Bài giảng Môn Tin học lớp 11 - Bài 14-15 - Kiểu dữ liệu tệp và thao tác với tệp
Đầu tiên, ta đặt tên cho biến tệp – lưu ý: ta đang sử dụng tệp văn bản, lúc này, tên dành riêng của biến tệp phải là text.
+ Tên tệp: là tên do ta chọn dùng để lưu trữ, truy xuất dữ liệu.
+ Biến tệp: đại diện cho tệp, dùng để thao tác trong quá trình lập trình.
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY & Trường: THPT Bình Thủy Họ tên GSh: Phan Tuyết Mai Lớp: 11B3 ; Môn: Tin học Mã số SV: 1100116 Ngày 4 tháng 3 năm 2014 Họ tên GVHD: Nguyễn Thanh Ngọc Tiết thứ 3 Chương 5: TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP Bài 14-15. KIỂU DỮ LIỆU TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP I.MỤC TIÊU - Về kiến thức: + Học sinh biết được vai trò và đặc điểm phân loại của kiểu dữ liệu tệp. + Biết cách khai báo,thao tác với tệp văn bản trong Pascal. - Về kỹ năng: + Có khả năng thao tác với tệp văn bản: khai báo đúng biến kiểu tệp, gán tên tệp, mở/đóng tệp, đọc/ghi tệp. - Về thái độ: + Thấy được sự cần thiết và tiện lợi của kiểu dữ liệu tệp. + Học sinh nghiêm túc và hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm. Tham gia tích cực các hoạt động do giáo viên tổ chức trong tiết học. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp: phương pháp vấn đáp, dạy học hợp tác, thảo luận nhóm. 2. Phương tiện: SGK, giáo án, phấn màu, bảng phụ, máy chiếu, máy tính… III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra kiến thức cũ. a) Em nào có thể nhắc lại các kiểu dữ liệu đã được học ở các chương trước? * Trả lời: Có 2 loại: + Kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu nguyên(byte, integer,…); kiểu thực(real,extended), kiểu kí tự (char), kiểu logic(boolean) + Kiểu dữ liệu có cấu trúc: kiểu mảng, kiểu xâu, kiểu bản ghi 3. Nội dung bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ được giới thiệu một kiểu dữ liệu mới: kiểu tệp. Chúng ta đi vào bài mới: “ KIỂU DỮ LIỆU TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP” Thời gian Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ Bài 14-15. KIỂU DỮ LIỆU TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP 1. Vai trò của kiểu tệp a) Vai trò: Lưu trữ dữ liệu để xử lý nhiều lần. b) Đặc điểm: + Lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài (đĩa từ, CD…), không bị mất khi tắt nguồn điện. + Lượng dữ liệu lưu trữ lớn. 2. Phân loại tệp a) Phân loại: * Theo cách tổ chức dữ liệu, chia tệp thành 2 loại: + Tệp văn bản: dữ liệu được ghi bằng các kí tự trong bảng mã ASCII. + Tệp có cấu trúc: dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc nhất định: tệp âm thanh, hình ảnh, tệp nhị phân… * Theo cách thức truy cập: + Tệp truy cập tuần tự: dữ liệu truy cập từ đầu tệp đến dữ liệu cần truy cập. + Tệp truy cập trực tiếp: tham chiếu dữ liệu bằng vị trí của dữ liệu trong tệp. Chú ý: - Số lượng phần tử của tệp không cần xác định trước. - Hai thao tác cơ bản: ghi dữ liệu, đọc dữ liệu. 3. Thao tác với tệp: a/ Khai báo Cú pháp: Var : text; Ý nghĩa: Đại diện cho tệp, dùng để thao tác với tệp trong quá trình lập trình. b/ Gắn tên tệp Cú pháp Assign(, ‘’); Chú ý: tên tệp là biến xâu, hằng xâu. c/Mở tệp để ghi dữ liệu Cú pháp rewrite(); Ý nghĩa: + Nếu thư mục gốc chưa có tệp thì tệp sẽ được tạo, nội dung rỗng. + Nếu đã có tệp, thì nội dung sẽ bị xóa, để chuẩn bị ghi dữ liệu mới. * Mở tệp để đọc dữ liệu Reset(); Ý nghĩa: mở tệp trước khi đọc dữ liệu. d/ Đọc tệp Cú pháp Read(,); readln(,); Chú ý: danh sách biến là một hoặc nhiều biến đơn, các biến cách nhau bởi dấu phẩy. e/ Ghi tệp Cú pháp Write(,); writeln(,); * Hàm thường dùng khi đọc, ghi tệp văn bản: Eof() : kiểm tra con trỏ có đang chỉ tới cuối tệp hay không. Giá trị : True/False Eoln(): kiểm tra con trỏ có đang chỉ tới cuối dòng hay không. Giá trị: True/False e/ Đóng tệp Cú pháp: Close(); Ý nghĩa: khi đóng tệp hệ thống mới thực sự ghi dữ liệu ra tệp. Chú ý: + Tệp sau khi đóng vẫn có thể được mở lại. + Nếu vẫn dùng biến tệp cũ thì không cần dùng thủ tục assign gắn lại tên tệp. + Các em đã học về bộ nhớ của máy tính ở lớp 10, nhắc lại cho cô bộ nhớ máy tính gồm có mấy loại? Đặc điểm? + Tìm hiểu sách, cho cô biết có mấy cách phân loại tệp? Đó là những cách nào? * Bây giờ, chúng ta cùng đi tìm hiểu cách thao tác với tệp văn bản. * Mở vấn đề thao tác với tệp: Trên tay cô có 3 cuốn sách: ĐS và GT 11, Hình học 11, Tin học 11. Ta giả sử, mỗi cuốn sách là một tệp văn bản. Cô cần lấy dữ liệu từ cuốn sách Tin học 11. Đầu tiên, ta đặt tên cho biến tệp – lưu ý: ta đang sử dụng tệp văn bản, lúc này, tên dành riêng của biến tệp phải là text. + Tên tệp: là tên do ta chọn dùng để lưu trữ, truy xuất dữ liệu. + Biến tệp: đại diện cho tệp, dùng để thao tác trong quá trình lập trình. + Biến tệp sau khi được gắn với tên tệp thì ta có thể đem sử dụng để mở tệp. Đối với tệp ta có thể chứa kết quả ra hoặc dữ liệu vào. + Gọi học sinh đọc sgk. * Hướng dẫn các em cách ghi nhớ hàm thường dùng. + Cho học sinh quan sát tệp nếu không dùng thủ tục close thì kết quả thực thi của chương trình chưa được ghi ra tệp. + Bộ nhớ máy tính: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong của máy tính gồm: ROM và RAM. ROM là bộ nhớ chỉ đọc, không mất dữ liệu khi tắt máy, lưu thông tin của hệ đều hành. RAM là bộ nhớ truy suất ngẫu nhiên, dữ liệu lưu trên RAM sẽ mất khi tắt máy. + Có 2 cách phân loại: Theo cách tổ chức dữ liệu và theo cách thức truy cập. + program VD_1; Var f1 : text; + assign(f1, ‘Lop11B3.dat’); + assign(f1, ‘C:\Lop11B3.DAT’); 3. Củng cố: Cho các em nhắc lại các kiến thức đã học trong bài, làm trắc nghiệm. 4. Dặn dò: + Xem lại bài đã học. + Chuẩn bị bài cho tiết học sau: Ví dụ làm việc với tệp. Giáo viên hướng dẫn Ngày soạn 25/02/2014 Ngày duyệt:……………………….. Người soạn: Phan Tuyết Mai Chữ ký:…………………………….
File đính kèm:
- Tin 11 thuc tap.doc