Bài giảng Môn Tin học lớp 10 - Tuần 9 - Tiết 17 - Bài 5 - Ngôn ngữ lập trình
Việc xác định bài toán là ta cần xác định những thành phần nào?
Nhận xét, chốt lại ý chính,
Nêu VD. Hãy xác định bài toán.
Nhận xét, chốt lại ý đúng
Tuần: 9 Tiết: 17 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 2/10/2008 Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của Tin học §5. Ngôn ngữ lập trình I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức Giúp HS thấy được ngôn ngữ lập trình là phương tiện dùng để diễn đạt cho máy tính những việc con người muốn máy thực hiện. Biết chương trình là cách mô tả thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được; HS biết được thế nào là ngôn ngữ máy, ưu và nhược điểm của nó. Biết được Hợp ngữ, Ngôn ngữ bậc cao và các chương trình dịch; HS hình dung được tổng thể hệ thống các chương trình được cài đặt trên máy tính. 2. Thái độ HS thấy rõ hơn muốn sử dụng MT, ngoài việc hiểu biết sơ lược về cấu trúc MT, còn cần hiểu biết về phần mềm ở mức độ có thể khởi động máy tính và làm một số việc. Phương pháp - phương tiện dạy học: Đặt vấn đề, nêu câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS giải quyết vấn đề; Tóm tắt và ghi ý chính; Giáo viên chuẩn bị: Giáo án, phòng máy nối mạng LAN, cài đặt Netop school; Học sinh chuẩn bị: Xem trước nội dung bài học, vở ghi, sách giáo khoa. III. NộI dung dạy – học: Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ổn định lớp. Ghi sổ đầu bài. Chào thầy Báo cáo sĩ số Kiểm tra bài cũ: Đề: Hãy xác định bài toán và viết thuật toán giải bài toán tìm số nhỏ nhất trong 2 số nguyên A, B? Trả lời: Xác định bài toán: Input: Hai số nguyên A, B Output: Giá trị Min là số nhỏ nhất trong hai số A và B. Thuật toán (Liệt kê) B1: Nhập A, B B2: Nếu A < B thì Min = A ® B4. B3: Nếu A ³ B thì Min = B ® B4. B4: Đưa ra Min rồi kết thúc. Nêu bài toán. Và gọi 2 HS lên bảng. 1 HS: Xác định bài toán và viết thuật toán theo cách liệt kê. 1 HS: Vẽ sơ đồ khối mô tả thuật toán. Quan sát & hướng dẫn. Gọi HS nhận xét bài trên bảng. Viết bảng nhận xét của HS. Nhận xét, sửa bài, cho điểm. 1 HS: Xác định bài toán và viết thuật toán theo cách liệt kê. 1 HS: Vẽ sơ đồ khối mô tả thuật toán. Dưới lớp làm ra giấy nháp. Nhận xét, bổ sung. Lắng nghe, ghi bài Cần diễn tả thuật toán bằng một ngôn ngữ mà máy tính hiểu và thực hiện được. Ngôn ngữ đó gọi là ngôn ngữ lập trình. 1. Ngôn ngữ máy: - Là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được; cho phép khai thác triệt để và tối ưu khả năng của máy. - Các chương trình viết bằng ngôn ngữ khác, muốn máy hiểu và thực hiện phải được dịch sang ngôn ngữ máy thông qua chương trình dịch. - Nhược điểm: Ngôn ngữ phức tạp, phụ thuộc nhiều vào phần cứng, chương trình viết mất nhiều công sức, cồng kềnh và khó hiệu chỉnh. Þ Vì vậy, ngôn ngữ này không thích hợp với số đông người lập trình. Đặt vấn đề: Làm thế nào để máy tính hiểu và trực tiếp thực hiện được thuật toán? Nhận xét, chốt lại ý chính. Để xem có những loại ngôn ngữ lập trình nào? Bây giờ, các em sẽ học bài 5. Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ như thế nào? Nhận xét, chốt lại ý chính. Thuyết trình. Ngôn ngữ máy có nhược điểm gì? Nhận xét, chốt lại ý chính. Để khắc phục những nhược điểm trên của ngôn ngữ máy, mốt số ngôn ngữ lập trình khác đã phát triển. Chú ý lắng nghe, ghi bài. Lắng nghe, đọc sách, trả lời câu hỏi. Lắng nghe, đọc sách và trả lời câu hỏi. Lắng nghe, quan sát, ghi bài. Lắng nghe, đọc sách và trả lời câu hỏi. Lắng nghe, quan sát, ghi bài. 2. Hợp ngữ: - Là ngôn ngữ sử dụng một số từ viết tắt (thường là trong tiếng Anh) để thể hiện các lệnh. - Muốn máy hiểu và thực hiện CT viết bằng hợp ngữ phải được dịch ra ngôn ngữ máy bằng CT hợp dịch. - Nhược điểm: Vẫn còn phức tạp Þ Vì vậy ngôn ngữ này chỉ thích hợp với các nhà lập trình chuyên nghiệp. Hợp ngữ là ngôn ngữ như thế nào? Nhận xét, chốt lại ý chính. Muốn MT hiểu và thực hiện CT viết bằng hợp ngữ phảI làm thế nào? Nhận xét, chốt lại ý chính. Thuyết trình. Lắng nghe, đọc sách, trả lời câu hỏi. Lắng nghe, quan sát, ghi bài. Lắng nghe, đọc sách, trả lời câu hỏi. Lắng nghe, quan sát, ghi bài. Lắng nghe, ghi bài. 3. Ngôn ngữ bậc cao: - Là ngôn ngữ lập trình gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại máy, chương trình viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh. - Muốn máy hiểu và thực hiện CT viết bằng ngôn ngữ bậc cao thì nó phải được dịch ra ngôn ngữ máy bằng chương trình dịch. - Hiện nay có rất nhiều loại ngôn ngữ bậc cao thông dụng như: Pascal, C, C++, Java, Foxpro,... Ngôn ngữ bậc cao là ngôn ngữ như thế nào? Các em hãy đọc sách, thảo luận và trả lời câu hỏi trên. Viết bảng câu trả lời của HS. Nhận xét, chốt lại ý chính. Làm thế nào để MT hiểu và thực hiện CT viết bằng ngôn ngữ bậc cao? Nhận xét, chốt lại ý chính. Nêu tên 1 số ngôn ngữ bậc cao. Các em sẽ được tiếp cận với nó sau này. Lắng nghe, quan sát. Đọc sách, thảo luận theo bàn và cử đại diện phát biểu. Nhận xét, bổ sung. Lắng nghe, đọc sách, trả lời câu hỏi. Lắng nghe, ghi bài. IV. Củng cố: Ngôn ngữ lập trình là gì? Chức năng của chương trình dịch? Vì sao phải phát triển các ngôn ngữ bậc cao? Dặn dò: Trả lời các câu hỏi và bài tập 1.49 ® 1.52 trang 22_sách bài tập; Chuẩn bị bài mới: §6. Giải bài toán trên máy tính. Tuần: 9 Tiết: 18 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 3/10/2008 Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của Tin học §6. Giải bài toán trên máy tính I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức Tiếp tục giới thiệu cho học sinh biết cách dùng máy tính để giải bài toán; HS hiểu rõ hơn về các khái niệm: bài toán, thuật toán, dữ liệu, lệnh, chương trình và ngôn ngữ lập trình; Học sinh biết được các bước cơ bản khi giải một bài toán trên máy tính: Xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán, viết chương trình, hiệu chỉnh, viết tài liệu. 2. Kỹ năng Rèn luyện thêm về khả năng xây dựng thuật toán cho một bài toán. II. Phương pháp - phương tiện dạy học: Đặt vấn đề, dẫn dắt HS giải quyết vấn đề; Trao đổi, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của giáo viên; Tóm tắt và ghi ý chính; Giáo viên chuẩn bị: Giáo án, phòng máy nối mạng LAN, cài đặt Netop school; Học sinh chuẩn bị: Xem trước nội dung bài học, sách giáo khoa, vở ghi. III. NộI dung dạy – học: Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ổn định lớp. Ghi sổ đầu bài. Chào thầy Báo cáo sĩ số Kiểm tra bài cũ: Bài tập 1.49 ® 1.52 (Trang 22_Sách bàI tập) Đáp án: 1.49: a ghép với 1 và 4; b ghép với 2 và 6; c ghép với 3 và 5. 1.50 (C) 1.51 (B) 1.52 (D) Gọi 1 HS lên bảng làm bài 1.49 Và 1 HS trả lời các câu 1.50, 1.51, 1.52. Gọi HS nhận xét, bổ sung. Viết bảng nhận xét của HS. Nhận xét, sửa bài, cho đIểm. Lắng nghe, lên bảng làm bài và trả lời. Nhận xét, bổ sung. Lắng nghe, quan sát, ghi bài. Việc giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua các bước sau: Bước 1. Xác định bài toán; Bước 2. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán; Bước 3. Viết chơơng trình; Bước 4. Hiệu chỉnh; Bước 5. Viết tài liệu. Giới thiệu và nêu tên bài. Việc giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua những bước nào? Nhận xét, chốt lại ý chính. Bây giờ chúng ta đI vào tìm hiểu nội dung từng bước. Mở sách giáo khoa, ghi bài. Lắng nghe, đọc sách, trả lời câu hỏi. Chú ý lắng nghe, quan sát 1. Xác định bài toán - Ta cần xác định rõ 2 thành phần: Input; Output. Ví dụ: Tìm ước số chung lớn nhất (ƯCLN) của hai số nguyên dương M và N. Input: M, N là 2 số nguyên dương Output: ƯCLN(M, N). - Từ đó, ta xác định được ngôn ngữ lập trình và cấu trúc dữ liệu thích hợp. Việc xác định bài toán là ta cần xác định những thành phần nào? Nhận xét, chốt lại ý chính, Nêu VD. Hãy xác định bài toán. Nhận xét, chốt lại ý đúng Tại sao ta cần xác định rõ input và output? Nhận xét và chốt lại ý chính. Đọc sách, trả lời. Lắng nghe, quan sát, ghi bài. Xác định bài toán. Lắng nghe, quan sát, ghi bài. Đọc sách và trả lời. Lắng nghe, quan sát, ghi bài. 2. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán a) Lựa chọn thuật toán - Mỗi thuật toán chỉ giải một bài toán, nhưng có thể có nhiều thuật toán cùng giải một bài toán. Nên cần chọn một thuật toán tối ưu nhất để giải bài toán cho trước. Thuật toán tối ưu là thuật toán đảm bảo các tiêu chí: + Ngắn gọn, dễ hiểu; + Tốn ít thời gian thực hiện; + Tốn ít bộ nhớ. b) Diển tả thuật toán Ví dụ: Tìm ƯCLN(M,N). Với M, N là 2 số nguyên dương. Ý tưởng: - Nếu M = N thì ƯCLN(M, N) là M. - Nếu M < N thì ƯCLN(M, N) = ƯCLN(M, N - M). - Nếu M > N thì ƯCLN(M, N) = ƯCLN(M - N, N). Thuật toán Thuật toán diễn tả bằng cách liệt kê: Bước 1. Nhập M, N; Bước 2. Nếu M = N thì lấy giá trị chung này làm ƯCLN à bước 5; Bước 3. Nếu M > N thì M ¬ M - N rồi quay lại bước 2; Bước 4. N ¬N - M rồi quay lại bước 2; Bước 5. Đưa ra ƯCLN rồi kết thúc. Thuật toán diễn tả bằng sơ đồ khối: Vì sao phảI lựa chọn thuật toán? Nhận xét, chốt lại ý chính. Thuật toán như thế nào thì được gọi là tối ưu? Nhận xét, chốt lại ý chính. Nêu ví dụ, trình bày ý tưởng giải bài toán. Hãy hình thành nhóm để thảo luận cùng viết thuật toán theo cách liệt kê giải bài toán trên. Quan sát và hướng dẫn. Nhận xét, sửa bài, cho điểm. Chốt lại nội dung thuật toán theo cách liệt kê. Hãy vẽ sơ đồ khối diễn tả thuật toán giải bài toán này. Gọi 1 HS lên bảng vẽ. Quan sát, hướng dẫn, gợi mở. Nhận xét, sửa bài, cho điểm. Chốt lại nội dung sơ đồ khối mô tả thuật toán. Thực hiện mô phỏng thuật toán với M=25 và N=10 Đọc sách, trả lời. Lắng nghe, ghi bài. Trả lời câu hỏi. Lắng nghe, ghi bài. Lắng nghe, quan sát, ghi bài. Thảo luận, viết thuật toán theo cách liệt kê. Trình bày kết quả. Lắng nghe, quan sát, ghi bài. Xung phong lên bảng vẽ sơ đồ khối. Hs còn lại vẽ ra giấy nháp. Nhận xét, bổ sung. Lắng nghe, quan sát, ghi bài. Chú ý quan sát, lắng nghe. 3. Viết chương trình Là việc lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán. Cần lựa chọn ngôn ngữ lập trình thích hợp với thuật toán để viết chương trình. Đặt vấn đề: Bây giờ làm thế nào để máy tính hiểu và thực hiện đúng thuật toán. Máy tính hoạt động dựa vào đâu? Vậy ta phải chuyển đổi thuật toán sang chương trình. Có mấy loại ngôn ngữ lập trình? Lắng nghe, suy nghĩ. Trả lời: Máy tính hoạt động theo chương trình Trả lời câu hỏi. 4. Hiệu chỉnh Sau khi viết xong chương trình cần phải chạy thử với một số bộ Input tiêu biểu. Nếu phát hiện thấy có sai sót thì phải sửa lại chương trình. Quá trình này gọi là hiệu chỉnh. Ví dụ: Một số bộ input tiêu biểu của bài toán tìm ƯCLN của 2 số nguyên dương M và N. M = 8; N = 8 ® ƯCLN = 8 M = 25; N = 10 ® ƯCLN = 5 M = 88; N = 121 ® ƯCLN = 11 M = 17; N = 13 ® ƯCLN = 1 Hiệu chỉnh là làm gì? Nhận xét, chốt lại ý chính. Nêu và phân tích ví dụ. Đọc sách và trả lời câu hỏi. Lắng nghe, quan sát, ghi bài. Lắng nghe, quan sát, ghi bài. 5. Viết tài liệu Mô tả chi tiết về bài toán, thuật toán, chương trình và kết quả thử nghiệm, hướng dẫn cách sử dụng. Từ tài liệu này, người sử dụng đề xuất các khả năng hoàn thiện thêm. Viết tài liệu là làm gì? Nhận xét, chốt lại ý chính. Đọc sách và trả lời câu hỏi. Lắng nghe, quan sát, ghi bài. Củng cố: Nhắc lại các bước giải bài toán trên máy tính? Dặn dò: Trả lời các câu hỏi và bài tập 1, 2, 3 trang 51_sách giáo khoa. Trả lời các câu hỏi và bài tập 1.53 ® 1.58 trang 23,24_sách bài tập. Chuẩn bị bài mới: §7. Phần mềm máy tính; §8. Những ứng dụng của Tin học.
File đính kèm:
- T1718.doc