Bài giảng Môn Tin học lớp 11 - Tuần 4 - Tiết 7 - Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

GV: Chạy chương trình cho hs quan sát, nhận xét về chương trình.

Giải thích việc nhập dữ liệu cho nhiều biến đồng thời.

Có thể thay đổi lệnh readln(a, b, c) thành read(a, b, c), chạy chương trình để hs thấy sự khác nhau khi sử dụng 2 lệnh này.

 

doc5 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 11 - Tuần 4 - Tiết 7 - Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04
Tiết PPCT: 07
Ngày dạy: ……/09/2009
Lớp: 11Cb7, 8
nh
§07. CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN
§08. SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ
HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH
I. Mục tiêu:
Về kiến thức:
Hiểu được các lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra màn hình;
Phân biệt được ý nghĩa của việc sử dụng 2 cặp lệnh nhập dữ liệu Read và Readln; Write và Writeln.
Biết các bước soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình;
Biết một số công cụ của môi trường Pascal;
Về kỹ năng:
Viết được một số lệnh vào/ra đơn giản;
Biết sử dụng 2 cặp lệnh Write, Writeln; Read, Readln trong NNLT;
Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi;
Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của chương trình dịch và tính hợp lý của kết quả thu được.
Về thái độ:
Giúp hs nâng cao kiến thức về sử dụng NNLT, từ đó thêm yêu thích môn học.
II. Những phương pháp dạy học được sử dụng:
Kết hợp các phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp, vẽ hình minh họa, kiểm tra đánh giá,…
III. Phương tiện dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Máy tính, máy chiếu (nếu có);
Bài giảng thiết kế trên các Slide nếu có máy tính và máy chiếu;
Sách giáo khoa và sách giáo viên Tin học 11;
Nếu không có máy tính và máy chiếu thì giáo viên sẽ dùng phấn và bảng đen là công cụ chủ yếu để giảng dạy.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Vở ghi lý thuyết;
Sách giáo khoa tin học 11;
IV. Tài liệu tham khảo (nếu có):
…
V. Tiến trình lên lớp:	
1. Ổn định lớp (2’)
Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số, ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ:
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
Giáo viên cho câu hỏi, gọi hs trả lời:
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết trong NNLT Pascal sử dụng những phép toán nào?
HS trả lời: NNLT Pascal sử dụng một số phép toán sau:
Với số nguyên: +, -, * (nhân), / (chia), div (chia lấy nguyên), mod (chia lấy dư).
Với số thực: +, -, * (nhân), / (chia).
Các phép toán quan hệ , >=, =, : cho kết quả là một giá trị lôgic (đúng hoặc sai).
Các phép toán lôgic: NOT (phủ định), OR (hoặc), AND (và): thường dùng để kết hợp nhiều biểu thức quan hệ với nhau.Các kiểu dữ liệu trong Pascal gồm:Kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu ký tự và kiểu lôgic.
Câu hỏi 2: Em hãy cho biết cách viết một hàm số học chuẩn trong NNLT Pascal?
HS trả lời: Cách viết một hàm số học chuẩn trong NNLT Pascal là: Tên_hàm(đối_số) trong đó:
Đối số: là một hay nhiều biểu thức số học đặt trong cặp dấu ngoặc ( ) sau tên hàm;
Bản thân hàm cũng có thể coi là biểu thức số học và có thể tham gia vào biểu thức như toán hạn bất kỳ.
Kết quả của hàm phụ thuộc vào kiểu của đối số.
Câu hỏi 3: Em hãy trình bày cấu trúc của câu lệnh gán trong NNLT Pascal?
HS trả lời: Cấu trúc câu lệnh gán gồm: := 
b. Gợi động cơ (2’)
Ở bài trước chúng ta đã được giới thiệu về các phép toán, các biểu thức trong NNLT, cách sử dụng các hàm chuẩn, cách viết 1 câu lệnh gán. Hôm nay chúng ta sẽ được giới thiệu thêm về cách viết một thủ tục vào/ra đơn giản trong NNLT.
3. Nội dung bài giảng:
TG
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI 7: CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA 
ĐƠN GIẢN
Trong NNLT Pascal các thủ tục vào/ra chuẩn được viết như sau:
1. Nhập dữ liệu từ bàn phím:
Ta dùng thủ tục chuẩn Read hoặc Readln có cấu trúc như sau:
Read();
hoặc
Readln();
VD:
Read(N);
Read(a, b, c);
* Chú ý: Khi nhập dữ liệu từ bàn phím READ và READLN có ý nghĩa như nhau, thường hay dùng READLN hơn, vì READLN luôn chờ gõ phím ENTER.
Ví dụ: Xét 2 chương trình sau:
Program VD1;
Uses crt;
Var tuoi: byte;
Begin
Clrscr;
Write(‘Moi ban cho biet tuoi cua ban?’);
Readln(tuoi);
Write(‘Cam on! Tuoi cua ban la: ‘,tuoi);
Readln;
End.
* Việc nhập dữ liệu cho nhiều biến thì giá trị mỗi biến phải cách nhau ít nhất 1 dấu cách hoặc dấu Enter, máy sẽ gán giá trị cho các biến theo thứ tự như trong lệnh nhập tương ứng.
GV: Khi sử dụng các ứng dụng ta thường phải nhập thông tin vào, như vậy bằng cách nào ta nhập được thông tin vào khi lập trình? Làm thế nào để nhập giá trị vào cho biến?
GV: Diễn giải hoạt động của Read và Readln, nêu sự khác nhau khi dùng Read và Readln.
Mỗi NNLT có cách nhập thông tin khác nhau.
Program VD2;
Uses crt;
Var a, b, c: integer;
Begin
Clrscr;
Write(‘Moi ban nhap 3 so: ’);
Readln(a, b, c);
Write(‘Cam on! 3 so ban vua nhap la: ‘,a:3, b:3, c:3);
Readln;
End.
GV: Chạy chương trình cho hs quan sát, nhận xét về chương trình.
Giải thích việc nhập dữ liệu cho nhiều biến đồng thời.
Có thể thay đổi lệnh readln(a, b, c) thành read(a, b, c), chạy chương trình để hs thấy sự khác nhau khi sử dụng 2 lệnh này.
HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi, tham gia xây dựng bài.
HS: Trật tự nghe giảng.
HS: Quan sát chương trình mẫu, nhận xét về sự khác nhau, khi giáo viên thay đổi cách điều khiển dữ liệu vào/ra.
2. Đưa dữ liệu ra màn hình:
Để đưa dữ liệu ra màn hình tại vị trí con trỏ, ta dùng thủ tục WRITE hoặc WRITELN với cấu trúc: 
Write();
hoặc
Writeln();
Trong đó: các giá trị có thể là tên biến, tên hằng, giá trị cụ thể, biểu thức hoặc tên hàm.
GV: Thuyết trình hoạt động của Write và Writeln, cách sử dụng Write và Writeln sao cho chương trình được sáng sủa, rõ ràng.
* Trong Pascal còn có quy cách đưa thông tin ra như sau:
- Kq là số thực: : 
- Kq khác: 
HS: Trật tự nghe giảng.
BÀI 8: SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH
Sau khi khởi động, màn hình làm việc của NNLT Pascal như sau:
Một số thao tác thường dùng trong Pascal
- Xuống dòng: Enter;
- Ghi tập tin vào đĩa: F2;
- Mở tập tin đã có: F3;
- Biên dịch chương trình: Alt+F9;
- Chạy chương trình: Ctrl+F9;
- Đóng cửa sổ chương trình: Alt+F3;
- Chuyển qua lại giữa các cửa sổ: F6;
- Xem lại màn hình kết quả: Alt+F5;
- Thoát khỏi TP: Alt+x.
GV: Giới thiệu một số tập tin cần thiết để Pascal có thể chạy được, hướng dẫn các em cách khởi động Pascal trên máy tính.
Turbo.exe (tập tin chạy)
Turbo.tpl (tập tin thư viện)
Turbo.tph (tập tin hướng dẫn)
GV: Giới thiệu một số thao tác thường dùng khi soạn thảo chương trình trong môi trường soạn thảo Pascal.
GV: Thực hiện một vài lần các thao tác này để các em nhận thấy mức độ thuận lợi của nó khi soạn thảo cũng như khi chạy chương trình.
GV: Viết một chương trình cụ thể, thực hiện các thao tác sửa lỗi…
Có thể lấy ví dụ yc người dùng nhập vào năm sinh, trả ra kết quả là tuổi của người đó.
HS: Trật tự nghe giảng. 
HS: Chú ý nghe giảng và làm theo thao tác mẫu của giáo viên..
4. Củng cố bài, dặn dò (5’)
Nhắc lại cho hs một số khái niệm mới, cách mở, soạn thảo, biên dịch, chạy chương trình và thoát khỏi Pascal…
5. Bài tập về nhà (2’)
Học bài hôm nay.
Xem trước bài tập thực hành 1 chuẩn bị tiết sau thực hành tại phòng máy.
6. Rút kinh nghiệm tiết dạy

File đính kèm:

  • docTin hoc 11 tiet 7.doc