Bài giảng Môn Tin học lớp 11 - Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 9 - Cấu trúc rẽ nhánh

Trong đó:

- Điều_kiện: là biểu thức quan hệ hoặc logic;

- Câu_lệnh, câu_lệnh_1, câu_lệnh_2 là một câu lệnh của Pascal.

Ý Nghĩa các câu lệnh:

- Dạng thiếu: Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh được thực hiện; nếu điều kiện sai thì không thực hiện gì.

 

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3047 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 11 - Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 9 - Cấu trúc rẽ nhánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 06
Tiết PPCT: 11
Lớp: 11Cb6, 7
nh
§09. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
I. Mục tiêu:
Về kiến thức:
Phát biểu được nội dung và nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán;
Sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.
Về kỹ năng:
Phân biệt và sử dụng được câu lệnh rẽ nhánh ở 2 dạng: dạng thiếu và đầy đủ;
Viết được các câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đầy đủ và áp dụng để thực hiện được thuật toán của một bài toán đơn giản.
Về thái độ:
Giúp hs nâng cao kiến thức về sử dụng NNLT, tạo hứng thú cho hs tư duy, từ đó tích cực nghiên cứu và thêm yêu thích môn học.
II. Những phương pháp dạy học được sử dụng:
Kết hợp các phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp, vẽ hình minh họa, kiểm tra đánh giá,…
III. Phương tiện dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Máy tính, máy chiếu (nếu có);
Bài giảng thiết kế trên các Slide nếu có máy tính và máy chiếu;
Sách giáo khoa và sách giáo viên Tin học 11;
Nếu không có máy tính và máy chiếu thì giáo viên sẽ dùng phấn và bảng đen là công cụ chủ yếu để giảng dạy.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Vở ghi lý thuyết;
Sách giáo khoa tin học 11;
IV. Tài liệu tham khảo (nếu có):
Bài tập tin học 11 - Nhà xuất bản Giáo dục - Hồ Sĩ Đàm, Nguyễn Thanh Tùng.
V. Tiến trình lên lớp:	
1. Ổn định lớp (2’)
Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số, ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ:
a. Kiểm tra bài cũ (’)
…
b. Gợi động cơ (2’)
Chúng ta đã qua 2 tiết thực hành làm quen với việc soạn, dịch và thực thi một chương trình đơn giản bằng NNLT Pascal. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế để giải quyết 1 bài toán ta cần phải lựa chọn các cách khác nhau để giải quyết theo yêu cầu. Vậy làm thế nào để NNLT biết các lựa chọn đó? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề.
3. Nội dung bài giảng:
TG
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Khái niệm rẽ nhánh:
* Rẽ nhánh là một điều khiển chọn thực hiện hay không thực hiện một công việc phù hợp với một điều kiện đang xảy ra. (Thực chất là dạy máy học cách xử lý tình huống).
VD: Để viết chương trình giải phương trình bậc II, ta phải tính:
Delta = b2 - 4ac;
Sau đó tùy thuộc vào giá trị của Delta mà ta có tính nghiệm hay không.
Kiểm tra ∆ >= 0
S
Kết thúc
Mỗi NNLT có cách thể hiện lệnh rẽ nhánh khác nhau.
GV: Trong thực tế:
- Nếu Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm;
- Nếu Delta >= 0 thì phương trình có nghiệm.
Như vậy tùy thuộc vào giá trị của Delta mà ta đưa ra vô nghiệm hay có nghiệm.
Hoặc có thể nói: Nếu Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm; ngược lại thì phương trình có nghiệm.
Như vậy ta thấy một số mệnh đề có dạng:
- Nếu …… Thì ……
- Nếu …… thì ……ngược lại thì ……
Cấu trúc này được gọi là Cấu trúc rẽ nhánh.
Đ
Thông báo vô nghiệm
Tính và đưa ra nghiệm
GV: Lưu ý các em sau Then và sau Else chỉ có một lệnh chương trình.
HS: Chú ý nghe giảng.
HS: Chú ý nghe giảng, ghi bài đầy đủ.
2. Câu lệnh IF - THEN:
NNLT Pascal sử dụng câu lệnh IF - THEN để mô tả việc rẽ nhánh tương ứng với 2 loại mệnh đề rẽ nhánh cú pháp như sau:
Dạng thiếu:
IF THEN ;
Dạng đầy đủ:
IF THEN ELSE ;
Trong đó:
- Điều_kiện: là biểu thức quan hệ hoặc logic;
- Câu_lệnh, câu_lệnh_1, câu_lệnh_2 là một câu lệnh của Pascal.
Ý Nghĩa các câu lệnh:
- Dạng thiếu: Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh được thực hiện; nếu điều kiện sai thì không thực hiện gì.
- Dạng đủ: Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1; nếu điều kiện sai thì thực hiện câu lệnh 2.
VD1:
If(x mod 2 = 0) then
Write(x, ‘ la so chan’);
Hoặc:
If(x mod 2 = 0) then
Write(x, ‘ la so chan’);
Else
Write(x, ‘ la so lẽ);
GV: Thuyết trình bài giảng
GV: Thuyết trình dạng thiếu và dạng đầy đủ của cấu trúc rẽ nhánh.
GV: Thuyết trình bài giảng: Nêu ý nghĩa các câu lệnh.
GV: Nêu thêm ví dụ: tìm giá trị lớn nhất của 2 số nguyên a và b.
Cách 1:
Max:=a;
If(b>a) then Max:=b;
Cách 2:
If(b>a) then Max:=b
Else Max:=a;
HS: Chú ý nghe giảng.
HS: Chú ý nghe giảng, ghi bài đầy đủ.
HS: Chú ý nghe giảng.
HS: Chú ý nghe giảng, suy nghĩ tham gia xây dựng bài.
3. Câu lệnh ghép:
Trong NNLT Pascal, câu lệnh ghép có dạng:
Begin
End;
Chú ý:
- Sau END phải là dấu chấm phẩy (;) và trước Else không chứa dấu chấm phẩy (;);
- Từ nay nói đến câu lệnh thì đó có thể là câu lệnh đơn hay câu lệnh ghép.
GV: Thuyết trình bài giảng.
GV: Nêu chú ý về trường hợp đặt dấu chấm phẩy trong NNLT Pascal; Cách sử dụng các câu lệnh ghép.
HS: Chú ý nghe giảng.
HS: Trật tự nghe giảng, ghi bài đầy đủ
4. Một số ví dụ:
Quan sát các chương trình sau trong NNLT Pascal:
VD1: Tìm nghiệm thực của phương trình bậc II:
ax2 + bx + c = 0
VD2: Tìm số ngày của một năm: năm nhuận là năm chia hết cho 400 hoặc chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100.
GV: Thuyết trình bài giảng
HS: Trật tự nghe giảng, suy nghĩ tham gia xây dựng bài.
4. Củng cố bài, dặn dò (5’)
Nhắc lại cho hs về cấu trúc câu lệnh IF.
Dạng thiếu:
IF THEN ;
Dạng đầy đủ:
IF THEN ELSE ;
Trong đó:
Điều_kiện: là biểu thức quan hệ hoặc logic;
Câu_lệnh, câu_lệnh_1, câu_lệnh_2 là một câu lệnh của Pascal.
Sau END phải là dấu chấm phẩy (;) và trước Else không chứa dấu chấm phẩy (;);
Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hay câu lệnh ghép.
Ngoài ra trong NNLT Pascal, câu lệnh ghép có dạng:
Begin
End;
5. Bài tập về nhà (2’)
Viết chương trình sau: Nhập vào một điểm cho biết điểm đó là trên trung bình hay dưới trung bình.
VD: nhập vào là 6 thì thông báo: Điểm của bạn là trên trung bình;
	- Nhập vào là 4 thì thông báo: Điểm của bạn là dưới trung bình.
6. Rút kinh nghiệm tiết dạy

File đính kèm:

  • docTin hoc 11 cau truc re nhanh.doc