Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết : 37 - Kiều ở lầu Ngưng Bích

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là gì? Lấy 8 câu thơ cuối cùng trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"để chứng minh.

5.Hướng dẫn học bài

 - Học thuộc đoạn thơ trên; ghi nhớ

 - Soạn bài: Lục Vân Tiên

 

doc15 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4968 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết : 37 - Kiều ở lầu Ngưng Bích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sát cách miêu tả của tác giả, em cảm nhận gì về cảnh thiên nhiên ở đây? (đặc điểm của không gian mở ra theo chiều rộng, chiều xa, chiều cao; thời gian qua cảm nhận của Kiều) 
- Kiều trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng. Câu thơ 6 chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian: "bốn bề bát ngát xa trông". Cảnh "non xa", "trăng gần"như gợi lên hình ảnh lầu NB chơi vơi giữa mênh mông trời nước. Từ lầu NB nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Cái lầu chơi vơi ấy giam một thân phận trơ trọi
- Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy TK đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào? Từ ngữ nào góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy? 
- Tâm trạng Kiều: Cô đơn, tủi nhục đau khổ một cách vô vọng (bẽ bàng)… Chỉ còn biết đối diện với "mây sớm đèn khuya", lòng tan nát đau buồn "nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng". Hai nỗi buồn như chia xé tâm hồn nàng. Bốn chữ "như chia tấm lòng"diễn tả một nỗi niềm, một nỗi lòng tan nát đau thương. Tuy sống giữa một khung cảnh đẹp, êm đềm, có non xa và trăng gần nhưng nàng vẫn thấy cô đơn, bẽ bàng, bởi lẽ "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
2. Tám câu thơ tiếp theo nêu lên tâm sự gì của Thuý Kiều?
- Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ tới ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Như thế có hợp lí không, vì sao? 
* Đầu tiên Kiều nhớ Kim Trọng. Điều này phù hợp với quy luật tâm lý, vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du khi thể hiện khách quan tâm cảnh của Kiều. Nguyễn Du là người ngợi ca thiên diễm tình tự do từ khi chớm nở, sau này khi Kiều lâm nạn, ty dang dở, ông cũng là người thông cảm với những đổ vỡ, tan nát của một mối tình mà trái tim Kiều lúc nào cũng như chảy máu, vì đau thương và hối hận. Cho nên khi viết về tâm trạng nhớ thương của Kiều, ông đã đặt tình trước hiếu, đảo ngược trật tự của đạo lí pk để K trước hết nghĩ đến người yêu. Mặt khác đối với cha mẹ, K đã bán mình chuộc cha, ơn sinh thành đã có phần được đền đáp, còn đối với người yêu, Kiều vẫn coi mình là kẻ lỗi hẹn, bạc tình, khi MGS làm nhục, lại bị ép phải tiếp khách làng chơi nên nỗi đau nhất của K lúc này là "tấm son gột rửa bao giờ cho phai".. Trong tâm cảnh như thế, khi một mình một bóng, N. Du đã để nàng trước hết nghĩ tới chàng Kim. Cực kì tinh tế khi thể hiện tính biện chứng của tâm hồn nhân vật, ND thật xứng đáng là một thiên tài.
? Cùng là nỗi nhớ nhưng lại là cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để làm sáng tỏ điều đó.
+ Nỗi nhớ chàng Kim được miêu tả như thế nào?
+ Câu thơ "tấm son gột rửa bao giờ cho phai"nên hiểu như thế nào? 
- Nhớ về cha mẹ, tình cảm nổi bật, đậm nét của Kiều là gì? 
(Nếu nhớ tới chàng Kim, Kiều đã "tưởng người"thì vớicha mẹ, K đã "xót người", mỗi đối tượng Kiều có một nối thương nhớ riêng
Trong cảnh ngộ ở lầu NB, K là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Qua nỗi nhớ thương của Kiều, em có nhận xét gì về tấm lòng nàng ?
3. Để diễn tả tâm trạng Kiều, NDu đã chọn cách biểu hiện như thế nào? 
- Diễn tả tâm trạng Kiều, Nguyễn Du đã chọn nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình"(mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng, cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả.)
- Hãy đọc lại 8 câu thơ cuối và nhận xét về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối này? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng Kiều như thế nào? 
- Nỗi buồn của nàng Kiều được diễn tả qua mấy bức tranh buồn? 
- Mỗi cảnh vật được vẽ lên ở mỗi bức tranh đều có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
+ Trông ra cửa bể, Kiều thấy gì? Tâm trạng ra sao?
 + Nhìn cánh hoa trôi man mác trên dòng nước xoáy dập vùi, Kiều nghĩ gì? 
Sắc cỏ dầu dầu ấy, nàng đã một lần nhìn thấy mới ngày nào trên nấm mồ Đạm Tiên: 
Sè sè nấm đất bên đường 
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
- Nhìn xa rồi nhìn gần, vừa "buồn trông"vừa lắng tai nghe. Nghe tiếng gió gào, gió cuốn mạnh làm cho sóng nước duềnh lên dữ dội, xô đập vào bờ hết lớp nọ đến lớp kia. Không phải sóng reo mà là ‘sóng kêu". Gió và sóng đang bủa vây "xung quanh ghế ngồi". Một tâm trạng cô đơn lẻ loi đang trải qua những giờ phút hãi hùng, ghê sợ, lo âu. Phải chăng âm thanh dữ dội ấy của gió và sóng là biểu tượng cho những tai hoạ khủng khiếp đang bủa vây, sắp giáng xuống số phận người con gái nhỏ bé, đáng thương? 
=> Kiều "buồn trông"mà lo âu sợ hãi về một cuộc đời đầy biến động, đầy cạm bẫy, nhiều máu và nước mắt đang rình rập ở chặng đường đời phía trước. Và quả thực ngay sau lúc này, Kiều đã mắc lừa Sở Khanh để rồi phải lâm vào cảnh "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần"
Hoạt động 4 : hướng dẫn tổng kết
? Nghệ thuật của đoạn thơ có gì đặc sắc?
Đúng là cảnh lầu NB được nhìn qua tâm trạng Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. 
? Đoạn trích minh chứng cho giá trị nd nào của truyện Kiều?
Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc.
- Có thể nói đoạn thơ "Kiều ở lầu NB"như chứa đầy lệ: lệ của người con gái lưu lạc, đau khổ vì cô đơn lẻ loi, buồn thương chua xót vì mối tình đầu tan vỡ, xót xa vì thương nhớ cha mẹ, lo sợ cho thân phận, số phận mình; lệ của nhà thơ, một trái tim nhân đạo bao la đồng cảm, xót thương, chia sẻ cho nỗi đau của người thiếu nữ tài sắc, hiếu thảo mà bạc mệnh: "Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều"
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập.
? So sánh NT tả cảnh ở 2 đ. trích : Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích?
I.Đọc – tìm hiểu chung
1. Vị trí đ. trích: ở phần II
2. Từ khó: SGK
3. Kết cấu đoạn thơ
- Sáu câu đầu: hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều
- Tám câu tiếp: nỗi nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ của nàng
- Tám câu cuối: tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1. Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều (6 câu đầu)
- Cảnh thiên nhiên nơi lầu NB:
+ Vẻ non xa, tấm trăng gần
+ Bốn bề bát ngát xa trông
+ Cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm xa
 Cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông, rợn ngợp, hoang vắng của không gian. Qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều.
- Thời gian: mây sớm đèn khuya
- tuần hoàn, khép kín.
-Nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.
- Tâm trạng: bẽ bàng…
 tình..cảnh..chia..tấm lòng
-> Cô đơn , tủi nhục
*Nghệ thuật: Không gian NT bao la (cảnh vật mênh mông rộng lớn, rợn ngợp) tương phản với sự đơn độc, trơ trọi, bé nhỏ của con người càng nhấn mạnh tâm trạng cô đơn buồn tủi của TK. Bút pháp NT tả cảnh ngụ tình đặc sắc. 
 2. 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương của Kiều
* Nhớ Kim Trọng: 
-Tưởng người dưới nguyệt chén đồng -> nhớ chàng Kim, tưởng tượng cảnh KT cũng đêm ngày đau đáu chờ tin mình mà uổng công vô ích: "tin sương luống những rày trông mai chờ"
. -Tấm son…phai: tâm trạng đau đớn, xót xa bởi tấm lòng nhớ thương KT không bao giờ nguôi quên, bởi h/c bị dập vùi hoen ố, biết bao giờ gột rửa được.
* Nhớ cha mẹ: xót xa, thương nhớ. 
- Xót người tựa cửa hôm mai: Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con. 
- Nàng xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà nàng không được tự tay chăm sóc và hiện thời ai người trông nom: Quạt nồng ấp lạnh…. 
- Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà tất cả đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là "gốc tử đã vừa người ôm", nghĩa là cha mẹ ngày một thêm già yếu. 
- Các từ ngữ chỉ thời gian xa cách : "hôm mai", "cách mấy nắng mưa", các thi liệu, điển cố văn học Trung Hoa như "sân lai gốc tử"và thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh"đã cực tả nỗi nhớ thương cha mẹ, nỗi đau buồn, tấm lòng hiếu thảo của Kiều, của đứa con gái đầu lòng đã không thể, không được chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, khi song thân đã già yếu. Nguyễn Du đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại kết hợp hài hoà giữa phong cách cổ điển và phong cách dân tộc, tạo nên những vần thơ biểu cảm thể hiện một tâm trạng bi kịch, một cảnh ngộ đầy bi kịch của TK. Giọng thơ rưng rưng lệ, nỗi đau của nàng Kiều như thấm vào cảnh vật, thời gian và lòng người…
=> Trong cảnh ngộ ở lầu NB, K là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng
3. Tám câu cuối : tâm trạng Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Điệp ngữ "buồn trông"(buồn mà nhìn ra xa, buồn mà trông ngóng, mong đợi một điều gì đó mơ hồ, xa xôi) tạo một âm hưởng trầm buồn. "Buồn trông"đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng buồn tê tái, đau thương, cô đơn của nàng Kiều. Giọng thơ tha thiết não nùng.
- Bốn bức tranh buồn: cứ mỗi cặp câu lục bát là một bức tranh buồn của tâm trạng, nỗi buồn nhiều vẻ.
* Buồn trông cửa bể chiều …. xa xa
- Chiều hôm -> thời gian gợi buồn, cửa bể mênh mông lúc ngày tàn chiều hôm càng làm tăng nỗi buồn đau cô đơn của kiếp người lưu lạc, bơ vơ
- Cánh buồm thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện như một ảo ảnh đầy ám ảnh, gợi lên những khát vọng trong lòng người tha hương nhớ về gia đình, quê hương, người yêu….
* Buồn trông: cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa.
=> Kiều nhìn cánh hoa trôi trên mặt nước mà cảm thương cho số phận hoa trôi bèo nổi của mình, vô định không phương hướng, băn khoăn không biết cuộc đời mình sẽ ra sao?
* Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu…
- Cỏ úa tàn héo hắt một màu xanh nhợt nhạt trải dài tít tắp của "chân mây mặt đất".
=> Nhìn màu sắc tê tái thê lương ấy, Kiều đau tê tái khi nghĩ đến tương lai mờ mịt, héo tàn của mình không biết kéo dài đến bao giờ?
* Buồn trông gió cuốn – nghe tiếng sóng. 
Tâm trạng cô đơn, dự cảm hãi hùng về tương lai và số phận của Kiều
III. Tổng kết ( sơ đồ tư duy)
1.Nghệ thuật:
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du vô cùng điêu luyện. Thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng, bộc lộ tâm trạng theo quy luật tâm lí "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". 
- Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, miêu tả ngoại cảnh mang ý nghĩa và giá trị như một ẩn dụ, một tượng trưng về tâm trạng đau khổ và số phận đen tối của một kiếp người trong bể trầm luân.
- Các từ láy vừa gợi tả màu sắc, hình ảnh, âm thanh lại vừa diễn tả tâm trạng con người
- Điệp từ điệp ngữ liên hoàn nhấn mạnh, khắc sâu trạng thái vô vọng, cô đơn, bế tắc đến vô tận đang chao đảo trong tâm trạng của Kiều.
2. Nội dung: 
- Tâm trạng cô đơn, lẻ loi của Kiều.
- Niềm xót thương vô hạn của tác giả
IV. Luyện tập
 4. Củng cố:
? Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là gì? Lấy 8 câu thơ cuối cùng trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"để chứng minh..
5.Hướng dẫn học bài
 - Học thuộc đoạn thơ trên; ghi nhớ
 - Soạn bài: Lục Vân Tiên…
=========================
Ngày soạn : 4/10/2014
Ngày dạy : 8 / 10 / 2014
Tiết 38
 LỤC VÂN TIÊN CỨU KỀU NGUYỆT NGA
(Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
A– MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
B– TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga,.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.
3. Th¸i ®é: Gi¸o dôc häc sinh cã tÊm lßng gióp ng­êi gÆp ph¶i hoµn c¶nh khã kh¨n.
C. CHUẨN BỊ
1. GV : Tác phẩm : Lục Vân Tiên.
 Tranh , ảnh minh hoạ.
2. HS : soạn bài
D. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Đọc thuộc lòng đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" và nêu ND chính ?
 ? Phân tích 8 câu cuối của đ. trích để thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình 
 đặc sắc của N. Du ?
 3. Bài mới
 Hoạt động 1 : Khởi động
Không chỉ là nhà thơ nổi tiếng khắp lục tỉnh Nam Bộ, ông còn là thầy giáo, thầy thuốc và là nhà yêu nước lớn cuối TK 19. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Hoạt động 1.Đọc- Tìm hiểu chung
? Nêu những nét lớn nhất về cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu? 
- Bao bất hạnh ập đến, đầy nghiệt ngã nhưng ông không gục ngã trước số phận. ông vẫn ngẩng cao đầu và sốngcó ích đến hơi thở cuối cùng…ở cương vị nào ông cũng LĐ hết mình và nêu gương sáng cho đời.
? Nhưng trong hoàn cảnh đen tối ấy, NĐC đã có những suy nghĩ và hành động như thế nào? 
- Tỉnh trưởng Bến Tre đến thăm ông , có nhã ý mời ông cộng tác và hưởng lương bổng nhưng ông kiên quyết từ chối. Bản thân gđ ông đã di dời đến nhiều nơi sinh sống, từ khi giặc bắt đầu chiếm 3 tỉnh miền tây.. bởi không muốn sống trong vùng địch chiếm.
? Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu có những tác phẩm tiêu biểu nào ?
? Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm LV ?
? Với truyện tuyên truyền đạo lí thì kiểu kết cấu này có ý nghĩa gì ?
Cho học sinh ghi tóm tắt theo 4 ý sau:
HS lần lượt tóm tắt nội dug theo sgk.
? Truyện "LVT" được viết ra nhằm mục đích gì?
(Truyền dậy đạo lí làm người).
? Tại sao có thể coi tác phẩm này có tính chất tự truyện ?
c/đ LVT …
Nghị lực sống cao cả, sống có ích...
? Em có nhận xét gì về nội dung của truyện so với ND truyện cổ tích ?
HS đọc
GV sơ lược vị trí và h/c hiện tại của LVT.
? Căn cứ nội dung đ, trích, có thể chia làm mấy phần ?ND từng phần ?
Hoạt động 2. Tìm hiểu đoạn trích "LVTCKNN"
I.Đọc- Tìm hiểu chung
1. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu ( 1822- 1888)
a. Cuộc đời :
- Quê nội Thừa Thiên, Huế, quê ngoại ở Gia Định
- Cuộc đời đầy đau khổ và bất hạnh: đỗ tú tài ở Gia định năm 1843. Chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất, ốm nặng, bị mù, bị bội hôn.
- Nghị lực phi thường, cống hiến và gánh vác nhiều trọng trách: 
+ thầy thuốc
+ thầy giáo
+Cùng các lãnh tụ nghĩa quân (Trương Định, Phan Tòng) bàn mưu kế chống Pháp.
- Sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước, chiến đấu của nhân dân Nam Bộ 
- Khí tiết cao cả, không khuất phục trước bất kì một thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc nào của giặc.
b. Sự nghiệp thơ văn bất hủ: toàn bộ viết bằng chữ Nôm: 
- Truyện thơ Lục Vân Tiên, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Dương Từ - Hà Mậu(giai đoạn 1)
- Văn Tế nghĩa sĩ Cần giuộc, Văn tế Trương Đinh, nhiều bài thơ khác.(giai đoạn 2)
=> Là nhà thơ, nhà văn tiêu biểu nhất Miền Nam cuối thế kỉ 19 với quan niệm « văn dĩ tải đạo » => dẫn đầu cho phong trào thơ văn yêu nước cận đại Nam Bộ.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: khoảng 50 năm đầu của TK 19 (1850), 
- Kết cấu: Truyện thơ Nôm được kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông, theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời của các nhân vật chính.
- Truyện dài 2082 câu thơ lục bát và được lưu truyền rộng rãi khắp lục tỉnh và miền nam Trung Bộ dưới nhiều hình thức: nói thơ, kể chuyện, hát LVT…. và lan rộng ảnh hưởng ra toàn quốc.
3. Tóm tắt: 
- LVT đánh cướp cứu KNN
- VT gặp nạn được thần và người cứu giúp
- NN gặp nạn được phật và dân cứu
- LVT và KNN gặp lại được nhau sống hạnh phúc.
4. Giá trị của tác phẩm:
 a. Nội dung
* Hiện thực :
- Vạch trần cái xấu và cái ác trong xã hội.
* Nhân đạo:
- Đề cao đạo đức nhân dân.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp
+ Xem trọng tình nghĩa sâu nặng, cao thượng giữa con người với con người 
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời 
=> Ở thời đại đó, chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng, kỉ cương trật tự xã hội lỏng lẻo, đạo đức suy vi, một tác phẩm như thế đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, nên ngay từ lúc mới ra đời, truyện LVT đã được nhân dân Nam Bộ tiếp nhận nồng nhiệt.
b. Nghệ thuật
- Truyện kể bằng thơ mang tính chất dân gian rõ rệt như một câu chuyện cổ tích.
- Chú trọng đến diễn biến, hành động của nhân vật, ít miêu tả tâm trạng.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị
- Truyện mang phong cách Nam Bộ rõ rệt.
II. Tìm hiểu đoạn trích "LVTCKNN"
1.Vị trí đoạn trích:
 Phần đầu truyện, từ câu 123-180
 2. Giải nghĩa từ khó (chú thích sgk)
 3. Bố cục: 2 phần
- LVT đánh tan bạn cướp, tiêu diệt tên cầm đầu Phong Lai
- Cuộc trò chuyện giữa LVT với KNN sau trận đánh (đoạn còn lại)
4.Củng cố:
Tham khảo: Cuộc đời NĐC- LVT truyện – NXB KHXH-1994
5.Hướng dẫn học bài
- Học thuộc lòng và phân tích hình ảnh LVT và KNN trong đ. thơ.
===============================
Ngày soạn : 5/10/2014
Ngày dạy : 9/ 10 / 2014
Tiết 39 : 
 LỤC VÂN TIÊN CỨU KỀU NGUYỆT NGA
(Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
A– MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
B – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga,.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.
3. Th¸i ®é: Gi¸o dôc häc sinh cã tÊm lßng gióp ng­êi gÆp ph¶i hoµn c¶nh khã kh¨n.
C. CHUẨN BỊ
1. GV : Tác phẩm : Lục Vân Tiên.
 Tranh , ảnh minh hoạ.
2. HS : soạn bài
D. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của NĐC.
 ? Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên của NĐC ?
 3. Bài mới
 Hoạt động 1 : Khởi động
Là n.v thể hiện tư tưởng của tác phẩm, LVT được xây dựng trong nhiều tình huống để thể hiện tình cảm và mơ ước khát vọng của tác giả. Nd đ. triíc này là một tiiìnhhuống như thế.
 Hoạt động 3 Đọc tìm hiểu chi tiết
? Hình ảnh LVT đánh cướp được tập trung miêu tả ở những câu thơ nào? 
?
 ? Cách miêu tả, so sánh với những nhân vật trong truyện cổ Trung Hoa, trong truyện cổ dân gian có ý nghĩa gì?
- Hình ảnh VT tả đột hữu xông giữa vòng vây của lũ cướp được miêu tả thật đẹp: 
+ Cách đánh giặc công khai, đàng hoàng, quang minh, chính đại sánh ngang với các anh hùng hảo hán : Triệu Tử Long .
? Kết quả của tận đánh không cân sức ấy?
+ Trận đánh diễn ra nhanh chóng, bất ngờ như trong truyện cổ tích…
? Qua đó, ta thấy LVT là một con người như thế nào?
?Nhận xét về hành động, thái độ ứng xử của VT với hai cô gái ?
? Qua cuộc gặp gỡ này, LVT lại bộc lộ thêm những nét đẹp về phẩm chất như thế nào? 
? Tác giả gửi gắm điều gì qua hình ảnh LVT
=> đó là niềm tin và ước vọng của NĐC
? Hãy phân tích những lời giãi bầy, cử chỉ của KNN với VT để hiểu về tính cách của nàng? 
? Với tư cách là người chịu ơn, KNN trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? 
 Hoạt động 4 Tổng kết
- Nhận xét về nghệ thuật của đoạn trích? 
? Đoạn trích giúp ta hiểu điều gì về mơ ước , khát vọng của tác giả? 
Gọi học sinh đọc lại phần ghi nhớ - sgk trang 115.
 Hoạt động 5 Luyện tập
? Đoạn trích hoàn thiện thêm vẻ đẹp nào của n.v KNN?
II. Đọc tìm hiểu chi tiết(tiếp)
1. Nhân vật LVT:
a. LVT đánh cướp:
- Vân Tiên: bẻ cây …xông vô…
 tả đột hữu xông- Triệu Tử
]So sánh, làm nổi bật h/đ mạnh mẽ, vẻ đẹp của 1 dũng tướng anh hùng, sẵn sàng cứu giúp người nguy ]nghĩa hiệp .
Kết quả: - lâu la …vỡ tan
 - Phong Lai..thác rày thân vong
 -VT chiến thắng lẫy lừn

File đính kèm:

  • docvan 9 tuan 8(1).doc