Bài giảng Môn Học vần lớp 1 - Tiết 13 - N - M

Cho HS tìm tiếng có âm vừa học trong câu.

 + Luyện HS đọc.

 + GV đọc mẫu.

* Luyện viết:

 - Cho HS lấy vở tập viết.

 - GV nêu nội dung cần viết.

 - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách cầm bút.

 - Cho HS viết bài vào vở.

 GV theo dõi, nhắc nhở.

 

doc20 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Học vần lớp 1 - Tiết 13 - N - M, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Ổn định: 
 2. Bài cũ: 
- Gọi 2 em lên bảng, cả lớp làm bảng con: 
 1…..4 ; 5…..3
GV nhận xét , ghi điểm.
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu –ghi đề “Bằng nhau. Dấu =”.
a). Nhận biết quan hệ “ bằng nhau”.
 * Hướng dẫn HS nhận biết 3 = 3.
 - Cho HS quan sát tranh SGK, hỏi:
 + Có mấy con hươu?
 + Có mấy khóm cây?
 - Giảng: Cứ mỗi khóm cây lại có 1 con hươu hay mõi con hươu lại có 1 khóm cây, nên số con hươu bằng số khóm cây, ta có ba bằng ba.
- Tương tự cho HS quan sát các chấm tròn.
- GV giới thiệu: “ba bằng ba” được viết như sau + Ghi bảng: 3 = 3 . 
 + Dấu = đọc là bằng. .
 - GV chỉ vào 3 = 3, cho HS đọc.
* Hướng dẫn HS nhận biết 4 = 4, 2 = 2, 3 = 3.
- Nêu: Ta biết 3 = 3, 4 = 4 do đó 2 = 2.
b). Luyện tập:
 - Bài 1: H dẫn HS viét dấu = vào bảng con.
 - Bài 2: Cho HS nêu miệng.
 - Bài 3: Cho HS làm bài vào vở.
 - Bài 4: Cho HS làm bài vào vở.
4. Củng cố: 
 GV chốt lại nội dung bài.
 5. Dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- HS làm, nhận xét.
- Cả lớp quan sát.
- Có 3 con hươu
- Có 3 khóm cây
- Cả lớp quan sát và trả lời.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Cả lớp viết bảng con.
- Cá nhân nêu, nhận xét.
- HS làm bài vào vở. 
- HS làm bài vào vở.
- HS theo dõi.
- HS nghe và thực hiện.
Môn: Đạo đức Ngày soạn: 14 /9/2014
Tiết: 4 Ngày dạy: 16 /9/2014
 	 GỌN GÀNG , SẠCH SẼ ( TT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
	- HS hiểu thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
	- Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
	- HS biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ. 
2. Kỹ năng: Trình bày được một sự việc tương đối lưu loát trước đám đông.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự phục vụ cho bản thân.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: + Tranh vẽ SGK. 
2. HS: + Vở BTĐĐ
 + Bài hát: Rửa mặt như mèo.
 + Bút chì (chì sáp), lược chải đầu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1’
4’
11’
8'
7’
3’
1’
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ :
 - Thế nào là ăn mặc gọn gàng sạch sẽ ?
 3.Bài mới :
 Giới thiệu, ghi đề: 
Hoạt động 1 : Học sinh làm bài tập 3 .
- Mục tiêu:
 Học sinh biết tự lao động phục vụ để đầu tóc quần áo gọn gàng sạch sẽ .
- Cách tiến hành:
- Cho học sinh quan sát tranh .
- Giáo viên yêu cầu Học sinh thảo luận theo theo gợi ý : Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? Bạn đó có gọn gàng sạch sẽ không? Em có muốn làm như bạn không?
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày .
- Giáo viên nhận xét , bổ sung và kết luận: 
Kết luận: Chúng ta nên noi theo gương những bạn nhỏ ở tranh số 1, 3, 4, 5, 7, 8/9 Vở BTĐĐ.
* Giáo dục HS biết cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ để thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hóa, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp và văn minh.
Hoạt động 2 : Làm việc theo đôi bạn 	
- Mục tiêu: 
 Học sinh giúp nhau sửa sang lại đầu tóc , quần áo gọn gàng sạch sẽ.
- Cách tiến hành:
 Yêu cầu đôi bạn quan sát nhau và giúp nhau sửa sang lại đầu tóc quần áo .
-Quan sát , hướng dẫn thêm cho học sinh còn lúng túng .
- Nhận xét tuyên dương đôi bạn làm tốt .
* Kết luận : Các em cần nhắc nhở nhau sửa sang lại đầu tóc , quần áo hộ bạn nếu thấy bạn chưa gọn gàng, sạch sẽ.
Hoạt động 3 : Hát, vui chơi . 
- Mục tiêu: 
 Hiểu thêm về nội dung bài học qua bài hát “ Rửa mặt như mèo ”. 
- Cách tiến hành:
 H: Lớp ta có bạn nào giống “mèo” không?
- Lớp ta đừng có bạn nào mà rửa mặt như mèo nhé !
- Cho học sinh hát bài “Rửa mặt như mèo”
- Cho học sinh đọc câu ghi nhớ theo Giáo viên : 
 “ Đầu tóc em chải gọn gàng 
Áo quần gọn sạch sẽ trông càng thêm yêu”.
* Kết luận :
- Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ có lợi là làm cho ta thêm xinh đẹp, thơm tho, được mọi người yêu mến, và giữ được cơ thể tránh nhiều bệnh về da. Các em cần ghi nhớ những điều đã học để thực hiện tốt trong suốt cuộc đời .
- Biết ăn mặc gọn gàng sạch sẽ là thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ “Gíữ gìn vệ sinh thật tốt”
4.Củng cố.
Hôm nay em học bài gì ?
Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng có lợi gì ?
5. Dặn dò
Dặn học sinh thực hiện tốt những điều đã học .
Hát, chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm ( nêu những việc nên làm và không nên làm )
 +Nên: soi gương chải đầu, bẻ lại cổ áo, tắm gội hàng ngày, rửa tay sạch sẽ .
+Không nên: ăn kem bôi bẩn vào áo quần 
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- HS nhận xét bổ sung ý kiến . 
 - HS quan sát nhau và sửa cho nhau quần áo , đầu tóc cho gọn gàng .
- HS đọc theo Giáo viên 3 lần .
- HS theo dõi lắng nghe.
- 3 HS trả lời, nhận xét.
- HS nghe và thực hiện.
Môn: Toán Ngày soạn: 15 /9/2014
Tiết: 14 Ngày dạy: 17 /9/2014
	 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố:
 - Khái niệm ban đầu về bằng nhau.
 - So sánh các số trong phạm vi 5 ( với việc sử dụng các từ “lớn hơn”, ”bé hơn”, ”bằng” và các dấu , = ).
2. Kỹ năng: HS biết sử dụng dấu >, <, = thành thạo trong việc so sánh các số trong phạm vi 5.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. GV:	 SGK.
2. HS:	SGK , que tính, VBT Toán tập 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
15’
14’
4’
1’
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ: - Cho cả lớp làm bài vào bảng con:
 5…. . 5 ; 4…… 4 ; 3.….3.
	 GV nhận xét , sửa sai.
 3.Bài mới: 
 * Giới thiệu - Ghi bảng:	Luyện tập.
 * Luyện tập:
 - Bài 1: Điền ( >,<,= ) ?
 + Gọi HS nêu cách làm.
 + Cho HS làm bài vào vở.
 + Gọi một số HS đọc kết quả bài làm.
 + Giúp HS nhận xét: 2 bé hơn 3, 3 bé hơn 4, vậy 2 bé hơn 4.
+ Cho lớp nhận xét.
 + GV nhận xét, sửa sai.
 Củng cố cách so sánh số.
 - Bài 2: Viết (theo mẫu)
 + Cho HS nêu yêu cầu.
 + Cho cả lớp làm bảng con.
 + GV nhận xét, sửa sai.
 4.Củng cố: 
- GV chốt lại ý chính của bài.
5. Dặn dò: 
- Về nhà ôn lại bài.
- HS thực hiện.
- 2 – 3 em nêu.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Một số HS nhận xét : 2 bé hơn 3 , 3 bé hơn 4, vậy 2 bé hơn 4.
- 3 – 4 em nêu.
- 2 em lên bảng, cả lớp làm bảng con.
- Cả lớp theo dõi
- HS nghe và thực hiện.
Môn: Học vần Ngày soạn: 15 /9/2014
Tiết: 15 Ngày dạy: 17 /9/2014 	 T - TH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS đọc và viết được: t, th, tổ, thỏ vào bảng con.
 - Đọc được các tiếng và câu ứng dụng: bố thả cá mè, bé thả cá cờ.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ổ, tổ.
2. Kỹ năng: Đọc và viết thành thạo tiếng tổ, thỏ, từ ứng dụng và câu ứng dụng.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu quý các con vật và không nên đén gần ao, hồ khi không có người lớn.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh vẽ SGK, SGV.
2. HS:	SGK, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
8’
8’
8’
10’
15’
10’
10’
4’
1’
 1.Ổn định: 
 2. Bài cũ: - Gọi 2 em lần lượt đọc bài SGK.
 GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới: 
 a). Giới thiệu - ghi bài: t th
 b). Dạy vần mới:
Ø Nhận diện chữ : t.
 - GV ghi bảng: t .
 - Nói: Chữ t gồm một nét xiên phải và một nét móc ngược.
 - GV phát âm mẫu: t.
 + Cho HS phát âm.
 + Cho HS ghép chữ t.
- Muốn có tiếng tổ ta làm thế nào?
 + Cho HS ghép: tổ.
 + Cho HS phân tích tiếng : tổ.
- Ghi bảng: : tổ.
 + Hướng dẫn HS đánh vần: tờ - ô - tô - hỏi - tổ
- Cho HS quan sát tranh, hỏi:
 + Tranh vẽ gì? 
- Ghi bảng: : tổ.
- Cho HS đọc: t, tờ - ô - tô - hỏi - tổ, tổ.
Ø Nhận diện chữ : th ( Tiến hành tương tự âm t )
So sánh t và th
* Luyện đọc từ ứng dụng: to tô ta
 tho thô tha
* Hướng dẫn HS viết bảng con.
 - GV viết mẫu lên bảng: t, th, tổ, thỏ ( vừa viết, vừa hướng dẫn quy trình viết).
 - Cho HS viết bảng con.
Tiết 2
c) Luyện tập:
 * Luyện đọc:
 - Luyện đọc bài tiết 1.
 + Cho HS đánh vần, đọc trơn: 
 t, tờ - ô - tô - hỏi - tổ, tổ.
 th, thờ - o - tho - hỏi - thỏ, thỏ
 + Luyện đọc các từ ứng dụng.
- Luyện đọc câu ứng dụng: 
 +Cho HS quan sát và nhận xét tranh câu ứng dụng. 
+Ghi bảng câu ứng dụng:
 bố thả cá mè, bé thả cá cờ.
 + Cho HS tìm tiếng có âm vừa học trong câu.
 + Luyện HS đọc.
 + GV đọc mẫu.
* Luyện viết:
 - Cho HS lấy vở tập viết.
 - GV nêu nội dung cần viết.
 - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
 - Cho HS viết bài vào vở.
 GV theo dõi, nhắc nhở.
 - Chấm và nhận xét một số bài viết.
* Luyện nói:
 - Hỏi:Hôm nay, chúng ta luyện nói theo chủ đề gì?
- Cho HS quan sát tranh và thảo luận nội dung theo các câu hỏi gợi ý sau:
 + Con gì có ổ?
 + Con gì có tổ?
 + Các con vật có ổ, có tổ để ở, con con người có gì để ở?
 - Cho HS luyện nói tự do theo chủ đề.
 - GV nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố:
 - Cho HS tìm tiếng có âm vừa học.
 - Cho 2 HS đọc lại cả bài SGK.
 5. Dặn dò: - Về nhà học lại bài. 
 - Tìm tiếng có âm vừa học. 
- HS đọc, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp chú ý.
- Cá nhân - đồng thanh.
- Cả lớp ghép.
- Muốn có tiếng tổ ta thêm âm ô và dấu ? .
- Tiếng tổ gồm có âm t đứng trước, âm ô đứng sau, thanh ? trên âm ô.
- Cá nhân - đồng thanh.
- Tranh vẽ tổ chim.
- 3, 4 HS - đồng thanh.
- HS đọc và phân tích tiếng thỏ.
- Âm t và âm th giống nhau đều có âm t, khác nhau âm th có them âm h.
- Cá nhân - đồng thanh
- Cả lớp theo dõi.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Một số HS đọc, cả lớp đọc.
- Cá nhân - đồng thanh.
- Tranh vẽ bố và bé thả cá.
- Tiếng thả có âm th vừa học
- Cá nhân - đồng thanh.
- 2 HS nhắc lại.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- Luyện nói theo chủ đề : ổ, tổ.
- HS luyện nói theo chủ đề.
- HS thi đua tìm trong sách, báo
- Cá nhân, đồng thanh.
- HS nghe và thực hiện.
Môn: Học vần Ngày soạn: 16 /9/2014
Tiết: 16 Ngày dạy: 18 /9/2014 	 ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS đọc, viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học: i, a, n, m, d, đ, t, th.
 - Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng: Cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ.
 - Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện: Cò đi lò dò.
2. Kỹ năng: Đọc và viết thành thạo tiếng , từ ứng dụng và câu ứng dụng có trong bài.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu thương các con vật.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh vẽ SGK, SGV.
2. HS:	SGK, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
 6’
10’
8’
10’
15’
8’
12’
4’
1’
 1.Ổn định:
 2. Bài cũ: - Gọi 2 em lần lượt đọc bài SGK.
 GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
a).Giới thiệu - Ghi bảng: Ôn tập.
b).Ôn tập.
 - Hỏi: Tuần qua chúng ta đã học những âm nào?
 - Đính bảng ôn lên bảng.
* Các chữ và âm vừa học:
 - Gọi 2 em lên bảng chỉ vào bảng ôn và đọc.
 - GV đọc âm, cho HS chỉ chữ.
 - Gọi một số HS chỉ chữ và đọc âm.
 * Ghép chữ thành tiếng:
 - Cho HS đọc các tiếng do các chữ ở cột dọc kết hợp với các chữ ở dòng ngang của bảng ôn 
( bảng 1): n, m, d, đ, t, th với ô, ơ, i, a.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - Cho HS đọc tiếng kết hợp với các dấu thanh 
( bảng 2): mơ, mờ, mớ…
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - GV giải thích các từ.
* Đọc từ ngữ ứng dụng: 
 tổ cò da thỏ
 lá mạ thợ nề 
 - Luyện HS đọc. 
 - GV giải thích các từ.
 * Hướng dẫn HS viết bảng con.
 - GV viết mẫu lên bảng: ( vừa viết, vừa hướng dẫn quy trình viết).
 - Cho HS viết bảng con.
Tiết 2
 c). Luyện tập:
 * Luyện đọc: 
-Gọi HS đọc bài ở bảng ôn (bảng 1).
-Gọi HS đọc bài ở bảng ôn (bảng 2).
 GV nhận xét, chỉnh sửa
- Cho HS đọc các từ: 
- Luyện HS đọc bài SGK. 
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Cho HS quan sát và nhận xét tranh câu ứng dụng: 
 +Ghi bảng câu ứng dụng: Cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ.
 + Cho HS tìm tiếng có âm vừa ôn trong câu.
 + Luyện HS đọc.
 + GV đọc mẫu.
* Luyện viết:
 - Cho HS lấy vở tập viết.
 - GV nêu nội dung cần viết:
 - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
 - Cho HS viết bài vào vở.
 - Chấm và nhận xét một số bài viết.
* Kể chuyện:
 - GV đọc tên câu chuyện: Cò đi lò dò.
 - GV dẫn vào câu chuyện.
 - Kể lần lượt kết hợp với từng tranh minh hoạ.
+Tranh 1: Anh nông dân đem cò về nhà chạy chữa và chăm sóc 
+Tranh 2: Cò con trông nhà. Nó lò dò đi khắp nhà bắt ruồi, quét dọn nhà cửa.
+Tranh 3:Cò con thấy từng đàn cò bay liệng vui vẻ. Nó nhớ lại những ngày tháng vui sống cùng bố mẹ và anh em.
 +Tranh 4: Mỗi khi có dip cò lại cùng cả đàn kéo đén thăm anh nông dân và cánh đồng của anh.
 + Cho HS xung phong lên kể.
 - Cho đại diện mỗi tổ lên kể lại nội dung từng tranh.
 - Gọi 1 em khá kể lại toàn câu chuyện.
 Hỏi: Câu chuyện cho em biết đều gì?
Ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm chân thành giữa con cò và anh nông dân
4. Củng cố:
 - Cho HS tìm tiếng có âm vừa ôn ( sách, báo..)
 - Cho 2 HS đọc lại cả bài SGK.
5. Dặn dò: - Về nhà học lại bài.
 - Tìm tiếng có âm vừa ôn
- HS đọc, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi, trả lời.
- Cả lớp chú ý.
- Cá nhân - đồng thanh.
- 6, 7 HS - đồng thanh.
- 6, 7 HS - đồng thanh.
- Cả lớp theo dõi.
- Một số HS đọc, cả lớp.
 - Cả lớp viết vào bảng con.
- Một số HS đọc, cả lớp đọc.
- Cá nhân - đồng thanh.
- Tranh vẽ cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ.
- HS lên bảng gạch chân
- Cá nhân - đồng thanh.
- HS lấy vở tập viết.
- 2 HS nhắc lại.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- Cả lớp theo dõi.
- Đại diện mỗi tổ lên kể.
- Một em lên kể.
- HS thi đua tìm, nhận xét.
- HS đọc.
- HS nghe và thực hiện.
 Môn: Toán Ngày soạn: 16 /9/2014
Tiết: 15 Ngày dạy: 18/9/2014
	 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố:
 - Khái niệm ban đầu về “lớn hơn”, ”bé hơn”, ”bằng nhau”.
 - Về so sánh các số trong phạm vi 5.
2. Kỹ năng: HS biết sử dụng dấu >, <, = thành thạo trong việc so sánh các số trong phạm vi 5.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. GV:	 SGK.
2. HS:	SGK , que tính, VBT Toán tập 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
12’
10’
7’
4’
1’
 1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
 - Gọi 3 em lên bảng, cả lớp làm bảng con:
 1…5 , 3…2 , 4…4	
 GV nhận xét, sửa sai.
 3. Bài mới:
* Giới thiệu - Ghi bảng: Luyện tập chung.
* Luyện tập:
 - Bài 1:Làm cho bằng nhau(bằng hai cách)
1a). Cho HS giải miệng.
 + Cho HS nhận xét số hoa ở 2 bình.
 + Gọi HS nêu cách làm.
1b).+ Cho HS nhận xét số con kiến.
 + Cho HS nêu cách làm.
1c).+ Khuyến khích HS làm bằng 2 cách khác nhau
 + GV theo dõi hướng dẫn thêm.
* Củng cố về khái niệm bằng nhau.
- Bài 2: Nối 
 + Hướng dẫn HS nêu cách làm.
 + Gọi một số HS lên bảng nối. 
 + Cho lớp nhận xét. 
* Củng cố về khái niệm bé hơn.
- Bài 3: Nối
 + Cho HS tự nêu cách làm.
 + Cho HS nêu cách nối bằng lời.
 * Củng cố về khái niệm lớn hơn. 
4. Củng cố: - Tổ chức trò chơi. 
5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: Số 6.
- 3 HS lên bảng thực hiện.
- HS theo dõi.
- Số hoa không bằng nhau.
- Gạch bớt 1 bông hoa ở bình hoa bên trái. 
- Số con kiến không bằng nhau.
- Gạch bớt 1 con kiến ở tranh bên trái.
- Vẽ thêm hoặc gạch bớt 1 số nấm.
- 2 HS lên bảng nối.
- Lớp làm vào vở BTT
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
HS nối tiếp nêu kết quả
- HS điền và đọc nhanh các phép so sánh trong phạm vi 5.
- HS nghe và thực hiện.
 Môn: Thủ công Ngày soạn: 16 /9/2014
 Tiết: 4 Ngày dạy: 18 /9/2014
XÉ, DÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS biết cách xé, dán hình vuông.
 2. Kỹ năng: - Rèn đôi tay xé, dán thành thạo.
3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích môn thủ công và có ý thức tự giác khi tham gia học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Hình vuông mẫu, giấy màu, hồ dán.
 2. HS: Vở Thủ công, Kéo, hồ dán, thước kẻ, bút chì, giấy màu… 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
3’
5’
16’
4’
1’
 1.Ổn định: 
2. Bài cũ: 
 - Kiểm tra dụng cụ học thủ công của HS.
3. Bài mới: 
 * G thiệu : Xé, dán hình vuông, hình tròn
Ø Hoạt động 1: H dẫn HS quan sát và nhận xét.
 - Cho HS quan sát bài mẫu, hỏi:
 + Ở xung quanh ta , những đồ vật nào có dạng hình vuông? 
 - GV nhấn mạnh: Ở xung quanh ta có nhiều đồ vật có dạng hình vuông. 
Ø Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
 - Lấy tờ giấy màu, lật mặt sau, đếm ô, đánh dấu và vẽ một hình vuông có độ dài cạnh tuỳ ý.
 - Hướng dẫn HS cách xé.
 - Sau khi xé xong, lật mặt có màu cho HS quan sát hình vuông. 
 - Cho HS lấy giấy nháp, tập đếm ô, vẽ và xé hình vuông. 
 - GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
 - Hướng dẫn HS cách dán.
* Giáo dục HS biết tiết kiệm giấy bằng cách khéo léo trong việc xé, dán.
Ø Hoạt động 3: Thực hành.
 - Y/ cầu HS lấy giấy màu để lên bàn thực hành.
 - Cho HS dán vào vở.
 - GV theo dõi, nhắc nhở thêm.
4. Củng cố: 
 - Chấm và trưng bày một số sản phẩm.
5. Dặn dò: 
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tiết sau học xé, dán hình tròn.
- HS để đồ dùng trên bàn.
 - Cả lớp quan sát và nhận xét.
- Gạch lát nền nhà, ô vở, ô bảng con…
- Cả lớp quan sát.
- Cả lớp quan sát.
- Cả lớp thực hành trên giấy nháp.
- Cả lớp thực hành trên giấy màu.
- HS nhận xét sản phẩm của bạn.
- HS nghe và thực hiện.
Môn: Tự nhiên và Xã hội Ngày soạn: 16 /9/2014
Tiết: 4 Ngày dạy: 18 /9/2014
BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS biết:
1. Kiến thức: - Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
 -Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ mắt và tai sạch sẽ.
2. Kỹ năng : - Kĩ năng tự bảo vệ : Chăm sóc mắt và tai. 
 - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ mắt và tai. 
 - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
3. Thái độ:- Giáo dục HS Có ý thức bảo vệ các bộ phận của cơ thể.
II. CHUẨN BỊ
GV: - Các hình trong bài 4 SGK
 - Vở bài tập TN&XH bài 4.Một số tranh,ảnh về các hoạt động liên quan đến mắt và tai.
HS: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 3’
 2’
 1’
 12’
 12’
 4’
1’
1. Kiểm tra bài cũ : Nhận biết các vật xung quanh .
- Hỏi: Để nhận biết các vật xung quanh là nhờ những bộ phận nào của cơ thể ?
- Nhận xét chốt ý .
2. Khởi động: 
 - Cho lớp hát một bài.
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài và ghi đề: Bảo vệ mắt và tai.
 Hoạt động 1:
Q/sát và xếp tranh theo ý “ nên” và “không nên”
*Mục tiêu: 
- HS nhận ra việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt 
*Cách tiến hành:
 Bước 1:
- GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở trang 10 SGK tập đặt và tập trả lời câu hỏi cho từng hình
 Ví dụ: HS chỉ vào hình đầu tiên bên trái và hỏi: Khi có ánh sáng chói vào mắt, bạn trong hình vẽ đã lấy tay che mắt, việc làm đó là đúng hay sai? Chúng ta có nên học tập bạn đó không?
- GV khuyến khích HS tự đặt câu hỏi và câu trả lời
 Bước 2: 
 GV chỉ định 2HS xung phong lên bảng đính tranh vào phần “Các việc nên làm và không nên làm” 
* Kết luận: Chúng ta không nên để ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt, không nên cuối sát mắt vào vở, không nên xem tivi quá nhiều và quá gần. Nên ngồi học nơi có đủ ánh sáng, nên rửa sạch mắt hằng ngày, nên đi khám mắt khi mắt bị đau... 
Hoạt động 2: Quan sát tranh và tập đặt câu hỏi 
* Mục tiêu: 
 - HS nhận ra việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ tai
* Cách tiến hành:
 Bước 1: 
-Gv hướng dẫn HS quan sát từng hình và tập đặt câu hỏi và tập trả lời cho câu hỏi đó .
Ví dụ: HS chỉ vào hình đầu tiên bên trái trang sách và hỏi:
 +Hai bạn đang làm gì?
 +Theo bạn việc làm đó là đúng hay sai?
 Bước 2: 
-GV cho HS xung phong trả lời
-Tiếp theo, GV lần lượt nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tai của chúng ta bị điếc? 
* Kết luận: 
 - Không nên đút vật lạ vào tai, không nên nghe tiếng động quá lớn. 
 - Nên lau tai khô sau khi tắm, nên đi khám tai khi tai bị đau.
4. Củng cố.
- GV chốt ý và liên hệ giáo dục VSCN và VSMT:
 + Phải rửa mặt ít nhất 3 lần trong một ngày vào các buổi sáng, trưa và tối.
 + Rửa mặt bằng khăn riêng với nước sạch dưới vòi nước hoặc chậu sạch.
 + Rửa mặt xong giặt khăn và phơi khăn ra nắng thường xuyên.
 + Rửa mặt hợp vệ sinh thường xuyên phòng được bệnh mắt hột, đau mắt đỏ, mụn nhọt ...làm cho da dẻ sạch sẽ, xinh tươi
 5. Dặn dò
- Ghi nhớ các kiến thức vừa học để vận dụng trong cuộc sống.
- Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh thân thể.
 - Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời, nhận xét.
- Cả lớp hát bài: Rửa mặt như mèo
- HS hỏi và trả lời theo hướng dẫn của GV
- 2HS lên bảng:1 HS gắn tranh 
vào phần “nên”, 1 HS gắn tranh vào phần không nên.
 - HS theo dõi, nhận xét.
-HS theo dõi, nhắc lại.
 - HS thay phiên nhau tập đặt câu hỏi và trả lời.
- HS trả lời
-HS trả lời
-HS theo dõi, nhắc lại.
-HS theo dõi
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: Tập viết Ngày soạn: 17 /9/2014
Tiết: 3 Ngày dạy: 19

File đính kèm:

  • docT4 -2014.doc
Giáo án liên quan