Bài giảng Lớp 5 - Tiết : 2 - Tập đọc thư gửi các học sinh

- Chúng ta đã học cách so sánh các phân số có đặc điểm gì? (so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số, cùng tử số.)

a) So sánh hai phân số có cùng mẫu số.

+ Phân số nào có TS bé hơn thì bé hơn.

+ Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.

 

doc32 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Tiết : 2 - Tập đọc thư gửi các học sinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn tả cảnh cụ thể.
- ý thức viết bài văn tả cảnh.
II.Đồ DùNG: Bảng phụ chép sẵn nội dung nghi nhớ.
III. các hoạt động dạy học
 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài bằng cách trực tiếp.
 2. Nội dung:
HĐ1: Nhận xét
 Bài tập 1:
- GV giải nghĩa thêm từ hoàng hôn (thời gian cuối buổi chiều, mặt trời mới lặn ánh sáng yếu ớt và tắt dần); nói với HS về sông Hương – một dòng sông rất lên thơ của Huế mà các em đã biết khi học bài Sông Hương (ở lớp 2)
 Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài tập; nhắc HSchú ý nhận xét sự khác biệt về thứ tự miêu tả của hai bài văn.
* GV chốt lạicấu tạo của bài văn tả cảnh. Treo bảng phụ chép sẵn phần ghi nhớ trong SGK.
HĐ2: Luyện tập 
 - GV gọi 1 HS đọc bài Nắng trưa.
 - GV dán lên bảng tờ giấy đã viết cấu tạo 3 phần của bài văn.
3. Củng cố dò, dặn dò:
 1 HS nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK.
 Về học lại bài, quan sát trước và ghi lại những điều quan sát được về một buổi sáng(hoặc trưa,chiều) trong vườn cây hay trên cánh đồng ... 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1 và đọc một lượt bài Hoàng hôn trên sông Hương, đọc thầm phần giải nghĩa từ khó trong bài: màu ngọc lam, nhạy cảm, ảo giác.
- Cả lớp đọc thầm lại bài văn- làm việc cá nhân mỗi HS tự xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- HS trung bình phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp đọc lướt bài văn và trao đổi nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh từ 2 bài văn đã phân tích trên.
- 2,3 HS đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ- 1HS đọc trong SGK
- HS khá minh họa nội dung bài họcbằng việc nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh Hoàng hôn trên sông Hương hoặc Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- 1HS khá đọc yêu cầu của bài tập và bài văn Nắng trưa- Cả lớp đọc thầm bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân.
- HStrung bình phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS khá đọc lại.
Tiết 4 KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN
I . MỤC TIấU : Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.
- Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
- Tỏ thái độ trân trọng, tự hào về những đặc điểm nổi bật của dòng họ; không có thái độ miệt thị người khác khi thấy những dấu hiệu bên ngoài khác biệt.
II Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh họa trongSGK được phóng to. Bộ phiếu dùng cho trò chơi.
III các hoạt động dạy học:
HĐGV
HĐhs
HĐ1: Trò chơi “Bé là ai”
 GV giới thiệu trò chơi – Phổ biến luật chơi : Trò chơi diễn ra giữa các nhóm, mỗi nhóm được phát một bộ tranh vẽ hình của các ông bố bà mẹvà con của họ.
 Trong vòng 2 phút, nhóm nào nhanh chóng tìm và xếp hình của bố,mẹ với hình của con cho tương ứng thì sẽ gắn lên bảng và ghi được 10 điểm tốc độ và 10 điểm cho mỗi cặp hình đúng.
 Tiến hành: GV tổ chức tính thời gian; quan sát các nhóm chơi.
* Kết thúc trò chơi: GV tuyên dương các nhóm HS thực hiện nhanh và ghi điểm tốc độ cho các em. Mời đại diện của các nhóm lên để kiểm tra kết quả theo GV.
GV đặt câu hỏi phát vấn 
 GV kết luận: Bố (mẹ) và con cái thường có nhiều điểm giống nhau.
 HĐ2: Làm việc với SGK
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 1,2,3 trong SGK trang 4,5 và đọc thầm thông tin trong hình.
- GV yêu cầu HS nêu lại những thông tin về gia đình bạn Liên theo SGK.
- GV yêu cầu HS trao đổi với bạn kế bên những thông tin liên hệ với gia đình mình như về gia đình bạn Liên.
- GV yêu cầu HS trao đổi về ý nghĩa của sự sinh sản.
- GV kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
- GV ghi bảng tóm tắt: Sinh sản => dòng họ được duy trì.
 - Hoạt động nhóm
HS lắng nghe luật chơi; nêu thắc mắc nếu chưa hiểu yêu cầu. Chia nhóm ngẫu nhiên theo vị trí.
 - Các nhóm nhận tranh. Học sinh tham gia trò chơi.
- HS thảo luận nhóm, sắp xếp theo cặp tương ứng và nhanh chóng xếp bài lên bảng lớp.
 - Nhóm trưởng lên tính điểm.
 - HS trả lời câu hỏi.
 - HS nhắc lại.
 - Làm việc cá nhân.
 - HS quan sát hình và đọc thầm thông tin theo yêu cầu. 
 - 2 HS lên bảng chỉ hình, neu câu hỏi và trả lời thông tin cần thiết.
 - HS trao đổi nhóm đôi rồi khoảng 5 cặp lần lượt đứng lên giới thiệu về mình hay bạn mình bằng cách đặt câu hỏi và trả lời bạn hoặc tự giới thiệu.
- Nghe và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc phần kết luận trong SGK.
- HS ghi bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò: Qua bài học hôm nay, chúng ta hiểu rõ điều gì về sự sinh sản của con người
Chuẩn bị bài sau.
Tiết :5 ÂM NHẠC
ễN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu:
HS trình bày các bài hát đã học: Quốc ca Việt Nam, Em yêu hoà bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan.
Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp hoặc theo tiết tấu lời ca. Tập trình bày các bài hát đã học theo tổ, nhóm, cá nhân.
Tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi từ tiết học đầu tiên trong chương trình âm nhạc lớp 5.
II. Đồ dùng dạy học:
Nhạc cụ quen dùng
Chép lời ca của những bài hát được ôn tập.
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức: 
Bài mới: 
Giới thiệu bài: 1 phút
Ôn tập một số bài hát đã học
HĐ1: Ôn bài Quốc ca Việt Nam: 
- Ai là tác giả của bài Quốc ca Việt Nam ?
HĐ2: Em yêu hoà bình: 
- Ai là tác giả bài Em yêu hoà bình ?
- GV giới thiệu lời ca của bài hát
HĐ3: Chúc mừng: 
- Bài Chúc mừng là nhạc nước nào ?
- GV giới thiệu lời ca của bài hát.
- Từng tổ trình bày Chúc mừng, GV đánh giá.
HĐ4: Thiếu nhi thế giới liên hoan: 
- Ai là tác giả bài Thiếu nhi thế giới liên hoan?
- Từng tổ trình bày bài hát, GV đánh giá
3. Củng cố dặn dò: 
- Cả lớp hát bài Em yêu hoà bình kết hợp gõ đệm theo phách.
- Về tập trình diễn 4 bài hát đã ôn.
Nhạc sĩ Văn Cao
- Cả lớp đứng nghiêm hát Quốc ca Việt Nam.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn
- Cả lớp hát bài Em yêu hòa bình kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Từng tổ trình bày bài Em yêu hoà bình, GV đánh giá.
Đây là bài hát Nga, lời Việt Hoàng Lân.
- Chia lớp thành hai nửa, một nửa hát, nửa kia gõ đệm theo phách. Phách mạnh gõ tay phải, hai phách nhẹ gõ tay trái.
Đổi lại phần trình bày.
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
HS thực hiện
- Cả lớp hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan kết hợp gõ đệm: đoạn 1 gõ phách, đoạn 2 gõ theo tiết tấu lời ca.
Các tổ thực hiện
Thứ tư ngày 31 thỏng 8 năm 2011
Tiết :1 MĨ THUẬT
THƯỞNG THỨC MĨ THUẬT :XEM TRANH THIẾU NỮ BấN HOA HUỆ
(Giỏo viờn chuyờn dạy)
Tiết : 2 TẬP ĐỌC 
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I .MUC TIÊU:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài; đọc đúng các từ ngữ khó. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
Biết đọc bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng rât khác nhau của cảnh vật
GD tình yêu quê hương đất nước, tự hào về làng quê mình.
II. Đồ dùng: Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc, tranh minh họa bài văn.
III.Các hoạt đông dạy học:
1. Kiểm tra: 2- 3 HS đọc thuộc lòng đoạn văn bài: Thư gửi …+ TLCH về nội dung. 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
HĐ1: Luyện đọc: 
- Bài chia làm 4 phần …
- GV theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi … cho HS.
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọngnhững từ ngữ tả màu vàng rất khấc nhau của cảnh vật.
- 1 HS khá đọc toàn bài- HS quan sát tranh minh họa.
- 4 HS khá tiếp nối đọc bài
- HS tiếp nối luyện đọc đoạn (2-3 lượt) kết hợp giải nghiã từ mới.
- HS luyên đọc theo cặp.
- 1HS đọc toàn bài.
HĐ2. Tìm hiểu bài: 
- Tổ chức cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK
 Nội dung bài là gì?
- GV chốt lại: Bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ gợi cảm, chính xác và đầy sáng tạo, tác giả đã vẽ lên bằng lời một bức tranh làng quê vào ngày mùa toàn màu vàng với vẻ đẹp đặc sắc và sống động. Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với con người, với quê hương.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
 - GV hướng dẫn các em thể hiện diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung (như gợi ý ở mục 1).
- Luyện đọc đoạn :Màu lúa chín…màu rơm vàng mới.
- Treo bảng phụ (có thể đọc mẫu nếu cần) 
- Tổ chức HS đánh giá nhau.
3. Củng cố dặn dò: 
- 1HS nhắc lại ND bài
- Nhận xét tiết học - Dặn dò học bài và chuẩn bị bài sau.
- Thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm vấn đáp trả lời lần lượt các câu hỏi.
- HS khá nêu nội dung – HS trung bình nhắc lại
- HS ghi nội dung bài học vào vở.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài văn.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- 1 vài HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn độc hay nhất.
Tiết : 3 THỂ DỤC
( giỏo viờn chuyờn dạy)
Tiết :4 TOÁN
ễN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhớ lại cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số, so sánh phân số với đơn vị.
- Biết so sánh 2 phân số có cùng tử số.
- GD tính cẩn thận, chính xác, chăm học.
II. các hình thức dạy học: cá nhân, nhóm, cả lớp.
IIi. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu.
- Bảng phụ viết quy tắc 
IV. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
Bài thêm: Rút gọn PS:
a) ==
b) ==
- Con tìm STN mà cả TS và MS cùng chia hết như thế nào?
( 202: 2 = 101; 505: 5 = 101
202202: 2 = 101101;
505505: 5 = 101101)
2. Bài mới:
HĐ1: Ôn tập cách so sánh hai phân số.
- Chúng ta đã học cách so sánh các phân số có đặc điểm gì? (so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số, cùng tử số.)
a) So sánh hai phân số có cùng mẫu số.
+ Phân số nào có TS bé hơn thì bé hơn.
+ Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
+ Nếu tử số bằng nhau thì 2 phân số đó bằng nhau.
b. So sánh 2 phân số khác mẫu số:
+ Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số, ta qui đồng mẫu số 2 phân số đó rồi so sánh các tử số của chúng.
c. So sánh 2 phân số có cùng tử số.
+ Phân số nào có mẫu số nhỏ hơn thì lớn hơn.
+ Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì nhỏ hơn.
+ 2 phân số có mẫu số bằng nhau thì bằng nhau.
d. So sánh với 1.
- Chúng ta đã học so sánh phân số với 1. Những phân số nhỏ hơn 1 có đặc điểm gì? Những phân số lớn hơn 1 có đặc điểm gì?
+ Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1.
+ Nếu TS lớn hơn MS thì PS lớn hơn 1.
HĐ2: Thực hành.
Bài 1: So sánh các phân số:
 < = 
 > < 
- Muốn so sánh 2 phân số, trước tiên ta phải làm gì? (Qui đồng mẫu số các phân số).
* GV lưu ý HS nhớ lại cách SS hai PS.
Bài 2: Xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
a) MSC: 54
==;
==
Vì: < < nên < < b)
Tương tự ta có: 
- Muốn xếp được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước tiên ta phải làm gì? (Qui đồng mẫu số các phân số).
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
GV giao bài thêm, hs chuẩn bị trong vòng 5 phút.
- HS nhận xét bổ sung, chữa bài sai trong vở của mình.
- GV cho điểm.
* Phương pháp vấn đáp.
- HS tự nêu VD về từng trường hợp, mỗi trường hợp HS phải giải thích cách so sánh.
- 2; 3 HS nêu cách so sánh 2 PS có cùng mẫu số.
- 2; 3 HS nêu cách so sánh 2 PS có khác mẫu số.
- HS lấy VD minh hoạ.
- 2; 3 HS nêu cách so sánh 2 PS có cùng tử số.
- 2 HS lấy VD minh hoạ.
- 3 HS nêu cách so sánh PS với 1. - 2 HS lấy VD minh hoạ.
* Phương pháp luyện tập, thực hành.
- HS làm bài vào VBT.
- HS đọc yêu cầu .
- HS tự làm bài – chữa bài miệng, hs giải thích được lý do tại sao lại điền như vậy..
- 2, 3 HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số.
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HSTB lên bảng làm bài..
- HS Khá chữa bài- nhận xét. GV lưu ý cách trình bày.
- HS tự chữa bài
- HS làm việc cá nhân. 1 HS trung bình lên bảng làm bài. HS khá nhận xét. GV nhận xét chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học 
 Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau
Tiết : 5 KỂ CHUYỆN
Lí TỰ TRỌNG
I- Mục đích, yêu cầu
1. Dựa vào lời kể của Gv và tranh minh hoạ, hs biết thuyết minh cho nội dung từng tranh bằng 1,2 câu. Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh Lí Tự Trọng yêu nước,có lí tưởng, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang,bất khuất trước kẻ thù.
Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nói và kỹ năng nghe.
3. Giáo dục tinh thần yêu nước, dũng cảm.
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ trong SGK .
- Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh.
III- Hoạt động dạy - học 
1- Giới thiệucâu chuyện:
2. GV kể chuyện (2,3 lần)
- Gv kể lần 1.
- Gv kể lại lần 2, lần 3.
- Sau lần kể 1, gv giải nghĩa một số từ khó trong văn bản truyện. Cũng có thể vừa kể lần 2 vừa khéo léo kết hợp giải nghĩa từ.
3. Hướng dẫn hs kể chuyện
a. Yêu cầu 1
- GV nói với hs: dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ, các em hãy tìm cho mỗi tranh 1, 2 câu thuyết minh
 VD: 
* Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập.
* Tranh 2: Về nước, anh được trao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các tổ chức đảng bạn bè qua đường tàu biển.
* Tranh 3: Lý Tự Trọng rất nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh trong công việc.
* Tranh 4: Trong một buổi mít tinh, anh đã bắn chết một tên mật thám, cứu đồng chí và bị địch bắt.
* Tranh 5: Trước toàn án giặc, anh hiên ngang khẳng định lý tưởng cách mạng của mình.
* Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca.
b. Yêu cầu 2:
- GV nêu yêu cầu của bài.
* GV nhắc HS chú ý những điểm sau đây khi chọn kể theo lời nhân vật:
- Mở đầu câu chuyện, phải giới thiệu ngay em sẽ nhập vai nhân vật nào.
- Em phải xưng “tôi” từ đầu đến cuối chuyện.
- Tưởng tượng chính mình là nhân vật đó, em hãy kể câu chuyện thật tự nhiên, thoải mái. Nếu đưa được ý nghĩ, cảm xúc riêng của nhân vật vào câu chuyện càng tốt.
4. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
* Các câu hỏi có thể là:
+ Vì sao những người coi ngục lại gọi anh Trọng là “Ông Nhỏ”?.
+ Anh Trọng đã gạt phát lời luật sư bào chữa nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên. bạn hãy nhắc lại lời nói của anh.?
+ Vì sao thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật phát cũng đã xử bắn anh Trọng vì anh chưa đến tuổi vị thành niên?
+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì ?
GV hướng dẫn HS bình chọn bạn kể hay nhất, tự nhiên nhất - chốt lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
*PP thuyết trình, trực quan.
- Gv treo tranh và giới thiệu.
- Hs nghe.
- Vừa kể GV vừa yêu cầu hs quan sát từng tranh minh hoạ trong sgk (hoặc treo tranh minh hoạ phóng to trên bảng lớp). Hs nghe gv kể- nhìn tranh minh hoạ.
- 1 hs đọc yêu cầu của bài.
(HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi với bạn bên cạnh).
- HS phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh.
- Cả lớp và Gv nhận xét. Gv treo bảng phụ đã viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh.
- HS làm việc theo nhóm bàn, mỗi em kể theo từ 1-2 tranh.
- 2,3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện theo đúng trình tự câu chuyện dựa vào tranh và lời thuyết minh tranh
* Với HS trung bình, GV mời một số em kể từng câu chuyện theo tranh, sau đó 1 em kể toàn bộ câu chuyện. (HS chỉ cần kể đúng cốt truyện, không phải lặp lại nguyên văn lời của GV).
* Với Hs khá, giỏi, sau khi đã kể toàn chuyện, GV có thể yêu cầu 1 em kể lại câu chuyện theo lời kể của nhân vật (anh Trọng, người coi ngục, hoặc luật sư bào chữa cho anh Trọng).
GV gợi ý cho HS tự nêu câu hỏi, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện theo các câu hỏi. Chỉ trong trường hợp HS không nêu được câu hỏi, GV mới ra câu hỏi
* Các câu trả lời:
+ Những người coi ngục gọi anh Trọng là “Ông Nhỏ” vì rất khâm phục anh tuổi nhỏ dũng cảm chí lớn, có khí phách. 
+ Giặc Pháp xử bắn anh Trọng dù anh chưa đến tuổi thành niên vì chúng sợ khí phách anh hùng của anh.
Câu chuyện giúp em hiểu: Người anh hùng giám quên mình vì đồng đội / Người anh hùng rất hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù./ Là thanh niên phải có lý tưởng./ Làm người phải biết yêu đất nước.
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học. Yêu cầu HS về nhà tập kể chuyện theo lời kể một nhân vật (anh Trọng, người coi ngục hoặc luật sư bào chữa cho anh Trọng); tìm hiểu đọc thêm những câu chuyện ca ngợi những anh hùng, danh nhân của đất nước, chuẩn bị cho tiết Kể chuyện tuần tới Kể chuyện đã nghe đã đọc về các anh hùng, các danh nhân của nước ta.
Thứ năm ngày 1 thỏng 9 năm 2011
Tiết : 1 LUYấN TỪ VÀ CÂU
LUYấN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục đích, yêu cầu
1. Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho.
2. Cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với câu, đoạn văn cụ thể.
3. Có ý thức sử dụng đúng từ đồng nghĩa
II- Đồ dùng dạy học 
- Bút dạ và 2,3 tờ phiếu photocopy phóng to các nội dung bài tập 1,3 để hs làm việc nhóm.
III. các hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Từ điển hs hoặc vài trang từ điển phô tô, nội dung liên quan đến các bài tập 1,3. (Phát cho hs các nhóm làm việc).
- Bảng phụ viết sẵn các từ đồng nghĩa trong bài1 (SGK) (GV chỉ treo bảng sau khi hs đã làm bài tập.)
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
Bài: Từ đồng nghĩa
- GV kiểm tra 2 hs
+ HS 1:Thế nào là từ đồng nghĩa ? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn ?
+ HS 2: nhìn vở làm bài tập 2 phần luyện tập tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
B. Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài:
 Trong tiết học trước các con đã biết thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. Tiết học hôm nay các con sẽ tiếp tục vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa.
2 - Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1, 2: Tìm từ đồng nghĩa chỉ màu xanh, trắng, đỏ, đen và đặt câu với một từ em vừa tìm được.
Lời giải:
 Bài 1:
. Các từ đồng nghĩa chỉ màu xanh: xanh biếc , xanh lè, xanh lét, xanh mét , xanh tươi, xanh sẫm, xanh đậm, xanh thẫm , xanh um, xanh thắm, xanh thẳm, xanh da trời, xanh nước biển, xanh lơ, xanh xanh, xanh nhạt, xanh non, xanh lục, xanh ngọc, xanh ngát, xanh ngắt, xanh rì, xanh ngút ngàn, xanh mướt, xanh rớt, xanh xao, xanh mượt , xanh bóng, xanh đen, ...
 Các từ đồng nghĩa chỉ màu đỏ: đỏ au, đỏ bừng, đỏ cạch, đỏ cờ, đỏ choé, đỏ chói, đỏ chót, đỏ da thắm thịt, đỏ đọc, đỏ đòng đọc, đỏ gay, đỏ hoe, đỏ hoen hoét, đỏ hoét, đỏ hon hỏn, đỏ hỏn, đỏ kè, đỏ khè, đỏ lòm, đỏ lừ, đỏ lửa, đỏ lựng, đỏ ngầu, đỏ nhừ , đỏ nọc, đỏ ối, đỏ quạch, đỏ rực, đỏ ửng, đỏ hồng, đỏ thắm, đỏ thẫm, đỏ sẫm, đỏ hừng hực, đỏ tía, đỏ tím, đỏ nhạt, đo đỏ.
 Các từ đồng nghĩa chỉ màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng muốt, trắng phau, trắng nõn, trắng nuột, trắng bóc, trắng ngà, trắng ngần, trắng nhởn, trắng ởn, trắng bong, trắng bốp, trắng loá, trắng xoá, trắng lốp, trắng lôm lốp, trắng phốp, trắng bạch, trắng, trắng bệch, trắng hếu, trắng mờ, trắng trẻo, trắng dã, trăng trắng ...
 Các từ đồng nghĩa chỉ màu đen: đen sì, đen kịt, đen sịt, đen thui, đen thủi đen thui, đen trũi, đen nghịt, đen ngòm, đen nhẻm, đen nhức , đen giòn, đen lánh, đen láy, đen đen , đen đủi, đen bạc,.....
Bài 2:Đặt câu:
Vườn cải nhà em lên xanh mướt.
Em gái tôi từ trong bếp đi ra, hai má đỏ lựng vì nóng.
Búp hoa lan trắng ngần.
Cậu bé da đen trũi vì phơi nắng gió ngoài đồng.
Bài 3:Bạn Hương chép theo trí nhớ một đoạn văn miêu tả của nhà văn Nguyễn Phan Hách nhưng có vài chỗ không nhớ rõ nhà văn dùng từ nào,đành để trong ngoặc đơn. Em hãy giúp bạn chọn từ đúng nhất.
Lời giải: điên cuồng, tung lên; nhô lên, sáng rực, gầm vang, lao vút, chọc thủng, hối hả.
C. Củng cố, dặn dò
Nếu còn thời gian GV cho hs thi tìm từ đồng nghĩa.Hình thức có thể là: một hs đố 1 hs khác trả lời.
- GV nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt, biểu dương những HS biết điều khiển nhóm trao đổi về nội dung bài học. 
- Yêu cầu HS về nhà làm lại bài tập 3.
*PP kiểm tra, đánh giá.
- HS trả lời, HS khác nhận xét .
*PP thuyết trình, trực quan.
*PP đàm thoại, trao đổi nhóm trò - trò.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài tập 1,2. Cả lớp đọc thầm lại.
- Gv phát phiếu , bút dạ và một vài trang từ điển(nếu có )cho các nhóm làm việc.
- Hs các nhóm tra từ điển , trao đổi,cử 1 thư kí viết nhanh lên giấy từ đồng nghĩa với những từ chỉ màu sắc đã cho.Sau đó mỗi em tự đặt câu với từ đồng nghĩa tìm được .
- Đại diện các nhóm dán kết quả bài tập lên bảng lớp, trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Cả lớp và gv nhận xét, tính điểm thi đua xem nhóm nào tìm được đúng và nhiều từ.
- Gv treo bảng phụ đã viết sẵn các từ đồng nghĩa.
- 1 hs

File đính kèm:

  • docgiao an L5 20112012.doc