Bài giảng Môn Tin học lớp 11 - Tuần 3 - Tiết 5 - Bài 4 - Một số kiểu dữ liệu chuẩn

GV: Kiểu dữ liệu nào cũng có miền giới hạn của nó. Máy tính không thể lưu tất cả những số trên trục số nhưng nó có thể lưu trữ với độ chính xác cực cao.

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 11 - Tuần 3 - Tiết 5 - Bài 4 - Một số kiểu dữ liệu chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03 
Tiết PPCT: 05
Ngày dạy: ……/08/2009
Lớp: 11Cb6,7,8
nh
§04. MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
§05. KHAI BÁO BIẾN
I. Mục tiêu:
Về kiến thức:
Biết một số kiểu dữ liệu định sẵn: nguyên, thực, ký tự, logic, và miền con.
Hiểu được cách khai báo biến;
Về kỹ năng:
Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu.
Hiểu được khai báo đúng, sai trong khai báo dữ liệu.
Về thái độ:
Giúp hs nâng cao kiến thức về sử dụng NNLT, từ đó thêm yêu thích môn học.
II. Những phương pháp dạy học được sử dụng:
Kết hợp các phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp, vẽ hình minh họa, kiểm tra đánh giá,…
III. Phương tiện dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Máy tính, máy chiếu (nếu có);
Bài giảng thiết kế trên các Slide nếu có máy tính và máy chiếu;
Sách giáo khoa và sách giáo viên Tin học 11;
Nếu không có máy tính và máy chiếu thì giáo viên sẽ dùng phấn và bảng đen là công cụ chủ yếu để giảng dạy.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Vở ghi lý thuyết;
Sách giáo khoa tin học 11;
IV. Tài liệu tham khảo (nếu có):
…
V. Tiến trình lên lớp:	
1. Ổn định lớp (2’)
Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số, ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ:
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
Giáo viên cho câu hỏi, gọi hs trả lời:
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết các thành phần của chương trình?
HS trả lời:
Các thành phần của một chương trình gồm có 02 phần: phần khai báo và phần thân chương trình.
Phần khai báo: Có thể khai báo tên chương trình, hằng được đặt tên, biến, thư viện, chương trình con…
Thân chương trình thường là nơi chứa toàn bộ các câu lệnh của chương trình hoặc lời gọi chương trình con; Thân chương trình thường có cặp dấu hiệu bắt đầu và kết thúc chương trình.
Câu hỏi 2: Em hãy viết ví dụ cho một chương trình đơn giản? 
HS viết lên bảng 1 chương trình đơn giản
b. Gợi động cơ (2’)
Ở bài trước chúng ta đã học các thành phần cơ bản của NNLT, các loại tên trong NNLT, hằng, biến và cách ghi các chú thích trong NNLT. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc của một chương trình như thế nào.
3. Nội dung bài giảng:
TG
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
7’
Bài 4: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
Ngôn ngữ lập trình Pascal có một số kiểu dữ liệu chuẩn sau:
1. Kiểu nguyên:
Kiểu
số Byte
Miền giá trị
Byte
1
0 .. 255
Integer
2
-215 .. 215 - 1
Word
2
0 .. 216 - 1
Longint
4
-231 .. 231 -1
GV: Thuyết trình bài giảng
GV: Đưa ra câu hỏi: Khi cần viết một chương trình quản lý học sinh ta cần xử lý thông tin ở những dạng nào?
GV: Thuyết trình, đưa ra một số bổ sung như sau:
- NNLT nào cũng đưa ra một số kiểu dữ liệu chuẩn đơn giản, từ những kiểu đơn giản này ta có thể xây dựng thành những kiểu dữ liệu phức tạp hơn.
- Tùy thuộc vào NNLT mà tên của các kiểu dữ liệu khác nhau và miền giá trị của các kiểu dữ liệu này cũng khác nhau.
HS: Lắng nghe và ghi chép.
HS: Suy nghĩ trả lời, tham gia xây dựng bài.
2. Kiểu thực:
Có nhiều kiểu cho giá trị là số thực, nhưng hay dùng một số kiểu sau:
Kiểu
Số Byte
Miền giá trị
Real
6
0 hoặc nằm trong khoảng
10-38 .. 1038
Extended
10
0 hoặc nằm trong khoảng
10-4932 .. 104932
GV: Kiểu dữ liệu nào cũng có miền giới hạn của nó. Máy tính không thể lưu tất cả những số trên trục số nhưng nó có thể lưu trữ với độ chính xác cực cao.
HS: Chú ý lắng nghe, chép bài đầy đủ.
3. Kiểu ký tự:
- Tên kiểu: Char
- Miền giá trị: Là các ký tự nằm trong bảng mã ASCII (gồm 256 ký tự). Mỗi ký tự có 1 mã tương ứng từ 0 đến 255.
- Các ký tự có quan hệ so sánh, việc so sánh dựa vào mã của từng ký tự.
VD: Trong bảng mã ASCII, các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Anh xếp liên tiếp với nhau, các chữ số cũng xếp liên tiếp. Cụ thể A mã 65; a mã 97, 0 mã 48.
GV: Trong NNLT nói chung thì kiểu ký tự thường là tập các ký tự trong các bảng mã ký tự, trong các bảng mã hóa ký tự người ta quy định có bao nhiêu ký tự khác nhau và mỗi ký tự có một mã thập phân tương ứng. Để lưu các giá trị là ký tự thì phải lưu mã thập phân tương ứng đó.
HS: Trật tự nghe giảng, chép bài đầy đủ.
4. Kiểu logic
- Tên kiểu: Boolean.
- Miền giá trị: Chỉ có 2 giá trị là đúng (true) và sai (false)
GV: Mỗi ngôn ngữ khác nhau lại có cách diễn tả kiểu logic khác nhau. Có ngôn ngữ dùng 0 và 1… có ngôn ngữ lại không có kiểu Logic mà người lập trình phải tìm cách để định nghĩa 2 giá trị dạng này.
HS: Chăm chú lắng nghe và ghi chép.
Bài 5: KHAI BÁO BIẾN
Trong ngôn ngữ Pascal, biến đơn được khai báo như sau:
Var : 
Trong đó:
- Var: là từ khóa (tên dành riêng) dùng để khai báo biến.
- Danh sách biến: là tên các biến được cách nhau bởi dấu phẩy.
- Kiểu dữ liệu: là một kiểu dữ liệu nào đó của ngôn ngữ Pascal.
* Sau Var có thể khai báo nhiều danh sách biến có nhiều kiểu dữ liệu khác nhau.
VD:
Var n: integer;
 C: char;
 A: Real;
 …
* Cần đặt tên biến sao cho gợi nhớ đến ý nghĩa của nó. Tránh đặt quá dài hay quá ngắn. Vì dễ dẫn đến hiểu nhầm hay mắc lỗi trong khi sử dụng.
* Khai báo biến cần quan tâm đến phạm vi giá trị của nó.
GV: Khai báo biến là chương trình báo cho máy tính biết phải dùng những tên nào trong chương trình.
GV: 
Vd1: để giải phương trình bậc II cần khai báo các biến sau:
Var a, b, c: Integer;
 X1, x2, delta: Real;
Vd2: Để tính chu vi và diện tích tam giác cần khai báo các biến sau:
Var a, b, c: integer;
 P, s, cv: real;
Trong đó: 
- P: là nửa chu vi tam giác;
- a, b, c: là độ dài các cạnh của tam giác;
- cv, s: dùng để lưu chu vi và diện tích tam giác.
GV: Đặt câu hỏi: Khi khai báo biến cần chú ý những điều gì?
HS: Lắng nghe và ghi chép.
HS: trật tự lắng nghe.
HS: Suy nghĩ trả lời, tham gia xây dựng bài.
4. Củng cố bài, dặn dò (5’)
Nhắc lại các kiểu dữ liệu đơn giản hay dùng; nhắc lại cho hs hiểu cách khai báo biến.
5. Bài tập về nhà (2’)
Ôn lại bài học hôm nay.
Ra bài tập về nhà: cho một danh sách hs gồm các thông tin: số thứ tự, họ và tên, năm sinh, điểm môn 1, điểm môn 2, điểm môn 3, điểm trung bình cộng. Hãy xác định và khai báo biến sao cho hợp lý.
Đọc trước bài 6: “Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán” chuẩn bị cho tiết học sau.
6. Rút kinh nghiệm tiết dạy

File đính kèm:

  • docTin hoc 11 tiet 5.doc