Bài giảng Môn tin học lớp 7 - Tiết 1 : Bài 1- Chương trình bảng tính là gì (tiết 1)

Câu 14: Trong chương trình bảng tính :

A. Hàm được định nghĩa từ trước B. Hàm được thay đổi bởi người sử dụng

C. Hàm có sẵn trong chương trình giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng D. A,C đúng

 

doc169 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3726 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn tin học lớp 7 - Tiết 1 : Bài 1- Chương trình bảng tính là gì (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bản đã học, xem lại các bài tập trắc nghiệm, các bài thực hành trong SGK, ghi nhớ các thao tác cơ bản với bảng tính. Chuẩn bị giờ sau ôn tập tiếp.
Ngày soạn:.....
Ngày giảng:....
Tiết 32:
Ôn tập 
I. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức : - HS tiếp tục ôn tập một số kiến thức trọng tâm, một số kĩ năng, thao tác cơ bản đã học khi làm việc với bảng tính.
* Kỹ năng : - Vận dụng được các kiến thức đã học vào các bài tập thực hành trên máy thành thạo.
* Thái độ- Rèn luyện đức tính kiên nhẫn, chịu khó trong học tập.
II.Tài liệu và phương tiện: 
	Phòng máy vi tính, Projector, bài tập mẫu.
	2. SGK Tin học 7, SGV Tin học 7, Giáo án, đồ dùng dạy học.: SGK, đồ dùng học tập, các kiến thức đã học.
III. Tiến trình dạy học: 
5. Dự kiến kiểm tra đánh giá:	 Xen kẽ trong giờ ôn tập.
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
GV nêu yêu cầu giờ học.
1. Bài tập TNKQ: GV sử dụng máy chiếu đưa ra một số bài tập TNKQ.
- HS suy nghĩ và đưa ra phương án trả lời đúng" HS lớp nhận xét" GV nhận xét, đánh giá.
Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng?
Trong chương trình bảng tính:
 A. Dữ liệu số bao gồm các số 0, 1, 2, 3,…, 9, dấu +, dấu -, dấu %.
 B. ở chế độ ngầm định, dữ liệu kiểu số được căn thẳng lề phải trong ô tính, dữ liệu kiểu kí tự được căn thẳng lề trái trong ô tính.
C. Dữ liệu kí tự là dãy các chữ cái, chữ số và các kí hiệu.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 2: Cách nào sau đây dùng để khởi động chương trình bảng tính Excel?
A. Chọn Start " All Programs " Microsoft Word 
B. Nháy đúp chuột vào biểu tượng có trên màn hình nền.
 C. Nháy chuột vào biểu tượng có trên màn hình nền
D. Tất cả các cách trên đều đúng.
Câu 3: Khi nhập dữ liệu vào trang tính thì:
 A. Dữ liệu kiểu số sẽ mặc nhiên được căn giữa trong ô tính.
B. Dữ liệu kiểu kí tự sẽ mặc nhiên được căn thẳng lề phải trong ô tính.
 C. Dữ liệu kiểu số sẽ mặc nhiên được căn thẳng lề trái trong ô tính.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4: Khối là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Địa chỉ khối nào sau đây là hợp lệ:
A. B3.. E9
B. B3;E9
C. B3-E9
D. Tất cả đều sai.
Câu 5: Để tính tổng giá trị trong các ô C1và C2, sau đó chia cho giá trị trong ô B3. Công thức nào đúng trong các công thức sau:
A. =(C1+C2)\B3
B. =C1+C2/B3
C. =(C1+C2)/B3
D. (C1+C2)/B3
Câu 6: Giả sử cần tính trung bình cộng giá trị của các ô A2, C2 và H2. Công thức nào trong các công thức sau đây là sai?
A. =SUM(A2,C2,H2)/3
B. AVERAGE(A2,C2,H2)
C. =AVERAGE(A2,C2,H2)
D. =( A2+C2+H2)/3
Câu 7: Muốn sửa dữ liệu trong một ô tính mà không cần nhập lại ta phải thực hiện ntn?
A. Nháy đúp chuột trên ô tính và sửa dữ liệu 
B. Nháy chuột trên ô tính và sửa dữ liệu 
C. Nháy chuột đến ô cần sửa và nhấn phím F2
D. Cả hai phương án A và C.
Câu 8: Trong chương trình bảng tính :
A. Hàm là công thức được định nghĩa từ trước.
B. Hàm được thay đổi bởi người sử dụng. 
C. Hàm có sẵn trong chương trình giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng.
D. A,C đúng
Câu 9: Trong chương trình bảng tính, muốn xoá thực sự các cột hoặc các hàng đã được chọn ta thực hiện :
A. Chọn Edit " Copy
B. Nhấn phím Delete
C. Chọn Edit " Delete
D. Chọn Edit " Delete sheet
Câu 10: Giả sử tại ô E2 có công thức =A2*D2/4. Nếu sao chép công thức đến ô G6 sẽ có công thức là:
A. =E2*C2/4
B. =C6*F6/4
C. =B2*C2/4
D. =D6*F6/4
2. Bài thực hành: Khởi động chương trình bảng tính Excel và thực hiện các thao tác sau:
a, Nhập bảng tính theo mẫu sau:
b, Tính cột Tổng điểm với công thức Văn x 2 + Toán x 2 + Anh văn
c, Sử dụng hàm thích hợp để tính điểm TB của các cột Anh văn, Toán, Văn và ghi vào ô tương ứng trong bảng hàng Điểm trung bình
d, Sử dụng hàm thích hợp để xác định điểm cao nhất và điểm thấp nhất của các cột Anh, Toán, Văn.
e, Lưu bảng tính với tên “Bang diem”
3. Hoạt động tiếp nối
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc lại một số kiến thức trọng tâm đã học.
- HD học sinh về nhà học kĩ các nội dung cơ bản đã học, xem lại các bài tập trắc nghiệm, các bài thực hành trong SGK, ghi nhớ các thao tác cơ bản với bảng tính. Chuẩn bị giờ sau Kiểm tra học kì I (1 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành).
Ngày soạn:.....
Ngày giảng:....
Tiết 33-34:
Kiểm tra học kì I
(1 tiết lý thuyết- 1 tiết thực hành)
I. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức: - Đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh về các thành phần cơ bản trên trang tính Excel, cách thiết đặt các biểu thức tính toán , cách sử dụng các hàm cơ bản để tính toán, kết hợp các số và địa chỉ ô tính cũng như địa chỉ các khối trong công thức tính.
* Kĩ năng: thao tác với bảng tính 
* Thái độ : - Rèn luyện đức tính kiên nhẫn, chịu khó trong học tập.
II. Yêu cầu của đề :
Kiến thức : - Kiểm tra kiến thức của học sinh về bảng tính.
- Biết các tính năng cơ bản trên trang tính 
- Thiết đặt được một số công thức tính toán cơ bản trên trang tính .
Kĩ năng : - Thiết đặt công thức tính toán đúng, vận dụng các hàm cơ bản để tính toán.
	- Thực hiện các thao tác với bảng tính một cách thành thạo.
Thái độ : - Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập và thi cử.
III. Ma trận thiết kế đề kiểm tra
 Bài
Mức độ
1
2
3
4
5
Biết 
1, 12, 1(B)
2, 7
14, 15
16, 17, 20
Hiểu
3, 8, 9, 11
4, 10
5, 6, 13
18, 19
Vận dụng
2(B)
IV. Đề bài :
A. Phần lý thuyết: (10 điểm)
I. Phần trắc nghiệm khách quan: (5 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời em cho là đúng nhất: 
Câu 1: Cách nào sau đây dùng để khởi động chương trình bảng tính Excel?
A. Chọn Start " All Programs " Microsoft Office " Microsoft Excel
B. Nháy đúp chuột vào biểu tượng có trên màn hình nền.
 C. Nháy chuột vào biểu tượng có trên màn hình nền rồi gõ phím Enter.
D. Tất cả các cách trên đều đúng.
Câu 2: Khi nhập dữ liệu vào trang tính thì:
 A. Dữ liệu kiểu số sẽ mặc nhiên được căn giữa trong ô tính.
B. Dữ liệu kiểu số sẽ mặc nhiên được căn thẳng lề phải trong ô tính.
 C. Dữ liệu kiểu số sẽ mặc nhiên được căn thẳng lề trái trong ô tính.
D. Cả A, B, C đúng.
Câu 3: Khối là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Địa chỉ khối nào sau đây là hợp lệ:
A. B3.. E9
B. B3:E9
C. B3-E9
D. Tất cả đều sai.
Câu 4: Để tính tổng giá trị trong các ô A1và A2, sau đó chia cho giá trị trong ô B5. Công thức nào đúng trong các công thức sau:
A. =(A1+A2)\B5
B. =A1+A2\B5
C. =(A1+A2)/B5
D. (A1+A2)/B5
Câu 5: Giả sử cần tính trung bình cộng giá trị của các ô A2, C2 và H2. Công thức nào trong các công thức sau đây là sai?
A. =SUM(A2,C2,H2)/3
B. =A2 +C2+H2/3
C. =AVERAGE(A2,C2,H2)
D. =( A2+C2+H2)/3
Câu 6: Cách nhập hàm nào sau đây là sai?
A. =MIN(A1,A2,A3)
B. =MIN(A1:A2,A3)
C. =MIN(A1:A3)
D. =MIN (A1:A3)
Câu 7: Để mở một bảng tính mới ta phải thực hiện như thế nào?
A. File " Save
B. File " Open
C. File " Exit
D. File " New
Câu 8: Lưu một bảng tính đã có sẵn trên máy tính với một tên khác bằng cách nào?
A. File " New
B. File " Open
C. File " Save As
D. File " Save
Câu 9: Để thoát khỏi chương trình bảng tính ta phải thực hiện như thế nào?
 A. File " Exit
B. Nháy chuột vào biểu tượng Close .
C. Alt + F4 
D. Cả A, B, C đúng
Câu 10: Nếu trong một ô tính có các kí hiệu #####, điều đó có nghĩa là:
A. Công thức nhập sai và bảng tính thông báo lỗi.
B. Cột chứa ô đó có độ rộng quá hẹp nên không hiển thị hết chữ số.
C. Hàng chứa ô đó có độ cao quá thấp nên không hiển thị hết chữ số.
D. Hoặc B hoặc C.
Câu 11: Giả sử ô A1 đang được kích hoạt. Cách nhanh nhất để chọn ô G50 là:
A. Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím.
B. Nhấn phím Enter và các phím mũi tên trên bàn phím
C. Sử dụng chuột và các thanh cuốn.
D. Sử dụng phím Tab trên bàn phím.
Câu 12: Để lưu kết quả làm việc trong chương trình bảng tính ta thực hiện : 
A. Chọn File " Save
B. Nháy nút lệnh Save 
C. Chọn File " Open
D. Cả A, B đúng.
Câu 13: Cách nhập hàm nào sau đây không đúng?
A. = SUM(5,A3,B1)
B. =SUM(5,A3,B1)
C. =sum(5,A3,B1)
D. =SUM (5,A3,B1)
Câu 14: Trong chương trình bảng tính :
A. Hàm được định nghĩa từ trước
B. Hàm được thay đổi bởi người sử dụng 
C. Hàm có sẵn trong chương trình giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng
D. A,C đúng
Câu 15: Có mấy cách nhập hàm vào ô tính :
A. Một cách
B. Hai cách
C. Ba cách
D. Bốn cách
Câu 16: Trong chương trình bảng tính, muốn chèn thêm cột vào bên trái cột được chọn ta thực hiện
A. Chọn Insert " Rows
B. Chọn Insert " Picture
C. Chọn Insert " Columns 
D. Chọn Insert " Worksheet
Câu 17: Trong chương trình bảng tính, muốn chèn thêm hàng vào bên trên hàng được chọn ta thực hiện :
A. Chọn Insert " Rows
B. Chọn Insert " Picture
C. Chọn Insert " Columns
D. Chọn Insert " Worksheet
Câu 18: Trong chương trình bảng tính, muốn xoá thực sự các cột hoặc các hàng đã được chọn ta thực hiện :
A. Chọn Edit " Copy
B. Nhấn phím Delete
C. Chọn Edit " Delete
D. Chọn Edit " Delete sheet
Câu 19: Giả sử tại ô D2 có công thức =B2*C2/100. Nếu sao chép công thức đến ô G6 sẽ có công thức là:
A. =E2*C2/100
B. =E6*F6/100
C. =B2*C2/100
D. =B6*C6/100
Câu 20: Khi thực hiện các thao tác trên trang tính, nếu thực hiện nhầm, ta sử dụng nút lệnh:
A. Paste 
B. Copy 
C. Save 
D. Undo 
II. Phần tự luận: (5 điểm)
Câu 1: Em hãy điền vào chỗ trống để được khái niệm hoàn chỉnh về trang tính :
Trang tính gồm (1)............................. và (2).............................. là miền (3)....................... chính của bảng tính. Vùng giao nhau giữa cột và hàng là (4)........................... (còn gọi tắt là (5).........) dùng để(6)........... .........................................
Câu 2: Tại ô C5 có công thức =A1*B1.Công thức sẽ được điều chỉnh như thế nào nếu:
A
B
1. Sao chép ô C5 sang E7
a) =C7*D7
2. Sao chép ô C5 sang E11
b) =E9*F9
3. Sao chép ô C5 sang F10
c) =C3*D3
4. Sao chép ô C5 sang G13
D =D6*E6
Hãy nối cột A với cột B để được các phương án đúng.
Câu 3: Nêu các thao tác có thể thực hiện được với các ô tính, khối, hàng và cột.
B. Phần thực hành: (10 điểm)
Khởi động chương trình bảng tính Excel và thực hiện các thao tác sau:
a, Nhập bảng tính theo mẫu sau:
b, Sử dụng địa chỉ trong công thức để tính Điểm TB môn của em theo từng môn học trong cột G (TB môn) (Điểm TB môn là trung bình cộng của các điểm kiểm tra sau khi đã nhân hệ số: M, 15 phút hệ số1; 1Tiết: hệ số 2; Học kì: hệ số 3) (yêu cầu công thức được nhập cho một ô đầu, rồi sao chép công thức cho các ô khác trên cột đó trong bảng công thức vẫn cho kết quả đúng)
c, Sử dụng hàm thích hợp để tính điểm TB các môn và ghi vào ô tương ứng trong bảng ở cột G (TB môn).
d, Sử dụng hàm thích hợp để xác định một điểm TB môn cao nhất và một điểm TB môn thấp nhất và ghi vào ô tương ứng trong bảng ở cột G (TB môn).
e, Lưu bảng tính với tên “Bảng điểm của em”
V. Đáp án chấm và thang điểm
A. Phần Lý thuyết:
I. Phần trắc nghiệm khách quan: (5 điểm - mỗi câu đúng 0,25 điểm)
 Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
D
B
B
C
B
D
D
C
D
B
C
D
D
D
B
C
A
C
B
D
II. Phần tự luận: (5 điểm)
Câu1: (1,5 điểm) lần lượt điền vào chỗ trống các từ sau:
các cột
các hàng
làm việc
ô tính
ô
Chứa dữ liệu 
Câu 2: (2,0 điểm) Thực hiện nối như sau:
1 – c	3 – d 
2 – a	4 – b
Câu 3: (1,5 điểm) Các thao tác có thể thực hiện được với các ô tính, khối, hàng và cột là:
- Điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng.
- Chèn thêm hoặc xoá cột và hàng.
- Sao chép và di chuyển dữ liệu.
- Sao chép và di chuyển nội dung các ô có công thức.
B. Phần thực hành: (10 điểm)
- Tạo được bảng tính theo mẫu (3 điểm).
- Sử dụng công thức để tính Điểm TB môn từng môn học (3 điểm)
- Sử dụng hàm để tính điểm TB các môn (1 điểm)
	- Sử dụng hàm để xác định một điểm TB môn cao nhất (1 điểm)
- Sử dụng hàm để xác định một điểm TB môn thấp nhất (1 điểm)
- Lưu được bài làm theo yêu cầu (1 điểm)
3. Hoạt động tiếp nối
- Nhận xét giờ kiểm tra. 
- HD học sinh về nhà ôn lại các kiến thức đã học về bảng tính.
+ Đọc trước Bài "Học địa lí Thế giới với Earth Explorer" trang 102- SGK.
Ngày soạn:.....
Ngày giảng:.....
Tiết 35:
Học địa lý thế giới với 
Earth Explorer (T3)
I. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức : - Biết khởi động và thoát khỏi phần mềm Earth Explorer bằng nhiều cách khác nhau.
- HS hiểu được ý nghĩa và một số chức năng chính của phần mềm Earth Explorer.
* Kỹ năng : - HS nắm được và có thể thao tác được một số chức năng chính như: hiện và tìm kiếm thông tin chính trên bản đồ, ẩn/hiện tên quốc gia, thành phố, đảo, chế độ đo khoảng cách giữa hai địa điểm trên bản đồ. 
* Thái độ : - Thông qua việc sử dụng phần mềm HS có thái độ chăm chỉ học tập, biết vận dụng và sử dụng phần mềm trong việc hỗ trợ học tập của mình. 
II.Tài liệu và phương tiện: 
	Phòng máy vi tính, phần mềm Earth Explorer, Projector...
	2. SGK Tin học 7, SGV Tin học 7, Giáo án, đồ dùng dạy học.: Các kiến thức đã học, SGK, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học: 
5. Dự kiến kiểm tra đánh giá:	 Xen kẽ trong giờ học. 
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
GV giới thiệu chuyển tiếp bài
5. Xem thông tin trên bản đồ:
GV sử dụng máy chiếu hướng dẫn HS thực hiện các thao tác:
a, Thông tin chi tiết bản đồ:
Nháy chuột vào bảng chọn Maps và thực hiện các lệnh có trong bảng chọn này để xem các thông tin chi tiết trên bản đồ như:
+ Tên Quốc gia
+ Tên thành phố
+ Tên các đảo trên biển
+ Đường biên giới giữa các nước
+ Các con sông
+ Các đường bờ biển
+ Đường kinh tuyến, vĩ tuyến...
* GV sử dụng máy chiếu giới thiệu cách xem thông tin chi tiết các quốc gia và thành phố như sau:
B1: làm hiện tên các quốc gia và thành phố này.
B2: Di chuyển chuột đến dòng chữ tên sẽ làm xuất hiện thông tin tương ứng về quốc gia hoặc thành phố này.
Các thông tin tin sau có trong phần mềm:
+ Tên nước;
+ Tên thủ đô (Capital);
+ Dân số (Population);
+ Diện tích (Area);
+ Thu nhập quốc dân (GDP)
+ Thu nhập bình quân trên đầu người (GDP- Per capita)
* Cách dùng bảng dữ liệu có trên màn hình để chuyển nhanh đến vị trí trên bản đồ:
+ Tìm dòng thông tin tương ứng có trên bảng;
+ Nháy chuột vào dòng thông tin đó.
b, Tính khoảng cách giữa hai vị trí trên bản đồ: 
Một trong những chức năng và công cụ mạnh của phần mềm là tính năng đo khoảng cách tương đối chính xác giữa hai vị trí trên bản đồ.
Ta thực hiện các thao tác sau:
B1: Dịch chuyển bản đồ đến vùng có hai vị trí muốn đo khoảng cách.
B2: Nháy chuột vào nút lệnh để chuyển sang chế độ thực hiện việc đo khoảng cách.
B3: Di chuyển chuột đến vị trí thứ nhất trên bản đồ.
B4: Kéo thả chuột đến vị trí thứ hai cần tính khoảng cách.
Màn hình xuất hiện thông báo chỉ khoảng cách giữa hai vị trí.
* GV thao tác đo khoảng cách từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh cho HS quan sát" GV gọi một HS lên thực hiện lại các thao tác GV vừa trình bày.
- HS biết cách tìm vị trí một quốc gia hoặc một thành phố trên bản đồ một cách nhanh nhất.
1. Chọn để hiện đường biên giới giữa các nước.
2. Chọn để hiện các đường bờ biển.
3. Chọn để hiện các sông.
4. Chọn để hiện các đường kinh tuyến, vĩ tuyến
5. Chọn để hiện tên các quốc gia.
6. Chọn để hiện tên các thành phố.
7. Chọn để hiện tên các đảo.
- HS nghe GV hướng dẫn và biết cách tính khoảng cách giữa hai vị trí trên bản đồ.
Thông báo kết quả khoảng cách tương đối giữa hai vị trí trên bản đồ
- HS làm việc theo yêu cầu của GV
HS lớp lần lượt thực hiện các thao tác đã học để xem thông tin chi tiết trên bản đồ, tính khoảng cách giữa hai vị trí trên bản đồ.
3. Củng cố: - GV yêu cầu 4 em khá của 4 nhóm nhắc lại các cách khởi động phần mềm Earth Explorer, cách sử dụng các nút lệnh để xem thông tin chi tiết trên bản đồ.
4. Hoạt động tiếp nối 
- GV nhận xét giờ học, lưu ý một số tồn tại trong giờ.
	- HD học sinh về nhà học kĩ các thao tác cơ bản, các nút lệnh thường dùng để quan sát thông tin chi tiết trên bản đồ, chuẩn bị giờ sau thực hành.
Ngày soạn:.....
Ngày giảng:.....
Tiết 36:
Học địa lý thế giới với 
Earth Explorer (T4)
I. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức : - Biết khởi động và thoát khỏi phần mềm Earth Explorer bằng nhiều cách khác nhau.
- HS hiểu được ý nghĩa và một số chức năng chính của phần mềm Earth Explorer.
* Kỹ năng : - HS thực hành khởi động và thoát khỏi phần mềm Earth Explorer bằng nhiều cách khác nhau.
- HS thực hiện được một số thao tác được một số như: xem. dịch chuyển bản đồ, phóng to, thu nhỏ, thay đổi thông tin thể hiện trên bản đồ, đo khoảng cách giữa hai địa điểm và tìm kiếm thông tin trên bản đồ. 
- Thông qua phần mềm học sinh hiểu biết thêm và có ý thức trong việc sử dụng máy tính đúng mục đích.
* Thái độ : - Thông qua việc sử dụng phần mềm HS có thái độ chăm chỉ học tập, biết vận dụng và sử dụng phần mềm trong việc hỗ trợ học tập của mình. 
II.Tài liệu và phương tiện: 
	Phòng máy vi tính, phần mềm Earth Explorer, Projector...
	2. SGK Tin học 7, SGV Tin học 7, Giáo án, đồ dùng dạy học.: Các kiến thức đã học, SGK, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học: 
5. Dự kiến kiểm tra đánh giá:	 Xen kẽ trong giờ học. 
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- GV phân chia nhóm, yêu cầu HS khởi động phần mềm Earth Explorer " thực hiện các thao tác sau:
1. Làm ẩn (hiện) các thông tin sau:
+ Tên quốc gia
+ Tên thành phố
+ Tên các đảo trên biển
+ Đường biên giới giữa các nước
+ Các con sông
+ Các đường bờ biển
+ Đường kinh tuyến, vĩ tuyến
2. Hiện bản đồ các nước Châu á:
- Nháy chuột chọn một quốc gia thuộc Châu á trong bảng thông tin các quốc gia để hiện bản đồ các nước Châu á.
3. Làm hiện tên các quốc gia Châu á:
 - Kích chuột Maps" chọn 
GV yêu cầu HS xem thông tin chi tiết một nước về diện tích, dân số, bằng cách di chuyển chuột lên dòng chữ ghi tên nước và đợi một lát, các thông tin của quốc gia đó sẽ xuất hiện.
- Ghi ra giấy các thông tin sau của Việt Nam, Lào, Thái Lan (thông tin do phần mềm đưa ra):
+ Tên đầy đủ;
+ Thủ đô;
+ Dân số;
+ thu nhập;
+ Diện tích;
4. Làm hiện tên các thành phố trên bản đồ:
- Kích chuột Maps" chọn 
GV yêu cầu HS thực hiện tính :
- Khoảng cách giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
- Khoảng cách giữa Bắc Kinh và Tokyo.
- Khoảng cách giữa Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a) và Sơ-un (Hàn quốc)
* GV quan sát, kiểm tra trực tiếp một vài em " Nhận xét, đánh giá.
- Thoát khỏi chương trình và thoát máy
- HS tích cực thực hành theo nhóm 2 em/1máy, em khá giỏi thực hiện trước để các em khác theo dõi làm sau.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV
- HS lần lượt thực hiện các bài luyện tập theo nhóm" những học sinh khá trong nhóm thực hiện trước sau đó các bạn khác lần lượt thực hiện.
+ HS lớp lần lượt thực hiện các thao tác tính khoảng cách giữa hai vị trí trên bản đồ" Cuối mỗi buổi thực hành, mỗi nhóm lên trình bày một yêu cầu do GV đưa ra. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- Học sinh thoát khỏi chương trình và thoát máy.
3. Củng cố: - GV yêu cầu 4 em khá của 4 nhóm nhắc lại các cách khởi động phần mềm Earth Explorer, cách sử dụng các nút lệnh để xem thông tin chi tiết trên bản đồ.
4. Hoạt động tiếp nối 
- GV nhận xét giờ học, lưu ý một số tồn tại trong quá trình thực hành.
- Tuyên dương những em có ý thức học tập tốt, động viên khích lệ những học sinh yếu kém.
- Yêu cầu HS về nhà liên hệ từ phần mềm học tập đến thực tế để sử dụng phần mềm vào học địa lý thế giới, xem các thông tin chi tiết trên bản đồ, từ đó nâng cao chất lượng học tập các môn của mình.
- Ôn lại các kiến thức đã học trong học kì I. Đọc bài đọc thêm 3 "Ralph Baer - Cha đẻ của trò chơi điện tử"
- Đọc trước Bài 6 “ Định dạng trang tính”.
Ngày soạn:...........
Ngày giảng:..........
họC Kì ii
Tiết 37:
Bài 6- Định dạng trang tính
I. Mục tiêu bài học:
*Kiến thức: - HS hiểu mục đích của việc định dạng trang tính.
- Biết được các bước thực hiện định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, và chọn màu chữ.
* Kỹ năng: - Biết thực hiện căn lề trong ô tính.
* Thái độ: Có ý thức rèn luyện tư duy khoa học, mạnh dạn trong tìm tòi, tự khám phá học hỏi.
II.Tài liệu và phương tiện: 
	Projector , Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo.
	2. SGK Tin học 7, SGV Tin học 7, Giáo án, đồ dùng dạy học.: SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học: 
5. Dự kiến kiểm tra đánh giá:	 lồng ghép trong giờ.
2. Dạy học bài mới:
Hoạt 

File đính kèm:

  • docGiao an tin 7 tron bo.doc