam giác khi nào?
- Yêu cầu HS đọc chương trình ở SGK trang 54 tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh
- Em thấy câu lệnh điều kiện ở chương trình này có gì khác biệt?
- GV phân tích và giải thích ý nghĩa của các câu lệnh và tác dụng của từ and trong câu điều kiện.
- Dành thời gian để các em thực hành gõ chương trình và chạy thử với bộ dữ tùy ý
- GV đi xung quanh theo dõi HS trong quá trình thực hành
- HS đứng lên đọc bài tập 1.
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV
 - HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm còn lại theo dõi và bổ sung chỉnh sửa (nếu cần).
B1: Nhập 2 số nguyên a, b từ bàn phím.
B2: Nếu a<b thì in a, b.
B3: Nếu a> b thì in b, a.
B4: Kết thúc.
- HS xem SGK và nêu ý nghĩa của chương trình
- HS thực hành gõ chương trình vào máy, dịch và chạy chương trình ứng với các bộ dữ liệu đã cho
- HS trả lời theo kết quả trên máy của mình
- HS tập trung theo dõi
- HS đứng lên đọc nội dung bài tập
- HS mô tả thuật toán
 B1: Nhập chiều cao của Long, Trang.
B2: Nếu Long> Trang thì in Long cao hơn Trang.
B3: Nếu Long <Trang thì in Trang cao hơn Long. Ngược lại hai bạn cao bằng nhau.
B4. kết thúc.
- HS nhận xét
- Nghiêm túc thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS lên bảng viết thuật toán
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- HS đọc chương trình ở SGK và đối chiếu 
- Hs thực hành.
- HS nêu kết quả
- HS trả lời theo cách hiểu của chương trình
- HS đọc bài tập 3
- HS trả lời
a, b,c là độ dài ba cạnh của một tam gic khi và chỉ khi 
a + b > c; b + c > a; c + a > b
- HS đọc yêu cầu SGK trang 54 và tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh.
- HS trả lời trong câu lệnh điều kiện có từ and 
- HS tập trung nghe
- HS nghiêm túc thực hành
Hoạt động 3: Củng cố (8 phút)
- Gọi HS đọc phần Tổng kết SGK
- GV kiểm tra kết quả thực hành của các nhóm tuyên dương (cho điểm) các nhóm thực hành tốt đồng thời nhắc nhở những nhóm thực hành chưa tốt và hướng dẫn HS thực hiện lại
- HS đọc phần tổng kết SGK
- HS mở kết quả thực hành cho GV kiểm tra
- Nghe và chỉnh sửa lại khi có sai sót.
Hoạt động 4: Hướng dấn học ở nhà (2 phút)
* Bài mới
 - Câu lệnh điều kiện dạng thiếu
 - Câu lệnh điều kiện dạng đủ
- Thực hành thêm khi có điều kiện 
- Chuẩn bị tiết sau làm bài tập 
5, 6 SGK trang 51
- Trật tự lắng nghe
- Ghi nhận lại và thực hiện theo yêu cầu của GV
Nhöõng kinh nghieäm ruùt ra töø HÑDH ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI TẬP
Tuần: 17
Tiết: 33
NS: 25/11
I. MỤC TIÊU: 
Củng cố kiến thức cơ bản về câu lệnh điều kiện dạng thiếu và câu lệnh điều kiện dạng đủ
* Dành cho HS hòa nhập
	Biết câu lệnh điều kiện dạng thiếu
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Phòng máy, giáo án, SGK, SBT, STK (nếu có).
	- Học sinh: Sách, vở, viết, thước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (1 phút )
1/ Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình dạy 
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp 
- HS trật tự lắng nghe
Hoạt động 2: Sửa các bài tập sách giáo khoa (20 phút)
Bài tập 5 trang 51
Trả lời:
a sai (thừa dấu hai chấm)
b sai (thừa dấu chấm phẩy thứ nhất)
c đúng, nếu phép gán m:=n không phụ thuộc điều kiện x>5, ngược lại, sai và cần đưa hai câu lệnh a:=b; m:=n vào giữa cặp từ khóa begin và end;
Bài tập 6 trang 51
a) Vì 45 chia hết cho 3, điều kiện được thỏa mãn nên giá trị của X được tăng lên 1, tức bằng 6
b) Điều kiện không thỏa mãn nên câu lệnh không được thực hiện, tức X giữ nguyên giá trị 5
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 tr 51
- Cho HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
- Gọi HS trình bày ý kiến
- Gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét và mở rộng thêm đối với các câu không đúng hãy cho biết vì sao? à GV chốt ý cho điểm (khi HS trả lời đúng 
- Gọi HS nhắc lại cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu (lấy điểm KTM)
- Gọi HS nhận xét
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm tìm ra giá trị của biến x trong hai trường hợp a và b nếu trước đó giá trị của biến x bằng 5
- Gọi các nhóm trình bày ý kiến.
à GV chốt ý 
- HS đọc yêu cầu bài tập 
1 tr 51
- HS suy nghĩ tìm đáp án
- HS nêu ý kiến
- HS nhận xét
- HS suy nghĩ và trả lời 
- HS trả lời
IF then ;
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV 
- Các nhóm nêu giá trị của biến x, nhóm còn lại nghe và nhận xét
Hoạt động 3: Bài tập tham khảo (18 phút)
Bài tập 6.10 (SBT) Không cần gõ chương trình vào máy để chạy, em hãy cho biết giá trị của biến a và b trong các đoạn chương trình sau .
Chương trình 1:
 Var a, b: integer;
 Begin
 a:= 16; b:=8;
 If a<b then a:=a+b; a:=a-b;
 b:=a+a;
 writeln (‘a= ‘,a,’b= ‘,b);
end.
Chương trình 2:
Var a, b:integer;
Begin 
 a:=16; b:=8;
 If a<b then
 Begin a:=a+b; a:=a-b end;
 b:=b+a;
 writeln (‘a= ‘, a, ‘b= ‘,b);
end.
Chương trình 3:
Var a, b: integer;
Begin
 a:=16; b:=8;
 If a<b then a:=a+b else
 Begin a:=a-b; b:=b+a end;
 Writeln (‘a= ‘, a, ‘b= ‘, b);
End.
ĐÁP ÁN
Chương trình 1: a=16; b=8;
Chương trình 2: a=16; b=24;
Chương trình 3: a=8; b=16
- GV trình chiếu nội dung bài tập trên màn chiếu yêu cầu HS quan sát
- GV yêu cầu HS suy nghĩ hoàn thành bài tâp
- Gọi HS nêu kết quả và giải thích
- Gọi HS nhận xét
- GV chốt ý trình chiếu đáp án đánh giá và cho điểm KTM khi HS làm tốt
- HS quan sát nội dung bài tập trên màn chiếu 
- HS suy nghĩ và tìm cách giải
- HS trả lời
- HS nhận xét
- Quan sát đối chiếu và chỉnh sửa nếu có sai sót
Hoạt động 4: Củng cố (4 phút)
Tìm lỗi sai trong các câu lệnh điều kiện sau:
a) if x:=a+b then x:=x+1;
b) if a>b then max=a;
c) if a>b then max:=a; else max:=b;
ĐÁP ÁN
a) Sai vì sau if phải là điều kiện (phép so sánh), không phải là phép gán; tức thừa dấu hai chấm đầu tiên;
b) Sai vì sau then phải là một câu lệnh, không phải là một phép so sánh, tức thiếu dấu hai chấm trong lệnh gán;
c) Sai vì thừa dấu chấm phẩy trước từ khóa else;
- GV trình chiếu bài tập trên màn chiếu để HS cả lớp quan sát.
- Dành thời gian để HS suy nghĩ tìm đáp án
- Gọi HS trả lời
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, trình chiếu đáp án trên màn chiếu
- HS đọc đề trên màn chiếu
- HS suy nghĩ tìm đáp án
- HS trả lời
- HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- HS đối chiếu và chỉnh sửa (nếu có sai sót)
Hoạt động 5: Hướng dấn học ở nhà (2 phút)
 - Các bước giải bài toán trên máy tính.
- Mô tả thuật toán để giải một bài toán cụ thể
- Câu lệnh điều kiện dạng thiếu và đủ
- Ôn tập lại kiến thức đã học 
- Làm lại các bài tập đã sửa 
- Chuẩn bị tiết sau luyện tập
- Nhận xét giờ học 
- HS ghi nhận lại vào vở nháp.
- Nghe nhận xét tiết học từ đó rút kinh nghiệm trong các giờ học tiếp theo.
 Nhöõng kinh nghieäm ruùt ra töø HÑDH:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
LUYỆN TẬP
Tuần: 17
 Tiết: 34
NS: 10/12
I. MỤC TIÊU 
Hệ thống lại kiến thức cho học sinh: 
- Biết quá trình giải bài toán trên máy tính
- Biết mô tả thuật toán để giải một bài toán cụ thể
- Nắm được câu lệnh điều kiện dạng thiếu và đủ
* Dành cho HS hòa nhập
 Biết được quá trình giải bài toán trên máy tính gồm 3 bước
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: SGK, Giáo án hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm.
 - Học sinh: SGK, tập, viết, ôn lại các kiến thức GV yêu cầu trong tiết học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3 phút )
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài củ: Kiểm tra trong quá trình dạy
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp 
Hoạt động 2: Hệ thống lại lý thuyết (20 phút)
I. Lý thuyết
 1/ Quá trình giải bài toán trên máy tính
Xác định bài toán: Từ phát biểu của bài toán, ta xác định đâu là thông tin đã cho (INPUT) và đâu là thông tin cần tìm (OUTPUT) 
Mô tả thuật toán: Tìm cách giải và diễn tả bằng các lệnh phải thực hiện
Viết chương trình: Dựa vào mô tả thuật toán ở trên, ta viết chương trình trên bằng một ngôn ngữ lập trình mà ta đã biết
2/ Câu lệnh điều kiện 
a) Dạng thiếu:
- Cú pháp:
IF then ;
b) Dạng đủ:
- Cú pháp: 
If then Else ;
-Giải một bài toán trên máy tính gồm có những bước nào?
- GV gọi HS phát biểu 
- GV gọi HS nhận xét 
- GV chốt ý
- GV gọi tên HS lên bảng ghi câu lệnh điều kiện dạng thiếu và đủ (lấy điểm KTM)
- Gọi HS khác nhận xét
- GV đánh giá cho điểm
- HS trả lời
 + Xác định bài toán: Từ phát biểu của bài toán, ta xác định đâu là thông tin đã cho (INPUT) và đâu là thông tin cần tìm (OUTPUT) 
 +Mô tả thuật toán: Tìm cách giải và diễn tả bằng các lệnh phải thực hiện
 +Viết chương trình: Dựa vào mô tả thuật toán ở trên, ta viết chương trình trên bằng một ngôn ngữ lập trình mà ta đã biết
- HS chú ý lắng nghe 
- Cá nhân HS được gọi tên lên bảng thực hiện
- Các HS còn lại quan sát và nêu nhận xét
- HS nhận xét
- HS lắng nghe và ghi nhớ
Hoạt động 3: Bài tập tham khảo (20 Phút)
II. Bài tập 
Viết thuật toán tìm số lớn nhất trong 3 số a, b, c và hãy mô phỏng quá trình thực hiện thuật toán với bộ dữ liệu thử ( 6, 3, 10) bằng cách điền vào bảng dưới đầy
Bước
a
b
c
Số lớn nhất
1
6
3
10
2
3
4
 ĐÁP ÁN
* Thuật toán:
- INPUT: Ba số a, b, c
- OUTPUT: giá trị lớn nhất trong 3 số a, b, c
- Mô tả thuật toán:
 + Bước 1: MAXßa. +
 + Bước 2:Nếu b> MAX, MAXßb.
 + Bước 3:Nếu b> MAX, MAXßb.
 + Bước 4: Kết thúc thuật toán
*Mô phỏng thuật toán với bộ dữ liệu thử (6, 3, 10)
Bước
a
b
c
Số lớn nhất
1
6
3
10
6
2
6
3
10
6
3
6
3
10
10
4
6
3
10
10
- GV trình chiếu câu hỏi trên màn chiếu và yêu cầu HS đọc kĩ đề 
- Dành thời gian để HS thảo luận nhóm viết thuật toán
- Gọi đại diện các nhóm trình bày thuật toán
- GV chốt ý chỉnh sửa (nếu chưa hoàn chỉnh)
- Gọi HS lên bảng mô phỏng quá trình thực hiện
- Gọi HS nhận xét
- GV trình chiếu đáp án
- HS quan sát trên màn chiếu đọc đề 
- HS thảo luận nhóm viết thuật toán
- Các nhóm trình bày nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung
- Tập trung theo dõi và ghi nhận lại
- Tập trung quan sát
- HS nhận xét
- HS quan sát sửa lại đáp án nếu có sai sót
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà ( 2 phút)
- Ôn tập lại kiến thức đã học và ôn tập
- Làm lại các bài tập đã sửa (LT + TH)
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết
- Nhận xét giờ học.
- HS ghi nhận lại vào vở nháp.
- Nghe nhận xét tiết học từ đó rút kinh nghiệm trong các giờ học tiếp theo.
Nhöõng kinh nghieäm ruùt ra töø HÑDH:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..........................................................................................................................................................
Tuần: 18
Tiết: 35
NS: 5/11
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU: 
- Kiểm tra sự tiếp thu của học sinh sau khi học 
- Thông qua bài kiểm tra học sinh biết thực hiện tốt hơn một số thao tác trong bộ môn 
 - Rèn luyện tính tự giác trong học tập. Nhận thức được tầm quan trọng của môn học 	
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Thiết kế ma trận đề kiểm tra và soạn đề kiểm tra theo ma trận đã thiết kế
	- Học sinh: Ôn tập kiến thức được học và các bài tập đã giải
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung
Mức độ
Chương trình máy tính và dữ liệu
Sử dụng biến trong chương trình
Từ bài toán đến chương trình
Câu lệnh điều kiện
Tổng
cộng
Bieát
1 TL (3 đ)
1
 3 đ
Hieåu
3 TNLC
(0,75 đ)
3 TNLC
(0,75 đ)
1 TNLC
(0,25 đ)
1TL
(1 đ)
5 TNLC
(1,25 đ)
13
 4 đ
Vaän duïng
1 TL
(3 đ)
1
 3đ
Toång coäng
3
0,75 đ
3
0,75đ
2
3,25 đ
7
5.25 đ
15 
10 đ
III .TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
N

File đính kèm:

  • docgiao an tin hoc 8 2014.doc