Bài giảng Môn Tin học lớp 7 - Tiết 1: Chương trình bảng tính là gì

- Học sinh được trang bị kiến thức về sắp xếp và lọc dữ liệu trang tính.

- Biết sắp xếp dữ liệu trong trang tính.

- Biết lọc dữ liệu theo yêu cầu cụ thể.

- Từ việc sắp xếp dữ liệu, học sinh có thể so sánh dữ liệu trong cùng một bảng tính.

- Nghiêm túc ghi chép, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy.

 

doc124 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 7 - Tiết 1: Chương trình bảng tính là gì, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh dạng của chương trình bảng tính.
- Yêu cầu HS trình bày cách sử dụng công thức tính trong chương trình bảng tính. Nêu lên ưu điểm của việc sử dụng địa chỉ trong công thức .
- Giới thiệu hàm trong chương trình bảng tính.
- Yêu cầu HS trình bày cách nhập hàm vào ô tính và giới thiệu hàm tính tổng, trung bình cộng, tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
- Nhận xét tóm tắt nội dung lý thuyết
- Thảo luận nhóm.
- Ghi chép vào vở.
- Từng nhóm trính bày
- Lắng nghe, ghi bài
- Thảo luận nhóm.
- Từng nhóm lần lượt trình bày.
- Trình bày cách nhập công thức vào trang tính.
- Nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ trong công thức.
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm.
- Từng nhóm lần lượt trình bày các hàm.
- Lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính.
1. Lý thuyết
- Khái niệm chương trình bảng tính.
- Chức năng chung của chương trình bảng tính.
- Cấu trúc của một bảng tính điện tử.
- Thao tác và các chức năng định dạng của chương trình bảng tính.
- Thực hiện tính toán trên trang tính.
- Sử dụng công thức tính toán. Đặc biệt sử dụng địa chỉ trong công thức.
- Sử dụng các hàm có sẵn tính toán.
+ Hàm Sum (a,b,c,..)
+Hàm Average(a,b,c,…)
+Hàm Max(a,b,c,…)
+Hàm Min(a,b,c,…)
- Trình bày và in trang tính.
	3. Củng cố- Dặn dò (7’)
 	- Củng cố lại nội dung lý thuyết chương trình học kì I
 - Về nhà ôn bài, xem tiếp bài thực hành còn lại.
-------------------------------- & ----------------------------------
Ngày soạn: 11/ 12/ 2013
Ngày giảng : 13/ 12/ 2013(7A2, 7A1)
Tiết: 34
ÔN TẬP (Tiếp)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	 - Ôn lại nội dung chính của học kì I
	 - Nhớ lại kiến thức đã học.
	 - Nghiêm túc có ý thức, thói quen suy nghĩ và làm việc hợp lý, khoa học và chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
 - Giáo án, SGK, nội dung ôn tập
 - Phòng máy vi tính.
2. Học sinh:
 - Sách vở, bút ghi, thước kẻ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong bài)
	 2. Bài mới:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐCỦA HỌC SINH
GHI BẢNG 
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1(18’)
- Giới thiệu bài tập sử dụng công thức và hàm có sẵn ttrong chương trình bảng tính để tính toán.
Hướng dẫn làm bài tập 1
- Yêu cầu HS đưa ra kết quả của từng câu và nhận xét.
- Nhận xét
- Yêu cầu HS kiểm tra kết quả bằng cách thức hiện trên máy tính.
- Sửa bài tập và nhận xét
- Lắng nghe, ghi bài và làm bài tập
Chú ý lắng nghe
- Từng hS sinh lần lượt trình bày
- Khởi động bảng tính và kiểm tra kết quả.
-Chú ý lắng nghe, ghi bài
Bài 1:
Giả sử trong ô A1, B1 lần lượt là các số 10, 20. Em hãy cho biết kết quả của các phép tính:
=SUM(A1:B1)
= A1+B1
=Average(A1,B1)
= (A1+B1)/2
So sánh kết quả giữa việt sử dụng công thức và sử dụng hàm.
=Max(A1,B1,-5)
=Min(A1,B1,2)
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 2 (20’)
- Giới thiệu bài tập 2
- Hướng dẫn thực hiện bài 2
Sử dụng các Hàm có sẵn trong chương trình bảng tính như: Sum, Average, Max, Min để thực hiện các phép tính trong bài tập 2.
- Yêu cầu HS trình bày bài tập 2
- Nhận xét.
- Gọi HS lên kiểm tra kết quả bằng cách thực hiện trên máy tính
- Nhận xét
- Sửa bài tập 2
- Lắng nghe, chép bài
- Làm bài tập theo hướng dẫn
- Lần lượt từng học sinh trình bày bày tập 2
- 4 HS lên thực hành kiểm tra kết quả.
- Lắng nghe, sửa bài.
Bài tập 2:
Cho bảng tính sau:
a) Viết hàm tính tổng chi từng tháng
b) Viết hàm tính chi trung bình trong từng tháng.
c) Viết hàm tìm giá trị chi lớn nhất trong từng tháng
d) Viết hàm tìm giá trị chi nhỏ nhất trong từng tháng
	3. Củng cố- dặn dò (7’)
	- Nhận xét tiết ôn tập.
	 - Giới thiệu những lỗi HS thường gặp trong khi thực hành và làm bài tập
 - Về nhà học bài cũ. Chuẩn bị SGK, vở chuẩn bị thi học kì I.
Ngày soạn:	
Ngày giảng:	16/ 12/ 2013
Tiết 35
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
(Lý thuyết: Ngân hàng đề của phòng)
--------------------------------- & ----------------------------------
Ngày soạn:	
Ngày giảng:	18/ 12/ 2013
Tiết 36
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
(Thực hành: Ngân hàng đề của phòng)
----------------------------------- & -----------------------------------
Ngày soạn: 23/ 12/ 2013
Ngày giảng : / 12/ 2013 (7A1, 7A2)
Tiết 31
Bài thực hành 7
IN DANH SÁCH LỚP EM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh biết vận dụng lệnh xem trước khi in trang tính, các thao tác định dạng trang in, giấy in..
- Biết kiểm tra trang tính trước khi in.
- Thiết lập lề và hướng giấy cho trang in
- Biết điều chỉnh các dấu ngắt trang phù hợp với yêu cầu in.
- Nghiêm túc ghi chép, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Giáo án, Phòng máy.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )
HS1: Làm cách nào để có thể điều chỉnh trang in hợp lý?
HS2. Làm thế nào để có thể thay đổi hướng của giấy in?
	TL: Để điều chỉnh trang in hợp lý ta dùng bảng chọn File à Print prewiew
	Để thay đổi hướng giấy in ta vào bảng chọn File à Page Setup.
2. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1 Kiểm tra trang tính trước khi in(10’)
GV: Yêu cầu HS mở bảng tính Bảng điểm lớp em (đã lưu trong bài thực hành 6).
Ngoài nút lệnh Next và Previous trên thanh công cụ Print Preview còn có các nút lệnh khác vói những chức năng để phóng to/Thu nhỏ trang in, mở hộp thoại Page Setup để thiết đặt trang in, xem chi tiết các lề của trang in, chuyển sang chế độ xem trang in với các dấu ngắt trang và đóng chế độ xem trước khi in, trở về chế độ bình thường
HS: Quan sát trên màn chiếu và thực hiện theo các yêu cầu của giáo viên
HS: Thực hành trên máy cá nhân.
Bài tập 1. Kiểm tra trang tính trước khi in
a) Sử dụng công cụ Print Preview để xem trang tính trước khi in.
Quan sát sự thay đổi của màn hình và các đối tượng trên màn hình. Sử dụng các nút lệnh thay đổi của màn hình và các đối tượng trên màn hình. Sử dụng các nút lệnh Next và Previous trên thanh công cụ để xem các trang in.
b) Tìm hiểu chức năng của các nút lệnh khác trên thanh công cụ Print Preview
c) Sử dụng nút lệnh để xem các dấu ngắt trang.
d) Ghi nhận các khiếm khuyết về ngắt trang trên các trang in; liệt kê những hướng khắc phục khuyết điểm đó.
Hoạt động 2: Thiết đặt lề trang in, hướng giấy và điều chỉnh các dấu ngắt trang(29’).
GV: Yêu cầu HS tiếp tục sử dụng bảng tính Bảng điểm lớp em.
a) Mở hộp thoại Page Setup. Trên trang Margins của hộp thoại, quan sát và ghi nhận các thông số ngầm định trong các ô Top, Bottom, Left và Right, sau đó thay đổi các thông số này. Nháy OK sau mỗi lần thay đổi thông số để thấy tác dụng trên trang in. Cuối cùng đặt các thông số này tương ứng là 2; 1.5; 1.5 và 2.
b) trên trang Page của hộp thoại Page Setup , quan sát và ghi nhận các thiết đặt ngầm định Portrait ( đứng ). Đánh dấu chọn trong ô Landscape và quan sát tác dụng. Cuối cùng đặt lại hướng giấy đứng.
c) Trở lại với các thiết đặt trang đứng và không có tỷ lệ, kiểm tra các trang bằng chế độ hiển thị Page Break Preview. Kéo thả chuột để điều chỉnh lại sao cho các cột được in hết trên một trang, mỗi trang in khoảng 25 hàng (hình)
HS: Quan sát trên màn hình giáo viên và thực hiện theo các yêu cầu của giáo viên.
HS: Quan sát trên màn hình giáo viên và thực hiện theo các yêu cầu của giáo viên
Bài tập 2. Thiết đặt lề trang in, hướng giấy và điều chỉnh các dấu ngắt trang.
3. Củng cố- Dặn dò ( 1’ )
- Xem lại các nội dung thực hành trong SGK.
- Thực hành lại ở nhà nếu có điều kiện
-------------------------------- & ----------------------------------
Ngày soạn: 23/ 12/ 2013
Ngày giảng : / 12/ 2013 (7A2, 7A1)
Tiết 32
Bài thực hành 7
IN DANH SÁCH LỚP EM (Tiếp)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh biết vận dụng lệnh xem trước khi in trang tính, các thao tác định dạng trang in, giấy in..
- Biết kiểm tra trang tính trước khi in.
- Thiết lập lề và hướng giấy cho trang in
- Biết điều chỉnh các dấu ngắt trang phù hợp với yêu cầu in.
- Nghiêm túc ghi chép, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Giáo án, Phòng máy.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ ( 5’)
Thực hiện thao tác xem trước khi in và in trang tính trên máy ?
2. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Định dạng và trình bày trang tính.
- Yêu cầu: Dữ liệu trong hàng tiêu đề ( hàng 3) được căn giữa với kiểu chữ đậm và cỡ chữ to hơn.
- Dữ liệu trong các cột Stt, chiều cao, cân nặng được căn giữa; trong các cột Họ và tên, Địa chỉ, Điện thoại – căn tráI; trong cột Ngày sinh – căn phải.
- Dữ liệu trong cột chiêu cao được định dạng với hai chữ số thập phân.
- Các hàng được tô màu nền phân biệt để dễ tra cứu
HS: Quan sát trên màn hình giáo viên và thực hiện theo các yêu cầu của giáo viên.
HS: Quan sát trên màn hình giáo viên và thực hiện theo các yêu cầu của giáo viên.
Bài tập 3: Định dạng và trình bày trang tính.
a) Thực hiện các định dạng cần thiết để có trang tính tương tự hình 81 ( sgk).
b) Xem trước trang in, kiểm tra các dấu ngắt trang và thiết đặt hướng trang nằm ngang để in hết các cột trên một trang, thiết đặt lề thích hợp và lựa chọn để in nội dung giữa trang giấy theo chiều ngang.
c) Lưu bảng tính và thực hiện lệnh in.
Hoạt động 2: Củng cố (15’)
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành lại thao tác xem trước khi in, điều chỉnh ngắt trang, in trang tính theo nhóm 
HS: Thực hành theo nhóm yêu cầu của giáo viên
	3. Dặn dò (2’)
	Ôn tập toàn bộ kiến thức về chương trình bảng tính chuẩn bị cho bài ôn tập cuối kì.
-------------------------------- & ----------------------------------
Ngày soạn: 31/ 12/ 2012
Ngày giảng :02/ 01/ 2013(T5: 7A2)
	03/ 01/ 2013(T1: 7A1; T3: 7A3)
Tiết 37
BÀI 8: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh được trang bị kiến thức về sắp xếp và lọc dữ liệu trang tính..
- Biết sắp xếp dữ liệu trong trang tính.
- Biết lọc dữ liệu theo yêu cầu cụ thể.
- Từ việc sắp xếp dữ liệu, học sinh có thể so sánh dữ liệu trong cùng một bảng tính.
- Nghiêm túc ghi chép, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Bài mới ( 42’ )
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu lợi ích và nhu cầu sắp xếp dữ liệu trong chương trình bảng tính (10')
- Giới thiệu một số trang tính gặp khó khăn khi sắp xếp hàng của bảng dữ liệu(Hình 82, 83 trong sgk trang 70)
? Từ bảng mẫu, em có thể nêu một số lợi ích của sắp xếp dữ liệu trong chương trình bảng tính. 
- Nhận xét và bổ sung: lợi ích lớn nhất của chương bảng tính là để tính toán và xử lí dữ liệu nhanh chóng, sắp dữ liệu theo giá trị tăng dần hoặc giảm dần.
+ Chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
+ Nêu một số lợi ích của việc sắp xếp dữ liệu trong bảng tính.
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thao tác sắp xếp dữ liệu. (20')
? Theo em hiểu thì sắp xếp dữ liệu là như thế nào.
? Sắp xếp dữ liệu gồm những thao tác nào.
- Chú ý: Nếu các nút lệnh đó không có trên thanh công cụ ta thực hiện như sau:
B1: Nhấn nút Toolbars Options trên TCC chuẩn.
B2: Nhấn vào Add or Remove Buttons \chọn Standard \ chọn vào trước tên nút cần hiển thị
HS: suy nghĩ và trả lời
(Sắp xếp dữ liệu là hoán đổi vị trí các hàng để giá trị trong một hay nhiều cột được sx theo thứ tự tăng dần hay giảm dần.)
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
1. Sắp xếp dữ liệu
- Kn: Sắp xếp dữ liệu là hoán đổi vị trí các hàng để giá trị trong một hay nhiều cột được sx theo thứ tự tăng dần hay giảm dần
- Nháy chuột chọn một ô trong cột cần sắp xếp dữ liệu
- Nháy nút hay trên thanh công cụ để sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.
Hoạt động 3: Thực hành (12')
3. Củng cố- Dặn dò (3')
- Xem lại các thao tác để sắp xếp dữ liệu trong bảng tính.
- Thực hành nếu có điều kiện.
--------------------------------------------------------
Ngày soạn: 31/ 12/ 2012
Ngày giảng :03/ 01/ 2013(T4: 7A3)
	04/ 01/ 2013(T3: 7A2; T5: 7A1)
Tiết 38
BÀI 8: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh được trang bị kiến thức về sắp xếp và lọc dữ liệu trang tính..
- Biết sắp xếp dữ liệu trong trang tính.
- Biết lọc dữ liệu theo yêu cầu cụ thể.
- Từ việc sắp xếp dữ liệu, học sinh có thể so sánh dữ liệu trong cùng một bảng tính.
- Nghiêm túc ghi chép, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Giáo án, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )
? Mở bảng tính Bảng điểm lớp em. Thực hiện thao tác sắp xếp dữ liệu tăng dần theo Điểm trung bình.
	GV quan sát học sinh thực hiện trên máy à nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới ( 35')
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Lọc dữ liệu
GV: Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiện thị các hàng thoả mãn các tiêu chuẩn nhất định nào đó.
- Ví dụ: Lọc ra các học sinh có điểm trung bình từ 8.8 trở lên (hình minh hoạ)
GV: Hướng dẫn học sinh thao tác trên máy tính.
GV: Hướng dẫn học sinh cách lọc hàng có giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất.
HS: Quan sát trên màn chiếu và thực hiện trên máy tính cá nhân.
HS: Quan sát và thực hiện trên máy tính cá nhân.
HS: Quan sát và thực hành.
2. Lọc dữ liệu
Thực hiện các thao tác sau:
Bước 1. Chuẩn bị:
- Nháy chuột chọn 1 một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc.
- Mở bảng chọn Data -> Filterà AutoFilter.
sẽ xuất hiện các mũi tên như bảng sau:
Bước 2. Lọc:
- Chọn tiêu đề để lọc dữ liệu.
- Nháy vào nút trên hàng tiêu đề cột. (hình vẽ).
- Kết thúc lọc: Chọn Data à Filter à Show All (Hiển thị tất cả).
3. Lọc các hàng có giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất
- Khi nháy chuột ở mũi tên trên tiêu đề cột có các lựa chọn sau:
+ Top 10: Lọc các hàng có giá trị dữ liệu thuộc một số giá trị.
VD: Chọn 3 học sinh có ĐTB lớn nhất: Chọn Top 10 à Chọn ô thứ 2 có giá trị là 3 à OK.
3. Củng cố- Dặn dò ( 5’ )
- Trả lời câu hỏi 2,3,4 sgk
- Xem lại các thao tác để sắp xếp dữ liệu và lọc dữ liẹu trong bảng tính
- Thực hành nếu có điều kiện
Ngày soạn: 07/ 01/ 2013
Ngày giảng :09/ 01/ 2013(T1: 7A3; T2: 7A1; T5: 7A2)
Tiết 39
BÀI THỰC HÀNH 8
AI LÀ NGƯỜI HỌC GIỎI?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Biết và thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu.
	- Biết và thực hiện các thao bước để lọc dữ liệu
	- Rèn luyện kĩ năng sắp xếp và lọc dữ liệu
	- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Giáo án thực hành, tài liệu tham khảo, phòng máy tính có cài đặt Excel.
 	- HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ(7’).
	- CH1: Nêu cách sắp xếp dữ liệu trong trang tính?
	- CH2: Lọc dữ liệu là gì? Quá trình lọc gồm mấy bước, là những bước nào?
3. Bài mới (33’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu (13')
- Giáo viên giới thiệu mục đích bài thực hành.
- Kiến thức liên quan:
Giáo viên gợi nhớ cho học sinh các kiến thức đã học:
 + Cách khởi động chương trình Excel
 + Cách nhập dữ liệu
 + Thao tác sắp xếp dữ liệu theo một hoặc nhiều tiêu chuẩn.
 + Các bước để lọc dữ liệu.
- Làm mẫu: 
Giáo viên trình bày mẫu các thao tác theo tuần tự như trên.
- Học sinh chú ý lắng nghe
- Học sinh nhớ lại kiến thức cũ, trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra
- Học sinh quan sát các bước giáo viên làm mẫu, ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên (20')
- Giáo viên phân công vị trí thực hành theo nhóm
- Giao bài tập: 
Giáo viên giao bài tập sách giáo khoa cho học sinh
 + Bài 1 (trang 77 sách giáo khoa): Sắp xếp và lọc dữ liệu
- Luyện tập: Giáo viên quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Học sinh ngồi thực hành theo nhóm
- Học sinh nhận bài tập, đọc đề bài đưa ra các câu hỏi (nếu cần).
- Học sinh làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Bài 1 (trang 77 sách giáo khoa): Sắp xếp và lọc dữ liệu
3. Củng cố- Dặn dò (5’).
	- Thao tác sắp xếp dữ liệu.
	- Các bước lọc dữ liệu.
	- Luyện tập thao tác sắp xếp dữ liệu với bảng danh sách lớp em.
Ngày soạn: 07/ 01/ 2013
Ngày giảng :10/ 01/ 2013(T4: 7A3; T5: 7A2)
	11/ 01/ 2013(T1: 7A1)
Tiết 40
BÀI THỰC HÀNH 8
AI LÀ NGƯỜI HỌC GIỎI?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Biết và thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu.
	- Biết và thực hiện các thao bước để lọc dữ liệu
	- Rèn luyện kĩ năng sắp xếp và lọc dữ liệu
	- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Giáo án thực hành, tài liệu tham khảo, phòng máy tính có cài đặt Excel.
 	- HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ(7’).
	- CH1: Nêu cách sắp xếp dữ liệu trong trang tính?
	- CH2: Lọc dữ liệu là gì? Quá trình lọc gồm mấy bước, là những bước nào?
2. Bài mới (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn thường xuyên (tiếp) 20'
- Giáo viên giao bài tập cho học sinh
 + Bài tập 2, 3 (Trang 77, 78 SGK): Lập trang tính, sắp xếp và lọc dữ liệu.
- Luyện tập: Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh làm bài
- Học sinh nhận bài tập, đọc đề bài đưa ra các câu hỏi (nếu cần).
- Học sinh làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Bài tập 2, 3 (Trang 77, 78 SGK): Lập trang tính, sắp xếp và lọc dữ liệu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn kết thúc (10')
- Tổng kết, đánh giá buổi thực hành
- Vệ sinh phòng máy
- Học sinh chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Học sinh làm theo chỉ dẫn của giáo viên.
3. Củng cố- dặn dò (8’)
	a) Củng cố (5')
	Thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu.
b) Dặn dò (3’)
	- Rèn luyện thao tác sắp xếp dữ liệu
	- Lọc dữ liệu theo các điều kiện khác nhau.
Ngày soạn: 14/ 01/ 2013
Ngày soạn: 16/ 01/2013 (T1: 7A3; T2: 7A1; T5: 7A2)	
Tiết 41
TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ.
- Biết một số dạng biểu đồ thường dùng.	
- Luyện kỹ năng sử dụng biểu đồ, một số dạng biểu đồ thường dùng trên trang tính.
	- Nghiêm túc, có ý thức và làm việc hợp lý, khoa học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh, bảng phụ, phòng máy vi tính 
2. Học sinh:
- Sách vở, bút ghi, thước kẻ, chuẩn bị bài mới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi:
- Mở bảng tính Bang diem lop em đã được lưu trong bài thực hành 6
+ Thực hiện thao tác sắp xếp dữ liệu theo điểm trung bình theo thứ tự giảm dần.
+ Lọc ra 3 bạn có điểm trung bình thấp nhất.
* Đáp án:
- Thực hiện thao tác mở bảng tính.
+ Chọn ô trong cột điểm trung bình -> chọn nút lệnh 
+ Data -> Filter -> AutoFilter -> Top10 -> Xh hiện hộp thoại Top
+ Chọn Bottom -> Đánh số 3 -> OK 	
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách minh họa bằng biểu đồ (17')
- Giới thiệu biểu đồ
- Bình thường ta trình bày dữ liệu dạng bảng. Còn cách nữa là trình bày dưới dạng biểu đồ. Nó giúp ta dễ so sánh số liệu hơn, nhất là dễ dự đoán xu thế tăng hay giảm của các số liệu.
- Dựa vào bảng hãy thử trình bày dữ liệu dưới dạng đó.
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe.
- Dựa vào số liệu ta có thể trình bày dưới dạng bảng như sau:
1. Minh họa dữ liệu bằng biểu đồ
- Minh hoạ số liệu bằng biểu đồ là cách minh hoạ trực quan, giúp em dễ quan sát, so sánh và dự đoán sự tăng giảm của số liệu
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dạng biểu đồ (20')
- Với chương trình bảng tính ta có thể tạo các biểu đồ có hình dạng khác nhau để bieu diễn dữ liệu.
Giới thiệu các dạng biểu đồ
- Biểu đồ cột: Rất thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột.
- Biểu đồ đường gấp khúc: Dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.
- Biểu đồ hình tròn: Thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.
- Chú ý lắng nghe
- Ghi nhớ nội dung kiến thức
2. Một số dạng biểu đồ
- Một vài dạng biểu đồ phổ biến nhất hiện nay là:
- Biểu đồ cột: 
- Biểu đồ đường gấp khúc: 
- Biểu đồ hình tròn: 
	3. Củng cố- Dặn dò (3')
- Hệ thống lại kiến thức
	- Tiện ích của biểu đồ
	- Xem tiếp nội dung còn lại của bài học.
Ngày soạn: 15/ 01/ 2013
Ngày giảng :17/ 01/ 2013(T4: 7A3; T5: 7A2)
	18/ 01/ 2013(T1: 7A1)
Tiết 42
TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu;
- Biết cách thay đổi dạng biểu đồ đã được tạo ra.
- Luyện kỹ năng thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng d

File đính kèm:

  • docGiao an tin 7.doc