Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 8 - Ngữ cảnh

3. Văn cảnh.

Bao gốm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.

III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH.

1. Đối với người nói/viết và quá trình tạo lập văn bản: ngữ cảnh là cơ sở cho sự lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và các phương tiện ngôn ngữ (từ, ngữ, câu,.).

 

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 13423 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 8 - Ngữ cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08 Ngày soạn: 05/10/2014 
Tiết PPCT: 32-33 Ngày dạy: 07/10/2014
TIẾNG VIỆT: NGỮ CẢNH 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Biết nói và viết phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, đồng thời có kĩ năng lĩnh hội, phân tích nội dung và hình thức ngôn ngữ của lời nói trong quan hệ với ngữ cảnh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Khái niệm ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.
- Các nhân tố của ngữ cảnh:
+ Các nhân vật giao tiếp (người nói/viết – người nghe/ đọc) với những đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, nhận thức,…
+ Bối cảnh ngoài ngôn ngữ: bối cảnh văn hóa (bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lí, văn hóa, nếp sống, phong tục,…), bối cảnh tình huống (thời gian, không gian, sự việc, hiện tượng, …khi diễn ra trong hoạt động giao tiếp) và hiện thực được lời nói, câu văn, đề cập tới.
+ Văn cảnh: tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng hiện diện trong văn bản, đi trước và đi sau yếu tố ngôn ngữ đang được xem xét.
- Vai trò của ngữ cảnh:
+ Đối với người nói (viết) và quá trình tạo lập văn bản: ngữ cảnh là cơ sở cho sự lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và các phương tiện ngôn ngữ (từ, ngữ, câu,..).
+ Đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản: ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung và hình thức của văn bản.
2. Kỹ năng:
- Các kĩ năng thuộc quá trình tạo lập văn bản (lựa chọn đề tài, triển khai đề tài, kĩ năng sử dụng, kĩ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, kĩ năng kết cấu văn bản,…).
- Các kĩ năng thuộc quá trình lĩnh hội văn bản (lĩnh hội từ, câu, văn bản trong ngữ cảnh, kĩ năng phân tích, bình giá các yếu tố ngôn ngữ trong ngữ cảnh,…).
- Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản….
3. Thái độ:
Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu hiện của tiếng Việt
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: 
Kiểm tra vở soạn của học sinh (3 học sinh).
3. Bài mới: Khi nói hoặc viết bao giờ chúng ta cũng phải quan tâm đến các vấn đề: ai viết, viết cho ai nghe, ai đọc ..Tất cả những vấn đề đó cho thấy khi nói không phải chỉ cần câu, chữ cụ thể trong văn bản mà còn phải quan tâm đến ngữ cảnh.. Để hiểu rõ điều đó chúng ta đi vào tìm hiểu bài “ngữ cảnh”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu HS đọc ngữ liệu SGK/102. 
* Xét câu nói “ Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”
- Trong trường hợp 1: đột nhiên nghe, em có xác định được: câu nói trên của ai? Nói với ai? Đó là những người như thế nào, có quan hệ với nhau ra sao? Câu nói đó đươc nói ở đâu, vào lúc nào không?
- Trong trường hợp 2: đặt vào bối cảnh phát sinh ra nó mà em biết được qua lời kể của tác giả truyện “hai đứa trẻ” em hãy xác định:
+ Câu nói trên của ai? Nói với ai? Đó là những người như thế nào, có quan hệ với nhau ra sao?
+ Câu nói đó được nói ở đâu, vào lúc nào?
+ “Giờ muộn thế này” là nói đến khoảng thời gian nào?
+ “Họ” trong câu nói chỉ ai? 
- HS trình bày ý kiến, bổ sung …
- Gv gợi mở, chốt vấn đề.
- Ngữ cảnh là gì?
- Gv liên hệ: bối cảnh bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Ngữ cảnh giao tiếp chịu sự chi phối của những nhân tố nào?
- Em hiểu thế nào về nhân vật giao tiếp?
- Em hiểu thế nào là bối cảnh giao tiếp rộng? Em hiểu thế nào là bối cảnh ngoài ngôn ngữ? Bối cảnh rộng và bối cảnh hẹp khác nhau như thế nào?
- Thử minh họa về bối cảnh giao tiếp rộng và hẹp qua ví dụ trên?
- Gv liên hệ: xác định bối cảnh ngoài ngôn ngữ của bài thơ “Tự tình” – Hồ Xuân Hương.
- Em hiểu văn cảnh là gì? Ví dụ minh họa?
- Quan hệ của văn cảnh với việc sử dụng và lĩnh hội đơn vị ngôn ngữ?
- Gv liên hệ: Truyện Kiều – Nguyễn Du
 “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”
- Cho biết vai trò của ngữ cảnh đối với quá trình sản sinh văn bản?
- Vai trò của ngữ cảnh đối với việc lĩnh hội văn bản?
- Gv liên hệ:
 Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim
 Hồn tôi là một vườn hoa lá.
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim
->Đầu TK XX phong trào CM đang diễn ra sôi nổi. Tố Hữu đang trong tâm trạng “Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước. Biết chọn một dòng hay để nước trôi” thì bắt gặp được lí tưởng của Đảng nhà thơ đã viết bài thơ.
-> Chúng ta có thể thấy được tâm trạng vui say, sôi nổi yêu đời của Tố Hữu.
- Gv chốt lại nội bài học, gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gv yêu cầu HS đọc các bài tập trong SGK và trả lời từng câu hỏi theo gợi ý.
- Câu văn trên xuất phát từ bối cảnh nào của đất nước?
- Bối cảnh cụ thể của câu văn là gì?
- Hãy xác định hiện thực được nói tới của câu thơ?
- Hình ảnh bà Tú được thể hiện trong những từ ngữ, hình ảnh nào?
- Nhờ những từ ngữ trên, ta có hiểu được bà Tú là ngườ như thế nào?
- Dựa vào đâu mà Tú Xương có thể viết được những câu thơ trên?
- Xác định mục đích nói của câu hỏi?
- Gv chốt lại nội dung.
- Gv hướng dẫn HS tự học.
I. KHÁI NIỆM.
1. Tìm hiểu ngữ liệu.
Câu “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”
- Nếu đột nhiên nghe – không biết nó được nói ra trong hoàn cảnh như thế nào, của ai, nói với ai, ở đâu, vào lúc nào.
- Đặt câu nói trên vào bối cảnh phát sinh ra nó mà người đọc biết qua lời kể của Thạch Lam trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” -> ta có thể xác định được:
+ Nhân vật nói: chị Tí.
+ Nhân vật nghe: những người bán hàng cùng cảnh ngộ: bác Siêu, bác xẩm, chị em Liên …
+ Không gian, thời gian nảy sinh lời nói: phố huyện nghèo, buổi tối, mọi người đều đang chờ khách.
+ “Họ”: chỉ mấy người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ … hay uống trà của chị Tí
+ Bối cảnh rộng hơn: XHVN trước CM8.
à Mỗi câu nói đều được sản sinh trong một bối cảnh nhất định và chỉ được lĩnh hội đầy đủ, chính xác trong bối cảnh của nó.
2. Khái niệm.
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH.
1. Nhân vật giao tiếp. (người nói/viết – người nghe/ đọc) 
Những đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, nhận thức,..chi phối nội dung và hình thức của lời nói.
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ.
- Bối cảnh giao tiếp rộng: (bối cảnh văn hóa): xã hội, lịch sử, địa lí, văn hóa, nếp sống, phong tục,…
- Bối cảnh giao tiếp hẹp: (bối cảnh tình huống): thời gian, không gian, sự việc, hiện tượng, …khi diễn ra trong hoạt động giao tiếp. 
- Hiện thực được lời nói (hiện thực bên ngoài và hiện thực bên trong của các nhân vật giao tiếp): các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động...diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.
3. Văn cảnh.
Bao gốm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.
III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH.
1. Đối với người nói/viết và quá trình tạo lập văn bản: ngữ cảnh là cơ sở cho sự lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và các phương tiện ngôn ngữ (từ, ngữ, câu,..).
2. Đối với người nghe/đọc và quá trình lĩnh hội văn bản: ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung và hình thức của văn bản.
=> Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói/ văn bản
v Ghi nhớ: SGK/105.
IV. LUYỆN TẬP.
1. BT 1/106.
- Bối cảnh đất nước: thực dan Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, chỉ có lòng dân thể hiện lòng căm thù và ý chí đấu tranh.
- Bối cảnh câu văn:
+ Tin tức về kẻ thù đã có từ mười tháng rồi, nhưng chưa có lệnh quan. 
+ Trong khi chờ đợi, người nông dân cảm thấy chướng tai gai mắt trước những hành vi bạo ngược của kẻ thù.
2. BT 2/106.
- Hiện thực bên ngoài: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi. 
- Hiện thực bên trong: tâm trạng ngậm ngùi, chua xót của nhân vật trữ tình.
3. BT 3/106.
- Các từ ngữ:
“Lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước”, thời gian “quanh năm”, không gian “mom sông”, công việc “buôn bán”, công lao “nuôi đủ năm con với một chồng”
- Ta có thể hiểu bà Tú là người phụ nữ tần tảo, hi sinh vì chồng con.
4. BT 4/106.
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là cơ sở để xuất hiện những câu thơ trong bài:
+ Năm 1987: Chính quyền thực dân bắt các sĩ tử từ Hà Nội xuống thi tại các trường ở Nam Định.
+ Hai vợ chồng quan toàn quyền Đông Dương đến dự lễ xướng danh.
5. BT 5/106.
- Bối cảnh hẹp: Lúc đi đường, hai người lạ nói chuyện với nhau.
- Tình huống: hỏi đồng hồ.
- Mục đích: hỏi về thời gian.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
1. Học bài:
+ Khái niệm về ngữ cảnh.
+ Các nhân tố của ngữ cảnh.
+ Vai trò của ngữ cảnh.
2. Soạn bài: “Chữ người tử tù”:
+ Tóm tắt tác phẩm.
+ Phân tích nhân vật Huấn Cao và Viên quản ngục.
+ Phân tích cảnh cho chữ.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN K11(1).doc