Bài giảng Môn Tin học lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 18 - Bài 8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời
- Kiến thức: Biết khởi động phần mềm Solar sytem 3D Simulator
- Kỹ năng: Điều khiển được khung hình để quan sát được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
- GV: Làm cách nào để khởi động phần mềm?
- HS: Nháy đúp chuột vào biểu tượng phần mềm
- GV: Em hãy nháy chuột vào nút lệnh View để điều chỉnh khung hình.
Tuần: 9 – Tiết : 18 Ngày dạy: Bài 8: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI(tt) 1./ MỤC TIÊU: 1.1/ Kiến thức: - Học sinh biết: + Dùng máy tính để học tập một bộ môn khác ngoài Tin Học. + Biết làm việc theo nhóm và tập trình bày trước lớp - Học sinh hiểu: dùng tài liệu Tin Học để tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề liên quan. 1.2/ Kỹ năng: - Học sinh thực hiện được: Cách vào/ra chương trình. Sử dụng được các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ Mặt Trời. - Học sinh thực hiện thành thạo: Rèn kĩ năng sử dụng chuột. 1.3/ Thái độ: - Thói quen : HS có thái độ nghiêm túc khi quan sát. - Tính cách: Tạo cho HS phán đoán, thử và quan sát hiệu ứng để tìm hiểu về chức năng các lệnh, nút lệnh,…. 2./ NỘI DUNG HỌC TẬP - Thực hành 3./ CHUẨN BỊ: 3.1/ Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, phần mềm Solar sytem 3D Simulator 3.2/ Học sinh: - Học bài, xem trước bài mới 4./ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1./ Ổn định tổ chức và kiểm diện 6.1:.................... 6.2:…………... 6.3: ................ 6.4: ………….. 4.2./ Kiểm tra miệng: Câu 1: (Câu hỏi bài cũ) Em hãy nêu các lệnh điều khiển quan sát(7đ). Và lên máy tính thực hiện dịch chuyển quan sát các vì sao?(3đ) Câu 2: (Câu hỏi bài mới) Em hãy nêu cách khởi động phần mềm?(5đ) Lên máy thực hiện khởi động và thực hiện quan sát các vì sao? (5đ) Đáp án: Câu 1: Nháy chuột vào nút ORBITS để hiện (hoặc làm ẩn đi) quỹ đạo chuyển động của các hành tinh. Nháy chuột vào nút VIEW sẽ làm cho vị trí quan sát tự động chuyển động trong không gian. Dùng chuột di chuyển thanh cuốn ngang trên biểu tượng ZOOM đề phóng to hoặc thu nhỏ khung nhìn, khoảng cách từ vị trí quan sát đến mặt trời sẽ thay đổi theo. Dùng chuột di chuyển thanh cuốn ngang trên biểu tượng SPEED để thay đổi vận tốc chuyểnđộng của các hành tinh. Các nút lệnh dùng để nâng lên hoặc hạ xuống vị trí Các nút lệnh dùng để dịch chuyển toàn bộ khung nhìn lên trên, xuống dưới, sang trái, phải. 7. Nút lệnh dùng để xem thông tin chi tiết của các vì sao. *HS thực hiện được(3đ) Câu 2: * Khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền (5đ) *HS thực hiện được(5đ) 4.3./ Tiến trình bài học Tiết trước các em đã tìm hiểu phần mềm Solar System 3D Simulator có thể tìm hiểu về hệ mặt trời, giải thích được một số hiện tượng thiên nhiên như nhật thực,nguyệt thực. Tiết này các em sẽ thực hành quan sát các hiện tượng trên khi nào thì xảy ra. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học *Hoạt động 1: Thực hành (37 p’) *Mục tiêu: - Kiến thức: Biết khởi động phần mềm Solar sytem 3D Simulator - Kỹ năng: Điều khiển được khung hình để quan sát được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. - GV: Làm cách nào để khởi động phần mềm? - HS: Nháy đúp chuột vào biểu tượng phần mềm - GV: Em hãy nháy chuột vào nút lệnh View để điều chỉnh khung hình. - GV: Ta điều chỉnh sao cho có thể nhìn thấy tất cả các sao trong Hệ Mặt trời. - HS: Thực hành - GV: Quan sát và cho biết Hệ mặt trời bao gồm những hành tinh nào? Có bao nhiêu hành tinh? -HS: Hệ mặt trời có 8 hành tinh: sao mộc, sao thủy, sao hỏa, sao thổ, sao kim, mặt trời, trái đất, mặt trăng. - GV: Hãy mô tả sự chuyển động của trái đất và mặt trăng? - GV: Giải thích nguyên nhân có ngày và đêm. - GV: Em hiểu thế nào là hiện tượng nhật thực? - GV: Yêu cầu HS thao tác sao cho hình ảnh như trong SGK (hiện tượng nhật thực). - GV : Mô tả hiện tượng nhật thực. - GV: Tương tự, em hãy mô tả hiện tượng nhật thực theo ý hiểu của mình. - GV : Mô tả hiện tượng nguyệt thực và yêu cầu HS thao tác về hiện tượng này trên phần mềm. 2. Thực hành a) Khởi động - Khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền b) Điều chỉnh khung nhìn Điều chỉnh khung nhìn cho thích hợp để quan sát hệ mặt trời, vị trí sao Thuỷ, sao Kim, sao Hoả. c) Hiện tượng ngày và đêm - Mặt trăng quay xung quanh trái đất và tự quay quanh nó nhưng luôn hướng một mặt về phía mặt trời, trái đất quay xung quanh mặt trời do đó ta có hiện tượng ngày và đêm. d) Hiện tượng nhật thực Trái đất, mặt trăng và mặt trời thẳng hàng, mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất. e) Hiện tượng nguyệt thực Trái đất, mặt trăng và mặt trời thẳng hàng, trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời 4.4./ Tổng kết * GV nhận xét tiết học. Cho điểm những học sinh tích cực phát biểu, thực hành tốt 4.5./ Hướng dẫn học tập - Đối với bài học ở tiết này: Học bài và thực hành lại ở nhà nếu có máy -Chuẩn bị bài mới: Xem trước bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành. Tìm hiểu vai trò của tín hiệu đèn giao thông và thời khóa biểu học tập cho các lớp. 5./ PHỤ LỤC : - Máy tính, máy chiếu, phần mềm Solar sytem 3D Simulator
File đính kèm:
- TIET 18QUAN SAT TRAI DAT VA CAC VI SAO TRONG HMT.doc