Bài giảng Môn Tin học lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 13 - Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính

Gv: Nhận xét và tổng kết lại: Chúng ta có thể thực hiện tất cả những phép toán trên trong chương trình bảng tính. Nhưng các ký hiệu các phép toán trên có một số thay đổi như sau:

Gv: Trình chiếu lên màn hình bảng ký hiệu phép toán trong toán học và trong chương trình bảng tính.

Hs: Quan sát, nghe giảng.

Gv: Yêu cầu Hs thực hiện các phép tính ở dưới lớp. Sau 1, 2 phút, gọi 1 học sinh lên đọc đáp án của mình. Cả lớp nhận xét và góp ý.

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 13 - Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 7 - Tiết 13
 Ngày dạy: 29/09/2014
BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động 1: - Học sinh biết các kí hiệu của các phép toán sử dụng trong chương trình bảng tính; biết được trong chương trình bảng tính công thức được thực hiện theo trình tự thông thường như trong toán học.
 - Học sinh hiểu và nhận thức rõ việc viết công thức trong bảng tính phải tuân thủ theo đúng cú pháp và các ký hiệu đã quy định.
 * Hoạt động 2: - Học sinh biết các bước nhập công thức vào một ô tính trong chương trình bảng tính; biết dấu = là kí tự đầu tiên và bắt buộc.
 - Học sinh hiểu các bước nhập công thức vào một ô tính trong chương trình bảng tính..
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Sử dụng các kí hiệu phép toán trong chương trình bảng tính để chuyển đổi các công thức toán học khác nhau sang công thức trong chương trình bảng tính.
- Nhập công thức vào một ô tính trong chương trình bảng tính.
Hs thực hiện thành thạo:
- Sử dụng các kí hiệu phép toán trong chương trình bảng tính để chuyển đổi các công thức toán học khác nhau sang công thức trong chương trình bảng tính.
- Nhập công thức vào một ô tính trong chương trình bảng tính.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Sử dụng công thức để tính toán.
- Cách nhập công thức trong bảng tính.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Phòng máy, chương trình bảng tính hoạt động tốt.
3.2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới ở nhà.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2p)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng. (5p)
Câu 1: Phần mềm Typing Test dùng để làm gì và phần mềm có bao nhiêu trò chơi?
Câu 2: Hãy nêu trình tự thực hiện phép toán sau: (3+6/3)^2-5 
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Sử dụng công thức để tính toán. (15p)
Gv: Em nào có thể cho thầy biết các phép toán trong toán học?
Hs: Cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, phần trăm.
Gv: Nhận xét câu trả lời. Ký hiệu các phép toán trong toán học.
Hs: Trả lời +; -; x; :; %
Gv: Nhận xét và tổng kết lại: Chúng ta có thể thực hiện tất cả những phép toán trên trong chương trình bảng tính. Nhưng các ký hiệu các phép toán trên có một số thay đổi như sau:
Gv: Trình chiếu lên màn hình bảng ký hiệu phép toán trong toán học và trong chương trình bảng tính.
Hs: Quan sát, nghe giảng.
Gv: Yêu cầu Hs thực hiện các phép tính ở dưới lớp. Sau 1, 2 phút, gọi 1 học sinh lên đọc đáp án của mình. Cả lớp nhận xét và góp ý.
a. (23+4)/3-6
b. 8-2^3+5
c. 50+5*3^2-9
d. (20-30/3)^2-80
e. (7*7-9):5
Gv: Đưa ra đáp án, nêu ra phương án sai để học sinh nhận thức rõ việc viết công thức trong bảng tính phải tuân thủ theo đúng cú pháp và các ký hiệu đã quy định.
1. Sử dụng công thức để tính toán :
Phép toán
Toán học
Chương trình bảng tính
Cộng
+
+
Trừ
-
-
Nhân
x
*
Chia
:
/
Lũy thừa
52
5^2
Phần trăm
%
%
- Trong bảng tính có thể sử dụng các phép tính: +, -, *, /, ^, % để tính toán.
- Trong bảng tính cũng cần thực hiện thứ tự phép tính: Biểu thức có dấu ngoặc đơn “(“ và “ )”được thực hiện trước; sau đó đến phép nâng lên lũy thừa; tiếp theo là các phép nhân và phép chia; cuối cùng là các phép cộng và trừ.
 + Các phép toán lũy thừa, *, /, +, -.
Hoạt động 2: Cách nhập công thức trong bảng tính (10p)
Gv: Yêu cầu HS quan sát hình 22 trong SGK.
Hs:Quan sát.
Gv: Mở bảng tính Excel và nhập công thức 
(40 – 12)/7+ ( 58+24)*6 
Hs: Quan sát giáo viên thực hiện
Gv: Có bao nhiêu bước để nhập công thức vào một ô tính?
Hs: Trả lời.
Gv: Thực hiện mẫu các thao tác đó trên bảng tính.
Hs:Quan sát, lần lượt thực hiện trực tiếp trên máy.
Gv: Nhận xét
Gv: Yêu cầu HS quan sát hình 23 SGK trang 23 ?
Hs:Quan sát.
Gv: Nếu chọn một ô không có công thức và quan sát thanh công thức, em sẽ thấy nội dung trên thanh công thức giống với dữ liệu trong ô. Còn nếu trong ô là công thức các nôi dung dung này sẽ khác nhau.
Hs: Chú ý quan sát và nghe giảng.
Nhập công thức:
 Có 4 bước để nhập công thức vào một ô tính:
 + Chọn ô cần nhập công thức.
 + Gõ dấu =.
 + Nhập công thức.
 + Nhấn Enter để chấp nhận.
Lưu ý: Dấu = là kí tự đầu tiên các em cần gõ khi nhập công thức vào 1 ô.
Tổng kết. (10p)
Gọi Hs thực hiện lại các thao tác được học trong tiết.
Đưa ra 1 số công thức toán học để học sinh chuyển đổi và nhập công thức vào ô tính.
Hướng dẫn học tập. (3p)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà các em xem lại các kiến thức đã học của bài học hôm nay.
- Thực hiện lại các thao tác đã được học (nếu có điều kiện).
- Làm các bài tập 1 và bài tập 2 trong Sgk.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem trước nội dung mục 3 để chuẩn bị cho tiết học sau.
- Địa chỉ của một ô là gì?
5. PHỤ LỤC.
----------˜˜&™™----------

File đính kèm:

  • docTin 7Tiet 13.doc