Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 9 - Đọc văn: Chữ người tử tù

Coi thường cái chết, khinh bỉ bọn tiểu nhân đắc chí.

- Không vì tiền bạc hay quyền thế mà ép mình viết chữ, cho chữ bao giờ. “Ta nhất sinh không vì tiền bạc.đời ta mới viết. cho ba người bạn thân”.

- Ung dung nhận rượu thịt của quản ngục và trả lời quản ngục bằng câu nói “ khinh bạc đến điều”

Một trang anh hùng dũng liệt

* Một nhân cách, một thiên lương cao cả:

- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp:

 

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2673 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 9 - Đọc văn: Chữ người tử tù, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09 Ngày soạn: 11/10/2014
Tiết PPCT: 34-35-36 Ngày dạy: 13/10/2014
ĐỌC VĂN: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
	 - NGUYỄN TUÂN - 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao; quan điểm thẩm mĩ và tình cảm yêu nước kín đáo của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Đặc điểm chính của hình tượng nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài.
- Quan điểm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo không khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản; ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ:
Yêu quý, trân trọng cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Phân tích, thuyết giảng, gợi ý và thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: 
- Phân tích tâm trạng của chị em Liên trước khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống nơi phố huyện? - - Vì sao chi em Liên cố thức để chờ được trông thấy chuyến tàu đêm đi ngang qua phố huyện?
3. Bài mới: Như chúng ta đã từng biết trong cái thung lũng đau thương đầy nước mắt của XH Việt Nam những năm trước CMT8 lại có cả một cánh đồng hoa văn học ngát hương. Trên cánh đồng ấy “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một bông hoa có màu sắc khác thường và có một hương vị rất riêng. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu truyện ngắn đặc sắc này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK.
- Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân?
- Kể tên một số tác phẩm chính của tác giả?
- Gv nhấn mạnh, chốt lại nội dung về tác giả.
- Nêu xuất xứ của tác phẩm?
- Gv giới thiệu sơ lược về nội dung của tập truyện “Vang bóng một thời”.
- Gv hướng dẫn cho HS cách đọc: giọng chậm, trang trọng, cổ kính.
- Gv giải thích một số từ khó.
- Em hiểu thế nào là tình huống truyện? Em thấy có gì đặc biệt về tình huông truyện trong tuyện ngắn chữ người tử tù của Nguyễn Tuân?
 HẾT TIẾT 1
- Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao được thể hiện trên những phương diện nào?
à Gv định hướng theo ba khía cạnh: nghệ sĩ tài hoa, khí phách hiên ngang, bất khuất và người thiên lương.
- Tìm những chi tiết nói về tài hoa của nhân vật Huấn Cao?
- Gv giải thích thêm nghệ thuật thư pháp. 
- Có người cho rằng Huấn Cao không chỉ là một nghệ sĩ mà còn là một người anh hùng với khí phách hiên ngang bất khuất? Hãy chứng minh?
- Là người có tài viết chữ đẹp nhưng Huấn Cao chỉ mới cho chữ cho những ai? Vì sao như vậy?
- Tại sao Huấn Cao lại nhận lời cho chữ quản ngục? Điều đó nói lên vẻ đẹp nào trong con người ông?
- Nêu cảm nhận về câu nói của Huấn Cao với quản ngục “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm long trong thiên hạ”?
- Gv gọi HS đọc lại cảnh cho chữ. 
- Tại sao chính tác giả viết đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ?
+ Cảnh cho chữ diễn ra trong một không gian như thế nào? 
+ Hình ảnh con người trong cảnh cho chữ được tác giả miêu tả như thế nào?
+ Nhận xét nhân vật trong cảnh cho chữ?
- Gv liên hệ và giáo dục cho HS: 
 “Ngục tối trái tim càng sáng rực,
 Xích xiềng không khóa nổi lời ca”
- Qua truyện này em thấy cái đẹp có giá trị như thế nào?
- Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhà văn muốn thể hiện quan điểm như thế nào về một con người có nhân cách cao cả?
- Gv giáo dục HS: phẩm chất của Huấn Cao 
	HẾT TIẾT 2
- Hình tượng viên quản ngục có phải là người xấu, kẻ ác không? Vì sao ông ta lại biệt đãi Huấn Cao như vậy? (Thảo luận nhóm: theo bàn – 4 phút)
- Lời nói cuối cùng của quản ngục thể hiện điều gì?
- Nhận xét về bút pháp nghệ thuật trong tác phẩm?
- Rút ra ý nghĩa của tác phẩm?
- Gv giáo dục cho HS: nhân cách của con người, biết quý trọng cái đẹp.
- Gv chốt lại nội dung.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn HS tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả.
- Nguyễn Tuân (1910 - 1987), Hà Nội.
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho.
- Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo.
- Nguyễn Tuân sáng tác ở nhiều thể loại nhưng đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút.
2. Tác phẩm.
“Chữ người tử tù” rút từ tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” (1940), là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc Phan).
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc – chú thích.
2. Tìm hiểu văn bản.
* Tình huống truyện
- Tình huống truyện là cái tình thế xảy ra truyện thể hiện mâu thuẫn hoặc quan hệ giữa các nhân vật hoạc xã hội ->góp phần tạo nên tư tưởng trong tác phẩm
-Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo
+Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục trên bình diện xã hội hoàn toàn đối lập nhaunhuwng cả hai nhân vật này đều là người có tâm hồn nghệ sĩ,trên bình diện nghệ thuật thì họ là tri ân,tri kỷ
-Tác giả đặt những nhân vật này trong tình thế đối lập
+Tử tù và quản ngục tạo nên một cuộc gặp gỡ kì lạ trong chốn ngục tù tối tăm,dơ bẩn ->Mối quan hệ đặc biệt éo le,đầy trớ trêu giữa tâm hồn tri ân,tri kỷ
=>Tình huống độc đáo này làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao,làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục đồng thời cũng thể hiện tư tưởng sâu sắc của tác phẩm
2.1 Hình tượng nhân vật Huấn Cao.
* Một người nghệ sĩ tài hoa:
- Người tỉnh Sơn khen: “tài viết chữ nhanh và đẹp”
- Quản ngục: “chữ ông Huấn Cao đẹp và vuông lắm…….một báu vật trên đời” àTài thư pháp làm mọi người mến mộ.
* Một con người có khí phách hiên ngang:
- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.
- Coi thường cái chết, khinh bỉ bọn tiểu nhân đắc chí.
- Không vì tiền bạc hay quyền thế mà ép mình viết chữ, cho chữ bao giờ. “Ta nhất sinh không vì tiền bạc...đời ta mới viết... cho ba người bạn thân”.
- Ung dung nhận rượu thịt của quản ngục và trả lời quản ngục bằng câu nói “ khinh bạc đến điều”
àMột trang anh hùng dũng liệt
* Một nhân cách, một thiên lương cao cả:
- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: 
“Không vì vàng ngọc hay quyền ….ba người bạn thân”à trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.
- Trước khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: HC xem y là kẻ tiểu nhân nên đối xử coi thường, cao ngạo.
- Khi biết tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của một con người có sở thích cao quý mà chọn nhầm nghề của quản ngục nên HC nhận lời cho chữ. 
à Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp. 
- Câu nói của HC:“Thiếu chút nữa...trong thiên hạ”
à Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.
* Cảnh cho chữ:“cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
- Nơi sáng tạo nghệ thuật:“Trong một … phân gián” -> Cái đẹp được tạo ra nơi ngục tù nhơ bẩn, thiên lương cao cả lại tỏa sáng nơi cái ác và bóng tối đang tồn tại, trị vì.
- Người nghệ sĩ tài hoa:“Một người tù … mảnh ván”
-> Tử tù trở thành nghệ sĩ – anh hùng, mang vẻ đẹp uy nghi, lẫm liệt.
- Trật tự thông thường bị đảo lộn: “Viên quả ngục … chậu mực”-> Kẻ cho là tử tù, người nhận là ngục quan, kẻ có quyền hành lại khúm núm, sợ sệt.
- Sự đối lập giữa cảnh vật, âm thanh, ánh sáng, mùi vị, không gian: càng làm nổi bật bức tranh bi hùng này.
àCái đẹp, cái thiện chiến thắng cái xấu, cái ác. Đây là sự tôn vinh nhân cách cao cả của con người.
=> Qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt. Cái tài, cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tác rời nhau; thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc. 
2. Viên quản ngục:
- Làm nghề coi ngục nhưng lại là người có tâm hồn nghệ sĩ, coi trọng cái đẹp, có tấm lòng “Biệt nhỡn liên tài”. (“Cái sở nguyện….Huấn Cao viết”)
- Say mê, kính trọng tài hoa và nhân cách anh hùng của Huấn Cao
- Dám bất chấp luật pháp, làm đảo lộn trật tự trong nhà tù, biến một kẻ tử tù thành thần tượng để tôn thờ
àViên quản ngục có những phẩm chất khiến HC cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo....”
=>Qua nhân vật HC, tác giả muốn nói: trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp. Cái đẹp chân chính, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được “phẩm chất” và “nhân cách”.
3. Tổng kết.
a. Nghệ thuật:
+ Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc. 
+ Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.
+ Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
+ Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
b. Ý nghĩa văn bản: Chữ người tử tù khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
v Ghi nhớ: SGK/115.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
1. Học bài: Cần nắm nội dung:
+ Phân tích nhân vật Huấn Cao và nhân vật viên quản ngục.
+ Phân tích cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
2. Chuẩn bị bài mới: “Thao tác lập luận so sánh”
- Mục đích yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
- Cách so sánh. 
E. RÚT KINH NGHIỆM.

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN K11.doc
Giáo án liên quan