Bài giảng Môn: Học vần - Tiết : 75 - Tuần: 9 - Tên bài: Uôi, ươi

Hoạt động 3 ( 10 phút ): Đọc từ ngữ ứng dụng

- Viết bảng : đôi đũa, tuổi thơ, mây bay.

- Gọi từng em đọc từng từ, phân tích tiếng có vần vừa học.

- Đọc mẫu, giải nghĩa từ cho HS bằng vật thật, lời nói, tranh.

- Cho HS luyện đọc. GV chỉnh sửa, giúp đỡ các em yếu đánh vần- ghi nhớ để đọc trơn.

Hoạt động 4 ( 5 phút ): Tập viết từ ngữ ứng dụng.

 

doc24 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn: Học vần - Tiết : 75 - Tuần: 9 - Tên bài: Uôi, ươi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bài; nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện tập các động tác đã học.
- HS quan sát và lắng nghe.
- Cả lớp đứng tại chỗ vỗ tay và hát bài: Quê hương tươi đẹp, sau đó thực hiện các động tác và chơi theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của GV với đội hình vòng tròn.
- Cả lớp thực hiện như trên.
- Cả lớp lắng nghe, quan sát và thực hiện theo GV.
- Cả lớp thực hiện 2 lần theo GV.
- Từng cá nhân thực hiện theo GV 3 lần.
- HS luyện tập theo GV. 
- 4 tổ thi cùng 1 lượt theo điều khiển của GV.
- Cùng hát bài: Lớp chúng mình.
- Từng nhóm 4 em lên thực hiện
- Cả lớp lắng nghe.
Thứ Ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Học vần. Tiết : 77. Tuần: 9
Tên bài: AY, Â – ÂY
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc được: ay, â- ây, máy bay, nhảy dây; các từ ngữ và câu ứng dụng. Viết được: ay, â- ây, máy bay, nhảy dây.
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Bộ chữ, bảng cài, tranh, vật thật.
- Học sinh: Bộ chữ, vở, sách, bảng con, phấn, khăn lau, bút ….
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- Nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. Nội dung:
Hoạt động 1 (10 phút): Giúp HS nhận diện chữ, phát âm và đánh vần: ay, máy bay.
- Viết bảng: ay và nói: Vần ay được tạo nên từ a và y. 
 - Yêu cầu HS so sánh: ay với ai.
- Cài bảng: ay, yêu cầu HS cài bảng: ay.
- Đọc mẫu: a- y- ay và cho HS đọc.
- Hỏi: Lấy: b ghép với: ay ta được chữ gì ?
- Chép bảng: bay, yêu cầu HS phân tích.
- Cài bảng: bay và yêu cầu HS làm theo.
- Đánh vần và luyện cho HS đọc. GV chỉnh sửa.
- Cho HS xem tranh,nêu nội dung tranh vẽ để giới thiệu từ: máy bay. Cho HS luyện đọc.
Hoạt động 2 ( 10 phút ): Giúp HS nhận diện chữ, phát âm và đánh vần: â- ây, nhảy dây.
* Tiến hành theo quy trình trên. Cho HS biết cấu tạo của vần: ây; so sánh ây với ay; nắm được cách phát âm…
Hoạt động 3 (8 phút): Hướng dẫn viết chữ.
- Vừa viết mẫu lên bảng vừa nêu quy trình viết: ay; yêu cầu HS viết bảng con: ay.
- Vừa viết mẫu lên bảng vừa nêu quy trình viết, chiều cao các con chữ, cách lia bút tạo nét nối 
giữa các con chữ, cách viết dấu thanh khi viết: máy bay. 
* GV tiến hành theo quy trình trên khi dạy cho 
HS luyện viết: â- ây, nhảy dây.
Hoạt động 4 ( 6 phút ): Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Viết bảng: cối xay, ngày hội, vây cá, cây cối. 
- Gọi HS đọc từng từ và phân tích tiếng có vần vừa học. GV dùng phấn màu gạch chân.
- GV đọc mẫu, giảng nghĩa từ bằng vật thật, lời nói. 
- Cho HS luyện đọc.
Hoạt động nối tiếp( 1 phút ):
- Nhận xét tiết học, khen các em đọc tốt, viết đẹp.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- Cá nhân nêu: Vần ay khác ai ở chỗ: ay kết thúc bằng y còn ai kết thúc bằng i
- Từng HS cài bảng: ay.
- HS lắng nghe.Luyện đọc: cá nhân; nhóm; cả lớp: a- y- ay.
- Cá nhân trả lời: …chữ: bay.
- Cá nhân nêu: tiếng bay gồm có âm b đứng trước vần ay đứng sau.
 - Cá nhân cài bảng: bay.
- HS đọc:cá nhân; nhóm; cả lớp: bờ-ay- bay . 
- Cả lớp quan sát , lắng nghe. Luyện đọc cả lớp; nhóm; cá nhân: a- y- ay
 bờ- ay- bay
 máy bay
- HS làm theo yêu cầu. Biết được vần ây được tạo bởi:â và y; ây khác ay ở chỗ: ây bắt đầu bằng â; ay bắt đầu bằng a.
- Cá nhân quan sát, lắng nghe, viết bảng con: ay.
- Cá nhân quan sát, lắng nghe và viết bảng con: máy bay.
- Từng HS viết bảng: â- ây, nhảy dây theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp quan sát.
- Từng cá nhân đọc, phân tích, lớp đọc thầm, lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đánh vần- đọc trơn cả lớp; nhóm; cá nhân.
- Cả lớp lắng nghe.
Tiết: 78
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- Nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. Nội dung:
Hoạt động 1 (10 phút): Luyện đọc
- Cho HS luyện đọc lại nội dung đã học ở tiết trước. GV chỉnh sửa, giúp đỡ HS yếu đánh vần nhẩm để đọc trơn.
- Giới thiệu tranh 1 SGK/ 75, yêu cầu HS nêu nội dung tranh vẽ để giới thiệu câu: Giờ ra chơi bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây.
- Cho HS luyện đọc. GV đọc mẫu và chỉnh sửa cho HS.
- Hỏi HS:Tiếng nào có âm vừa học ? Yêu cầu HS phân tích tiếng vừa nêu.
Hoạt động 2 (11 phút): Luyện viết
- Giới thiệu bảng phụ có nội dung bài tập viết: ay, â- ây, máy bay, nhảy dây. Gọi HS đọc.
- Vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết, chiều cao, khoảng cách khi viết một dòng chữ: ay.
- Cho HS viết vào vở Tập viết. GV theo dõi, giúp đỡ các em yếu.
* Tiến hành theo quy trình trên khi hướng dẫn viết: ây.
- Vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết, cách viết nét nối, chiều cao các con chữ và khoảng cách khi viết 1 dòng: máy bay. Cho HS viết vào vở.
* Tiến hành theo quy trình trên khi hướng dẫn viết: nhảy dây.
Hoạt động 3 (8 phút): Luyện nói
- Giới thiệu tranh 2 SGK/ 75 giới thiệu chủ đề luyện nói: Chạy, bay, đi bộ, đi xe; viết bảng, cho HS đọc.
- Hỏi:
 * Trong tranh vẽ gì ?
 * Em gọi tên từng hoạt động trong tranh ? 
 * Hằng ngày, em đi xe hay đi bộ đến lớp ?
Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Cho HS luyện đọc nội dung đã học ở hai tiết trong SGK/ 74, 75.
- Nhận xét toàn tiết học. Dặn HS về nhà luyện đọc thêm.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đọc: cá nhân; bàn; nhóm; cả lớp: ay, â- ây, máy bay, nhảy dây.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe. Cá nhân nêu: tranh vẽ: các bạn đang chơi vui vẻ dưới bóng cây , …
- HS đánh vần: gi-ơ- giơ- huyền-giờ, rờ- a- ra , chờ-ơi- chơi, … và đọc trơn: Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây.
- Cá nhân nêu và phân tích: …tiếng: chạy, nhảy, dây.
- Cả lớp quan sát. Cá nhân đọc: ay, â- ây, máy bay, nhảy dây.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe.
- Từng HS viết: ay theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS lắng nghe, viết: ây theo yêu cầu. 
- Cả lớp quan sát, lắng nghe, viết: máy bay vào vở.
- Từng HS viết: nhảy dây theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe, luyện đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp: chạy, bay, đi bộ, đi xe . 
- Cá nhân trả lời theo gợi ý của GV:
* …máy bay, bé,…
*… chạy, bay, đi bộ, đi xe.
*….cá nhân trả lời theo gợi ý.
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân; nhóm; cả lớp.
- Cả lớp lắng nghe.
Thứ Tư ngày 17 tháng 10 năm 2012
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Học vần. Tiết : 79. Tuần: 9
Tên bài: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được các vần có kết thúc bằng i và y; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 32 đến bài 37.
- Viết được các vần, các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 32 đến bài 37.
- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Cây khế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Bảng phụ, tranh, vật thật.
- Học sinh: Vở, sách, bảng con, phấn, khăn lau, bút ….
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- Nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. Nội dung:
Hoạt động 1 ( 10 phút ): Ôn các vần vừa học.
- Giới thiệu bảng phụ gồm bảng ôn như SGK/ 76.
- Yêu cầu HS lên bảng đọc bài . GV nhận xét, chỉnh sửa.
Hoạt động 2 ( 9 phút ): Ghép chữ và vần thành tiếng.
- GV chỉ chữ ở cột dọc với cột ngang , yêu cầu HS ghép và đọc thành tiếng .
- Cho HS luyện đọc. GV chỉnh sửa cách phát âm.
 Hoạt động 3 ( 10 phút ): Đọc từ ngữ ứng dụng
- Viết bảng : đôi đũa, tuổi thơ, mây bay.
- Gọi từng em đọc từng từ, phân tích tiếng có vần vừa học.
- Đọc mẫu, giải nghĩa từ cho HS bằng vật thật, lời nói, tranh.
- Cho HS luyện đọc. GV chỉnh sửa, giúp đỡ các em yếu đánh vần- ghi nhớ để đọc trơn.
Hoạt động 4 ( 5 phút ): Tập viết từ ngữ ứng dụng.
- Viết bảng và nêu quy trình viết, chiều cao, khoảng cách giữa các con chữ- giữa các tiếng của từ: tuổi thơ.
- Cho HS luyện viết bảng: tuổi thơ, sau đó viết vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ.
Hoạt động nối tiếp: 
- Nhận xét tiết học, khen các em đọc tốt, viết đẹp.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- Cá nhân chỉ chữ theo lời GV đọc. Sau đó vừa chỉ chữ vừa đọc vần.
- Cá nhân tự ghép và đọc: ai, ay; ây; oi; ôi;….Cả lớp quan sát , lắng nghe.
- Luyện đọc cả lớp; nhóm; cá nhân.
- HS quan sát, đọc thầm theo. .
- Cá nhân đánh vần, đọc trơn, phân tích theo yêu cầu.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe.
- Từng HS viết bảng: tuổi thơ, sau đó viết vào vở Tập viết.
- Cả lớp lắng nghe.
 Tiết: 80
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- Nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. Nội dung:
Hoạt động 1 ( 9 phút ): Luyện đọc
- Cho HS luyện đọc lại nội dung đã học ở tiết trước. GV chỉnh sửa, giúp đỡ HS yếu đánh vần nhẩm để đọc trơn.
- Giới thiệu tranh 1 SGK/ 77, yêu cầu HS nêu nội dung tranh vẽ để giới thiệu đoạn thơ: 
 Gió từ tay mẹ
 Ru bé ngủ say
 Thay cho gió trời
 Giữ trưa oi ả.
 - Cho HS luyện đọc. GV đọc mẫu và chỉnh sửa cho HS.
Hoạt động 2 ( 5 phút ): Luyện viết
- Vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết, chiều cao, khoảng cách khi viết một dòng : mây bay. 
- Cho HS viết bảng con, sau đó viết vào vở Tập viết. GV theo dõi, giúp đỡ các em yếu.
Hoạt động 3(15 phút ):Kể chuyện“Cây khế” 
- Giới thiệu tranh 2 SGK/ 77, yêu cầu HS đọc tên câu chuyện.
- Vừa chỉ vào tranh vừa kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện một cách diễn cảm- kể 2 lần.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm cùng kể chuyện và cho biết câu chuyện nói lên điều gì?
- Điều khiển các nhóm trình bày; cùng cả lớp nhận xét, bình chọn bạn, nhóm kể chuyện hay nhất; bạn nêu được ý nghĩa câu chuyện.
Hoạt động nối tiếp ( 5 phút ):
- Cho HS luyện đọc nội dung đã học ở hai tiết trong SGK / 76, 77. Nhận xét toàn tiết học. Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đọc: cá nhân; bàn; nhóm; cả lớp.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe. Cá nhân nêu. Chẳng hạn: tranh vẽ cảnh mẹ đang ngồi quạt cho em bé ngủ …
- HS đánh vần và đọc trơn đoạn thơ.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe.
- Từng HS viết: mây bay theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS quan sát, lắng nghe, cả lớp, cá nhân đọc: Cây khế.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe, ghi nhớ câu chuyện.
- 4 em / 1 nhóm trao đổi, kể chuyện, rút ra ý nghĩa câu chuyện.
- 5 em đại diện 5 nhóm lên kể chuyện, mỗi em kể 1 tranh:
* Tranh 1: Người anh lấy vợ ra ở riêng, chia cho em mỗi một cây khế ở góc vườn. Người em ra làm nhà cạnh cây khế, ngày ngày chăm sóc cây . Cây khế ra rất nhiều trái to và ngọt.
* Tranh 2: Một hôm, có một con đại bàng từ đâu bay đến. Đại bàng ăn khế và hứa sẽ đưa người em ra một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc, châu báu.
* Tranh 3: Người em theo đại bàng bay đến hòn đảo đó và nghe lời đại bàng, chỉ nhặt lấy một ít vàng bạc. Trở về, người em trở nên giàu có.
* Tranh 4: Người anh sau khi nghe câu chuyện của em liền bắt em đổi cây khế lấy nhà cửa, ruộng vườn của mình.
* Tranh 5: Nhưng khác với em, người anh lấy quá nhiều vàng bạc. Khi bay ngang qua biển, đại bàng đuối sức vì chở quá nặng. Nó xả cánh, người anh bị rơi xuống biển.
- Cá nhân nêu ý nghĩa câu chuyện: Không nên tham lam.
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân; nhóm; cả lớp 
Cả lớp lắng nghe.
Thứ Tư ngày 17 tháng 10 năm 2012
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Toán. Tiết : 34. Tuần: 9
Tên bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Làm được phép cộng trong phạm vi các số đã học, cộng với số 0.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: mô hình.
- Học sinh: bảng con, …, bút, ….
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- Cho cả lớp hát một bài.
2. Nội dung:
Hoạt động 1 ( 12 phút ): 
* Bài 1 / 53: Tính
- Viết bảng từng phép tính, nhắc HS đặt số cho thẳng cột, yêu cầu các em làm bài. GV theo dõi, nhận xét, sửa chữa kịp thời.
Hoạt động 2 ( 10 phút ): 
* Bài 2 / 53: Tính
- Chép từng bài lên bảng, giảng cho HS hiểu cách làm : chẳng hạn: lấy 2 cộng với 1 bằng 3 rồi lấy 3 cộng tiếp với 2 bằng 5, viết con 5; yêu cầu HS làm bài- theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
Hoạt động 3 (10 phút):
* Bài 4/ 53: Viết phép tính thích hợp.
- Giới thiệu từng mô hình, hướng dẫn HS nêu bài toán
- Yêu cầu HS viết phép tính thích hợp theo bài toán đã nêu ra.
Hoạt động nối tiếp ( 2 phút ):
- Tổng kết bài, nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lại bài đã học.
- Cả lớp cùng hát theo yêu cầu.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe , 1 em làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: đặt tính theo cột dọc. 
- HS quan sát, lắng nghe, từng cá nhân làm bảng con, 1 em làm bảng lớp:
2 + 1 + 2 = 5 3 + 1 + 1 = 5 2 + 0 + 2 = 4
- Cả lớp quan sát, lắng nghe, từng cặp HS nhìn tranh, nêu đề bài toán. Sau đó, một em nêu trước lớp. Chẳng hạn: Có hai con ngựa đang cùng nhau chạy thi, một con nữa chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con ngựa ?
- 1 em lên làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con. 
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Tự nhiên và Xã hội. Tiết : 9. Tuần: 9
Tên bài: HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI
I. MỤC TIÊU:
- Kể được các hoạt động, trò chơi mà em thích.
- Biết tư thế ngồi học, đi đứng có lợi cho sức khỏe.
 II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và phân tích về sự cần thiết, lợi ích của vận động và nghỉ ngơi thư giãn.
- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét các tư thế đi, đứng, ngồi học của bản thân.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP:
- Trò chơi, động não, quan sát, thảo luận.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Tranh.
 V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- Nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. Nội dung:
Hoạt động 1 (10 phút ): - Giúp HS nhận biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khỏe.
- Yêu cầu HS:
 + Kể tên các hoạt động hoặc trò chơi mà em chơi hằng ngày.
+ Cho biết hoạt động nào có lợi, hoạt động nào có hại cho sức khỏe ?
- GV cùng cả lớp nhận xét.
* Kết luận, kể lại tên 1 số hoạt động, trò chơi có lợi cho sức khỏe, nhắc nhở HS về an toàn khi chơi.
Hoạt động 2 ( 11 phút ): Giúp HS hiểu được nghỉ ngơi là cần thiết cho sức khỏe
- Cho HS quan sát tranh như SGK / 20, 21. 
Yêu cầu các em: 
+ Chỉ và nói tên các hoạt động trong hình ?
+ Nêu tác dụng của từng hoạt động ?
* Kết luận ý chính.
- Nêu nhiều cách nghỉ ngơi tích cực.
- Liên hệ giáo dục KNS: Khen HS có kĩ năng: Tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và phân tích về sự cần thiết, lợi ích của vận động và nghỉ ngơi thư giãn.
Hoạt động 3( 11 phút): Quan sát theo nhóm nhỏ để HS nhận biết các tư thế đúng và sai trong hoạt động hằng ngày.
-Yêu cầu HS quan sát tranh cuối SGK / 21 để chỉ rõ bạn nào đi, đứng,…đúng tư thế.
- Cùng HS nhận xét.
* Kết luận ý chính và nhắc nhở HS thực hiện đúng.
- Liên hệ giáo dục KNS: Khen HS biết: Tự nhận xét các tư thế đi, đứng, ngồi học của bản thân.
Hoạt động nối tiếp ( 2 phút ): 
- Tổng kết bài. Nhận xét toàn tiết học. Liên hệ giáo dục KNS: Khen HS đã: Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
- Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài 10.
- Cả lớp lắng nghe.
- Từng cặp HS trao đổi, nói theo yêu cầu của GV.
- Từng cặp HS lên trước lớp: 1 em hỏi- 1 em trả lời và ngược lại.
- Cả lớp nhận xét theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe, nhóm 4 em trao đổi và làm theo yêu cầu:
+ …vui chơi, luyện tập, nghỉ ngơi.
+ …giúp tăng cường sức khỏe.
- Cả lớp lắng nghe để nắm được: Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức, cơ thể sẽ mệt mỏi, lúc đó cần phải nghỉ ngơi cho lại sức. Nếu không nghỉ ngơi đúng sẽ có hại cho sức khỏe.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe.
- Từng cá nhân quan sát, lần lượt lên bảng chỉ theo yêu cầu.
- HS nhận xét cùng GV.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ để chuẩn bị.
Thứ Năm ngày 18 tháng 10 năm 2012
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Học vần. Tiết : 81. Tuần: 9
Tên bài: EO, AO
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc được: eo, ao, chú mèo, ngôi sao; các từ và đoạn thơ ứng dụng. Viết được: eo, ao, chú mèo, ngôi sao.
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Gió, mây, mưa, bão, lũ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Bộ chữ, bảng cài, tranh, vật thật.
- Học sinh: Bộ chữ, vở, sách, bảng con, phấn, khăn lau, bút ….
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- Cho cả lớp hát một bài.
2. Nội dung:
Hoạt động 1 (10 phút): Giúp HS nhận diện chữ, phát âm và đánh vần: eo, chú mèo.
- Viết bảng: eo và nói: Vần eo được tạo nên từ e và o. 
 - Yêu cầu HS so sánh:eo với e.
- Cài bảng: eo, yêu cầu HS cài bảng: eo.
- Đọc mẫu: e- o- eo và cho HS đọc.
- Hỏi: Lấy: m ghép với: eo và thêm dấu huyền ta được chữ gì ?
- Chép bảng: mèo, yêu cầu HS phân tích.
- Cài bảng: mèo và yêu cầu HS làm theo.
- Đánh vần và luyện cho HS đọc. GV chỉnh sửa.
- Cho HS xem tranh,nêu nội dung tranh vẽ để giới thiệu từ: chú mèo. Cho HS luyện đọc.
Hoạt động 2 ( 10 phút ): Giúp HS nhận diện chữ, phát âm và đánh vần: ao, ngôi sao.
* Tiến hành theo quy trình trên. Cho HS biết cấu tạo của vần: ao; so sánh ao với eo; nắm được cách phát âm…
Hoạt động 3 (7 phút): Hướng dẫn viết chữ.
- Vừa viết mẫu lên bảng vừa nêu quy trình viết: eo; yêu cầu HS viết bảng con: eo.
- Vừa viết mẫu lên bảng vừa nêu quy trình viết, chiều cao các con chữ, cách lia bút tạo nét nối 
giữa các con chữ, cách viết dấu thanh khi viết: chú mèo. 
* GV tiến hành theo quy trình trên khi dạy cho 
HS luyện viết: ao, ngôi sao.
Hoạt động 4 ( 6 phút ): Đọc từ ngữ ứng dụng.
-Viết bảng: cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ. 
- Gọi HS đọc từng từ và phân tích tiếng có vần vừa học. GV dùng phấn màu gạch chân.
- GV đọc mẫu, giảng nghĩa từ bằng vật thật, lời nói. 
- Cho HS luyện đọc.
Hoạt động nối tiếp( 1 phút ):
- Nhận xét, khen các em đọc tốt, viết đẹp.
- Cả lớp cùng hát.
- HS quan sát và lắng nghe.
- Cá nhân nêu: Vần eo khác e ở chỗ: eo có thêm o ở sau.
- Từng HS cài bảng: eo.
- HS lắng nghe.Luyện đọc: cá nhân; nhóm; cả lớp: e- o- eo.
- Cá nhân trả lời: …chữ: mèo.
- Cá nhân nêu: tiếng mèo gồm có âm m đứng trước vần eo đứng sau, dấu huyền trên đầu vần eo.
 - Cá nhân cài bảng: mèo.
- HS đọc:cá nhân; nhóm; cả lớp: mờ- eo- meo- huyền- mèo. 
- Cả lớp quan sát , lắng nghe. Luyện đọc cả lớp; nhóm; cá nhân: e- o- eo.
 mờ- eo- meo- huyền- mèo
 chú mèo
- HS làm theo yêu cầu. Biết được vần ao được tạo bởi:a và o; ao khác eo ở chỗ:ao bắt đầu bằng a; eo bắt đầu bằng e…
- Cá nhân quan sát, lắng nghe, viết bảng con: eo.
- Cá nhân quan sát, lắng nghe và viết bảng con: chú mèo.
- Từng HS viết bảng: ao, ngôi sao theo hướng 
dẫn của GV.
- Cả lớp quan sát.
- Từng cá nhân đọc, phân tích, lớp đọc thầm, lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đánh vần- đọc trơn cả lớp; nhóm; cá nhân.
- Lắng nghe.
Tiết: 82
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- Nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. Nội dung:
Hoạt động 1 (10 phút): Luyện đọc
- Cho HS luyện đọc lại nội dung đã học ở tiết trước. GV chỉnh sửa, giúp đỡ HS yếu đánh vần nhẩm để đọc trơn.
- Giới thiệu tranh 1 SGK/ 79, yêu cầu HS nêu nội dung tranh vẽ để giới thiệu đoạn thơ.
- Cho HS luyện đọc đoạn thơ. GV đọc mẫu và chỉnh sửa cho HS.
- Hỏi HS:Tiếng nào có âm vừa học ? Yêu cầu HS phân tích tiếng vừa nêu.
Hoạt động 2 (11 phút): Luyện viết
- Giới thiệu bảng phụ có nội dung bài tập viết: eo, ao, chú mèo, ngôi sao. Gọi HS đọc.
- Vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết, chiều cao, khoảng cách khi viết một dòng chữ: eo.
- Cho HS viết vào vở Tập viết. GV theo dõi, giúp đỡ các em yếu.
* Tiến hành theo quy trình trên khi hướng dẫn viết: ao.
- Vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết, cách viết nét nối, chiều cao các con chữ và khoảng cách khi viết 1 dòng: chú mèo. Cho HS viết vào vở.
* Tiến hành theo quy trình trên khi hướng dẫn viết: ngôi sao.
Hoạt động 3 (8 phút): Luyện nói
- Giới thiệu tranh 2 SGK/ 79 giới thiệu chủ đề luyện nói: Gió, mây, mưa, bão, lũ; viết bảng, cho HS đọc.
- Hỏi:* Trong tranh vẽ gì ?
 * Trên đường đi học về, gặp mưa em làm thế nào ?
Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Cho HS luyện đọc nội dung đã học ở hai tiết trong SGK/ 78, 79.
- Nhận xét toàn tiết học. Dặn về nhà luyện đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đọc: cá nhân; bàn; nhóm; cả lớp: eo, ao, chú mèo, ngôi sao; cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe. Cá nhân nêu: tranh vẽ: bạn nhỏ ngồi thổi sáo dưới gốc cây, ao nước , …
- HS đánh vần: sờ-uôi- suôi- sắc- suối, chờ-ay- chay- hỏi- chảy, rờ- i- ri- huyền- rì, rờ- ao- rao- hu

File đính kèm:

  • docLop 1 tuan 9 da sua.doc
Giáo án liên quan