Bài giảng Luỵên toán - Ôn tập về giải toán
Bài giải
Sinh nhật Ngọc sẽ vào ngày 20 của tháng và hôm đó vào thứ tư
- Trình bày bài.
- Nhận xét và tuyên dương.
- Hoàn thành vở luyện.
Tuần 18 Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2012 Giáo dục ngoài giờ lên lớp Đ/C Yên dạy ------------------------------------------------------ Luỵên toán Ôn tập về giải toán I. Mục tiêu: Biết tự giải các bài toánbằng một phép tính cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị. II đồ dùng dạy học - Vở luyện toán III. các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt đông của trò ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ. Bài mới. 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Gọi HS đọc bài toán Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Yêu cầu HS nêu tóm tắt,GV ghi bảng Tóm tắt Sáng bán : 25 kg Chiều bán : 27kg Hai buổi :....kg? Nhận xét bài Bài 2: GiảI bài toán theo tóm tắt sau. Gọi HS đọc tóm tắt. Bài toán cho biết gì? hỏi gì? Bài thuộc dạng toán gì? Cho 1 HS viết bầi giảI, lớp làm vở. Tóm tắt An cao : 16dm Em thấp hơn An : 4dm Em cao : dm? Nhận xét, đánh giá. Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau. Gọi HS đọc tóm tắt. Bài cho biết gì? Hỏi gi? Bài thuộc dạng toán gì? Muốn tìm phàn nhiều hơn làm như thế nào? Yêu cầu HS viết bài giải. Tóm tắt Hoà : 7 tuổi Ông hơn Hoà: 58 tuổi. Ông : tuổi? 4. Củng cố: Muốn tìm phần ít hơn, nhiều hơn làm như thế nào? 5. Dặn dò: Ôn lại bài. - HS đọc, học sinh trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. Bài giải Cả hai buổi cửa hàng bán đượclà: 25 + 27 = 52 (kg) Đáp số: 52 kg HS đọc, học sinh trả lời. HS trả lời. HS trả lời. Bài giải Em cao số đề-xi- mét là: 16 - 4 = 12(dm) Đáp số: 12 dm HS đọc, học sinh trả lời. HS trả lời. HS trả lời. Bài giải Tuổi của ông là: 58 + 7 = 65(tuổi) Đáp số 65 tuổi ------------------------------------------------------------- Luyện tiếng Việt ôn tập tiết 1 I. Mục tiêu: - Học sinh đọc rõ ràng , trôi chảy các bài tập đọc đã học suốt học kỳ I (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 40 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài. Trả lờiđược các câu hỏivề ý đoạn đã học. II. Đồ dùng dạy học. - Phiếu ghi các bài học thuộc lòng. III. các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt đông của trò 1 ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Dạy bài mới a. Kiểm tra học thuộc lòng: - Nhận xét cho điểm. - HS lên bốc thăm (chuẩn bị 2 phút) - Đọc bài ( không cần SGK) b. Nói lời đồng ý, không đồng ý. + 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. *Lưu ý: Nói lời đòng ý với thái độ sẵn sàng vui vẻ, nói lời từ chối sao cho khéo léo, không làm mất lòng người nhờ vả mình. + Từng cặp học sinh thực hành. (Nhận xét) *VD: a. HS 1 (vai bà) cháu đang làm gì thế, xâu giúp bà cái kim nào ? - HS 2: (vai cháu) Vậng ạ ! cháu làm ngay đây ạ ! b. Chị chờ em một chút. Em làm xong bài này em sẽ giúp chị ngay. c. Bạn thông cảm, mình không thể làm bài hộ bạn được. d. Bạn cầm đi/chờ mình một chút nhé !/ Tiếc quá cái gọt bút chì của mình rơi đâu mất từ hôm qua. c. Viết khoảng 5 câu nói về một bạn lớp em. - 1 HS đọc yêu cầu - HS viết vào vở - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc - Chấm một số bài - Chọn viết về một bạn trong lớp không cần viết dài, viết chân thật câu rõ ràng, sáng sủa. VD: Ngọc Anh là tổ trưởng tổ em. Bạn xinh xắn, học giỏi, huy giúp đỡ mọi người. Em rất thích thân với bạn. Chúng em ngày nào cũng cùng nhau đến trường. Bố mẹ em rất hài lòng khi thấy em có một người bạn như Ngọc Anh. 4. Củng cố: Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2012 Luyện Toán Luyện tập chung i.Mục tiêu: Giúp HS củng cố: - Cách làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Cách tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ. - Cách giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị. - HS làm bài thành thạo, chính xác trong quá trình tính toán. ii.Chuẩn bị GV: bảng phụ HS: bảng con, Luyện Toán iii.Tiến trình dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức 2. Bài cũ - Kiểm tra bài ở nhà của HS. - GV nhận xét. 3. Bài mới 3.1.Giới thiệu bài: Trực tiếp 3.2.Bài tập Bài 1: Tính nhẩm: - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi. - Nhận xét và kết luận Bài 2: Đặt tính rồi tính. ? Nêu cách đặt tính và tính. Bài 3: Tìm x. ? Nêu cách tìm x - GV hướng dẫn HS cách làm bài và cho HS làm bảng con Bài 4: GV hướng dẫn đọc đề toàn và làm bài 4.Củng cố: - Muốn tìm số trừ ta làm thế nào? 5.Dặn dò Chuẩn bị bài sau -HS thảo luận nhóm đôi và trình bày bài. - Nhận xét và bổ sung. - HS nêu yêu cầu của bài - HS làm bài cá nhân trên bảng con + 37 + 46 - 55 - 92 18 39 17 74 55 85 38 18 - Nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vảo bảng con. x + 19 = 63 x - 53 = 37 x = 63 - 19 x = 37 + 53 x = 44 x = 90 90 - x = 34 x = 90 - 34 x = 56 - Đọc đề toán. - Nhận xét và tuyên dương Bài giải Liên tan học lúc: 7 + 4 = 11 giờ Đáp số: 11 giờ. - Hoàn thành vở luyện. ------------------------------------------------------ Luyện Tiếng Việt ôn tập tiết 3 i.Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như Tiết 1. - Biết thực hành sử dụng mục lục sách (BT2). - Nghe viết chính xác , trình bày đúng bài CT, tốc độ viết khoảng 40 chữ /15phút. - Rèn kỹ năng viết chính tả. ii.Chuẩn bị GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc. 4 lá cờ. HS: SGK iii.Tiến trình dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức 2. Bài cũ GV nhận xét và cho điểm 3. Bài mới 3.1.Giới thiệu bài: bằng lời 3.2. Ôn tập Bài 1: ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc. Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích: Bài 2: ôn luyện kĩ năng sử dụng mục lục sách Gọi 1 HS đọc yêu cầu, sau đó tổ chức cho HS thi tìm mục lục sách. Chia lớp thành 4 đội phát cho mỗi đội 1 lá cờ và cử ra 2 thư kí. Nêu cách chơi: Mỗi lần cô sẽ đọc tên 1 bài tập đọc nào đó, các em hãy xem mục lục và tìm số trang của bài này. Đội nào tìm ra trước thì phất cờ xin trả lời. Nếu sai các đội khác được trả lời. Thư kí ghi lại kết quả của các đội. Tổ chức cho HS chơi thử. GV hô to: “Người mẹ hiền.” Kết thúc, đội nào tìm được nhiều bài tập đọc hơn là đội thắng cuộc. Bài 3: Viết chính tả GV đọc đoạn văn một lượt và yêu cầu 2 HS đọc lại. + Đoạn văn có mấy câu? + Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? + Cuối mỗi câu có dấu gì? Yêu cầu HS viết bảng các từ ngữ: đầu năm, quyết trở thành, giảng lại, đã đứng đầu lớp. Đọc bài cho HS viết, mỗi cụm từ đọc 3 lần. Đọc bài cho HS soát lỗi.Chấm điểm một số bài và nhận xét bài của HS. 4.Củng cố: ? Nêu tính hài hước của bài 5.Dặn dò: Chuẩn bị bài sau - Đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc, HTL 3 đến 4 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định. Đọc yêu cầu của bài và nghe GV phổ biến cách chơi và chuẩn bị chơi. HS phất cờ và trả lời: trang 63 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi và đọc thầm. Đoạn văn có 4 câu. Chữ Bắc phải viết hoa vì đó là tên riêng. Các chữ Đầu, ở, Chỉ phải viết hoa vì là chữ đầu câu. Cuối mỗi câu có dấu chấm. Thực hành viết bảng. Nghe GV đọc và viết lại. Soát lỗi theo lời đọc của GV và dùng bút chì ghi lỗi sai ra lề vở. - Hoàn thành vở luyện. Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2012 Luyện Toán Luyện tập chung i.Mục tiêu: Giúp HS củng cố: - Cách làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Cách tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản. - Cách tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ. - Tìm chữ số thích hợp, tìm một ngày nào đó của tuần và tháng. - HS làm bài thành thạo, chính xác trong quá trình tính toán. ii.Chuẩn bị GV: bảng phụ HS: Luyện Toán iii.Tiến trình lên lớp Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức 2. Bài cũ - Kiểm tra việc làm bài ở nhà của HS 3. Bài mới 3.1.Giới thiệu bài: Trực tiếp 3.2.Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - GV hướng dẫn HS làm bài. Bài 2: Tính. ? Nêu cách đặt tính và tính. Bài 3: Tìm x Bài 4: GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức” - GV chốt kết quả. Bài 5: GV gợi ý cách làm bài. 4.Củng cố: Hệ thống bài 5.Dặn dò Nhận xét giờ học; Chuẩn bị bài sau - Làm bài 3/T70 - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài cá nhân trên bảng con + 46 - 91 + 57 - 84 46 35 36 27 92 56 93 57 - Nêu yêu cầu của bài. - HS nêu cách tình và làm bài. - Nêu yêu cầu của bài - HS làm bài vào bảng con. - HS tham gia trò chơi. - Nêu cách điền số. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài cá nhân Bài giải Sinh nhật Ngọc sẽ vào ngày 20 của tháng và hôm đó vào thứ tư - Trình bày bài. - Nhận xét và tuyên dương. - Hoàn thành vở luyện. ------------------------------------------------------------------ Thực hành mĩ thuật Đ/C Minh dạy ----------------------------------------------------------------- Luyện Tiếng Việt ôn tập tiết 6 i.Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1. - Dựa vào tranh để kể lại câu chuyện ngắn khoảng 5 câu và đặc tên cho câu chuyện (BT2) ; viết được tin nhắn theo tình huống cụ thể (BT3). -Yêu thích môn Tiếng Việt ii.Chuẩn bị GV: Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng trong chương trình học kỳ I. Tranh minh họa bài tập 2. HS: SGK iii.Tiến trình lên lớp Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức 2. Bài cũ - GV cho HS viết một số từ vào bảng con 3. Bài mới 3.1.Giới thiệu bài: Trực tiếp 3.2. Ôn tập Bài 1: ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc. Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích: Bài 2: Kể chuyện theo tranh và đặt tên cho truyện Yêu cầu HS quan sát tranh 1. Yêu cầu quan sát tranh 2. + Lúc đó ai xuất hiện? + Theo em, cậu bé sẽ làm gì, nói gì với bà cụ. Hãy nói lại lời cậu bé. + Khi đó bà cụ sẽ nói gì? Hãy nói lại lời bà cụ. Yêu cầu quan sát tranh 3 và nêu nội dung tranh. Yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện. Yêu cầu HS đặt tên cho truyện. GV nxét tuyên dương Bài 3: Viết tin nhắn - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. + Vì sao em phải viết tin nhắn? + Nội dung tin nhắn cần những gì để bạn có thể đi dự Tết Trung Thu? Yêu cầu HS làm bài. 2 HS lên bảng viết. Nhận xét hai tin nhắn của 2 HS lên bảng. Gọi một số em trình bày tin nhắn, nhận xét và cho điểm. 4.Củng cố: Hệ thống bài 5.Dặn dò Nhận xét giờ học; Chuẩn bị bài sau - HS viết bảng con 3 đến 4 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định. 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo. Lúc đó một cậu bé xuất hiện. Cậu bé hỏi: Bà ơi, cháu có giúp được bà điều gì không?/ Bà ơi, bà muốn sang đường phải không, để cháu giúp bà nhé!/ Bà ơi, bà đứng đây làm gì? Bà muốn sang bên kia đường nhưng xe cộ đi lại đông quá, bà không sang được. Cậu bé đưa bà cụ qua đường/ Cậu bé dắt tay đưa bà cụ qua đường . . . Kể nối tiếp theo nội dung từng tranh. Sau đó 2 HS kể lại nội dung của truyện. Nhiều HS phát biểu. VD: Bà cụ và cậu bé/ Cậu bé ngoan/ Qua đường/ Giúp đỡ người già yếu... Đọc yêu cầu. Vì cả nhà bạn đi vắng. Cần ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức. Làm bài cá nhân. Lan thân mến! Tớ đến nhưng cả nhà đi vắng. Ngày mai, 7 giờ tối, cậu đến Nhà văn hoá dự Tết Trung Thu nhé! Chào cậu: Hồng Hà - HS nxét, sửa bài ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2012 Luyện Tiếng Việt ôn tập tiết 7 i.Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1. - Nói lại lời đáp của mình khi được hỏi. - Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về một người bạn trong lớp. - HS có ý thức học tập và ôn tập. ii.Chuẩn bị GV: SGK, bảng phụ HS: SGK iii.Tiến trình dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức 2. Bài cũ GV nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới 3.1.Giới thiệu bài: Trực tiếp 3.2.Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc. Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích: Bài 2: Nói lời đáp của em - GV lưu ý HS nói lời đáp sao cho phù hợp từng tình huống. Bài 3: Viết khoảng 5 câu nói về một người bạn trong lớp. - GV nhận xét. 4.Củng cố: Hệ thống bài 5 .Dặn dò Nhận xét giờ học - Đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc 3 đến 4 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định. - HS thảo luận nhóm đôi và tham gia trò chơi “Tiếp sức” - Nhận xét và bổ sung. - HS viết bài cá nhân. - Trình bày bài. - Lớp nhận xét và bổ sung. - Nhận xét và tuyên dương. -------------------------------------------------------------------- Luyện Tiếng Việt Luyện tiết 8 i.Mục tiêu: Giúp HS: - Nói lại lời đáp của mình khi được hỏi. - Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về một người bạn trong lớp. Dựa vào bài tập đọc trả lời câu hỏi để hiểu nội dung bài “Cò và Vạc”. Có ý thức học tập và rèn luyện. ii.Chuẩn bị GV: bảng phụ HS: Luyện Tiếng Việt iii.Tiến trình dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức 2. Bài cũ ?Kể một số từ chỉ đặc điểm mà em biết? GV nhận xét và ghi điểm. 3. Bài mới 3.1.Giới thiệu bài: Trực tiếp 3.2.Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Viết lại lời đáp của em - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. - GV lưu ý HS tìm từ sao cho đúng Bài 2: Viết khoảng 5 câu kể về một bạn lớp em. - GV tổ chức HS chơi “Tiếp sức” - GV nhận xét và bổ sung. 4.Củng cố: ? Tìm một số hình ảnh so sánh? Hệ thống bài 5.Dặn dò Chuẩn bị bài sau - 2, 3 HS lần lượt kể - HS đọc và nắm yêu cầu của bài. - HS thảo luận viết kết quả vào phiếu và thi “Tiếp sức”. a) Vâng! Bà để cháu làm cho. b) Chị cứ để đấy em làm bài xong đã. c) Mình xin lỗi. Cậu hãy tự làm bài của mình đi. d) ừ cậu đợi mình một chút. - Các nhóm nhận xét chéo và bổ sung. - Đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài cá nhân. Trình bày bài - Nhận xét và tổng kết, tuyên dương. - HS tham gia trò chơi “Tiếp sức”. - Hoàn thành vở luyện. -------------------------------------------------- Giáo dục kĩ năng sống ÔN TậP CHủ đề 1& chủ đề 2 i.Mục têu: Củng cố cho HS : - HS hiểu thế nào là kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích và Lắng nghe tích cực . - Rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích và Lắng nghe tích cực cho học sinh. - Giáo dục học sinh biết phòng tránh tai nạn thương tích & lắng nghe tích cực trong thực tế cuộc sống. II. Chuẩn bi: GV: Phiếu học tập HS: Vở bài tập giáo dục kĩ năng sống. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: Để Lắng nghe tích cực ta cần có những biểu hiện như thế nào? 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Lý thuyết: + Như thế nào gọi là có kĩ năng phòng tránh tai nạn gây thương tích? => Có hành động để tránh tổn hại cho bản thân và mọi người. + Thế nào là biết Lắng nghe tích cực? b.Thực hành * b1. kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích. +Nêu một số trò chơi hoặc hành động, việc làm có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc người khác? + Để phòng tránh tai nạn, thương tích khi đến trường em cần làm gì? + Bản thân em hoặc người thân đã lần nào bị ngã, bị đau, bị thương chưa? Sau đó em rút ra bài học gì? b 2-Lắng nghe tích cực. + Nêu hậu quả của việc không biếtLắng nghe tích cực + Khi Lắng nghe tích cực ta cần có những biểu hiện như thế nào GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn. HS thảo luận theo nhóm. ? Em đã biết lắng nghe tích cực chưa? Cho ví dụ về một trường hợp cụ thể. 4.Củng cố: Nhận xét kết quả tiết học. - GV chốt nội dung bài 5.Dặn dò: Thực hiện kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích &lắng nghe tích cực trong cuộc sống. - HS trả lời. HS trả lời cá nhân. - HS nêu HS thảo luận nhóm đôi. Nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét HS thảo luận. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Lớp nhận xét - HS nối tiếp nhau kể - Lớp nhận xét ------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2012 Luyện Toán chữa bài kiểm tra i.Mục tiêu: Giúp HS: Biết đáp án chính xác của bài kiểm tra định kỳ. Bước đầu giúp HS biết tự đánh giá. Có ý thức cố gắng vươn lên trong học tập. ii.Chuẩn bị GV: bài kiểm tra HS: SGK iii.Tiến trình dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức 2. Bài cũ 3. Bài mới 3.1.Giới thiệu bài: Trực tiếp 3.2. Chữa bài kiểm tra - GV đọc câu hỏi - HS nêu ý kiến, GV chốt ý. Phần I: Trắc nghiệm 1/ Kết quả của phép tính 74 – 14 + 40 là 2/ Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ sáng đến 13 giờ là 3/ Thứ ba tuần này là ngày 22, thứ ba tuần trước là ngày: 4/ Hình vẽ bên có Phần I: Làm bài tập Câu 1: Đặt tính rồi tính Câu 2: Tính Câu 3: GV tóm tắt Nga : 48 quyển vở Lan ít hơn Nga: 7 quyển Lan : ... quyển vở? Câu 4: GV tóm tắt 65 tuổi Ông: Bố: 28 tuổi ? tuổi Câu 5: Viết phép tính có hiệu bằng số bị trừ 4.Củng cố: Hệ thống bài 5.Dặn dò: Chuẩn bị bài sau - 100 - 4giờ - 15 - 8 hình tam giác + 48 + 7 - 86 - 100 35 69 57 34 83 76 29 66 78 – 19 + 21 = 80 59 Bài giải Lan ủng hộ số quyển vở là: 48 – 7 = 41 (quyển vở) Đáp số: 41 quyển Bài giải Bố có số tuổi là: 65 – 28 = 37 (tuổi) Đáp số: 37 tuổi 40 – 0 = 40 - Tự đánh giá bài làm của mình ------------------------------------------------------------------------------ Luyện tiếng Việt ôn tập tiết 9 I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nghe viết một đoạn chính tả. - Ôn lại cách loàm bưu thiếp choc mừng. II. Đồ dùng dạy học. Vở ô ly III. các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt đông của trò 1 ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Dạy bài mới. A. Nghe viết. - Cho HS đọc 2 khổ thơ. - Đoạn văn nói về điều gì? - Tìm những từ khó trong bài. - Hãy nêu cách trình bày. - Giáo viên đọc bài, yêu cầu HS viết. - Đọc soát lỗi. - Thu vở chấm. B. Tập làm văn. 1. Dựa vào nội dung bài chính tả trên, trả lời câu hỏi; a. Những chú gà trông như thế nào? b. Đàn gà con chạy như thế nào? Nhận xét câu trả lời. 2. Hãy viết từ 1 đến 3 câu trên tấm bưu thiếp chúc mừng bạn em, nhân dịp sinh nhật bạn. - Bài yêu cầu viếy gì? - Nội dung cần viết là gì? - Yêu câu HS tự viết. - Nhận xét đánh giá., 4.Củng cố: Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: Dặn HS tự ôn bài. - HS đọc - Đàn gà con mới nở. - Lùi vào ba ô, các chữ đầu dòng viết hoa, hai khổ thơ cách nhau một dòng. - HS viết bài. - Soát lỗi. - Những chú gà con trông như những hòn tơ nhỏ, - Đàn gà con chạy như lăn tròn. - Viết một bưu thiếp chúc mừng nội dung viết là chúc mừng sinh nhật bạn. - HS viết bưu thiếp.
File đính kèm:
- Tuan L18.doc