Bài giảng Mĩ thuật 1 - Bài 7: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật

I/ Mục tiêu.

 - HS tập quan sát, nhận xét khuôn mặt người.Hiểu đặc điểm, hình dáng khuôn mặt người.

 - Biết cách vẽ và vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.Hs khá giỏi vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp.

 - HS yêu quý người thân và bạn bè.

 

docx12 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mĩ thuật 1 - Bài 7: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Ngày soạn: Ngày 11 tháng 10 năm 2014
Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2014
Mĩ thuật 1
Bài 7: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật.
I/ Mục tiêu.
- Giúp học sinh:
	+ Nhận biết được hình vuông, hình chữ nhật.
	+ Biết cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
	+ Từ hình vuông, hình chữ nhật có thể vẽ được một số hình khác.
II/ Chuẩn bị. 
*Giáo viên: 
	- SGV, tranh ở bộ ĐDDH.
	- Một số tranh ảnh vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
	- Bài vẽ hình vuông, hình chữ nhật của HS lớp trước.	
*Học sinh:
	- Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Có mấy màu cơ bản (màu chính) ? Là những màu nào?
- Gv gọi HS nhận xét bạn trả lời.
+ Hs: có 3 màu cơ bản: Đỏ, vàng, lam.
+ Hs nhận xét.
B. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông, hình chữ nhật.
- Hình 1 vẽ gì?
- Gv y/c HS nhận dạng hình vuông, hình chữ nhật.
- Thế nào là hình vuông, hình chữ nhật?
- Gv gọi HS nhận xét.
+ Hs: vẽ vuông, hình chữ nhật.
+ Hs: nhận biết tốt 2 hình.
+ Hs: quan sát tranh trong vở tập vẽ 1.
+ Hs: hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau.
- Hình chữ nhật có 2 cạnh ngắn bằng nhau, 2 cạnh dài bằng nhau.
*Hoạt động 2: Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
- Gv vẽ mẫu trên bảng y/c HS quan sát kỹ.
- Vẽ hình vuông, hình chữ nhật gồm mấy nét? Là những nét nào mà em đã được học?
- Gv y/c HS tự nêu cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
- Gv cho nêu một số hình ảnh được vẽ từ hình vuông, hình chữ nhật.
+ Hs quan sát Gv h/d trên bảng.Hs nêu cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
- Vẽ hình vuông, hình chữ nhật gồm 4 nét.( 2nét dọc, 2 nét ngang)
- Nét dọc vẽ từ trên xuống.(2 nét)
- Nét ngang vẽ từ trái sang phải. 2 nét
+ Hs: nhà, cửa
*Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv gọi HS nêu y/c của bài tập.
- Gv cho HS xem tranh vẽ của HS năm trước.
- Gv đi từng bàn gợi ý, động viên khuyến khích HS vẽ bài. 
- Gv gợi ý giúp HS sử dụng màu tươi sáng.
+ Hs vẽ tiếp hình vuông, hình chữ nhật tạo thành bức tranh và vẽ màu đẹp
+ Hs xem tranh và tham khảo. 
+ Hs thực hành vẽ các hình ảnh và tạo thành bức tranh phong cảnh nhà và vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv trưng bày một số bài vẽ của HS.
- Gv gợi ý cho HS nhận xét bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
- Gv chấm điểm.tuyên dương những HS vẽ bài đẹp và động viên những HS còn chậm cần cố gắng trong giờ học sau.
+ HS. quan sát.
+ HS tự nhận ra bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
*Dặn dò: + HS về nhà chuẩn bị bài 9: Xem tranh phong cảnh..
Thứ sỏu ngày 17 tháng 10 năm 2014.
Mĩ thuật 1
Luyện tập: Vẽ màu vào hình quả ( trái ) cây.
I/ Mục tiêu.
- Giúp HS: + Nhận biết màu của các loại quả quen thuộc.
	+ Biết dùng màu để vẽ vào hình quả và thực hành vẽ quả đẹp.
II/ Chuẩn bị
*Giáo viên: 
	- Một số quả dạng tròn làm mẫu ( cam, táo, lê)
	- Một số tranh ảnh vẽ loại quả dạng tròn.
	- Sưu tầm thêm một số bài vẽ của HS lớp trước.
*Học sinh:
	- Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy thủ công hoặc đất nặn.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy nêu cách vẽ quả?
- Cách vẽ màu như thế nào là đẹp?
- Gv nhận xét HS trả lời.
+ Hs trả lời 
B. Bài mới.
* Giới thiệu bài. 
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Gv giới thiệu một số loại quả?
- Gv cho HS nêu tên và đặc điểm hình dáng, màu sắc 1 số quả trái cây?
- Em hãy nêu tên 1 số quả mà em biết?
+Hs quan sát nhận biết được quả soài, quả cà tím.
+ Hs trả lời.
* Hoạt động 2: Ôn lại cách vẽ.
a. Vẽ màu vào hình quả ( trái ) cây có sẵn ( quả soài, cà tím).
- Em hãy nêu cách vẽ màu đẹp vào hình quả?
b. Cách vẽ quả và vẽ màu vào phần BT thực hành.
- Gv y/c HS nêu cách vẽ quả?
+ Hs quan sát.
+ Hs vẽ màu đều, không vẽ màu chờm ra ngoài hình vẽ.
+ Hs trả lời 
*Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv cho HS xem tranh vẽ của HS năm trước.
- Gv đi từng bàn gợi ý, động viên khuyến khích HS vẽ bài. 
+ Hs xem tranh và tham khảo cách sắp xếp bố cục, hình quả, màu sắc của quả.
+ Hs thực hành vẽ màu vào hình quả có sẵn và thực hành vẽ hình quả rồi tô màu.
+ Hs hoàn thành bài tập ở lớp.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv trưng bày một số bài vẽ của HS.
- Gv gợi ý cho HS nhận xét bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
- Gv nhận xét cụ thể và chấm điểm.
- Gv tuyên dương những HS vẽ bài đẹp. 
+ HS. quan sát.
+ HS tự nhận ra bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
*Dặn dò: + HS về nhà chuẩn bị bài 9:
Mĩ thuật 2
Bài 8: Thường thức mĩ thuật.
Xem tranh: Tiếng đàn bầu.
I/ Mục tiêu.
	- HS làm quen, tiếp xúc với tranh của hoạ sĩ.
	- Học tập cách sắp xếp hình vẽ và cách vẽ màu trong tranh.
	- HS yêu mến chú bộ đội.
II/ Chuẩn bị. 
*Giáo viên: 
	- Một số tranh của hoạ sĩ lớn về đề tài: Phong cảnh, sinh hoạt.
	- Tranh vẽ của HS.
*Học sinh:
	- Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy nêu cách vẽ tranh đề tài?
- Gv gọi HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
+ Hs trả lời (như bài 7.)
+ Hs nhận xét.
B. Bài mới.
 - Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Xem tranh.
- Gv y/c HS quan sát tranh: Tiếng đàn bầu.của hoạ sĩ Sĩ Tốt.
- Gv cho HS thảo luận nhóm.
- Em hãy nêu tên tranh và tên hoạ sĩ?
- Trong tranh có những hình ảnh nào?
- Màu sắc trong tranh như thế nào?
Hoạ sĩ sử dụng những màu gì?
- Em có thích bức tranh này không? Vì sao?
- Gv hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ nội dung bức tranh , cho HS biết xuất xứ bức tranh và năm sáng tác.
- Gv giới thiệu cho HS biết bố cục, màu sắc, chất liệu?
- Em hãy nêu cảm nhận của mình khi xem xong bức tranh?
+ Hs quan sát tranh.
+ Hs thảo luận nhóm.
+ Hs nhận ra tranh Tiếng đàn bầu của hoạ sĩ Sĩ Tốt.
+ Hs hình ảnh chú bộ đội và hai em bé, chú bộ đội đang đánh đàn.
+ Hs tươi sáng, nhẹ nhàng.
+ Hs trả lời.
+ Hs suy nghĩ và trả lời.
+Hs thấy bố cục tranh vẽ chặt chẽ, nội dung phong phú, màu sắc trong sáng.
+ Hs thể hiện tình cảm thắm thiết giữa chú bộ đội và thiếu nhi.
* *Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- Gv nhận xét giờ học.
- Gv khen ngợi những HS hay phát biểu bài.
- Gv cùng HS củng cố bài.
+ Hs nêu lại toàn bộ nội dung bài đã học.
*Dặn dò: + HS về nhà chuẩn bị bài 9: Vẽ cái mũ.
Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2014
Mĩ thuật 2
Luyện tập : Vẽ tranh đề tài trường em.
I/ Mục tiêu.
	- HS hiểu được nội dung đề tài: Trường em.
	- Biết cách sắp xếp hình ảnh để làm rõ nội dung tranh.
	- Vẽ được tranh đề tài Trường em.
 - Hs biết yêu quý ngôi trường của mình.
II/ Chuẩn bị. 
*Giáo viên: 
	- Hình minh hoạ cách vẽ.
	- Một số tranh ảnh về đề tài: Trường em.
	- Sưu tầm bài vẽ của HS lớp trước.
*Học sinh: - Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.	
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu cách vẽ ở tranh đề tài Em đi học?
- Gv cho HS nhận xét và bổ sung ý kiến.
+ Hs trả lời.
B. Bài mới.
* Giới thiệu bài mới.
*Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- Hàng ngày, em đi học cùng ai?
- Khi đi học em mặc quần áo ntn? Và mang theo gì?
- Phong cảnh hai bên đường như thế nào? Màu sắc ra sao?
- Gv cho HS xem tranh đề tài: Em đi học.
+ Hs trả lời: cùng anh, chị hoặc, bạn bè
+ Hs: mặc quàn áo đẹp, mang theo cặp sách.
+ Hs suy nghĩ và trả lời.
* Hoạt động 2: Cách vẽ. 
- Gv h/d cách vẽ trên hình gợi ý.
- Gv gợi ý cho HS nêu cách vẽ.
- Gv vẽ minh hoạ trên bảng.
- Gv cho HS nhận xét bạn trả lời và bổ sung ý kiến.
- Gv chốt lại cách vẽ tranh Em đi học.
+ Hs quan sát và nêu cách vẽ.
- Chọn một hình ảnh cụ thể về đề tài: Em đi học.
- Sắp xếp hình vẽ cân đối trong tranh.
- Có thể vẽ hai hoặc nhiều người. Mỗi người một dáng khác nhau.
- Vẽ thêm một số hình ảnh phụ.
- Vẽ màu tươi sáng, nổi bật.
*Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv cho HS xem tranh vẽ của HS năm trước.
- Gv đi từng bàn gợi ý, động viên khuyến khích HS vẽ bài, gợi ý cụ thể cho những HS còn lúng túng giúp các em hoàn thành bài vẽ.
+ Hs xem tranh và tham khảo cách chọn hình ảnh, cách sắp xếp bố cục, màu sắc tranh vẽ.
+ Hs thực hành vẽ đề tranh: Em đi học.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv trưng bày một số bài vẽ của HS.
- Gv gợi ý cho HS nhận xét bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
- Gv nhận xét cụ thể và chấm điểm.
- Gv tuyên dương những HS vẽ bài đẹp và động viên những HS còn chậm cần cố gắng trong giờ học sau.
+ Hs quan sát.
+ Hs tự nhận ra bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
*Dặn dò: + HS về nhà chuẩn bị bài 8: 
Thứ ba ngày 14 tháng 10 năm 2014
Mĩ thuật 3
Bài 8: Vẽ chân dung
 I/ Mục tiêu.
	- HS tập quan sát, nhận xét khuôn mặt người.Hiểu đặc điểm, hình dáng khuôn mặt người.
	- Biết cách vẽ và vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.Hs khá giỏi vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp.
	- HS yêu quý người thân và bạn bè.
II/ Chuẩn bị. 
*Giáo viên: 
	- Sưu tầm một số tranh ảnh chân dung của các lứa tuổi.
	- Hình gợi ý cách vẽ.
	- Sưu tầm thêm một số tranh của HS lớp trước.
*Học sinh:
	- Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
-* Giới thiệu bài
* Hoạt động1: Tìm hiểu về tranh chân dung.
- Gv giới thiệu tranh
- Các bức tranh này vẽ gì ?
- Thế nào gọi là tranh chân dung
- Trên khuôn mặt có những bộ phận nào?
- Khuôn mặt người có những nét gì?
- Gv nhận xét
Hs quan sát tranh.
+ Hs vẽ khuôn mặt người vã toàn thân hoặc bán thân.
+ Hs vẽ đặc tả khuôn mặt là chính.
+ Hs: tóc, tai, mắt, mũi, miệng, 
+ Hs: nét vui, buồn, già, trẻ
* Hoạt động2: Cách vẽ chân dung.
- Gv giới thiệu cách vẽ qua hình gợi ý cách vẽ. 
- Gv yêu cầu Hs nhớ lại khuôn mặt người thân hoặc bạn bè
- Gv hướng dẫn vẽ mẫu trên bảng.
- Gv cho HS so sánh điểm khác nhau giữa người già và người trẻ, nam với nữ
- Gv cho HS nhận xét bổ sung ý kiến.
- Gv nhắc lại cách vẽ cho HS khắc sâu kiến thức.
+ Hs quan sát và nhận biết.
+ Hs quan sát kĩ và tự tìm ra cách vẽ.
- Vẽ khuôn mặt trước ( hình tròn, vuông, trái xoan) vẽ tiếp cổ, vai, tóc, tai
- Vẽ chi tiết; mắt, mũi, miệng
- Vẽ màu.
*Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv cho HS xem tranh vẽ của HS năm trước.
- Gv đi từng bàn gợi ý, động viên khuyến khích HS vẽ bài. Gv gợi ý cụ thể cho những HS còn lúng túng giúp các em hoàn thành bài vẽ.
+ Hs xem tranh và tham khảo cách sắp xếp bố cục, màu sắc tranh vẽ.
+ Hs thực hành vẽ tranh chân dung ông bà, bố, mẹ hoặc cô giáo
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv trưng bày một số bài vẽ của HS.
- Gv gợi ý cho HS nhận xét bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
- Gv nhận xét cụ thể và chấm điểm.
- Gv tuyên dương những HS vẽ bài đẹp và động viên những HS còn chậm cần cố gắng trong giờ học sau.
+ HS. quan sát.
+ HS tự nhận ra bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
*Dặn dò: + HS về nhà chuẩn bị bài 9: Vẽ màu vào hình có sẵn.
Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2014
Mĩ thuật 3
Luyện tập: Hoàn thành bài - Vẽ chân dung
 I/ Mục tiêu.
	- HS tập quan sát, nhận xét khuôn mặt người.
	- Biết cách vẽ và vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
	- HS yêu quý người thân và bạn bè.
II/ Chuẩn bị. 
*Giáo viên: 
	- Sưu tầm một số tranh ảnh chân dung của các lứa tuổi.
	- Hình gợi ý cách vẽ.
	- Sưu tầm thêm một số tranh của HS lớp trước.
*Học sinh:
	- Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
*Giới thiệu bài
* Hoạt động1: Tìm hiểu về tranh chân dung.
- Gv giới thiệu tranh
- Các bức tranh này vẽ gì ?
- Thế nào gọi là tranh chân dung
- Trên khuôn mặt có những bộ phận nào?
- Khuôn mặt người có những nét gì?
- Gv nhận xét
Hs quan sát tranh.
+ Hs vẽ khuôn mặt người vã toàn thân hoặc bán thân.
+ Hs vẽ đặc tả khuôn mặt là chính.
+ Hs: tóc, tai, mắt, mũi, miệng, 
+ Hs: nét vui, buồn, già, trẻ
* Hoạt động2: Cách vẽ chân dung.
- Gv giới thiệu cách vẽ qua hình gợi ý cách vẽ. 
- Gv yêu cầu Hs nhớ lại khuôn mặt người thân hoặc bạn bè
- Gv hướng dẫn vẽ mẫu trên bảng.
- Gv cho HS so sánh điểm khác nhau giữa người già và người trẻ, nam với nữ
- Gv cho HS nhận xét bổ sung ý kiến.
- Gv nhắc lại cách vẽ cho HS khắc sâu kiến thức.
+ Hs nhắc lại cách vẽ tranh chân dung.
+ Hs quan sát và nhận biết.
+ Hs quan sát kĩ và tự tìm ra cách vẽ.
- Vẽ khuôn mặt trước ( hình tròn, vuông, trái xoan) vẽ tiếp cổ, vai, tóc, tai
- Vẽ chi tiết; mắt, mũi, miệng
- Vẽ màu.
*Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv cho HS xem tranh vẽ của HS năm trước.
- Gv đi từng bàn gợi ý, động viên khuyến khích HS vẽ bài. Gv gợi ý cụ thể cho những HS còn lúng túng giúp các em hoàn thành bài vẽ.
+ Hs xem tranh và tham khảo cách sắp xếp bố cục, màu sắc tranh vẽ.
+ Hs hoàn thành bài vẽ tranh chân dung ông bà, bố, mẹ hoặc cô giáo…
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv trưng bày một số bài vẽ của HS.
- Gv gợi ý cho HS nhận xét bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
- Gv nhận xét cụ thể và chấm điểm.
- Gv tuyên dương những HS vẽ bài đẹp và động viên những HS còn chậm cần cố gắng trong giờ học sau.
+ HS. quan sát.
+ HS tự nhận ra bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
*Dặn dò: + HS về nhà chuẩn bị bài 9: Vẽ màu vào hình có sẵn.
Thứ ba ngày 14 tháng 10 năm 2014
Mĩ thuật 4
Bài 8: Tập nặn tạo dáng
Nặn con vật quen thuộc.
I/ Mục tiêu.
	- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm màu sắc của con vật.
	- HS biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng.Hình nặn cân đối,gần giống con vật mẫu. 
	- HS có ý thức chăm sóc, bảo vệ và yêu mến các con vật.
II/ Chuẩn bị. 
*Giáo viên: 
	- Một số tranh ảnh về con vật quen thuộc.
	- Bài nặn của HS lớp trước.
	- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
*Học sinh:
	- SGK, Vở tập vẽ.
	- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới.
*Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Gv cho HS xem tranh, ảnh về các con vật.
- Trong tranh là những con vật gì?
- Con vật có những bộ phận gì?
- Hình dáng của chúng khi đi, đứng, chạy, nhảy thay đổi như thế nào?
- Hình dáng của các con vật giống nhau hay khác nhau?
- Ngoài các con vật trong tranh, em còn biết những con vật nào?
- Em thích con vật nào nhất? Vì sao?
- Hãy miêu tả đặc điểm, hình dáng, màu sắc con vật em định nặn?
+Hs quan sát tranh, ảnh.
+ Hs nêu tên con vật có trong tranh, ảnh.
+ Hs: đầu, mình, thân, chân, đuôi
+ Hs trả lời.
+ Hs: hình dáng của các con vật thường không giống nhau.
+ Hs: trâu, bò, thỏ, hổ, báo, voi, ngựa
+ Hs: suy nghĩ trả lời.
*Hoạt động 2: Cách nặn.
- Gv gợi ý cho HS cách nặn qua hình vẽ gợi ý.( bộ ĐDDH)
- Có 2 cách nặn:
+ Nặn từng bộ phận và các chi tiết rồi ghép lại.
+ Nhào đất thành một thỏi rồi vuốt, kéo tạp thành hình con vật.
- Gv yêu cầu HS tự nêu cách nặn.
- Gv cho HS nhận xét bạn trả lời.
+ Hs nêu cách nặn.
- Nhớ lại hình dáng, đặc điểm con vật sẽ nặn.
- Chọn màu đất nặn cho con vật và các bộ phận và chi tiết.
- Nhào kĩ đất cho mềm, dẻo trước khi nặn.
- Tạo dáng con vật đi, chạy, nhảy
*Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv cho HS xem một số con vật được HS lớp trước nặn.
- Gv đến từng bàn quan sát, hướng dẫn HS.
- Gv nhắc HS chú ý cách nặn.
- Gv gợi ý cụ thể giúp những HS còn lúng túng nặn được con vật theo ý thích.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập tại lớp.
+ Hs xem tham khảo.
+ Hs nhớ lại hình dáng, đặc điểm, màu sắc con vật mà mình định nặn.
+ Hs thực hành nặn con vật theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv trưng bày một số sản phẩm của HS.
- Gv gợi ý cho HS nhận sản phẩm đẹp và chưa đẹp.
- Gv nhận xét cụ thể và chấm điểm.
- Gv tuyên dương những HS nặn được sản phẩm đẹp. 
+ HS. quan sát.
+ HS tự nhận ra sản phẩm đẹp và chưa đẹp.
*Dặn dò: + HS về nhà chuẩn bị bài 9: Vẽ trang trí:Vẽ đơn giản hoa lá.
Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2014
Mĩ thuật 5
Bài 8: Vẽ theo mẫu
Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu.
I/ Mục tiêu.
	- HS hiểu hình dáng,đặc điểm của vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
	- HS biết cách vẽ và vẽ được hình mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.Hs khá giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối,hình vẽ gần với mẫu.
	- HS thích quan tâm tìm hiểu các đồ vật xung quanh.
II/ Chuẩn bị. 
*Giáo viên: - SGK, SGV. Mẫu có dạng hình trụ, hình cầu khác nhau.
	- Hình vẽ gợi ý.
	- Bài vẽ có dạng hình trụ, hình cầu của HS lớp trước.
*Học sinh: - SGK, vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
* Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Gv đặt mẫu có dạng hình trụ, hình cầu, y/c HS quan sát, nhận xét đặc điểm của mẫu.( Gv đặt cốc và quả).
- Hình trụ có đặc điểm gì?
- Hình cầu có đặc điểm gì?
- Hình hộp và hình cầu giống nhau hay khác nhau?
- So sánh các độ đậm nhạt của hình trụ và hình cầu?
- Nêu tên một số đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu?
- Gv y/c HS so sánh tỷ lệ của hai vật mẫu.
+Hs quan sát kĩ vật mẫu.
+ Hs: các mặt của hình trụ đều tròn dài và giống nhau.
+ Hs: các mặt tròn.
+ Hs: khác nhau.
+ HS: khối hộp đậm hơn khối cầu.
+ Hs: hình hộp; bình đựng nước, chai. Cốc hình cầu; quả cam, quả bóng
+ Hs so sánh tỷ lệ 2 vật mẫu.
*Hoạt động 2: Cách vẽ.
- Gv y/c HS quan sát mẫu và gợi ý cho HS cách vẽ.
- Gv hướng dẫn cách vẽ hình trụ và hình cầu qua hình gợi ý cách vẽ.
- Gv y/c HS theo dõi và tự nêu cách vẽ hình trụ và hình cầu.
- Gv cho HS nhận xét bạn trả lời và bổ sung ý kiến.
- Gv gợi ý cách sắp xếp bố cục, vẽ đậm nhạt.
+ Hs nêu cách vẽ.
- Phác khung hình chung phù hợp với khổ giấy ( bố cục cân đối).
- Phác khung hình của từng vật mẫu và tìm tỉ lệ của các bộ phận.
- Vẽ nét chính và vẽ chi tiết.
- Hoàn chỉnh và vẽ đậm nhạt.
*Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv đến từng bàn quan sát, hướng dẫn HS.
- Gv nhắc HS chú ý cách sắp xếp bố cục.
- Gv gợi ý cụ thể giúp những HS còn lúng túng vẽ được bài.
+ Hs quan sát kỹ mẫu khối hộp và khối cầu. 
+ Hs thực hành vẽ theo mẫu hình trụ, hình cầu và vẽ đậm nhạt bằng chì hoặc bằng màu.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv trưng bày một số bài vẽ của HS.
- Gv gợi ý cho HS nhận xét bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
- Gv nhận xét cụ thể và chấm điểm.
+ HS. quan sát.
+ HS tự nhận ra bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
*Dặn dò: + HS về nhà chuẩn bị bài 9: Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam.

File đính kèm:

  • docxMI THUAT TUAN 8 20142015.docx
Giáo án liên quan