Bài giảng Môn Tin học lớp 12 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1 - Một số khái niệm cơ bản

Khi cần chọn DS đoàn viên hay DSHS nào đó đều dựa trên danh sách trích ngang.

+ Danh sách được sắp xếp theo thứ tự A,B,C

- Ghi chép bài theo hướng dẫn, chọn lọc nội dung trọng tâm là máy tính giúp cho con người trong công tác quản lý

 

doc2 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 12 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1 - Một số khái niệm cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	18/8/2009
Tuần dạy:	03
Tiết PP:	01
BÀI DẠY
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Mục đích yêu cầu: 
Kiến thức:
- Giúp học sinh biết các vấn đề thường phải giải quyết trong một bài toán quản lí và sự cần thiết phải có CSDL; Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống;
- Học sinh biết được thế nào là một Cơ sở dữ liệu và các yêu cầu khai thác CSDL.
Kỹ năng: 
- Bước đầu hình thành kỹ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng Cơ sở dữ liệu.
Phương pháp: 
Dạy-học phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề kết hợp dạy-học hợp tác trong nhóm nhỏ.
Chuẩn bị: 
Giáo viên:
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh động não tìm và giải quyết vấn đề.
Các biểu bảng để giới thiệu với học sinh về công tác quản lý. 
Giáo án, phấn trắng, phấn màu, bài giảng điện tử.
Học sinh:
Sách giáo khoa, sách bài tập, vở học, vở bài tập, giấy nháp, bút, bảng phụ.
Tiến trình bài dạy: 
t
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
12’
12’
10’
3’
Hoạt động 1: Ổn định lớp
Hoạt động 2: Bài mới.
1. Bài toán quản lí:
- Bài toán quản lý rất phổ biến trong mọi hoạt động có tổ chức của xã hội.
Ví dụ: Quản lý HS trong nhà trường.
- Thông tin một học sinh thể hiện trong học bạ. Thông tin về các học sinh thể hiện trong hồ sơ lớp (DS lớp, sổ điểm…)
- Hiệu trưởng, giáo viên quản lý lớp có thể bổ sung thêm hay thay đổi nội dung hồ sơ.
- Việc lập hồ sơ không chỉ để lưu trữ mà chủ yếu để khai thác: Sắp xếp, tìm kiếm, tổng hợp, thống kê, trích lọc, … trên dữ liệu nhiều học sinh
- Có nhiều người khai thác hồ sơ với nhiều yêu cầu khác nhau.
® Bài toán quản lý có lượng dữ liệu rất lớn nhưng phép tính toán đơn giản nên cần được lưu trữ dữ liệu trong máy tính và máy tính hỗ trợ con người khai thác nguồn dữ liệu đó. 
Hoạt động 3: Bài mới.
2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức:
- Tạo lập hồ sơ: gồm các công việc: 
*Xác định các đối tượng cần quản lí.
*Xác định cấu trúc hồ sơ.
*Thu thập, tập hợp thông tin cần thiết cho hồ sơ và lưu trữ chúng theo đúng cấu trúc đã xác định.
- Cập nhật hồ sơ: gồm một số việc: *Sửa chữa hồ sơ.
*Bổ sung thêm hồ sơ.
*Xoá hồ sơ.
- Khai thác hồ sơ: gồm các công việc:
*Tìm kiếm thông tin theo một tiêu chí nào đó. 
*Thống kê là dựa trên tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng, không có sẵn trong hồ sơ. 
*Sắp xếp hồ sơ theo một tiêu chí nào đó phù hợp với yêu cầu quản lí của tổ chức. 
*Lập báo cáo là sử dụng các kết quả tìm kiếm, thống kê, sắp xếp các bộ hồ sơ để tạo lập một bộ hồ sơ mới. 
® Mục đích cuối cùng của việc tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ là phục vụ, hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch, ra quyết định xử lí công việc của người có trách nhiệm
Hoạt động 4: Bài mới.
3. Hệ cơ sở dữ liệu
a) Khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Một cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Ví dụ: - Thư viện có CSDL là hồ sơ sách lưu trữ.
- Hãng hàng không quốc gia lưu các thông tin về các chuyến bay, khách hàng mua vé... trong CSDL.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
Củng cố:
Dặn dò:
- Ổn định lớp. Giới thiệu bộ môn, phương pháp học tập bộ môn. Nêu yêu cầu về sách, vở học bộ môn.
- Phát vấn: Trong chương trình học lớp 10, trong nội dung đã học về ứng dụng của Tin học đối với xã hội đã đề cập đến bài toán quản lý như thế nào?
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa. 
- Đặt vấn đề: Các công việc quản lý học sinh bắt đầu từ khi mới vào trường đến khi ra trường.
- Mời một vài học sinh xác định các công việc chính.
- Giới thiệu các bài toán quản lý khác và phân tích các công việc tương tự.
- Diễn giảng: Kế toán, hiệu trưởng, trưởng ban lao động… đều có nhu cầu khai thác thông tin hồ sơ lớp.
- Kết luận vấn đề về bài toán quản lý, hướng dẫn học sinh ghi chép nội dung trọng tâm.
- Đề nghị các nhóm HS đọc sách, tự tìm ví dụ để minh hoạ các thao tác thường gặp khi xử lý hồ sơ.
- Yêu cầu HS chia nhóm nhỏ 4 người hoặc 3 người theo bàn học để thảo luận 3 vấn đề:
+ Trong quá trình nhập thông tin vào bảng giáo viên có thể: Thêm, xoá, sửa thông tin của học sinh. Theo em các công việc này được gọi chung là gì?
+ Khi nhà trường yêu cầu thống kê lớp có báo nhiêu người là dân tộc K’ Ho, Cil..., lấy 10 người có điểm TBM cả năm từ cao xuống thấp thì giáo viên phải tiến hành những công việc gì?
+ Các công việc thao tác trên hồ sơ lớp (Tìm kiếm, sắp xếp, lập báo cáo ..) được gọi chung là gì? 
- Yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của bản thân: Vậy theo em, các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức là gì?
- Nhấn mạnh 3 hệ thống thao tác khi làm việc với hồ sơ quản lý.
Đặt vấn đề: 
-Tập hợp các thông tin về học sinh được gọi tên là gì?
-Sử dụng phương tiện, công cụ nào để xử lý tập hợp thông tin về học sinh? 
- Nhấn mạnh các ý: 
*Tập hợp các dữ liệu có liên quan đến 1 tổ chức, xí nghiệp. (rất nhiều)
 *Nhiều người thao tác trong khi bộ dữ liệu chỉ có 1.
- Phát vấn: 
* Khái niệm bài toán quản lý, cho ví dụ; khái niệm CSDL, hệ quản trị CSDL.
- Về xem trước phần bài còn lại.
- Nắm bắt những yêu cầu của môn học.
- Trả lời phát vấn xây dựng bài: Bài toán quản lý rất phổ biến, là bài toán có lượng dữ liệu khổng lồ nhưng phép tính toán đơn giản. Máy tính giúp con người lưu trữ và khai thác thông tin cho bài toán quản lý. 
- Giải quyết vấn đề
+ Học sinh nộp hồ sơ. 
+ Giáo vụ quản lý hồ sơ, chia danh sách lớp. 
+ HS vào lớp được phân và cả lớp bầu ban cán sự.
+ Khi cần chọn DS đoàn viên hay DSHS nào đó đều dựa trên danh sách trích ngang.
+ Danh sách được sắp xếp theo thứ tự A,B,C…
- Ghi chép bài theo hướng dẫn, chọn lọc nội dung trọng tâm là máy tính giúp cho con người trong công tác quản lý.
- Đọc sách giáo khoa, trả lời phát vấn: tóm tắt nội dung sách đã nêu. Tìm ví dụ khác ví dụ trong sách hoặc ví dụ gắn với quản lý học sinh 
- Tổ chức làm việc theo nhóm
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Tạo lập hồ sơ của lớp
*Xác định các đối tượng Qlí
*Xác định cấu trúc hồ sơ.
*Thu thập, tập hợp thông tin
+ Cập nhật hồ sơ của lớp
*Xem, xoá, thêm, sửa 
+ Khai thác hồ sơ phục vụ mục đích quản lý. 
*Tìm kiếm, sắp xếp, lập báo cáo…
- Các nhóm được yêu cầu trình bày nội dung thảo luận, các nhóm khác bổ sung hoặc nhận xét.
- Phát hiện vấn đề: Các thao tác trên hồ sơ là một bài toán cần tính toán. 
- Nhắc lại khái niệm dữ liệu, liên hệ nhiều thông tin cơ bản của đối tượng quản lý lưu trữ có tổ chức trong máy tính gọi là Cơ sở dữ liệu 
- Muốn tạo CSDL để khai thác thì phải dùng phần mềm tương ứng giải quyết bài toán quản lý. 
- Phần mềm phải giải quyết được cơ bản các thao tác khi xử lý hồ sơ.
- Rèn kỹ năng nắm bắt các từ ngữ chuyên môn. 
- Nhắc lại nội dung đã học, tự cho ví dụ về bài toán quản lí.
- Xem thêm phần tóm tắt lý thuyết trong sách bài tập.

File đính kèm:

  • docGiao an Tin hoc 12 tiet 1 NH0910.doc
Giáo án liên quan