Bài giảng Môn Địa lý lớp 6 - Tuần 8 - Tiết 15 - Bài 8 - Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời

Các em hãy sử dụng phần mềm này kết hợp với Encarta để tìm hiểu kỹ hơn về:

- Khoảng cách từ các hành tinh đến mặt trời.

- Kích thước các hành tinh đến mặt trời.

- Lập tỉ số so sánh độ lớn của các hành tinh so với mặt trời và cho biết hành tinh nào lớn nhất, bé nhất (không tính Fluto - do ngày nay Fluto đã là tiểu hành tinh - hành tinh lùn)

- Khảo sát thêm về hiện tượng nhật thực (nguyệt thực) bán phần.

 

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Địa lý lớp 6 - Tuần 8 - Tiết 15 - Bài 8 - Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08	 Ngày soạn: 05/10/2014
Tiết: 15	 Ngày dạy: 08/10/2014
Bài 8 QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Biết cách khởi động/thoát khỏi phần mềm. Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về Hệ Mặt Trời.
2. Kỹ năng: 
- Thực hiện được việc khởi động/thoát khỏi phần mềm. Thực hiện được các thao tác chuột để sử dụng, điều khiển các nút lệnh cho việc quan sát, tìm hiểu về Hệ Mặt Trời.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, ý thức học tập.
III. CHUẨN BỊ
	- Giáo viên: Giáo án, Sách, phòng máy, màn hình lớn (nếu có)
	- Học sinh: sách, tập, viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp 
Lớp 6A3: ………......…………………………………………………………………. 
2. Kiểm tra bài cũ
Trong khi học sinh thực hành tiến hành kiểm tra thao tác sử dụng, kết quả thu được và bài tập của các nhóm 
3- Bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Các lệnh điều khiển
Trái đất chúng ta quay xung quanh mặt trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ mặt trời của chúng ta có những hành tinh nào?
Phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời sẽ giải đáp cho chúng ta các câu hỏi đó.
Trong khung chính của màn hình là Hệ Mặt Trời :
- Mặt trời màu lửa đỏ rực nằm ở trung tâm.
- Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời nằm trên các quỷ đạo khác nhau quay xung quanh Mặt Trời.
- Mặt trăng chuyển động như một vệ tinh quay xung quanh trái đất.
1/ Các lệnh điều khiển và quan sát
GV giới thiệu sơ lược về chương trình này - Nêu những đặc điểm và nói yêu cầu. 
Hướng dẫn cách điều chỉnh khung nhìn, sử dụng các nút lệnh trong cửa sổ của phần mềm. Các nút lệnh này sẽ giúp điều chỉnh vị trí quan sát, góc nhìn từ vị trí quan sát đến hệ mặt trời và tốc độ chuyển động các vì sao. 
Câu hỏi:
1. Hãy giải thích hiện tượng ngày và đêm trên trái đất.
2. Hãy giải thích hiện tượng nhật thực. Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nhật thực.
3. Hãy giải thích hiện tượng nguyệt thực. Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nguyệt thực.
4. Sao Kim và sao Hỏa, sao nào ở gần Mặt trời hơn?
5. Điều khiển khung nhìn để quan sát được toàn bộ quá trình trái đất quay xung quanh mặt trời và nhìn rõ được cách mặt trăng quay xung quanh trái đất.
6. Sử dụng thông tin của phần mềm hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Trái đất nặng bao nhiêu?
- Độ dài quĩ đạo Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời một vòng?
- Sao Kim có bao nhiêu vệ tinh?
- Nhiệt độ trung bình trên Trái đất là bao nhiêu độ?
- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt sao Hỏa là bao nhiêu độ?
- Học sinh tìm hiểu và trả lời các câu hỏi khi thực hành phần mềm
Cho HS tình nguyện phát biểu và lưu ý rằng hiện nay hệ mặt trời chỉ có 8 hành tinh. (không có sao Diêm vương - Pluto).
Học sinh quan sát trên máy qua đó học cách điều khiển
Học sinh làm việc theo từng nhóm - có thể chia lớp thành 8 -10 nhóm tùy cấu trúc phòng máy và phân công các em tìm hiểu sau đó để thông tin trên màn hình qui ước của mỗi nhóm và GV sẽ nhận câu trả lời 
Cho học sinh báo cáo kết quả trên máy của nhóm và các nhóm khác tham khảo đặt câu hỏi. Kết luận
1/ Các lệnh điều khiển
1. Nháy chuột vào nút để hiện (hoặc làm ẩn đi) quỹ đạo chuyển động của các hành tinh .
2. Nháy chuột vào nút sẽ làm cho vị trí quan sát tự động chuyển động trong không gian. Chức năng này cho phép chọn vị trí quan sát thích hợp nhất.
3. Dùng chuột di chuyển thanh cuốn ngang trên biểu tượng để phóng to hoặc thu nhỏ khung nhìn, khoảng cách từ vị trí quan sát đến mặt trời sẽ thay đổi theo.
4. Dùng chuột di chuyển thanh cuốn ngang trên biểu tượng để thay đổi vận tốc chuyển động của các hành tinh.
5. Các nút lệnh , dùng để nâng lên hoặc hạ xuống vị ví quan sát hiện thời so với mặt phẳng ngang của toàn hệ mặt trời.
6. Các nút lệnh , , , dùng để dịch chuyển toàn bộ khung nhìn lên trên, xuống dưới, sang trái, phải. Nút dùng để đặt lại vị trí mặc định hệ thống, đưa mặt trời về trung tâm của cửa sổ màn hình.
7. Nháy nút , có thể xem thông tin chi tiết của các vì sao.
 Học sinh báo cáo kết quả
Công bố kết quả và phương pháp làm việc của từng nhóm - chọn khoảng 6 nhóm tiêu biểu cho các em trình bày với lớp và GV đưa nhận xét đánh giá. (tuỳ theo điều kiện phòng máy)
Hoạt động 2: Thực hành
? Hãy trình bày cách khởi động phần mềm quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời?
- Hướng dẫn học sinh thực hành.
- Yêu cầu hs mở máy ra thực hành.
Nháy đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm trên màn hình.
Quan sát và lắng nghe gv hướng dẫn.
Mở máy ra thực hành các nội dung gv đã hướng dẫn.
1. Khởi động phần mềm
2. Điều khiển khung nhìn.
3. Quan sát chuyển động của trái Đất và Mặt Trăng.
4. Quan sát hiện tượng nhật thực.
5. Quan sát hiện tượng nguyệt thực.
5- Củng cỗ - Dặn dò: 
- Các em hãy sử dụng phần mềm này kết hợp với Encarta để tìm hiểu kỹ hơn về:
- Khoảng cách từ các hành tinh đến mặt trời.
- Kích thước các hành tinh đến mặt trời.
- Lập tỉ số so sánh độ lớn của các hành tinh so với mặt trời và cho biết hành tinh nào lớn nhất, bé nhất (không tính Fluto - do ngày nay Fluto đã là tiểu hành tinh - hành tinh lùn)
- Khảo sát thêm về hiện tượng nhật thực (nguyệt thực) bán phần.
Qua bài này làm sao tạo được sự ham thích học tập và phương pháp làm việc cho học sinh: biết sử dụng tài liệu và tìm hiểu.
- Về nhà xem lại nội dung bài học, làm lại đầy đủ tất cả các bài tập, xem trước nội dung bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tuần: 08	 Ngày soạn: 05/10/2014
Tiết: 16	 Ngày dạy: 08/10/2014
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh hệ thống lại các bài tập, tìm thêm các ví dụ, bài tập của chương I 
2. Kỹ năng: 
- Nắm bắt các kỹ năng thực hành cơ bản trong nội dung thực hành chương I.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, ý thức học tập. 
III. CHUẨN BỊ
	- Giáo viên: Giáo án, Sách, phòng máy, màn hình lớn (nếu có)
	- Học sinh: sách, tập, viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp 
Lớp 6A3: ………......…………………………………………………………………. 
2. Kiểm tra bài cũ
Hãy giải thích hiện tượng ngày và đêm. Khởi động phần mềm Mouse Skills và thực hiện một vài thao tác?
3- Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức chương I.
Câu hỏi:
1/ Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não?
2/ Nêu một vài ví dụ minh hoạ việc có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều cách đa dạng khác nhau.
3/ Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay?
4/ Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào?
5/ Hãy kể tên một vài thiết bị vào ra mà em biết?
- HS tìm hiểu và giải bài tập
- HS tìm hiểu và giải bài tập
- HS tìm hiểu và giải bài tập
- HS trả lời
- HS trả lời
- Máy tính, robot…
- thông tin cảnh hoàn hôn
+ Nhà văn biểu diễn
+Hoạ sĩ biểu diễn …
-Chưa phân biệt được mùi vị, cảm giác và năng lực tư duy.
(sgk)
- Chuột, bàn phím, máy in…
5- Củng cỗ - Dặn dò: 
- Hãy trình bày tóm tắc chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính.
- tìm thêm một số yêu cầu của bài tập, về nhà xem trước nội dung bài mới, chuẩn bị kiểm tra một tiết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an khoi 6 tuan 8.doc
Giáo án liên quan