Bài giảng Môn Tin học lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 18 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán

HS: Thực hiện lập và nhập công thức vào chương trình bảng tính.

+ HS: Việc lập và nhập công thức đôi lúc rất phức tạp và khó khăn.

+ HS: Tìm hiểu SGK và trả lời nội dung câu hỏi của GV đưa ra.

+ HS: Tập trung chú ý quan sát và nhận biết.

 

doc2 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 18 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2014
Ngày dạy: 17/10/2014
Tuần: 9
Tiết: 18
BÀI 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
2. Kĩ năng: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
3. Thái độ: Thái độ học tập tích cực, chủ động trong học tập, tinh thần tự giác. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: 
7A1:……………………………………………………………………………
7A2:……………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Lồng ghép trong nội dung bài học.
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu hàm trong chương trình bảng tính.
+ GV: Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nội dung trong SGK.
+ GV: Giới thiệu hàm trong chương trình bảng tính.
+ GV: Đưa ra ví dụ 1 SGK cho HS tìm hiểu nội dung bài.
* Ví dụ
- Tính tổng của 10, 25, 31
+ GV: Yêu cầu HS thực hiện đưa ra kết quả tính toán.
- Tính trung bình cộng của 5, 15, 25 và đưa ra kết quả.
+ GV: Để tính trung bình cộng của ba số 5, 15, 25 ta thực hiện như thế nào? 
+ GV: Đặt vấn đề về cách nhập công thức ở tiết trước.
+ GV: Cho HS lập và nhập một công thức phức tạp.
+ GV: Yêu cầu HS quan sát và nhận xét so với ví dụ trên. 
+ GV: Có cách nào khác giúp các em có thể thực hiện một cách đơn giản hơn trong tính toán?
+ GV: Ví dụ minh họa về cách sử dụng hàm. 
+ GV: Yêu cầu HS thực hiện nhập =Average(5,15,25)
+ GV: Yêu cầu HS thực hiện lập công thức và sử dụng hàm bằng ô địa chỉ quan sát, so sánh.
+ GV: Yêu cầu HS nhận xét về kết quả thực hiện của công thức và hàm sau khi đã dùng dữ liệu và địa chỉ của ô.
+ GV: Vậy theo em địa chỉ của các ô tính đóng vai trò như thế nào trong công thức.
+ GV: Nhận xét rút ra kết luận.
+ HS: Đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu nội dung bài học.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe theo dõi trong SGK.
+ HS: Chọn một ô sau đó gõ công thức vào.
Cách thực hiện:
Ta gõ vào một ô bất kì 
= 10 + 25 + 31 rồi nhấn Enter. 
Kết quả: 66
=(5 + 15 + 25)/3 và nhấn Enter.
Kết quả: 15
+ HS: Ta phải lập công thức và nhập dữ liệu vào ô tính.
+ HS: Quan sát chú ý lắng nghe, nhận biết nội dung vấn đề đặt ra.
+ HS: Thực hiện lập và nhập công thức vào chương trình bảng tính.
+ HS: Việc lập và nhập công thức đôi lúc rất phức tạp và khó khăn.
+ HS: Tìm hiểu SGK và trả lời nội dung câu hỏi của GV đưa ra.
+ HS: Tập trung chú ý quan sát và nhận biết.
+ HS: Thực hiện trên bảng tính theo yêu cầu kết quả là 15.
+ HS: Thực hiện thao tác theo yêu cầu của GV đưa ra bằng cách sử dụng địa chỉ của ô tính. Kết quả thực hiện là như nhau.
+ HS: Kết quả tính toán khi sử dụng hàm và công thức hoàn toàn giống nhau.
+ HS: Địa chỉ của các ô tính cũng có thể đóng vai trò là biến trong các hàm.
+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở.
1. Hàm trong chương trình bảng tính:
- Trong chương trình bảng tính, hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng hàm.
+ GV: Yêu cầu HS đọc SGK.
+ GV: Nhắc lại hàm trong chương trình bảng tính.
+ GV: Yêu cầu các HS nhắc lại về hàm trong chương trình bảng tính.
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách nhập công thức từ đó suy ra cách nhập hàm. 
+ GV: Làm mẫu trên trang tính.
+ GV: Yêu cầu một số HS lên thực hiện các thao tác.
+ GV: Lưu ý: Khi nhập hàm vào một ô tính, giống như với công thức dấu “=” ở đầu là kí tự bắt buộc. 
+ GV: Đưa ra một số ví dụ cho HS thực hiện.
+ GV: Quan sát quá trình thực hiện của HS.
+ GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các ví dụ.
+ GV: Cho các bạn khác nhận xét quá trình thực hiện của bạn.
+ HS: Đọc và tìm hiểu SGK.
+ HS: Trong chương trình bảng tính, hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể.
+ HS: Để nhập hàm vào một ô, ta chọn ô cần nhập, gõ dấu “=”, sau đó gõ hàm theo đúng cú pháp của nó và nhấn Enter.
+ HS: Quan sát thao tác của GV.
+ HS: Các bạn khác quan sát nhận xét cách thực hiện của bạn.
+ HS: Tập trung lắng nghe à ghi nhớ kiến thức.
+ HS: Thực hiện thao tác rèn luyện kỹ năng nhập hàm.
+ HS: Thao tác theo các bước hướng dẫn của GV.
+ HS: Được giải đáp các thắc mắc khi gặp khó khăn.
+ HS: Một số em lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
+ HS: Nhận xét quá trình thực hiện của bạn mình.
2. Cách sử dụng hàm:
 Để nhập hàm vào một ô, ta chọn ô cần nhập, gõ dấu “=”, sau đó gõ hàm theo đúng cú pháp của nó và nhấn Enter.
4. Củng cố:
- Củng cố trong nôi dung tiết học.
5. Dặn dò:
- Xem trước nội dung phần tiếp theo của bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuan 9 tiet 18 tin 7 2014 2015.doc