Bài giảng Môn Tin học lớp 12 - Bài 4: Cấu trúc bảng

Hs cần nắm cách đặt tên, tuy nhiên ở đây cách đơn giản nhất là ta đặt tên theo ý nghĩa của đối tượng hoặc trường dữ liệu, và viết liền nhau, VD: HOSO, HOCSINH, QLTV,. trong trường hợp là các trường thì ta dùng description để mô tả ý nghĩa

Các cách để lưu một văn bản trong Word?

 

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3643 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 12 - Bài 4: Cấu trúc bảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT DL LÊ LỢI
GV: NGUYỄN THỊ MINH HIỀN
BÀI 4: CẤU TRÚC BẢNG
Mục đích yêu cầu
Hiểu được các khái niệm chính trong cấu trúc bảng gồm trường, bàng ghi, kiểu dữ liệu
Biết khái niệm khoá chính
Biết cách tạo, sửa và lưu cấu trúc bảng, nạp dữ liệu vào bảng, cập nhật dữ liệu.
Thực hiện được những chỉ định khoá chính đơn giản là một trường.
 II. Nội dung
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Nội dung bài dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
- Nhắc lại khái niệm bảng trong Access?
- Bảng được tạo thành bởi trường và bản ghi. Mỗi hàng trong bảng gọi là một bản ghi (record) chứa các nội dung riêng của đối tượng đó. Mỗi bản ghi của một bảng đều có chung cấu trúc, tức là các trường (field).
- HS cần nắm khái niệm về bảng, bản ghi, trường.
- Ví dụ trong BT1, cấu trúc bảng HOSO gồm các trường MSHS, HOTEN, NGAYSINH, ...
1. Khái niệm
- Bảng là nơi chứa dữ liệu về một đối tượng thô ng tin nào đó
- Trường (Field) là một cột của bảng thể hiện thuộc tính cần quản lí
- Bản ghi (Record) là một hàng của bảng gồm các dữ liệu về các thuộc tính mà bảng quản lí
- Trong một CSDL có thể chứa nhiều bảng, thường mỗi bảng lưu trữ nhiều thông tin (dữ liệu) về một đối tượng thông tin nào đó, mỗi một thông tin đều có những kiểu đặc trưng riêng, mà với Access nó sẽ cụ thể thành những kiểu dữ liệu của các trường.
Kiểu dữ liệu
Mô tả
Minh họa
Text
Dữ liệu chữ - số
THPT Hai Bà Trưng, 
Lớp 12A, 054.849397 (số điện thoại)
Number
Dữ liệu kiểu số
123, -1237
1.23....
Date/Time
Dữ liệu ngày/thời gian
12/2/06, 1:23:45 PM...
Currency
Dữ liệu kiểu tiền tệ
$ 1234, 100234 ĐVN...
AutoNumber
Dữ liệu kiểu số đếm, tạo số nguyên theo thứ tự
1
2
3
4
....
Yes/No
Dữ liệu kiểu Boolean (hay Lôgic)
, lưu giữ các giá trị Yes hoặc No, True /False, On/off
Loại dữ liệu này vô cùng hữu ích khi cần đánh dấu giới tính: Nam hoặc Nữ, hoặc đã vào Đoàn hay chưa ...(dữ liệu chỉ có hai giá trị chọn lựa)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
- GV phân biệt giữa hai cách dùng này
+ Datasheet View: Trên màn hình sẽ xuất hiện một 
bảng trống với các trường (tiêu đề cột) lần lượt Field1, field2
+ Design View: Trên màn hình xuất hiện cửa sổ thiết kế bảng, người sử dụng tự thiết kế bảng.
+ Table Wizard: Thiết kế bảng với sự trợ giúp của MS Access
+ Import table: Nhập các bảng và các đối tượng từ các tập tin khác vào CSDL hiện thời.
+ Link table: Tạo bảng bằng cách nối vào CSDL hiện thời các bảng của CSDL khác.
+ Field Name: Tên trường cần đặt 
+ Data Type: Kiểu dữ liệu của trường
+ Desciption: Mô tả trường, phần này chỉ mang ý nghĩa làm rõ thông tin quản lý, có thể bỏ qua trong khi thiết kế bảng.
+ Field properties: Các thuộc tính của trường
GV cần giải thích rõ khái niệm khóa chính trong bảng là gì?
Lưu ý HS có thể sử dụng Tab hoặc Enter để di chuyển
Trong trường hợp đặt tên của đối tượng cũng như tên của các trường ta cần lưu ý các trường hợp khồng được phép để tránh lỗi trong quá trình thực hiện. Tên của trường có thể dùng ký tự trống, tuy nhiên ta không nên dùng, vì sau này khi sử dụng các truy vấn sẽ gặp rắc rối.
Ở đây có nhiều cách khác nhau nhưng GV chỉ ghi ra thao tác cơ bản
HS cần phân biệt được sự khác nhau giữa hai cách sử dụng, tuy nhiên phần lớn sử dụng cách hai.
Hs cần nắm cách đặt tên, tuy nhiên ở đây cách đơn giản nhất là ta đặt tên theo ý nghĩa của đối tượng hoặc trường dữ liệu, và viết liền nhau, VD: HOSO, HOCSINH, QLTV,... trong trường hợp là các trường thì ta dùng description để mô tả ý nghĩa
Các cách để lưu một văn bản trong Word?
Trên trường dữ liệu thường ta sẽ gặp những thao tác nào cần thực hiện? (chèn, sửa, xóa, di chuyển)
2. Các thao tác trên bảng
Có hai cách tạo bảng trong Access: dùng Table Wizard và không dùng Table Wizard.
a. Tạo bảng 
* Không sử dụng Table Wizard
Trong cửa sổ Database, chọn tab Table (hoặc Lệnh View/Daatbase object - Table)
- Chọn New, xuất hiện hộp thoại
+ Datasheet View
+ Design View
+ Table Wizard
+ Import table
+ Link table
Chọn chức năng Design View, chọn OK.
* Sử dụng Design View
+ Field Name
+ Data Type
+ Desciption
+ Field properties
Xác định khoá chính của bảng (nếu có)
Xác định thuộc tính của bảng, Lưu bảng dữ liệu
® Cấu trúc bảng trong chế độ thiết kết gồm 2 phần: định nghĩa trường và các tính chất của trường
Mỗi trường được đặc trưng bởi:
- Tên trường (Field name)
- Kiểu dữ liệu của trường (Data Type)
- Các tính chất khác của trường (Field Properties)
- Mô tả trường (Description)
* Lưu ý: 
- Tên bảng không thể trùng nhau
- Tên đối tượng dài không quá 64 ký tự
- Tránh dùng ký tự trống trong tên
- Tránh dùng tên có sẵn trong Access hoặc tên các tính chất
- Không dùng các dấu: chấm, thang, huyền, ngoặc vuông và cặp dấu nháy kép trong tên đối tượng.
b. Lưu bảng
- Vào File chọn Save
- Gõ tên bảng vào hộp thoại Table name
- OK
c. Thay đổi cấu trúc bảng
Chọn bảng cần điều chỉnh, click chọn design
d. Thay đổi thứ tự các trường
* Di chuyển trường: 
- Đưa con trỏ ra đầu trường đến khi con trỏ chuột chuyển thành Æ thì nhắp chọn.
- Đưa con trỏ ra đầu trường vừa chọn, nhấn và kéo đếnvị trí mới.
* Chèn trường:
- Chọn trường hiện thời là trường sẽ nằm sau trường được chen vào
- Thực hiện lệnh Insert/ Row 
* Xóa trường: 
- Chọn trường cần xóa
- Thực hiện lệnh Edit - Delete Rows
* Thay đổi khoá chính
- Chọn trường muốn chỉ định là khoá chính.
- Nháy vào nút hoặc chọn Edit à Primary Key
e. Xoá và đổi tên bảng
* Xoá bảng
- Chọn tên bảng trong trang bảng
- Nháy chuột vào nút hoặc chọn lệnh Edit à Delete
* Đổi tên bảng
- Chọn bảng cần đổi tên
- Chọn edit à Rename
- Khi bảng có đường viền khung gõ tên mới và nhấn enter.

File đính kèm:

  • docBAI4-T~1.DOC