Bài giảng Mĩ thuật lớp 1 - Tuần 9 - Bài 9 : Xem tranh phong cảnh (bộ phận)

I-Mục tiêu:

- Hiểu hình dáng, màu sắc và đặc điểm của 1 số loại hoa, lá đơn giản.

- Biết cách vẽ đơn giản một hoặc hai bông hoa chiếc lá.

- Tập vẽ đơn giản một bông Hoa hoặc một chiếc Lá.

- HS khá,giỏi: Biết lược bỏ chi tiết, hình vẽ cân đối

- HS biết được vẽ đẹp của hoa lá, biết giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ chúng

 

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mĩ thuật lớp 1 - Tuần 9 - Bài 9 : Xem tranh phong cảnh (bộ phận), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2014
Mĩ Thuật lớp 1
TUẦN 9
 Bài 9 : Xem tranh phong cảnh (Bộ phận)
I/ Mục tiêu : 
- HS nhận biết được tranh phong cảnh , yêu thích tranh phong cảnh .
- Mô tả được những hình vẽ và màu sắc chính trong tranh.
- HS K,G: Có cảm nhận vẽ đẹp của tranh phong cảnh
- Biết được vẽ đẹp của thiên nhiên Việt Nam, yêu mến cảnh đẹp quê hương, biết giữ gìn cảnh quan môi trường… 
II/ Đồ dung dạy học : 
- GV : Tranh ảnh về phong cảnh 
- HS vở tập vẽ , 
III/ Hoạt động dạy học : 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1/Kiểm tra dụng cụ học tập hs 
2/ Bài mới : Gthiệu, ghi đề 
a/ Gt tranh phong cảnh 
Hỏi : Tranh phong cảnh thường vẽ những gì ? 
Trong tranh phong cảnh còn có thể vẽ thêm gì nữa ? 
GV : Ngoài ra tranh phong cảnh còn có vẽ thêm người và các con vật như gà , trâu ...cho sinh động.
b/ Hướng dẫn hs xem tranh 
Tranh 1 : Đêm hội 
+ Tranh vẽ những gì ? 
-Màu sắc của tranh như thế nào ? 
Em nhận xét gì về tranh đêm hội ?
GV tóm tắt 
Tranh 2 : Chiều về Tranh bút dạ của Hoàng Phong 9 tuổi.(HD tương tự trên) 
GV tóm tắt 
3/ Nhận xét đánh giá : Nhận xét tiết học 
Dặn dò : Xem bài sau “ Vẽ quả dạng tròn 
- HS để ĐD lên bàn
- HS quan sát trả lời:
- Vẽ nhà, cây, đường ao, hồ, biển , thuyền …
-Vẽ thêm người và các con vật .
- HS lắng nghe
HS xem tranh và trả lời các câu hỏi 
- Tranh vẽ những ngôi nhà cao thấp với mái ngói màu đỏ, phía trước là cây. 
-Tranh có nhiều màu tươi sáng và đẹp : màu vàng , màu tím , màu xanh , của pháo hoa , màu đỏ của mái ngói , màu xanh của lá cây .
HS quan sát
HS lắng nghe
- Lắng nghe
Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2014
Mĩ Thuật lớp 2
 TUẦN 9
 BÀI 9: Vẽ theo mẫu: VẼ CÁI MŨ (NÓN) (Bộ phận)
I. Mục tiêu:
- Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số loại mũ (Nón)
- Biết cách vẽ cái mũ.
- Tập vẽ cái Mũ (Nón) theo mẫu.GD hs biết giữ gìn cái Mũ (Nón) cẩn thận.
II.ĐDDH:
Giáo viên: - Tranh, ảnh các loại mũ.Bài vẽ cái mũ của HS năm trước.
 - Chuẩn bị một vài cái mũ hình dáng và màu sắc khác nhau.
Học sinh: -Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ, tẩy.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra đồ dùng học
2/ Giới thiệu bài - ghi bảng.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: 
- Đặt câu hỏi gợi ý để HS tìm hiểu về cái mũ.
- Giới thiệu tranh, ảnh hoặc hình vẽ các loại mũ.
- Treo một vài bài vẽ của HS.
Hoạt động 2: Cách vẽ:
- Trình bày một số loại mũ để HS chọn vẽ.
- Vẽ minh họa lên bảng và giải thích các bước vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành:
- Yêu cầu HS vẽ vào vở tập vẽ
- Quan sát và hướng dẫn những HS còn lúng túng khi vẽ bài.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Trưng bày 3-4 bài vẽ của HS .
- Nhận xét chung về giờ học.
- GV kết luận (LGBVMT ): Qua bài học này các em phải biết bảo vệ cái mũ không được làm rách nó, mũ rất quan trọng với cuộc sống và sức khỏe của chúng ta, mũ che mưa che nắng..
Dặn dò:
- Về nhà tập quan sát và nhận xét các đồ vật xung quanh.
- Trưng bày đồ dùng học tập môn mĩ thuật lên bàn
- Lắng nghe.
- Tìm hiểu tên, hình dáng và màu sắc các loại mũ
- Gọi được tên các loại mũ
- Quan sát để tham khảo.
- Quan sát.
- Quan sát, lắng nghe, năm cách vẽ.
- Chọn và vẽ theo mẫu cái mũ vào tập vẽ.
- Tiếp thu sự hướng dẫn của GV.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ.
- Ghi nhớ
Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2014
Mĩ Thuật lớp 3
TUẦN 9
 Bài 9: Vẽ trang trí: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
I. Mục tiêu: 
- Hiểu về cách sử dụng màu. Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn
- Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu. 
II. Chuẩn bị:
GV - Tranh vẽ về đề tài lễ hội. Một số bài hs vẽ năm trước 	 
HS: - Vở tập vẽ 3. Bút chì, màu vẽ, tẩy…	
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv treo tranh:
 + Tranh vẽ gì ?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào ?
- GV treo tranh 2: Gợi ý câu hỏi như tranh 1
Hoạt động 2: Cách vẽ màu
- Chọn màu theo ý thích 
- Tìm màu để vẽ các hình ảnh khác nhau như: con rồng, người…
- Tìm màu nền.
- Vẽ màu cần có đạm, có nhạt.
Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs xem một số bài của hs vẽ
- Gv quan sát và hướng dẫn các hs làm bài
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
-Gv chọn một số bài cho hs cùng xem:
+ Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
- GV nhận xét và tuyên dương
- Học sinh lắng nghe
- Tranh vẽ cảnh các bạn đang múa rồng.
- Hình ảnh con rồng, những người múa, người đi xem…
- Hs lắng nghe
- HS nắm cách vẽ
- Hs tự tìm màu và vẽ theo ý thích 
- Hs ngồi xa tránh vẽ màu giống nhau
- Hs nhận xét về:
 + Màu sắc
 + Chọn bài mình thích.
Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2014
Mĩ Thuật lớp 4
TUẦN 9
 Bài 9: Vẽ trang trí: VẼ ĐƠN GIẢN HOA LÁ (Bộ phận)
I-Mục tiêu:
- Hiểu hình dáng, màu sắc và đặc điểm của 1 số loại hoa, lá đơn giản.
- Biết cách vẽ đơn giản một hoặc hai bông hoa chiếc lá.
- Tập vẽ đơn giản một bông Hoa hoặc một chiếc Lá.
- HS khá,giỏi: Biết lược bỏ chi tiết, hình vẽ cân đối
- HS biết được vẽ đẹp của hoa lá, biết giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ chúng…
II-Đồ dùng dạy – học:
GV: - Chuẩn bị 1 số hoa lá thật. Bài vẽ của HS lớp trước.
 - 1 số ảnh chụp về hoa, lá. Hình hoa lá đã được vẽ đơn giản.
HS: - Một vài bông hoa,chiếc lá thật (nếu có điều kiện)
 - Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu,...
III-Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1:Quan sát, nhận xét.
- GV cho HS xem ảnh chụp về hoa, lá và giới thiệu.
-GV cho HS xem hoa, lá thật và đặt câu hỏi.
+ Cho biết tên gọi của các loại hoa, lá ?
+ Lá có hình dáng, màu sắc gì ?
+ Hoa có hình dáng, màu sắc gì ?
- GV cho xem bài vẽ của HS lớp trước.
HĐ2: Cách vẽ đơn giản hoa, lá.
- GV y/c HS quan sát mẫu vẽ hoa,lá
- GV y/c HS nêu cách vẽ hoa, lá.
- GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn
HĐ3:Hướng dẫn HS thực hành
- GV bao quát lớp,nhắc nhở HS.
- GV giúp đỡ, động viên HS
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn bài vẽ đẹp,vẽ chưa đẹp để n.xét
- GV LGBVMT: Qua bài học này các em phải biết bảo vệ hoa lá, và cây xanh cũng chính là bảo vệ môi trường sống của mình..
Dặn dò:
- Về nhà quan sát đồ vật.
- HS lắng nghe
- HS quan sát và lắng nghe
- HS quan sát và trả lời .
+Hoa cúc,hoa hồng,...lá ổi,lá bàng,
+ Lá có nhiều hình dáng khác có màu xanh, vàng, đỏ,...
+ Hoa có nhiều h.dáng,màu sắc...
- HS quan sát, nhận xét.
- HS quan sát mẫu hoa, lá và trả lời
+ Vẽ hình dáng chung của hoa, lá.
+ Vẽ các nét chính cánh hoa và lá
+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết
+ Vẽ màu theo mẫu ,theo ý thích
- HS vẽ bài theo mẫu
- Vẽ màu theo ý thích.
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét về bố cục, h.dáng,...
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe dặn dò.
Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2014
Mĩ Thuật lớp 5
TUẦN 9
Bài 9: TTMT: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Hiểu một số nét về điêu khắc cổ Việt Nam
- Có cảm nhận vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam .
- HS yêu quý và có ý thức giữ gìn di sản văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy và học:
- GV : + GV : SGK,SGV
- HS: + SGK, vở tập vẽ.	
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1.Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ Việt Nam:
GV: Giới thiệu hình ảnh một số tượng và điêu khắc cổ do các nghệ nhân dân gian sáng tác:
- GV tóm lại: Điêu khắc cổ Việt Nam có từ rất lâu đời do các ngệ nhân dân gian sáng tác.
HĐ2: Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng
- GV giới thiệu hình vẽ ở SGK:
Gợi ý HS phân tích
+ Em hãy tả sơ lược về bức tượng hoặc bức phù điêu đó…
HĐ3: Nhận xét đánh giá
- Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Dặn dò:
- GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS hoạt động nhóm, quan sát ảnh chụp, đọc sách tìm hiểu về điêu khắc cổ Việt Nam và nêu được
+ Xuất xứ : các tác phẩm điêu khắc thường thấy ở các đình chùa
+ Nội dung đề tài: thường thể hiện các chủ đề về tín ngưỡngvà cuộc sống xã hội
+ Chất liệu: thường được làm bằng gỗ đá, đồng đất nung, vôi vữa …
- HS tìm hiểu về tượng
+ Tượng phật A Di Đà ( chùa Phật Tích, Bắc Ninh) 
 + Tượng Phật bà quan âm nghìn mắt( chùa Bút Tháp , Bắc Ninh- Tượng Vũ nữ Chăm( Quảng Nam)
- Phù điêu
+ Chèo thuyền ( Đình Cam Hà, Hà Tây)
phù điêu được chạm trên gỗ. Diễn tả cảnh chèo thuyền trong ngày hội với các dáng người khoẻ khoắn và sinh động
+ Đá cầu ( Đình Thổ Tang Vĩnh Phúc)
( HS phân tích được theo gợi ý của GV)
- HS sưu tầm ảnh về điêu khắc cổ
- Ghi nhớ

File đính kèm:

  • docTUẦN 9.doc