Bài giảng Mĩ thuật lớp 1 - Tuần 10 - Bài 10 : Vẽ quả ( quả dạng tròn ) liên hệ
I. Mục tiêu:
- Hiểu biết thêm cách sắp xếp hình, cách vẽ màu ở tranh tĩnh vật
- Có cảm nhận vẽ đẹp của tranh tĩnh vật
- Tập mô tả các hình ảnh,và màu sắc trên tranh.
II. Chuẩn bị:
GV: - Sưu tầm tranh tĩnh vật hoa, quả của họa sĩ Đường Ngọc Cảnh
- Một số tranh tĩnh vật của hs
HS: Vở tập vẽ 3, bút chì, tẩy
Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014 Mĩ Thuật lớp 1 TUẦN 10 Bài 10 : Vẽ quả ( quả dạng tròn ) Liên hệ I/ Mục tiêu : - HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của một vài loại quả. - Biết cách vẽ quả dạng tròn - Tập vẽ quả dạng tròn và vẽ tập tô màu theo ý thích. - Giúp HS biết một vài loài cây quả thường gặp, một số vai trò của thực vật đối với con người, mốt số biện pháp cơ bản bảo vệ nó, yêu mến vẽ đẹp và có ý thức chăm sóc cỏ cây hoa lá và thiên nhiên…. II/ Đồ dùng dạy học : - GV : tranh một vài quả bưởi, cam, táo, xoài .... + Hình ảnh một số quả dạng tròn. + Hình minh hoạ cách vẽ quả. + Bài vẽ của hs năm trước . III/ Hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định 2.Kiểm tra ĐDHT 3.Bài mới: Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét GV GT hình các loại quả và hỏi : đây là quả gì ? Hình dạng màu sắc của quả Hãy nêu thêm một vài loại quả mình biết Hoạt đông 2 : Hướng dẫn cách vẽ quả - Vẽ hình bên ngoài trước - Quả dạng tròn thì vẽ hình gần tròn (quả bí đỏ, quả đu đủ, và có thể vẽ 2 hình tròn. Nhìn mẫu vẽ cho cho giống quả Hoạt động 3: Thực hành - Cho hs xem bài của hs năm trước GV bao quát lớp,giúp đỡ hs. Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá GV tổng kết nhận xét - Qua bài này giúp các em nhận biết được các loại quả thường gặp các giống cây quen thuộc và vẽ đẹp của chúng vì thế các em phải biết bảo vệ chăm sóc các loài cây… Dặn dò: Quan sát hình dáng và màu sắc các loại hoa. - Để đồ dùng học tập lên bàn - Lắng nghe - HS quan sát - HS trả lời - HS nêu - HS quan sát,nắm cách vẽ. - HS quan sát - HS nhận xét màu của quả - Thực hành vẽ vào vở tập vẽ - Chọn một số bài tiêu biểu nhận xét. - HS nghe Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2014 Mĩ Thuật lớp 2 TUẦN 10 BÀI 10 Vẽ tranh: ĐỀ TÀI TRANH CHÂN DUNG(Bộ phận) I. Mục tiêu: - Tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm của khuôn mặt người. - Biết cách vẽ chân dung đơn giản. - Tập vẽ tranh Chân dung theo ý thích. - Biết được vẽ đẹp của thiên nhiên, là môi trường sống và làm việc của con người, biết yêu thương ông bà, cha mẹ, biết quý trọng người thân và bạn bè… II. Chuẩn bị: Giáo viên: - Tranh, ảnh chân dung khác nhau. - Một số bài vẽ chân dung. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra đồ dùng học tập 2.Giới thiệu bài - ghi bảng. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - Giới thiệu một số tranh, ảnh chân dung và đặt câu hỏi để HS tìm hiểu về tranh chân dung. - Gợi ý để HS tìm hiểu đặc điểm khuôn mặt người. - Yêu cầu HS tả khuôn mặt của ông, bà, cha, mẹ và bạn bè. Hoạt động 2: Cách vẽ: - Vẽ minh họa lên bảng và giải thích các bước vẽ. - Giới thiệu một số bài vẽ chân dung Hoạt động 3: Thực hành: - Yêu cầu HS vẽ vào vở tập vẽ tranh chân dung theo ý thích. - Hướng dẫn những HS còn lúng túng khi vẽ bài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Trưng bày 3-4 bài vẽ của HS . - Nhận xét chung về giờ học . GV liên hệ: Các em phải biết thương yêu, quý trọng tình cảm của những người thân và bạn bè… Dặn dò: Về nhà tập quan sát, nhận xét và vẽ khuôn mặt người. - Trưng bày đồ dùng học tập môn mĩ thuật - Lắng nghe. - Quan sát, tìm hiểu tranh chân dung vẽ những gì. - Tìm hiểu: Hình khuôn mặt người, những phần chính trên khuôn mặt, sự khác nhau cua các khuôn mặt. - Mô tả khuôn mặt của ông, bà, cha, mẹ và bạn bè. - Quan sát, hiểu được cách vẽ chân dung. - Quan sát, tham khảo . - Vẽ tranh chân dung theo ý thích vào tập vẽ. - Tiếp thu sự hướng dẫn của GV. - Quan sát và nhận xét. - Lắng nghe. - Ghi nhớ. Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2014 Mĩ Thuật lớp 3 TUẦN 10 Bài 10:Thường thức mĩ thuật: XEM TRANH TĨNH VẬT ( Một số tranh tĩnh vật hoa quả của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh ) I. Mục tiêu: - Hiểu biết thêm cách sắp xếp hình, cách vẽ màu ở tranh tĩnh vật - Có cảm nhận vẽ đẹp của tranh tĩnh vật - Tập mô tả các hình ảnh,và màu sắc trên tranh. II. Chuẩn bị: GV: - Sưu tầm tranh tĩnh vật hoa, quả của họa sĩ Đường Ngọc Cảnh - Một số tranh tĩnh vật của hs HS: Vở tập vẽ 3, bút chì, tẩy… III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Xem tranh - Gv yêu cầu hs quan sát tranh ở vở tập vẽ 3 và nêu câu hỏi: + Tác giả của bức tranh là ai ? Xem tranh 1 : + Tranh vẽ những loại hoa quả gì ? + Hình dáng của những loại quả đó như thế nào ? - Màu sắc trong tranh như thế nào ? Xem tranh 2 : - Tranh vẽ gì ? - Tranh vẽ những hoa quả gì ? - Hình dáng các loại hoa quả như thế nào ? - Màu sắc trong tranh như thế nào ? - Hình ảnh chính của bức tranh được đặt ở vị trí nào ? - Tranh vẽ bằng chất liệu gì ? GV chốt ý: Tranh khắc bằng thạch cao nhưng hoạ sĩ đã diễn tả được sự mềm mại , mạnh khoẻ và đặc điểm riêng của từng loại hoa, quả - Em thích bài nào nhất ? Vì sao? - GV giới thiệu vài nét về tác giả: Hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh nhiều năm tham gia giảng dạy tại trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp. Ông rất thành công về đề tài: phong cảnh, tĩnh vật (hoa, quả). Ông có rất nhiều tác phẩm đạt giải trong các cuộc triễn lãm quốc tế và trong nước Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá: - Gv nhận xét giờ học . Khen ngợi một số hs phát biếu xây dựng bài. Dặn dò: Về nhà xem trước bài học sau -Hs lắng nghe. - Cả hai bức tranh đều do hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh vẽ - Tranh 1 vẽ những quả mận - Những quả mận có nhiều hình dáng khác nhau, quả trước, quả sau làm cho người xem cảm giác giống như chùm mận thật. - Những quả mận màu trứng nổi bật trên nền xanh thẫm - Tranh vẽ tĩnh vật - Tranh vẽ rất nhiều loại hoa quả: sầu riêng, măng cụt, lọ hoa, và một dĩa hoa quả ở phía sau.. - Hai quả sầu riêng được vẽ to ở giữa và những quả măng cụt quay theo chiều hướng khác nhau - Tranh có nhiều màu sắc rực rỡ, nổi bật nhất là hai quả sầu riêng - Hình ảnh chính được đạt ngay giữa tranh và to, nổi bật, còn hình ảnh phụ là lọ hoa, và dĩa hoa, quả ở phía sau nhỏ vẽ nhỏ hơn. - Cả hai tranh đều vẽ bằng chất liệu thạch cao - Hs lắng nghe - Hs trả lời - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe - Hs ghi nhớ Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014 Mĩ Thuật lớp 4 TUẦN 10 Bài 10: Vẽ theo mẫu: ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ I. Mục tiêu: - Hiểu đặc điểm, hình dáng của các đồ vật có dạng hình trụ. - Biết cách vẽ đồ vật có dạng hình trụ . - Vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống nhau. II. Đồ dùng dạy-học: GV: - Chuẩn bị 1 số đồ vật dạng hình trụ để làm mẫu. - Một số bài vẽ dạng hình trụ của HS lớp trước - Hình gợi ý cách vẽ. HS: - Mẫu vẽ. Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giới thiệu bài mới. HĐ1: Quan sát, nhận xét: GV bày mẫu vẽ có dạng hình trụ hỏi + Hình dáng chung của vật mẫu ? + Gồm những bộ phận nào ? + Màu sắc và độ đậm nhạt ? + Gọi tên 1 số đồ vật ? - GV cho HS xem 1 số bài vẽ HS lớp trước - GV bổ sung. HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ: - GV y/c HS nêu các bước vẽ theo mẫu. - GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn. HĐ3: Thực hành. - GV y/c HS chia nhóm và bày mẫu vẽ. - GV bao quát lớp, nhắc nhở HS nhìn mẫu để vẽ, vẽ bố cục cho cân đối,... - GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G, Lưu ý: Không được dùng thước,... HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - GV y/c các nhóm đưa bài lên để nhận xét. - GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.- GV nhận xét bổ sung. Dặn dò: - Sưu tầm tranh phiên bản của hoạ sĩ. - HS lắng nghe - HS quan sát và trả lời câu hỏi + Có dạng hình trụ,... + Miệng, thân, đáy, quai, nắp,cổ,... + HS trả lời đúng màu của vật mẫu + Cái chai,cái phích, cái cốc,... - HS quan sát và nhận xét,... - HS lắng nghe. - HS trả lời: + Vẽ KHC, KHR + Xác định tỉ lệ các bộ phận và phác hình + Vẽ chi tiết,hoàn chỉnh hình. + Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu. - HS quan sát và lắng nghe. - HS chia nhóm và bày mẫu vẽ. - HS vẽ bài theo nhóm. - HS đưa bài lên để nhận xét. - HS nhận xét về bố cục, hình, độ đậm nhạt hoặc màu,... - HS lắng nghe. - HS lắng nghe dặn dò. Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014 Mĩ Thuật lớp 5 TUẦN 10 Bài 10: Vẽ trang trí: TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC I. Mục tiêu: - Hiểu cách trang trí đối xứng qua trục. - Tập vẽ một họa tiết đối xứng đơn giản. II. Đồ dùng dạy- học: - GV: Một số bài vẽ trang trí đối xứng. Một số bài của HS lớp trước. - HS: Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Quan sát, nhận xét GV cho Hs quan sgk hình 1,2,3 trang 31,32 và trả lời câu hỏi HĐ2: Cách trang trí đối xứng - Hãy nêu các bước vẽ trang trí đối xứng ? HĐ3: Thực hành - Yêu cầu HS tập trang trí một họa tiết hoặc một hình tròn, hình vuông theo trục đối xứng. HĐ4: Nhận xét, đánh giá - Động viên, khích lệ những HS hoàn thành bài vẽ, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. -Nhận xét chung tiết học. Dặn dò: Về nhà sưu tầm tranh về Ngày nhà giáo VN - HS quan sát hình 1,2,3 SGK trang 31, 32. - HS trả lời. Trang trí đối xứng tạo cho hình có vẻ đẹp cân đối. Khi trang trí các hình cần kẻ trục đối xứng để vẽ hoạ tiết cho đều. - HS nêu + Các phần của hoạ tiết 2 bên trục giống nhau và được vẽ cùng một màu + Có thể trang trí đ/xứng qua 1,2 hoặc nhiều trục - HS thực hành vẽ bài - HS nhận xét cùng Gv - HS lắng nghe - Sưu tầm tranh ảnh về đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam.
File đính kèm:
- TUẦN 10.doc