Bài giảng Môn hóa học lớp 11 - Tuần 1 - Tiết 1 - Ôn tập đầu năm

II. Tính chất vật lí::

* Ở điều kiện thường :

- Từ C1 → C4 : thể khí.

- Từ C5 → C17: thể lỏng.

- Các chất còn lại ở thể rắn.

* ts, tnc, khối lượng riêng d tăng theo chiều tăng của khối lượng phân tử (xem bảng 5.1).

 

doc176 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3667 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn hóa học lớp 11 - Tuần 1 - Tiết 1 - Ôn tập đầu năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối giản về số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử.
2. Cách thiết lập CTĐGN: Hợp chất chứa C, H, O có dạng CxHyOz.
* Để lập CTĐGN ta lập:
 Hoặc * Sau đó biến đổi thành tỷ lệ tối giản.
VD: Hợp chất X có %C=40%, %H=6,67% còn lại là oxi. Lập CTĐGN của X.
Lời giải: Gọi CTĐGN của X là CxHyOz ta có:
 %O = 100 – %C - %H = 53,33%
Theo bài ra ta có tỉ lệ:
 Vậy CTĐGN của X là C1H2O1.
II. Công thức phân tử:
1. Định nghĩa: CTPT là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
2. Quan hệ giữa CTPT và CTĐGN:
- Số nguyên tử của các nguyên tố trong CTPT là số nguyên lần trong CTĐGN. 
- Trong nhiều trường hợp , CTĐGN chính là CTPT.
- Một số chất có CTPT khác nhau, nhưng có cùng CTĐGN.
4. Củng cố: 
- Làm bài tập 1/95 SGK tại lớp.
V. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 
Tuần:...
Ngày dạy: 
Tiết: 30
BÀI 21: CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Nắm được các loại công thức và ý nghĩa của mỗi loại công thức.
- Thiết lập được CTPT theo : %(m) các nguyên tố, thông qua công thức đơn giản nhất và lập trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy.
- Biết cách xác định khối lượng mol phân tử, tên hợp chất từ đó xác định được CTĐGN và CTPT.
2. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức về phân tích nguyên tố để biết cách xác định thành phần định tính và định lượng của hợp chất hữu cơ. Giải được các dạng bài tập về lập công thức phân tử.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Một số bài tập dạng lập CTPT.
2. Học sinh : Kiến thức bài cũ và bài mới
III. Phương pháp: Đàm thoại, gởi mở và diễn giải.
IV. Họat động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV - HS
NỘI DUNG
BS
Hoạt động 1:
GV: Hướng dẫn HS cách thiết lập CTPT thông qua thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố. Lập tỉ lệ để tính CTPT.
GV: Cho HS nghiên cứu ví dụ SGK để đưa ra kết quả.
HS: Nghiên cứu và làm ví dụ.
Hoạt động 3. 
Từ các cách lập CTPT đã được học hãy làm bài tập áp dụng bên ?
II. Công thức phân tử:
3. Cách lập CTPT hợp chất hữu cơ:
a. Dựa vào %(m) các nguyên tố:
CxHyOz → xC + yH + zO
 M(g) 12,0x(g) 1,0y(g) 16,0z(g)
 100% %C %H %O
Ta có tỷ lệ: 
b. Thông qua CTĐGN:
Từ CTĐGN ta có CTPT là (CTĐGN)n.
Để xác định giá trị n ta dựa vào khối lượng mol phân tử M.
c. Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy:
Ta có phản ứng cháy :
Ta có 1/nA → x/nCO2 → y/2nH2O
Và 12x + y + 16z → MA 
Giải hệ trên ta được các giá trị x, y, z.
III. Bài tập áp dụng:
Có hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn 0,88 gam X thu được 1,76 gam CO2 và 0,72 gam nước. 
a. Tính %(m) các nguyên tố C, H, O.
b. Cho tỷ khối hơi của X so với không khí là 3,04, hãy lập CTPT X theo 3 cách.
4. Củng cố: Làm bài tập 1/95 SGK tại lớp.
5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập sách giáo khoa, chuẩn bị bài mới
V. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 
Tuần:...
Ngày dạy: 
Tiết: 31
BÀI 22 :CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Biết được:
- Nội dung thuyết cấu tạo hoá học ; Khái niệm đồng đẳng, đồng phân. 
- Liên kết cộng hoá trị và khái niệm về cấu trúc không gian của phân tử chất hữu cơ.
2. Kĩ năng:
- Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể. 
- Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Mô hình phân tử CH4, C2H4, C2H2, C3H8, học sinh đọc bài trước.
2. Học sinh : Kiến thức bài cũ và bài mới
III. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : Khái niệm CTĐGN và CTPT là gi? Mối quan hệ giữa chúng.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG 
BS
Hoạt động1.
GV: Nêu khái niệm về CTCT?
GV: Yêu cầu HS viết CTCT của hợp chất có CTPT là : CH4, C3H6, C2H6O. Và rút ra các loại CTCT.
HS: Viết CTCT. 
Cho học sinh quan sát các mô hình cấu tạo của các phân tử CH4, C3H8.
Khái niệm CTCT thu gọn và CT thu gọn nhất
 Từ các khái niệm mới được học về CTCT khai triển, CTCT thu gọn và thu gọn nhất hãy biểu diễn CT thu gọn nhất của C2H6, C3H6, C2H5OH?
Hoạt động 2:
GV: NỘI DUNGcủa thuyết cấu tạo hóa học. Lấy ví dụ để minh họa từng luận điểm của thuyết cấu tạo.
GV: Dựa vào thuyết cấu tạo hóa học vừa học, hãy viết các CTCT của CTPT C3H6O?
HS: Viết CTCT.
GV: Nêu ý nghĩa của thuyết cấu tạo hóa học ?
Hoạt động 3
GV: Hãy nhận xét các dãy chất (1), (2), (3) có trong ví dụ? 
GV: (1), (2), (3) được gọi là các dãy đồng đẳng, vậy khái niệm đồng đẳng là gì?
HS: Trả lời.
Hoạt động 4.
GV: Dựa vào ví dụ của giáo viên ở bên, hãy nêu khái niệm đồng phân ?
GV: Cho một vài ví dụ các chất là đồng phân của nhau ?
Hoạt động 5.
GV : Liên kết CHT là gì? Cho ví dụ?
HS : Trả lời.
Viết các đồng phân của chất có CTPT là 
- C3H6.
- C4H8.
- C4H10O.
Viết CTTQ của dãy đồng đẳng của C6H6, CH4N ?
I. Công thức cấu tạo:
1. Khái niệm: CTCT là công thức biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (đơn, bội) của các nguyên tử trong phân tử.
2. Các loại CTCT: 2 loại:
a. Công thức khai triển: Biểu diễn trên mặt phẳng giấy tất cả các liên kết giữa các nguyên tử. 
 VD H H 
 C2H6 : H - C - C - H
 H H
 H H H
 C3H6 H - C - C - C - H
 H H
 H H
 C2H6O H - C - C - OH
 H H
b. Công thức CT thu gọn:
* Các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử cùng liên kết với một nguyên tử C được viết thành 1 nhóm.
* Hoặc chỉ biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử C và với nhóm chức (mỗi đầu đoạn thẳng hoặc điểm gấp khúc là 1 cacbon, không biếu thị số nguyên tử H liên kết với cacbon)
VD: C2H6 : CH3-CH3 hoặc 
 C3H6 : CH3-CH=CH2 hoặc 
 C2H5OH : CH3-CH2-OH hoặc OH
II. Thuyết cấu tạo hóa học:
1. NỘI DUNG: Gồm 3 luận điểm:
a. Luận điểm 1: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự đó gọi là cấu tạo hóa học . Sự thay đổi thứ tự liên kết đó tức là thay đổi cấu tạo hóa học sẽ tạo ra một chất khác. 
Vd: Hợp chất có CTPT C2H6O có CT
 CH3-CH2OH CH3-O-CH3
Etanol, t0s→ 78,30C Dimetylete,t0s→-230C
Tan tốt,+ Na tạo H2. Ít tan, không + Na.
b. Luận điểm 2: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị 4, Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon (vòng, không vòng, nhánh, không nhánh)
Vd: CH3-CH2-CH2-CH3: hở, không nhánh.
CH3-CH(CH3)-CH3: hở, có nhánh.
CH2 - CH2 : vòng.
 CH2
c. Luận diểm 3: Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử).
Vd:
* Khác về loại nguyên tử :
 CH4 CCl4
 t0s → -1620C t0s → 77,50C
Trong nước: Không tan. Không tan.
Đốt trong O2: Cháy . Không cháy .
* Cùng CTPT, khác CTCT:
 CH3-CH2OH CH3-O-CH3
 Etanol, t0s→ 78,30C Dimetylete,t0s→-230C
 Tan tốt,+ Na tạo H2. Ít tan, không + Na.
* Khác CTPT, tương tự về CTCT:
 CH3-CH2OH CH3-CH2-CH2OH
 t0s→ 78,30C t0s→ 97,20C
 Tan tốt,+ Na tạo H2. Tan tốt,+ Na tạo H2.
2. Ý nghĩa: Thuyết CTHH giúp giải thích hiện tượng đồng đẳng, đồng phân.
III. Đồng đẳng, đồng phân:
1. Đồng đẳng: 
a. Ví dụ: Ta các dãy hidrocacbon sau:
(1) CH4, C2H6, C3H8, C4H10...
(2) C2H4, C3H6, C4H8, C5H10...
(3) CH3OH, C2H5OH, C3H7OH...
(1), (2), (3) : là các dãy đồng đẳng.
b. Khái niệm: Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 , nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng họp thành dãy đồng đẳng
III. Đồng phân:
a. Ví dụ: 
 CH3-CH2OH CH3-O-CH3
Etanol, t0s→ 78,30C Dimetylete,t0s→-230C
Tan tốt,+ Na tạo H2. Ít tan, không + Na.
Hai chất trên có cùng CTPT, khác về CTCT nên chúng có tính chất hóa học khác nhau , ta gọi chúng là các đồng phân của nhau.
b. Khái niệm: Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng CTPT được gọi là các chất đồng phân của nhau.
* Có nhiều loại đồng phân :
- Đồng phân cấu tạo (gồm đồng phân về bản chất nhóm chức, vị trí nhóm chức, mạch cacbon )
- Đồng phân lập thể (khác nhau về vị trí không gian)
IV. Liên kết hóa học:
- Liên kết thường gặp trong hợp chất hữu cơ là liên kết CHT, gồm liên kết δ và liên kết Л.
- Sự tổ hợp của liên kết δ và Л tạo thành liên kết dôi hoặc ba (liên kết bội).
1. Liên kết đơn: (б) 
- Do 1 cặp electron tạo thành, được biểu diễn bằng 1 gạch nối giữa 2 nguyên tử.
- Liên kết б bền.
2. Liên kết đôi: (1б và 1Л)
- Do 2 cặp electron tạo thành, được biểu diễn bằng 2 gạch nối giữa 2 nguyên tử.
- Gồm 1 б bền và 1Л kém bền.
- Bốn nguyên tử liên kết với 2 nguyên tử cacbon có liên kết đôi nằm trong cùng một mặt phẳng của 2 nguyên tử cacbon đó.
3. Liên kết ba: (1 б và 2Л)
- Do 3 cặp electron tạo thành, được biểu diễn bằng 3 gạch nối giữa 2 nguyên tử.
- Gồm 1 б bền và 2Л kém bền. 
- Hai nguyên tử liên kết với 2 nguyên tử cacbon có liên kết ba nằm trên đường thẳng nối 2 nguyên tử cacbon có liên kết ba đó.
* Các liên kết đôi và ba gọi là liên kết bội.
4. Củng cố: Làm bài tập 4/ 101 tại lớp.
5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập sách giáo khoa, chuẩn bị bài mới
V. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 
Tuần:..
Ngày dạy: 
Tiết: ...
BÀI 23: PHẢN ỨNG HỮU CƠ.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sơ lược về các loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách.
2. Kĩ năng: Nhận biết được loại phản ứng thông qua các phương trình hoá học cụ thể.
3. Trọng tâm: Phân loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Thế, cộng, tách ...
3. Tình cảm, thái độ: 
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập, học sinh đọc bài trước.
2. Học sinh : Kiến thức bài cũ và bài mới
III. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.
IV. Tiến trình bài học: 
1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu khái niệm đồng đẳng, đồng phân, cho ví dụ ?
- Thế nào là liên kết cộng hóa trị ? Liên kết δ và Л là gì ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
BS
Hoạt động1.
Người ta phân loại phản ứng hữu cơ dựa vào đặc điểm gì ? 
Viết phản ứng thế :
a. CH4 + Cl2 
b. HCOOH + CH3OH
c. CH3OH + HCl 
Từ các ví dụ của giáo viên, hãy nêu khái niệm về phản ứng thế ?
Họat động 2
Viết phản ứng :
a. C2H2 + HCl
b. C2H4 + Cl2
 Từ các ví dụ, hãy nêu khái niệm về phản ứng cộng ?
Hoạt động 3
Viết phản ứng tách nước của phân tử :
CH3-CH2- OH 
Từ các ví dụ, hãy nêu khái niệm về phản ứng tách ?
Hoạt động 4.
Từ khái niệm về các lọai phản ứng trên, nêu đặc điểm của phản ứng trong hóa hữu cơ ?
I. Phân loại phản ứng hữu cơ:
1. Phản ứng thế:
Vd 1: Phản ứng của metan với clo:
 CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl.
Vd 2: Thay thế nhóm OH của axit bằng nhóm CH3O của ancol metylic: to , xt
 HCOOH + CH3OH HCOOCH3 + H2O.
Vd 3: Phản ứng của ancol metylic với axit HBr tạo metyl bromua:
CH3OH + HBr CH3Br + H2O.
*Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hay nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác.
2. Phản ứng cộng:
Vd 1: Phản ứng của etylen với brôm trong dd :
 C2H4 + Br2 → C2H4Br2.
Vd 2: Phản ứng của axetylen với hidroclorua:
 C2H2 + HCl C2H3Cl.
* Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.
3. Phản ứng tách:
a. Vd 1: Tách nước (đề hidrat hóa) ancol etylic để điều chế etylen trong phòng thí nghiệm:
CH3-CH2-OH CH2→CH2 + H2O.
b. Vd 2: Tách hidro (đề hidro hóa) ankan để điều chế anken:
 CH3-CH3 CH2→CH2 + H2.
* Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.
* Ngoài các loại trên hóa hữu cơ còn có thêm các lọai phản ứng như: phân hủy, đồng phân hóa, oxi hóa...
II. Đặc điểm của phản ứng hóa học trong hóa hữu cơ:
- Phản ứng trong hóa hữu cơ thường xảy ra chậm, do các liên kết trong phân tử chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt.
- Phản ứng trong hóa hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp sản phẩm. Do các liên kết trong hóa hữu cơ có độ bền khác nhau không nhiều , nên trong cùng điều kiện nhiều liên kết khác nhau có thể cùng bị phân cắt.
4. Củng cố: Làm bài tập 2/ 105 tại lớp.
5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập sách giáo khoa, chuẩn bị bài mới
V. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 
Tuần:...
Ngày dạy: 
Tiết: 32,33
BÀI 24: LUYỆN TẬP:
HỢP CHẤT HỮU CƠ, CÔNG THỨC PHÂN TỬ VÀ CÔNG THỨC CẤU TẠO
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Hệ thống hóa và củng cố các khái niệm: Hợp chất hữu cơ, các lọai hợp chất hữu cơ, các loại phản ứng của hợp chất hữu cơ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập lập công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của một số hợp chất đơn giản. Nhận dạng một vài loại phản ứng hữu cơ đơn giản.
3. Tình cảm, thái độ: 
 - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
 - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Học sinh chuẩn bị bài tập ở nhà trước, giáo viên chuẩn bị thêm một số bài tập ngoài sách giáo khoa.
2. Học sinh : Kiến thức bài cũ và bài mới
III. Phương pháp: Đàm thoại – thảo luận.
IV. Tiến trình bài học: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV - HS
NỘI DUNG 
BS
GV: Yêu cầu HS làm theo phiếu học tập sau:
Phiếu học tập 1:
1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ, thành phần các nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ?
2. Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố ?
3. Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ ?
4. Các loại công thức biểu diễn phân tử hợp chất hữu cơ ?
5. Các loại phản ứng trong hóa hữu cơ ?
6. Đồng đẳng, đồng phân ?
Phiếu học tập 2:
Hãy kẻ các mũi tên biểu diễn mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức:
(1) Phân tích định tính.
(2) Phân tích định lượng.
(3) Công thức chung.
(4) Đồng đẳng.
(5) Công thức ĐGN.
(6) Công thức PT.
(7) Công thức CT.
(8) Đồng phân.
Phiếu học tập 3:
Phân tích hợp chất hữu cơ A cho ta %C → 74,16% ; %H → 7,86% và còn lại là O. 
a. Lập CTĐGN của hợp chất trên ?
b. Cho MA → 178g/mol, xác định CTPT của hợp chất này . 
Phiếu học tập 4:
Viết CTCT của các chất có CTPT là : CH2Cl2 ; C2H4O2 và C2H4Cl2.
Phiếu học tập 5:
Cho các chất : 
(1) C3H7-OH, (2) C4H9-OH, (3) CH3-O-C2H5, (4) C2H5-O-C2H5 . Những cặp chất nào có thể là đồng đẳng, đồng phân của nhau ?
Phiếu học tập 6:
Cho phản ứng:
a. C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl .
b. C4H8 + H2O C4H10O.
c. C2H5Cl -ddNaOH/C2H5OH→ C2H4 + HCl.
d. 2C2H5OH C2H5OC2H5 + H2O.
Hãy phân loại các pư ? 
I. Các kiến thức cần nắm vững:
1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ, thành phần các nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ.
2. Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố.
3. Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ.
4. Các loại công thức biểu diễn phân tử hợp chất hữu cơ.
5. Các loại phản ứng trong hóa hữu cơ.
6. Đồng đẳng, đồng phân.
7. Hãy kẻ các mũi tên biểu diễn mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức:
(1) → (3) → (4)
 ↓
(2) → (6) → ((7) → (8).
 ↓
(5)
II. Bài tập luyện tập:
1. Bài tập 1: Theo phiếu học tập 3.
a. * %O → 17,98%
 * nC : nH : nO → 6,18 : 7,86 : 1,12 → 11 : 14 : 1
→> CTĐGN : C11H14O
b. CTPT : (C11H14O)n có M → 178đvC
nên n → 1 →> CTPT A là C11H14O
2. Bài tập2: Theo phiếu học tập 4:
* CH2Cl2 : có 1 CTCT.
* C2H4O2 : có 3 CTCT.
* C2H4Cl2 : có 2 CTCT.
4. Bài tập 4: Theo phiếu học tập 5:
(1) và (2) ; (3) và (4) là đồng đẳng.
(1) và (3) ; (2) và (4) là đồng phân.
5. Bài tập 5: Theo phiếu học tập 6:
a. phản ứng thế.
b. phản ứng cộng.
c. phản ứng tách.
d. phản ứng tách.
4. Củng cố: Ôn lại các bài học cũ nhất là cách viết đồng phân, chuẩn bị bài mới.
5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập sách giáo khoa, chuẩn bị bài mới
V. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 
Tuần:...
Ngày dạy: 
Tiết: 34,35
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Ôn tập các k/n quan trọng trong các chương học qua chuẩn bị cho thi học kì I.
- Vận dụng các kiến thức đó để giải các bài tập cơ bản và nâng cao.
2. Kĩ năng:
- Nắm vững các khái niệm về chương sự điện li, Nitơ và Phôt pho, Cacbon và Silic.
- Ứng dụng các kiến thức lí thuyết đã học để giải các bài tập .
- Giải được một số dạng bài tập áp dụng lí thuyết và bài tập nâng cao.
3. Tình cảm, thái độ: Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Bảng tuần hoàn, giấy Ao, bút dạ, băng keo, học sinh ôn kiến thức của chương.
2. Học sinh : Kiến thức bài cũ và bài mới
III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, hướng dẫn học sinh tự ôn tập và giải bài tập.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV - HS
NỘI DUNG 
BS
Hãy nhắc lại các khái niệm kiến thức về chương I, II và III ?
Phiếu học tập 1: 
Viết 2 phương trình phân tử, ion đầy đủ của phản ứng có phương trình ion thu gọn :
MgSO3 + 2H+ -->
 Mg2+ + SO2 + H2O. 
Phiếu học tập 2: 
Cho 100ml dd NaOH 0,1M tác dụng với 100ml dd HCl 0,12M. Tính pH của dd thu được sau phản ứng?
Phiếu học tập 3:
Hoàn thành dãy chuyển hóa :
Ca3N2 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → NH4NO3 → N2O. 
Học sinh trả lời và giáo viên bổ sung thêm.
* MgSO3 + 2HCl -->MgCl2 + 
 SO2 + H2O. 
MgSO3 + 2H+ + 2Cl- -->
 Mg2+ + 2Cl- + SO2 + H2O.
* MgSO3 + H2SO4 -->
 MgSO4 + SO2 + H2O.
MgSO3 + 2H+ + SO42- -->
 Mg2+ + SO42- + SO2 + H2O. 
n NaOH = 0,01mol.
nHCl = 0,012mol.
HCl + NaOH = NaCl + H2O.
Sau phản ứng dd thu được chứa NaCl 0,01 mol và HCl dư 0,002mol.
CMHCl = 0,002/0,2 = 0,01M
Vậy pH = 2. 
Ca3N2 + 6H2O = 3Ca(OH)2 + 2NH3.
4NH3 + 5O2 -t0,xt-> 4NO +
6H2O.
2NO + O2 → 2NO2.
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
HNO3 + NH3 → NH4NO3.
NH4NO3 -t0-> N2O + H2O.
I. Các kiến thức cần nắm vững:
1. Nắm và nhắc lại các kiến thức đã học trong chương I (Sự điện li).
2. Cấu tạo và tính chất hóa học của N2, P, các hợp chất quan trọng của chúng.
3. Cấu tạo và tính chất hóa học của C, Si, các hợp chất quan trọng của chúng.
4. Ứng dụng của các hợp chất của N, P, C và Si .
II. Bài toán áp dụng:
Bài toán 1: Viết 2 phương trình phân tử, ion đầy đủ của phản ứng có phương trình ion thu gọn :
 MgSO3 + 2H+ -->Mg2+ + SO2 + H2O. 
Giải: MgSO3 + 2HCl --> MgCl2 + SO2 + H2O. 
MgSO3 + 2H+ + 2Cl- -->
 Mg2+ + 2Cl- + SO2 + H2O.
* MgSO3 + H2SO4 --> MgSO4 + SO2 + H2O.
MgSO3 + 2H+ + SO42- -->Mg2+ + SO42- + SO2 + H2O.
Bài tóan 2: Cho 100ml dd NaOH 0,1M tác dụng với 100ml dd HCl 0,12M. Tính pH của dd thu được sau phản ứng?
Giải:
n NaOH = 0,01mol.
nHCl = 0,012mol.
 PT ion thu gọn:
 H+ + OH- = H2O.
Sau phản ứng dd thu được chứa H+ dư 0,002mol.
[H+]dư = 0,002/0,2 = 0,01M
Vậy pH = 2.
Bài toán 3: Theo phiếu học tập 3:
Ca3N2 + 6H2O = 3Ca(OH)2 + 2NH3.
4NH3 + 5O2 -t0,xt-> 4NO + 6H2O.
2NO + O2 = 2NO2.
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3.
HNO3 + NH3 → NH4NO3.
NH4NO3 -t0-> N2O + H2O.
4. Củng cố: HS nắm lại các kiến thức của chương điện li và yêu cầu HS về làm các bài tập tương tự.
5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập sách giáo khoa, chuẩn bị bài mới
V. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 
Tuần:...
Ngày dạy: 
Tiết: 35
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Ôn tập các khái niệm quan trọng trong các chương học qua chuẩn bị cho thi học kì.
- Vận dụng các kiến thức đó để giải các bài tập cơ bản và nâng cao.
2. Kĩ năng:
- Nắm vững các khái niệm về chương sự điện li, Nitơ và Phôt pho, Cacbon và Silic.
- Ứng dụng các kiến thức lí thuyết đã học để giải các bài tập .
- Giải được một số dạng bài tập áp dụng lí thuyết và bài tập nâng cao.
3. Tình cảm, thái độ:
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực,

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 11.doc
Giáo án liên quan