Bài giảng Môn Học vần lớp 1 - Tuần 8 - Tiết: 61, 62 - Ia

- Đặt câu hỏi gợi ý để rút ra câu ứng dụng.

- Giáo viên ghi câu ứng dụng lên bảng: “Chú Bói Cá nghĩ gì thế?

 Chú nghĩ về bữa trưa.”

+ Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ khó phát âm: “bữa trưa”.

+ Học sinh luyện đọc câu ứng dụng.

Giáo viên gọi học sinh đọc vần, tiếng khoá, từ khoá, từ ứng dụng và câu ứng dụng trong sách giáo khoa.

 

doc25 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Học vần lớp 1 - Tuần 8 - Tiết: 61, 62 - Ia, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sinh yếu: đọc, viết ia. 
- Học sinh trung bình: đọc, viết ia, lá tía tô. 
- Học sinh giỏi: đọc, viết ia, lá tía tô; tìm tiếng ngoài bài có vần ia.
 Nhận xét bài cũ.
II. Hoạt động dạy học bài mới:
1.Hoạt động 1:Giới thiệu vần mới
a.Vần ua:
+ Giáo viên viết vần “ua” lên bảng.
+ Hướng dẫn học sinh cách phát âm, giáo viên phát âm.
+ Học sinh phát âm: CN – ĐT.
+ Hướng dẫn học sinh phân tích vần “ua”.
- Học sinh ghép vần “ua” trong bộ đồ dùng học tập:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh ghép vần “ua”.
+ Giáo viên đính vần “ua” lên bộ đồ dùng dạy học.
+ Gọi học sinh đọc vần trên bộ đồ dùng học tập.
- Học sinh ghép tiếng khoá: cua
+ Giáo viên yêu cầu học sinh lấy âm, dấu thanh để ghép tiếng.
+ Giáo viên đính tiếng “cua” lên bộ đồ dùng dạy học.
+ Học sinh phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng.
- Giáo viên cung cấp từ khoá: cua bể 
+ Giáo viên đưa tranh có chứa từ.
+ Giảng giải ngắn gọn về từ khoá: cua bể – cua lớn sống ở vùng nước lợ và ven biển.
+ Giáo viên đính từ “cua bể” lên bộ đồ dùng dạy học.
+ Học sinh đọc trơn từ.
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại vần, tiếng, từ.
b.Vần ưa: (Quy trình tương tự)
c. So sánh hai vần ua và ưa
*Nghỉ giữa tiết
2.Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng
- Giáo viên đính từ ứng dụng lên bộ đồ dùng dạy học: cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia.
- Học sinh nhận diện vần vừa học.
- Học sinh đánh vần tiếng, đọc trơn từ.
- Giải nghĩa từ “xưa kia”: Nói về khoảng thời gian cách đây rất lâu .
*Tăng cường tiếng việt
3.Hoạt động 3: Hướng dẫn viết bảng con:
- Vần ua:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện vần từ chữ in sang chữ thường.
+ Giáo viên hướng dẫn về độ cao của từng con chữ, cách nối nét giữa các chữ cái trong vần.
+ Học sinh viết vần “ua” vào bảng con.
- Vần ưa: (hướng dẫn viết như vần ua).
- Tiếng cua: 
+ Giáo viên hướng dẫn viết tiếng “cua”, lưu ý cho học sinh cách nối nét khi viết tiếng.
+ Học sinh viết tiếng “cua” vào bảng con. 
- Tiếng ngựa: (hướng dẫn viết như tiếng cua).
Tiết 2
4.Hoạt động 4: Đọc bảng lớp 
Giáo viên gọi 3 – 5 học sinh đọc lại các vần, tiếng khoá, từ khoá, từ ứng dụng trên bảng lớp. Cả lớp đồng thanh 1 lần.
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh họa câu ứng dụng.
- Đặt câu hỏi gợi ý để rút ra câu ứng dụng.
- Giáo viên ghi câu ứng dụng lên bảng: “Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé”
+ Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ khó phát âm: “mía”.
+ Học sinh luyện đọc câu ứng dụng.
Giáo viên gọi học sinh đọc vần, tiếng khoá, từ khoá, từ ứng dụng và câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
* Nghỉ giữa tiết
5.Hoạt động 5: Luyện nói
- Giáo viên nêu chủ đề luyện nói: Giữa trưa. 
- Học sinh luyện nói dựa vào tranh và theo những câu hỏi gợi ý:
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Giữa trưa là lúc mấy giờ?
+ Buổi trưa mọi người thường ở đâu và làm gì?
+ Buổi trưa em thường làm gì?
6.Hoạt động 6: Luyện viết vào vở tập viết
- Học sinh làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt 1 tập một/ 31.
- Học sinh luyện viết vào vở tập viết: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
III. Hoạt động cuối cùng: 
- Học sinh đọc lại toàn bài; tìm tiếng ngoài bài có vần vừa học.
- Dặn học sinh về nhà xem trước bài “Ôn tập”: tập ghép âm ở hàng dọc với âm, vần ở hàng ngang để tạo tiếng mới. Tập đọc các âm, vần, tiếng, từ, câu ứng dụng.
- Nhận xét chung tiết học.
D. Phần bổ sung:………………………………………………………………..
**************************************************** 
 HỌC VẦN Tiết: 65+66
 Ôn tập 
 SGK/ 64, 65; TGDK: 70 phút
A. Mục tiêu:
- Xem chuẩn KTKN/ 12
* TCTV:Rèn cho HS đọc từ ứng dụng 
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ cô y tá.
C. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
I. Hoạt động đầu tiên: 
- Học sinh yếu: đọc, viết ua, ưa.
- Học sinh trung bình: đọc, viết ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
- Học sinh giỏi: đọc, viết ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ; tìm tiếng ngoài bài có vần ua, ưa.
 Nhận xét bài cũ.
u
ua
ư
ưa
i
ia
tr
….
….
….
….
….
….
ng
….
….
….
….
ngh
….
….
II. Hoạt động dạy học bài mới:
1.Hoạt động 1:Hình thành bảng ôn:
- Giáo viên kẻ sẵn bảng ôn.
- Hỏi học sinh những âm, vần đã học trong tuần 
(giáo viên ghi vào bảng ôn theo thứ tự trong SGK).
- Hướng dẫn học sinh ghép âm ở hàng dọc với âm, vần ở hàng ngang để tạo tiếng.
- Gọi học sinh luyện đọc bảng ôn, cả lớp đồng thanh một lần. 
*Nghỉ giữa tiết
2.Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng
- Giáo viên đính từ ứng dụng lên bộ đồ dùng dạy học: mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ
- Học sinh luyện đọc từ. * TCTV:
- Giáo viên giảng nghĩa từ: trỉa đỗ - gieo trồng đỗ bằng cách tra hạt giống vào từng hốc và lấp đất lên.
3.Hoạt động 3: Hướng dẫn viết bảng con
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từ: mùa dưa, học sinh viết vào bảng con.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từ: ngựa tía, học sinh viết vào bảng con.
Tiết 2
4.Hoạt động 4: Đọc bảng lớp
Giáo viên gọi 3 – 5 học sinh đọc lại các bảng ôn. Cả lớp đồng thanh 1 lần.
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh họa câu ứng dụng.
- Đặt câu hỏi gợi ý để rút ra câu ứng dụng.
- Giáo viên ghi câu ứng dụng lên bảng: “Gió lùa kẽ lá
 Lá khẽ đu đưa
 Gió qua cửa sổ
 Bé vừa ngủ trưa.”.
- Học sinh luyện đọc câu ứng dụng.
Giáo viên gọi học sinh đọc từ ứng dụng và câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
* Nghỉ giữa tiết
5.Hoạt động 5: Kể chuyện:
- Giáo viên kể lần thứ nhất cho học sinh nghe toàn bộ nội dung câu chuyện: Khỉ và Rùa. 
- Học sinh mở sách giáo khoa, xem tranh phần kể chuyện, nghe giáo viên kể lần hai dựa vào từng tranh.
- Học sinh tập kể lại một tranh. Học sinh khá, giỏi tập kể 2 – 3 đoạn truyện theo tranh.
- Rút ra ý nghĩa, bài học câu chuyện.
6.Hoạt động 6: Luyện viết 
- Học sinh làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt 1 tập một/ 32.
- Học sinh luyện viết vào vở tập viết: mùa dưa, ngựa tía.
III. Hoạt động cuối cùng: 
- Học sinh đọc lại toàn bài.
- Dặn học sinh xem trước bài “oi - ai”.
- Nhận xét chung tiết học.
D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………
***********************************
TOÁN
Luyện tập 
 SGK/ 48-TGDK: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Xem sách chuẩn KTKN/48
B. Đồ dùng dạy học.
- Bộ đồ dùng học toán.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ
- Học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 4.
- Nhận xét bài cũ.
II. Hoạt động dạy học bài mới: 
Giáo viên tổ chức để học sinh làm các bài tập:
- Bài 1: Tính 
+ Giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh cách làm, lưu ý cho học sinh viết số thẳng cột. 
+ Học sinh làm bài 1b vào vở bài tập/ 33. Sau đó lên bảng sửa bài và đọc bài làm. Lớp và giáo viên theo dõi, nhận xét.
 3 2 1 2 1 1 
 + + + + + + 
 1 1 1 2 2 3 
 4 3 2 4 3 4
* Nghỉ giữa tiết 
- Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống 
+ Giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh cách làm.
+ Học sinh làm vào vở bài tập/ 33 (dòng 1). Sau đó lên bảng sửa bài. Lớp và giáo viên nhận xét.
- Bài 3: Tính 
+ Giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh cách làm, chẳng hạn: 1 + 1 + 2= … lấy 1 cộng 1 bằng 2; lấy 2 cộng 2 bằng 4 viết 4 vào sau dấu bằng, 1 + 1 + 2 = 4.
+ Học sinh làm vào vở bài tập/ 33. Sau đó lên bảng sửa bài. Lớp và giáo viên nhận xét.
 1 + 1 + 2 = 4	 2 + 1 + 1 = 4 1 + 2 + 1 = 4 
III.Hoạt động cuối cùng: 
- Học sinh đọc, viết bảng cộng trong phạm vi 4.
- Dặn học sinh xem trước bài: “Phép cộng trong phạm vi 5”.
- Nhận xét chung tiết học.
D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………
**************************************************
 Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2012
 HỌC VẦN Tiết: 67+68
 oi – ai 
 SGK/ 66, 67-TGDK: 70 phút
A. Mục tiêu:
- Xem chuẩn KTKN/ 12
* TCTV:Rèn cho HS đọc từ ứng dụng 
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bé gái, cái còi.
C. Các hoạt động dạy học: Tiết 1
I. Hoạt động đầu tiên: 
- Học sinh yếu: đọc lại các âm, vần, tiếng của bài ôn tập.
- Học sinh trung bình: đọc, viết lại các âm, vần; đọc câu ứng dụng.
- Học sinh giỏi: kể một đoạn truyện theo tranh truyện kể “Khỉ và Rùa”.
 Nhận xét bài cũ.
II. Hoạt động dạy học bài mới:
1.Hoạt động 1:Giới thiệu vần mới	
a.Vần oi:
+ Giáo viên viết vần “oi” lên bảng.
+ Hướng dẫn học sinh cách phát âm, giáo viên phát âm.
+ Học sinh phát âm: CN – ĐT.
+ Hướng dẫn học sinh phân tích vần “oi”.
- Học sinh ghép vần “oi” trong bộ đồ dùng học tập:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh ghép vần “oi”.
+ Kiểm tra, sửa sai.
+ Giáo viên đính vần “oi” lên bộ đồ dùng dạy học.
+ Gọi học sinh đọc vần trên bộ đồ dùng học tập.
- Học sinh ghép tiếng khoá: ngói
+ Giáo viên yêu cầu học sinh lấy âm, dấu thanh để ghép tiếng.
+ Kiểm tra, sửa sai.
+ Giáo viên đính tiếng “ngói” lên bộ đồ dùng dạy học.
+ Học sinh phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng.
- Giáo viên cung cấp từ khoá: nhà ngói 
+ Giáo viên đưa tranh có chứa từ.
+ Giảng giải ngắn gọn về từ khoá: nhà ngói – nhà có vách được xây bằng gạch và trên nóc được lợp bằng ngói. 
+ Giáo viên đính từ “nhà ngói” lên bộ đồ dùng dạy học.
+ Học sinh đọc trơn từ.
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại vần, tiếng, từ.
b.Vần ai: (Quy trình tương tự)
c. So sánh hai vần oi và ai
* Nghỉ giữa tiết
2.Hoạt động 2. Đọc từ ứng dụng
- Giáo viên đính từ ứng dụng lên bộ đồ dùng dạy học: ngà voi, cái vòi, gà mái, bài vở.
- Học sinh nhận diện vần vừa học.
- Học sinh đánh vần tiếng, đọc trơn từ. TCTV:
- Giáo viên giảng nghĩa từ: ngà voi – răng nanh hàm trên của voi, mọc chìa dài ra ngoài hai bên miệng.
3.Hoạt động 3: Hướng dẫn viết bảng con:
- Vần oi:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện vần từ chữ in sang chữ thường.
+ Giáo viên hướng dẫn về độ cao của từng con chữ, cách nối nét giữa các chữ cái trong vần.
+ Học sinh viết vần “oi” vào bảng con.
- Vần ai: (hướng dẫn viết như vần oi).
- Tiếng ngói:
+ Giáo viên hướng dẫn viết tiếng “ngói”, lưu ý cho học sinh cách nối nét khi viết tiếng.
+ Học sinh viết tiếng “ngói” vào bảng con. 
- Tiếng gái: (hướng dẫn viết như tiếng ngói).
Tiết 2
4.Hoạt động 4: Đọc bảng lớp 
Giáo viên gọi 3 – 5 học sinh đọc lại các vần, tiếng khoá, từ khoá, từ ứng dụng trên bảng lớp. Cả lớp đồng thanh 1 lần.
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh họa câu ứng dụng.
- Đặt câu hỏi gợi ý để rút ra câu ứng dụng.
- Giáo viên ghi câu ứng dụng lên bảng: “Chú Bói Cá nghĩ gì thế?
 Chú nghĩ về bữa trưa.”
+ Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ khó phát âm: “bữa trưa”.
+ Học sinh luyện đọc câu ứng dụng.
Giáo viên gọi học sinh đọc vần, tiếng khoá, từ khoá, từ ứng dụng và câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
* Nghỉ giữa tiết
5.Hoạt động 5: Luyện nói
- Giáo viên nêu chủ đề luyện nói: Sẻ, ri, bói cá, le le. 
- Học sinh luyện nói dựa vào tranh và theo những câu hỏi gợi ý:
+ Tranh vẽ gì?
+ Hãy chỉ từng loại chim có trong tranh? (Sẻ, ri, bói cá, le le)
+ Em còn biết loài chim nào nữa? (vành khuyên, chích choè, chào mào, sơn ca, …)
+ Hãy nói về một trong số những con chim có trong tranh (hình dáng, nơi sống, thức ăn).
6.Hoạt động 6: Luyện viết vào vở tập viết:
- Học sinh làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt 1 tập một/ 33.
- Học sinh luyện viết vào vở tập viết: oi, ai, nhà ngói, bé gái.
III. Hoạt động cuối cùng: 
- Học sinh đọc lại toàn bài; tìm tiếng ngoài bài có vần vừa học.
- Dặn học sinh về nhà xem trước bài“ôi, ơi” 
D.Phầnbổ sung………………………………………………
****************************************************
TOÁN Tiết:30 
Phép cộng trong phạm vi 5
 SGK/ 49- TGDK: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Xem sách chuẩn KTKN/ 47
B. Đồ dùng dạy học.
- Bộ đồ dùng học toán.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: 
- Học sinh đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 4. 
- Thực hiện các phép cộng: 3 + 1, 2 + 2, 1+ 3.
- Nhận xét bài cũ.
II. Hoạt động dạy học bài mới: 
1.Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5:
a) Hướng dẫn học sinh học các phép cộng 4 + 1 = 5; 1 + 4 = 5; 3 + 2 = 5; 2 + 3 = 5:
* Hướng dẫn học sinh học phép cộng 4 + 1 = 5.
- Học sinh quan sát hình vẽ trong bài học và nêu thành vấn đề cần giải quyết: “Có bốn con cá, thêm một con cá nữa. Hỏi có tất cả mấy con cá? Một số học sinh nêu lại bài toán.
- Gọi học sinh tự nêu câu trả lời: “Bốn con cá thêm một con cá được năm con cá”. Gọi một số học sinh nêu lại.
 Vừa chỉ vào hình vẽ, vừa nêu: “Bốn con cá thêm một con cá được năm con cá. Bốn thêm một bằng năm”. Gọi học sinh nêu lại: “Bốn thêm một bằng năm”.
- Giáo viên nêu: “Ta viết bốn thêm một bằng năm như sau, viết lên bảng: 4 + 1 = 5; đọc là: “Bốn cộng một bằng năm”. Chỉ vào 4 + 1 = 5, gọi một vài học sinh đọc. Gọi học sinh lên bảng viết lại, đọc lại 4 + 1 = 5. Hỏi một số học sinh: “4 cộng 1 bằng mấy?”.
* Hướng dẫn học sinh học các phép cộng 1 + 4 = 5; 3 + 2 = 5; 2 + 3 = 5, mỗi phép cộng đều theo 3 bước, tương tự như phép cộng 4 + 1 = 5.
Giáo viên chỉ vào các công thức và nêu: “4 + 1 = 5 là phép cộng; 1 + 4 = 5 là phép cộng; 3 + 2 = 5 là phép cộng; 2 + 3 = 5 là phép cộng”.
 Giáo viên lưu ý học sinh ghi nhớ công thức cộng theo hai chiều, chẳng hạn: 3 + 1 = 4; 
4 = 3 + 1;…
b) Gọi học sinh đọc các phép cộng ở trên bảng. Giáo viên tổ chức cho học sinh học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5. 
c) Cho học sinh xem hình vẽ sơ đồ trong phần bài học, đối với sơ đồ phía trên giáo viên nêu các câu hỏi để học sinh nhận biết 4 + 1 = 5, 1 + 4 = 5, tức là 4 + 1 cũng bằng 1 + 4 (vì cùng bằng 5). Tương tự đối với sơ đồ dưới.
* Nghỉ giữa tiết 
2. Hoạt động 2:Thực hành
- Bài 1: Số?
+ Giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh cách làm.
+ Học sinh làm bài vào vở bài tập/ 34. Sau đó lên bảng sửa bài và đọc bài làm. Lớp và giáo viên theo dõi, nhận xét.
 a) 2 + 3 = 5 4 + 1 = 5 2 + 2 = 4 1 + 1 = 2
 3 + 2 = 5 1 + 4 = 5 2 + 1 = 3	 3 + 1 = 4
 b) 4 2 2 3 1 1 
 + + + + + + 
 1 3 2 2 4 3 
 5 5 4 5 5 4 
- Bài 3: Viết phép tính thích hợp 
+ Giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh cách làm: nhìn hình vẽ và phép tính thích hợp với hình vẽ.
+ Học sinh làm bài 3a vào vở bài tập/ 34. Sau đó lên bảng sửa bài. Lớp nhận xét.
 3 + 2 = 5
III.Hoạt động cuối cùng: 
- Học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 5.
- Dặn học sinh xem trước bài “Luyện tập”.
- Nhận xét chung tiết học.
D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………
*********************************************************
 Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012
 HỌC VẦN Tiết:69+70
 ôi - ơi
 SGK/ 68, 69-TGDK: 70 phút
A. Mục tiêu:
- Xem chuẩn KTKN/ 12
* TCTV:Rèn cho HS đọc từ ứng dụng 
B. Đồ dùng dạy học:
- Vật thật: quả ổi.
C. Các hoạt động dạy học: Tiết 1
I. Hoạt động đầu tiên:
- Học sinh yếu: đọc, viết oi, ai.
- Học sinh trung bình: đọc, viết oi, ai, nhà ngói, bé gái.
- Học sinh giỏi: đọc, viết oi, ai, nhà ngói, bé gái; tìm tiếng ngoài bài có vần oi, ai.
 Nhận xét bài cũ.
II. Hoạt động dạy học bài mới:
1.Hoạt động 1:Giới thiệu vần mới
a.Vần ôi:
+ Giáo viên viết vần “ôi” lên bảng.
+ Hướng dẫn học sinh cách phát âm, giáo viên phát âm.
+ Học sinh phát âm: CN – ĐT.
+ Hướng dẫn học sinh phân tích vần “ôi”.
- Học sinh ghép vần “ôi” trong bộ đồ dùng học tập:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh ghép vần “ôi”.
+ Giáo viên đính vần “ôi” lên bộ đồ dùng dạy học.
+ Gọi học sinh đọc vần trên bộ đồ dùng học tập.
- Học sinh ghép tiếng khoá: ổi
+ Giáo viên yêu cầu học sinh lấy âm, dấu thanh để ghép tiếng.
+ Giáo viên đính tiếng “ổi” lên bộ đồ dùng dạy học.
+ Học sinh phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng.
- Giáo viên cung cấp từ khoá: trái ổi 
+ Giáo viên đưa tranh có chứa từ.
+ Giảng giải ngắn gọn về từ khoá: trái ổi – một loại quả có vỏ màu xanh, bên trong có nhiều hạt nhỏ, thịt mềm. 
+ Giáo viên đính từ “trái ổi” lên bộ đồ dùng dạy học.
+ Học sinh đọc trơn từ.
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại vần, tiếng, từ.
b.Vần ơi: (Quy trình tương tự)
c. So sánh hai vần ôi và ơi
* Nghỉ giữa tiết
2.Hoạt động 2:. Đọc từ ứng dụng
- Giáo viên đính từ ứng dụng lên bộ đồ dùng dạy học: cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi. 
- Học sinh nhận diện vần vừa học.
- Học sinh đánh vần tiếng, đọc trơn từ.
- Giáo viên giảng nghĩa từ:ngói mới: là những viên ngói mới được làm ra.
*Tăng cường tiếng việt.
3.Hoạt động 3: Hướng dẫn viết bảng con
- Vần ôi:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện vần từ chữ in sang chữ thường.
+ Giáo viên hướng dẫn về độ cao của từng con chữ, cách nối nét giữa các chữ cái trong vần.
+ Học sinh viết vần “ôi” vào bảng con.
- Vần ơi: (hướng dẫn viết như vần ôi).
- Tiếng ổi:
+ Giáo viên hướng dẫn viết tiếng “ổi”, lưu ý cho học sinh cách nối nét khi viết tiếng.
+ Học sinh viết tiếng “ổi” vào bảng con. 
- Tiếng bơi: (hướng dẫn viết như tiếng ổi).
Tiết 2
4.Hoạt động 4: Đọc bảng lớp
Giáo viên gọi 3 – 5 học sinh đọc lại các vần, tiếng khoá, từ khoá, từ ứng dụng trên bảng lớp. Cả lớp đồng thanh 1 lần.
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh họa câu ứng dụng.
- Đặt câu hỏi gợi ý để rút ra câu ứng dụng.
- Giáo viên ghi câu ứng dụng lên bảng: “Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ”
+ Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ khó phát âm: “trai”.
+ Học sinh luyện đọc câu ứng dụng.
Giáo viên gọi học sinh đọc vần, tiếng khoá, từ khoá, từ ứng dụng và câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
* Nghỉ giữa tiết
5.Hoạt động 5:Luyện nói:
- Giáo viên nêu chủ đề luyện nói: Lễ hội. 
- Học sinh luyện nói dựa vào tranh và theo những câu hỏi gợi ý:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Tại sao em biết tranh vẽ về lễ hội?
+ Quê em có những lễ hội gì? Vào mùa nào?
+ Trong lễ hội thường có những gì? (cờ treo, người ăn mặc đẹp đẽ, hát ca, các trò vui, …)
+ Ai đưa em đi dự lễ hội?
+ Qua ti vi hoặc nghe kể, em thích lễ hội nào nhất?
6.Hoạt động 6:Luyện viết vào vở tập viết
- Học sinh làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt 1 tập một/ 34.
- Học sinh luyện viết vào vở tập viết: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
III. Hoạt động cuối cùng: 
- Học sinh đọc lại toàn bài; tìm tiếng ngoài bài có vần vừa học.
- Dặn học sinh về nhà xem trước bài “ui – ưi”.
- Nhận xét chung tiết học.
D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………… 
*************************************************
 TOÁN Tiết: 31 
 Luyện tập 
 SGK/ 50-TGDK: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Xem sách chuẩn KTKN/ 49
B. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ
- Học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 5. 
- Thực hiện các phép cộng: 4 + 1, 1 + 4, 3 + 2, 2 + 3.
- Nhận xét bài cũ.
II. Hoạt động dạy học bài mới: 
Giáo viên tổ chức để học sinh làm các bài tập:
- Bài 1: Số? 
+ Giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh cách làm. 
+ Học sinh làm bài vào vở bài tập/ 35. Sau đó lên bảng sửa bài và đọc bài làm. Lớp và giáo viên theo dõi, nhận xét.
 1 + 1 = 2 1 + 2 = 3 1 + 3 = 4 1 + 4 = 5
 2 + 1 = 3 2 + 2 = 4 2 + 3 = 5 3 + 1 = 4
 3 + 2 = 5 4 + 1 = 5 4 + 1 = 1 + 4
- Bài 2: Tính 
+ Giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh cách làm, lưu ý cho học sinh viết số thẳng cột. 
+ Học sinh làm vào vở bài tập/ 35. Sau đó lên bảng sửa bài. Lớp và giáo viên nhận xét.
 3 4 2 1 2 1 
 + + + + + + 
 2 1 2 3 3 2 
 5 5 4 4 5 3
* Nghỉ giữa tiết 
- Bài 3: Tính 
+ Giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh cách làm.
+ Học sinh làm vào vở bài tập/ 35 (dòng 1). Sau đó lên bảng sửa bài và nêu cách làm. Lớp và giáo viên nhận xét.
 3 + 1 + 1 = 5	 1 + 2 + 2 = 5 2 + 1 + 1 = 4 
- Bài 5: Viết phép tính thích hợp
+ Giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh cách làm: xem tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính ứng với tình huống của bài toán đó vào dòng các ô vuông dưới bức tranh.
+ Học sinh làm bài vào vở bài tập/ 35. Sau đó lên bảng sửa bài và đọc bài làm. Lớp và giáo viên theo dõi, nhận xét.
3
+
1
=
4
3 
+
2
=
5
a) b)
III.Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò
- Học sinh đọc, viết bảng cộng trong phạm vi 5.
- Dặn học sinh xem trước bài: “Số 0 trong phép cộng”.
- Nhận xét chung tiết học.
D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… SINH HOẠT TẬP THỂ
 (Kiểm điểm tuần 8- Phương hướng tuần 9)
A. Dạy lồng ghép: Phòng tránh đuối nước:
* Khái niệm:
 Bất kì 1 chất lỏng nào khi thâm nhập vào cơ thể làm cản trở sự hô hấp gọi là đuối nước. duối nước dẫn đến thiếu ô xy cung cấp lên não, nếu không đượ cấp cuu71kip5 thời nạn nha6nse4 bất tĩnh, chết hoặc để lại di chứng não nặng nề. 
B. Sinh hoạt tập thể:
I. Nhận xét tuần qua : 
1. Hạnh kiểm:
- Thực hiện tốt nội qui nhà trường, giữ vệ sinh chung.
- Các em biết chào hỏi lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi.
- Chấp hành tốt ATGT, đi hàng một ra đến cổng trường.
- Thực hiện tốt việc xúc miệng với flo.
- Biế

File đính kèm:

  • docbai Hoa nhap voi moi truong moi.doc
Giáo án liên quan