Bài giảng Môn thủ công Lớp 2 - Bài 4: Gấp thuyền phẳng đáy không mui (2 tiết)

Gọi 1 HS lên bảng thực hiện lại các thao tác trong quy trình gấp thuyền. GV quan sát, uốn nắn.

 Chốt lại 1 số điểm cần lưu ý khi gấp tên thuyền trước khi tổ chức cho HS làm thử:

+ Đặt ngang tờ giấy, mặt kẻ ô ở tên để khi gấp xong thuyền, mặt màu sẽ ở ngoài.

 

doc6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn thủ công Lớp 2 - Bài 4: Gấp thuyền phẳng đáy không mui (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (2 tiết)
TIẾT 1:
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
3p
HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN THAO TÁC MẪU
 Treo tranh quy trình bài “ Gấp thuyền phẳng đáy không mui”. Hướng dẫn HS quan sát và đặt câu hỏi:
 + Muốn gấp được thuyền phẳng đáy không mui, chúng ta phải thực hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào?
Hướng dẫn HS quan sát và gấp giấy theo hình 1 trong tranh quy trình. Đặt câu hỏi:
+ Dựa vào kí hiệu hình 1, các con hãy cho cô biết, chúng ta gấp thuyền phẳng đáy không mui như thế nào nhỉ? ( Gợi ý: Đặt tờ giấy dọc hay ngang? Mặt màu ở trên hay ở dưới? Gấp tờ giấy ntn?)
Nhận xét câu trả lời HS
Hướng dẫn và giải thích gấp theo hình 1: Đặt ngang tờ giấy, mặt màu ở dưới, mặt kẻ quay lên trên. Gấp đôi tờ giấy theo chiều ngang, miết nhẹ theo đường gấp để lấy đường dấu giữa. 
Hướng dẫn HS quan sát và gấp giấy theo hình 2. Hỏi:
+ Quan sát kí hiệu gấp hình ở hình 2, con cho cô biết tiếp theo ta phải gấp như thế nào?
+ Nhận xét câu trả lời của HS.
 Hướng dẫn, giải thích gấp theo hình 2: Gấp đôi mặt trước theo đường dấu gấp ở hình 2, được hình 3.
Hướng dẫn HS quan sát và gấp giấy theo hình 3:
+Hỏi: Dựa vào kí hiệu gấp hình ở hình 3, các con hãy cho cô biết tiếp theo ta phải gấp như thế nào?
+ Nhận xét bổ sung ý kiến (nếu cần)
+ Gọi 1 HS lên bảng gấp giấy theo kí hiệu ở hình 3. Gọi HS khác nhận xét
+ Uốn nắn và lưu ý HS cách gấp 2 mép tờ giấy sát vào đường dấu giữa để có thể hoàn thành đẹp hình tiếp theo. 
Giơ hình vừa gấp được lên cho HS quan sát và nói: Như vậy ta đã gấp được 3 nếp gấp cách đều.
+ Hỏi: Bước tiếp theo chúng ta phải làm gì nhỉ ?
Hướng dẫn: bước 2: gấp tạo thân và mũi thuyền 
+ Quan sát kí hiệu gấp hình ở hình 4, con cho cô biết tiếp theo ta phải gấp như thế nào?
+ NX câu trả lời của HS
Hướng dẫn, giải thích gấp theo hình 4: gấp 2 bên của phần giấy phía trên theo đường dấu gấp ở hình 4 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài, được hình 5.
Tương tự, gấp 2 bên vào tiếp một lần nữa theo đường dấu gấp ở hình 5
+ Hỏi: Cô đã được hình mấy rồi ?
Tiếp theo chúng ta phải làm gì nhỉ ? 
Hướng dẫn giải thích gấp theo hình 7: lật hình 6 ra mặt sau, gấp liên tiếp 2 lần như mặt trước. ( gọi Hs lên làm hình 7)
+ Các em quan sát tranh và cho cô biết hình 8 có kí hiệu đường dấu gì ?
NX, hướng dẫn: gấp dôi cạnh đáy ở hình 7 lên. Tương tự lật mặt sau hình 8, gấp giống như mặt trước, được hình 9. ( Gọi HS lên làm hình 8, hình 9) 
+ Hỏi: Gấp đến đây, ta đã được thuyền phẳng đáy không mui như hình mẫu quan sát lúc đầu chưa? Nếu chưa ta phải gấp tiếp thế nào?
 Hướng dẫn HS quan sát và thực hiện thao tác gấp hình theo tranh. Hỏi:
+ Dựa vào kí hiệu gấp hình ở hình 10, em hãy cho biết sau khi tạo được thân và mũi thuyền, ta phải làm thế nào để tạo được chiếc thuyền hoàn chỉnh?
+ Hướng dẫn và giải thích cách lách 2 ngón tay cái vào trong hai mép giấy để lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền. Chú ý khi lộn phải thật khéo léo để ko bị rách giấy.
+ Gọi 1 HS lên bảng thực hiện lại các thao tác trong quy trình gấp thuyền. GV quan sát, uốn nắn.
Chốt lại 1 số điểm cần lưu ý khi gấp tên thuyền trước khi tổ chức cho HS làm thử:
+ Đặt ngang tờ giấy, mặt kẻ ô ở tên để khi gấp xong thuyền, mặt màu sẽ ở ngoài.
+ Gấp đôi tờ giấy theo chiều ngang và miết kĩ để lấy đường dấu giữa trước khi gấp các nếp gấp tiếp theo
+ Gấp tạo 3 nếp gấp cách đều. Các mép gấp phải nằm sát vào đường dấu giữa và bằng nhau. Sau mỗi lần gấp cần miết kĩ đường gấp rồi mới gấp nếp gấp tiếp sau.
+ Khi gấp các nếp gấp tạo thân và mũi tên lửa phải gấp các mép gấp nằm sát đường dấu giữa và bằng nhau. Sau mỗi lần gấp cần miết kĩ đường gấp rồi mới gấp nếp gấp tiếp sau.
+ Chú ý khi lách ngón tay để lộn các nếp gấp phải thật khéo. Sau khi lôn, miết các nếp gấp cho phẳng để được thuyền phẳng đáy không mui.
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nhận xét.
Tổ chức cho HS gấp thử, góp ý (nếu cần)
Chọn và nhận xét 1 số bài nháp của HS
Nhắc nhở HS chuẩn bị đầy đủ cho tiết học sau: giấy thủ công, bút màu...
Gọi 2-3 HS
Gọi 1-2 HS
Gọi 1-2 HS
1 HS lên bảng, 1 HS khác nhận xét
Gọi 1-2 học sinh
Gọi 1-2 HS
1 HS lên thực hiện
Gọi 1-2 HS
Gọi 1-2 HS
Gọi 1 HS lên làm 
Gọi 1 HS lên làm
Gọi 1-2 HS
Gọi 1-2 HS
BÀI 9: GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU (2 tiết)
TIẾT 1:
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
3p
HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN THAO TÁC MẪU
 Treo tranh quy trình bài “GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU”. Hướng dẫn HS quan sát và đặt câu hỏi:
 + Muốn làm biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều, chúng ta phải thực hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào?
Hướng dẫn HS quan sát và gấp, cắt theo hình 1 trong tranh quy trình. Đặt câu hỏi:
+ Dựa vào hình 1, các con hãy cho cô biết, cô có tờ giấy màu gì, hình gì, kích thước ntnao ?
+ Chúng ta dùng tờ giấy để làm gì ? (Gợi ý: Dùng giấy màu đỏ gấp, cắt hình tròn từ hình vuông cạnh 6 ô để làm mặt biển báo)
Nhận xét câu trả lời HS
Hướng dẫn và giải thích gấp, cắt theo hình 1: giống như cách gấp, cắt hình tròn đã được học ở bài 7, HS dùng giấy màu đỏ gấp, cắt hình tròn từ hình vuông cạnh 6 ô để tạo mặt biển báo
Giơ hình vừa gấp được lên cho HS quan sát và nói: Như vậy ta đã cắt xong mặt biển báo
+ Hỏi: Bước tiếp theo chúng ta phải làm gì nhỉ ?
Hướng dẫn: Cắt chân biển báo. Dùng giấy màu nâu đỏ, cắt hình chữ nhât có chiều dài 10 ô, chiều rộng 1 ô
+ Gọi 1 HS lên bảng cắt giấy theo hình 2
Hướng dẫn HS quan sát và cắt giấy theo hình 3:
Hướng dẫn: hình 3: dùng giấy màu trắng ( hoặc lật mặt sau tờ giấy màu) cắt hình chữ nhật có chiều dài 4 ô, chiều rộng 1 ô.
+ Uốn nắn và lưu ý HS cắt đúng kích thước, thẳng, đẹp. 
 Hỏi: Bước tiếp theo chũng ta phải làm gì ?
NX, Hướng dẫn và giải thích: Bước 2: dán biển báo 
+ Các em quan sát tranh và cho cô biết chúng ta phải dán cái gì trước ?
NX, hướng dẫn: Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng. 
+ Hỏi: Đến đây, ta đã được biển báo như hình mẫu quan sát lúc đầu chưa? Nếu chưa ta phải làm gì tiếp theo?
 Hướng dẫn HS quan sát và thực hiện thao tác dán hình theo hình 2: dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô
+ Dựa vào hình 3, em hãy cho biết ta phải làm thế nào để tạo được biển báo hoàn chỉnh?
+ Hướng dẫn và giải thích hình 3: Dán hình chữ nhật màu trắng vào giữa hình tròn
GV quan sát, uốn nắn.
Chốt lại 1 số điểm cần lưu ý trước khi tổ chức cho HS làm thử:
+ Cắt hình tròn , hình chữ nhật đúng kích thước, đẹp.
+ Chú ý: Nhắc HS lưu ý bôi hồ mỏng, miết nhẹ tay để hình được phẳng.
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nhận xét.
Tổ chức cho HS làm thử, góp ý (nếu cần)
Chọn và nhận xét 1 số bài nháp của HS
Nhắc nhở HS chuẩn bị đầy đủ cho tiết học sau: giấy thủ công, bút màu...
Gọi 2-3 HS
Gọi 1-2 HS
Gọi 1-2 HS
1 HS lên bảng, 1 HS khác nhận xét
Gọi 1-2 học sinh
Gọi 1-2 HS
Gọi 1-2 HS
Gọi 1-2 HS
Gọi 1 HS lên làm 
Gọi 1-2 HS
Gọi 1 HS lên làm
Gọi 1-2 HS
Gọi 1-2 HS lên thực hiên

File đính kèm:

  • docGap thuyen Bien bao.doc