Bài giảng Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tiết 1, 2 văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh

Tác giả bài viết đã khẳng định thật đúng:"Trên đời không có học vấn nào là cô lập tách rời học vấn khác. Vì thế không biết rộng thì không chuyên sâu, không thông thái thì không thể nắm gọn". Tác giả đã chứng tỏ là người có kinh nghiệm trong việc đọc sách và là một học giả lớn đã từng trải

doc270 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tiết 1, 2 văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc một cách âm thầm.
? Em có nhận xét gì về tiêu đề của tác phẩm?
- Hstl- Gvkl:
Nham đề của tác phẩm đã hàm chứa tinh thần làm việc thầm lặng của những con người nơi Sa Pa
Hđ3: Thực hiện phần tổng kết
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 189
Hđ4: Thực hiện phần luyện tập trong sgk
- Tóm tắt truyện .
- Phát biểu cảm nghĩ của mình về nhân vật anh thanh niên.
Ghi bảng:
I/ Sơ lược về tác giả, tác phẩm:
Chú thích* sgk.
II/ Đọc- hiểu văn bản:
1/ Nhân vật anh thanh niên
a, Vị trí nhân vật:
- Anh thanh niên là nhân vật chính trong truyện.
- Chỉ xuất hiện trong chốc lát.
] Ấn tượng sâu nặng cho mọi người.
b, Những nét đẹp của anh thanh niên
- Sống một mình trên đỉnh núi cao.
- Đo gió, đo mưa, đo chấn động mặt đất
- Công việc tỉ mỉ chính xác
] Yêu nghề, yêu công việc, vượt qua sự cô đơn vắng vẻ để làm việc.
- Sống ngăn nắp, chủ động
- Cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm.
- Khiêm tốn, thành thực.
] Anh có những nét đẹp về tinh thần, tình cảm.
2/ Các nhân vật khác
Họ là những người ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng đều có lối làm việc thầm lặng như nhau.
III/ Tổng kết:
* Ghi nhớ: sgk/ 189
IV/ Luyện tập
- Tóm tắt truyện
- Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên
C/ Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học
D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài kiểm tra tập làm văn. 
Ngày soạn: 03 - 12 - 2009
Tiết 68, 69 	 KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN
	 (Bài viết số 3- Văn tự sự)
A/ Mục tiêu cần đạt: 
- Hs trình bày được bài viết với những kiến thức của tập làm văn mà các em đã lĩnh hội được về văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả, có sử dụng được lối đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- GDHS ý thức tự giác trong khi làm bài.
B/ Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
	- Tiến trình kiểm tra
Hđ1: Gv chép đề lên bảng
Hđ2: Gv giám sát hs làm bài.
Hđ3: Gv thu bài về nhà chấm
C/ Phần đề bài và đáp án
1/ Đề bài: Em hãy tưởng tượng mình được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.
2/ Đáp án và biểu điểm
- Hs có nhiều cách kể, song cần xác định được ngôi kể và thực hiện đầy đủ các bước của bài văn tự sự (2đ)
- Về nội dung cần trình bày được các ý sau:
+ Thời gian, địa điểm gặp các chiến sĩ lái xe.(1đ)
+ Diễn biến của cuộc trò chuyện đó.(3đ)
+ Tâm trạng của bản thân khi được trò chuyện với các chiến sĩ.(2đ)
+ Suy nghĩ của bản thân về người chiến sĩ cách mạng thời kháng chiến chống Mĩ (2đ)
D/ Dặn dò: Gv dặn hs chuẩn bị bài người kể trong văn tự sự.
Ngày soạn: 05 – 12 - 2009
Tiết 70	 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN TỰ SỰ
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện và ngôi kể trong văn tự sự.
- Rèn kĩ năng nhận diện và tập kết hợp cácyếu tố này trong khi đọc văn cũng như khi viết văn.
B/ Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba? (Văn 6)
	- Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu bài
- Gv gọi hs đọc đoạn trích trong sgk.
? Đoạn trích kể về ai và kể về việc gì?
- Hstl- Gvkl:
Kể về phút chia tay giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.
? Ai là người kể chuyện? Dấu hiệu nào cho ta biết điều đó?
- Hstl- Gvkl:
Người kể không xuất hiện (không phải là một trong ba nhân vật đó) các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan.
- Gv cho hs chỉ ra các chi tiết cụ thể.
? Theo em đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
- Hstl- Gvkl:
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ ba.
? Những câu:"giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ" "những người con gái sắp xa ta" là nhận xét của người nào? về ai?
- Hstl- Gvkl:
Đó là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh.
? Em hiểu thế nào là người kể chuyện trong văn tự sự?
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 193.
Hđ3: Thực hiện phần luyện tập
- Gv cho hs thực hiện bài tập theo nhóm học tập
- Hstl- Gvkl và ghi bảng:
Người kể là cậu bé (nhân vật trong đoạn truyện)
Ghi bảng
I/ Vai trò của người kể trong văn tự sự:
Đoạn trích: sgk
- Người kể không xuất hiện.
- Nhân vật trở thành đối tượng miêu tả.
ž Kể theo ngôi thứ ba.
] Câu trần thuật của người kể chuyện.
* Ghi nhớ: sgk/ 193.
II/ Luyện tập:
+ Ưu điểm: Đi sâu vào tâm tư tình cảm, diễn biến tâm lý nội tâm.
+ Nhược điểm: Khó tạo cái nhìn nhiều chiều, đơn điệu trong lời kể
C/ Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học
D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài chiếc lược ngà.
Ngày soạn: 07 – 12 - 2009
Tiết 71, 72	 Văn bản: CHIẾC LƯỢC NGÀ
	 (Nguyễn Quang Sáng)
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
- GDHS thái dộ kính yêu cha mẹ trong mọi hoàn cảnh.
B/ Các bước lên lớp
Tiết 71	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ:? Em hãy phân tích hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm 	lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long? (Đáp án tiết 67)
	- Tiến trình dạy- học bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
Bước1: Tìm hiểu sơ lược về tác giả, tác phẩm
- Gv gọi hs đọc chú thích* trong sgk
- Gv cho hs nêu vài nét về tác giả và tác phẩm đó.
- Gv giới thiệu thêm vài lời tâm sự của nhà văn Nguyễn Quang Sáng:" Tôi bắt đầu cầm bút viết từ năm 1952 lúc còn ở rừng U Minh thời kháng chiến chống Pháp. Mãi đến năm 1956, truyện ngắn đầu tiên"con chim vàng" mới được in trên Báo Văn nghệ, Hội nhà Văn Việt Nam. Từ ấy đến nay đã hơn 40 năm cầm bút, có được một số tác phẩm, có được vài giải thưởng, nhưng tôi luôn tự hỏi mình đã thật là nhà văn hay chưa? Là lời tự vấn nghiêm túc và khắc nghiệt- tôi đã trả lời, đang trả lời và sẻ trả lời trên trang viết
Bước2: Gv cho hs tìm hiểu nội dung tác phẩm
- Gv hướng dẫn hs cách đọc- gv đọc mẫu- gọi hs đọc bài.
? Sau nhiều năm xa cách nay được gặp con ông Sáu đã có những tình cảm ntn? Đáp lại tình cảm đó bé Thu đã có thái độ và hành động ra sao đối với ông Sáu?
- Hstl- Gvkl:
Ông Sáu đã không kìm nén nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy đứa con gái của mình.
Ngược lại bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh thậm chí tỏ ra lạnh nhạt, xa lánh ông Sáu.
? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
- Gv cho hs dựa vào văn bản để chỉ ra được những chi tiết đó.
? Vì sao Thu lại có hành động như thế? Có phải vì Thu không có tình cảm với cha mình?
- Hstl- Gvkl:
Thu có hành động như thế vì Thu chưa thể nhận ông Sáu là ba chỉ vì ông Sáu có vết thẹo trên mặt. Thu rất thương cha mình nhưng chỉ vì còn đang có chút ngờ vực ở ông Sáu mà thôi.
? Thái độ đó của Thu có đáng trách không? Việc Làm đó của Thu xuất phát từ đâu?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Hstl- Gvkl:
Không nên trách Thu vì trong điều kiện chiến tranh nó còn quá nhỏ, chưa được một lần gặp cha và cũng chưa hiểu hết tình thế. Vả lại việc làm của Thu xuất phát từ tâm lý tự nhiên, chân thật với tình cảm sâu sắc, đáng yêu.
Tiết 72
? Trước phút ông Sáu lên đường, bé Thu đã có thái độ và hành động ntn?
- Hstl- Gvkl:
Thái độ của Thu thay đổi hoàn toàn. Thu cất tiếng gọi ba, chạy tới ôm lấy ba, hôn lên cùng khắp.
? Vì sao Thu lại nhận ra ba? từ đó ta thấy tâm trạng của Thu ntn?
- Hstl- Gvkl:
Thu đã được nghe bà ngoại giải thích về vết thẹo trên mặt ba. từ đó Thu đã có tâm trạng hối hận, nằm im, lăn lộn, thở dài. Trong phút chia tay tình cảm của Thu đã diễn ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt có xen cả sự hối hận.
? Em hãy tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của ông Sáu đối với con và nêu cảm nghĩ về tình cảm ấy?
- Hstl- Gvkl:
Ông khao khát được ôm con vào lòng. Tại chiến trường ông đã kì công làm chiếc lược bằng ngà để tặng con gái. Và ngay sống lưng lược đã khắc ghi dòng chữ"yêu nhớ tặng Thu con của ba". Chiếc lược đã chứa đựng bao nỗi mong nhớ, thương con của anh Sáu.
? Đến khi gần hi sinh anh đã thể hiện tình cảm của mình ntn đối với con?
- Hstl- Gvkl:
Anh đã trao lại chiếc lược cho bác Ba nhờ bác mang về tặng con gái. Đó là thứ tình cảm thật sâu nặng của người cha đối với con trong một hoàn cảnh éo le.
? Em Có nhận xét gì về nghệ thuật trần thuật của truyện?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Hstl- Gvkl:
Cốt truyện chặt chẽ, yếu tố bất ngờ, tự nhiên. Nhân vật kể chuyện là người bạn của ông Sáu nên tạo được sự tin cậy lớn. 
Khai thác được nghệ thuật diễn biến tâm lý trẻ em rất tự nhiên.
Ngôn ngữ đậm chất phương Nam
Hđ3: Thực hiện phần tổng kết
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 202.
Hđ4: Thực hiện phần luyện tập 
- Em hãy phân tích sự nhất quán về tính cách của bé Thu và ông Sáu.
- Tóm tắt truyện.
Ghi bảng
I/ Sơ lược về tác giả và tác phẩm
Chú thích* sgk
II/ Đọc- hiểu văn bản
1/ Diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu đối với ông Sáu:
a, Thái độ của Thu khi chưa nhận ông Sáu là ba
- Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, xa lánh ông Sáu.
- Chưa nhận ông Sáu là ba chỉ vì ông Sáu có vết thẹo trên mặt
] Tâm lý tự nhiên chân thật với tình cảm sâu sắc đáng yêu của bé Thu.
b, Thái độ của Thu khi nhận ra ba mình.
- Thái độ khác hẳn.
- Gọi ba và chạy tới ôm chặt lấy, ròi hôn lên cùng khắp.
] Tình cảm mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt và có sự hối hận.
2/ Tình cảm của ông Sáu đối với con
- Khao khát được ôm con vào lòng.
- Kì công làm chiếc lược bằng ngà để tặng con gái.
- Chiếc lược chứa đựng nỗi nhớ mong, thương con vô bờ.
] Tình cảm của cha con thật sâu nặng nhất là trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
3/ Nghệ thuật:
- Cốt truyện chặt chẽ, bất ngờ, tự nhiên.
- Nhân vật kể chuyện đáng tin cậy.
- Tâm lý trẻ em tự nhiên.
- Ngôn ngữ đậm chất phương Nam
III/ Tổng kết:
*Ghi nhớ: sgk/ 202
IV/ Luyện tập
- Phân tích sự nhất quán trong tính cách của thu và ông sáu
- Tóm tắt truyện.
C/ Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học
D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài ôn tập Tiếng Việt.
Ngày soạn: 10 – 12 - 2009
Tiết 73	ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Nắm chắc hơn một số nội dung phần tiếng việt đãhọc ở chương trình học kì I.
- GDHS ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
B/ Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
	- Tiến trình tiết ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu tiết ôn tập
Hđ2: Gv hướng dẫn hs lần lượt thực hiện nội dung ôn tập.
Bước1: Ôn lại các khái niệm về phương châm hội thoại.
? Em hãy kể tên các phương châm hội thoại đã học và nêu khái niệm của các phương châm hội thoại đó?
- Hs nhắc lại được các phương châm hội thoại đã học như sau:
Phương châm về lượng.
Phương châm về chất.
Phương châm quan hệ.
Phương châm cách thức.
Phương châm lịch sự
- Hs nhắc lại được khái niệm về các phương châm hội thoại đó.
Bước 2: Gv hướng dẫn hs thực hiện việc xưng hô trong hội thoại.
? Thế nào là xưng hô trong hội thoại và nêu các từ ngữ dùng để xưng hô?
- Gv cho hs tự nhắc lại các khái niệm đó và kể tên các từ ngữ dùng trong hội thoại như: mày, tao, tớ, bạn, cậu, ông, bà,mình
? Em hãy giải thích nghĩa:"xưng khiêm, hô tôn"?
- Hstl- Gvkl:
Khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối phương một cách tôn kính.
Chẳng hạn: bệ hạ(gọi vua), bần tăng (nhà sư nghèo), quý ông, quý bà
? Vì sao khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Hstl- Gvkl:
Không chỉ dùng đại từ xưng hô.
Có thể dùng chức danh từ ngữ thân thuộc.
Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người với người.
Cần chú ý từ ngữ giao tiếp.
Bước 3: Thực hiện ôn tập cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Gv cho hs nhắc lại khái niệm về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
? Em hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau của hai cách dẫn này?
- Gv cho hs tự so sánh để tìm ra điểm giống và khác nhau.
- Gv cho hs đọc bài tập trong sgk/ 191
? Em hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp? Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại?
- Hstl- Gvkl:
Xưng hô: tôi(I)= nhà vua (III)
Chúa công (II) = vua quang trung (III)
Tỉnh lược từ chỉ địa điểm (đây)
Từ chỉ thời gian: bây giờ = bấy giờ.
Ghi bảng
I/ Các phương châm hội thoại
II/ Xưng hô trong hội thoại
III/ Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
C/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài chuẩn bị cho tiết kiểm tra Tiếng Việt
Ngày soạn: 12 - 12 - 2009
Tiết 74	KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A/ Mục tiêu cần đạt: 
- Hs xác định đúng yêu cầu của đề bài và thực hiện được bằng những kiến thức đã được lĩnh hội.
- GDHS ý thức , tinh thần tự giác khi làm bài.
B/ Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
	- Tiến trình tiết kiểm tra
Hđ1: Gv chép đề lên bảng
Hđ2: Gv giám sát hs làm bài
Hđ3: Gv thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
C/ Phần đề bài và đáp án
1/ Đề bài
Câu1(7đ):Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
	Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố nó và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích, tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
	Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi, một hôm thằng lớn thở dài và nói:
 - Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt. Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, ngày kia, đã có thờiDường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm chứ không phải mười một năm.
a, Trong số những từ im nghiêng thì đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lời dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn.
b, Vận dụng phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao thằng lớn phải dùng từ "có lẽ" trong nhận xét của mình.
Câu 2(3đ): So sánh giá trị ý nghĩa của những từ in đậm trong từng cặp câu sau, theo em dùng từ nào hay hơn? Vì sao?
a, Đứa bé lao vào lòng mẹ	 b, Nước ở đâu ào vào nhà
 Đứa bé chạy vào lòng mẹ Nước ở đâu chảy vào nhà
2/ Đáp án và biểu điểm
Câu1(7đ):
Hs xác định được lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp, không phải là lời dẫn đồng thời giải thích được phương châm hội thoại trong đoạn trích như sau:
a, Lời dẫn trực tiếp:"Tất cảrất tốt"(1,5đ)
 Lời dẫn gián tiếp:" Ngày trước, ngày kia, đã có thời(1,5đ)
 Không phải lời dẫn: Cuộc sống buồn tẻ, những con chim, tôi kể truyện cổ tích.(1,5đ)
b, Thằng lớn phải dùng từ "có lẽ"để báo cho người nghe biết rằng điều được nói ra chỉ là suy đoán, chưa chắc chắn (sử dụng phương châm về chất) (2,5đ)
Câu 2 (3đ): Hs giả thích được nghĩa của các từ và xác định được từ dùng hay
a, "chạy" và "lao" đều là động từ gợi tốc độ nhanh bằng chân, nhưng"lao" cụ thể hơn, gợi hình ảnh hơn so với "chạy". tốc độ của"lao" nhanh hơn"chạy" lại miêu tả được dáng người chúc xuống, gợi vẻ hốt hoảng hay xúc động của đứa bé. Nên dùng từ"lao vào" hay hơn.
b, "chảy" có cường độ yếu hơn"ào"."ào" vừa gợi được sức mạnh, tốc độ lớn của nước, vừa gợi tính đột ngột. nên dùng từ "ào" hay hơn cả.
D/ Dặn dò: gv dặn hs chuẩn bị bài kiểm tra truyện và thơ hiện đại.
Ngày soạn: 14 – 12 - 2009
Tiết 75	KIỂM TRA VĂN HỌC
	 (Phần thơ và truyện hiện đại)
A/ Mục tiêu cần đạt: 
- Vận dụng được kiến thức đã lĩnh hội được trong phần thơ và truyện hiện đại việt nam để làm bài.
- GDHS ý thức tự giác trong làm bài kiểm tra.
B/ Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
	- Tiến trình tiết kiểm tra
Hđ1: Gv chép đề lên bảng
Hđ2: Gv giám sát hs làm bài
Hđ3: Gv thu bài
C/ Phần đề bài và đáp án
1/ Đề bài
Câu1: Tóm tắt truyện làng của Kim Lân và phân tích tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.(6đ)
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến việc bé Thu không nhận ông Sáu là cha và giải thích nguyên nhân đó?(2đ)
Câu 3: Nêu ý nghĩa của bài thơ bếp lửa của Bằng Việt(2đ)
2/ Đáp án và biểu điểm
Câu1: Hs tóm tắt được truyện làng với các ý sau(2đ)
- Ông Hai đi tản cư.
- Ông Hai luôn nhớ về làng.
- Ông Hai nhận được tin làng chợ Dầu đi theo giặc.
- Tin làng chợ Dầu đi theo giặc được cải chính.
Phân tích được tình yêu làng, yêu nước của ông Hai(4đ)
- Trước khi nghe tin làng theo giặc
- Khi nghe tin làng theo giặc.
- Tin theo giặc được cải chính.
- Tinh thần yêu làng gắn với tinh thần yêu nước.
Câu 2: Nguyên nhân bé Thu không nhận ông Sáu là cha vì:(2đ)
- Ông Sáu có vết thẹo dài trên mặt
- Ông Sáu không giống ba nó trong tấm hình chụp chung với mẹ nó.
- Thu còn nhỏ chưa hiểu hết được hậu quả của chiến tranh.
Câu 3: Hs dựa vào ghi nhớ của bài thơ để trình bày ý nghĩa của truyện.(2đ)
D/ Dặn dò: Gv dặn hs chuẩn bị bài cố hương của Lỗ Tấn.
Ngày soạn: 16 – 12 - 2009
Tiết 76, 77, 78	Văn bản: CỐ HƯƠNG
	 (Lỗ Tấn)
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Hiểu được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
- Hiểu được màu sắc trữ tình đạm đà của tác phẩm cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
- GDHS thái độ tôn trọng, yêu mến quê hương, quá khứ về tình bạn.
B/ Các bước lên lớp
Tiết 76	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ:? Em hãy phân tích diễn biến tâm lí của bé Thu?
	 ? Tình cha con của ông Sáu diễn ra ntn?(đáp án tiết 71, 72)
	- Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
Bước1: Tìm hiểu sơ lước về tác giả và tác phẩm
- Gv gọi hs đọc chú thích* trong sgk
? Em hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả Lỗ Tấn?
- Hstl- Gvkl:
Lỗ Tấn là nhà văn Trung Quốc, sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút, mẹ xuất thân nông thôn nên từ nhỏ ông đã có cơ hội tiếp xúc với đời sống nông thôn. Ngay từ nhỏ ông đã quyết tâm tìm con đường tự lập thân. Ông đã từng có những suy nghĩ để thay đổi xã hội bằng các con đường học vấn nên ông đã học qua nhiều trường như: hàng hải, địa chất rồi y học. Nhưng ông thấy rằng một mình khoa học không thể làm thay đổi xã hội một cách triệt để nên ông đã chuyển sang hoạt động văn học.
Tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn rất đồ sộ và đa dạng , tác phẩm gào thét và bàng hoàng là những tập truyện ngắn xuất sắc.
? Truyện cố hương được trích từ tập truyện nào của Lỗ Tấn?
- Hstl- Gvkl:
Truyện được trích từ tập truyện ngắn gào thét nổi tiếng của ông.
Bước 2: Gv hướng dẫn hs đọc- hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn hs cách đọc bài- gv đọc mẫu- gọi hs đọc tiếp.
? Theo em văn bản có bố cục ntn? Em hãy nêu nhận xét về cách chia bố cục đó?
- Hstl- Gvkl:
Văn bản có thể chia làm ba phần như sau
P1: Từ đầuž làm ăn sinh sống: tôi trên đường về quê
P2: Tiếpž sạch trơn như quét: Những ngày tôi ở quê
P3: Còn lại: tôi trên đường xa quê
Bố cục theo trình tự thời gian. Đó là cách xây dợng bố cục đầu cuối tương ứng của văn bản
? Văn bản có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm?
- Hstl- Gvkl:
Nhân vật chính là nhân vật Nhuận Thổ, nhân vật tôi là nhân vật trung tâm.
Tiết 77 
? Nhân vật tôi nhớ lại nhân vật Nhuận Thổ 20 năm trước, đó là nhân vật ntn?
- Hstl- Gvkl:
Nhuận Thổ có khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, cổ đeo vòng bạc sáng loáng, đầu đội mũ lông chiên. nhuận thổ biết được rất nhiều chuyện lạ lùng mà bạn bè tôi không ai biết cả. Nó còn là người biết bẩy chim rất tài.
? Điều đó ta hiểu được Nhuận Thổ là đứa trẻ ntn?
- Hstl- Gvkl:
Nhuận Thổ là người rất kháu khỉnh, thông minh, hồn nhiên và dễ gần.
? Nhân vật Nhuận Thổ lúc này ntn? Em hãy tìm những chi tiết tác giả miêu tả về nhân vật Nhuận Thổ?
- Hstl- Gvkl:
Nhuận Thổ cao gấp hai trước, da vàng sạm, còn có nhiều nếp nhăn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ, mọng húp lên, đầu đội mũ lông chiên rách tươm, m

File đính kèm:

  • docvan 9 day du.doc