Bài giảng Lớp 5 - Môn Toán - Tuần 5 - Luyện tập chung

Em số 2 ở nhóm 2 có nhiệm vụ lên chỉ trên bản đồ đối tượng đó.

 +Nếu chỉ đúng được 2 điểm

 -Bước 3:

 GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá

 

doc39 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Toán - Tuần 5 - Luyện tập chung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây đeo có số thứ tự của người chơi, còi,
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- GV phổ biến cho HS nắm được: trong giờ sinh hoạt tập thể tới, các em sẽ được hướng dẫn một trò chơi vui, khỏe. Trò chơi mang tên “Trao bóng”. Đây là trò chơi đòi hỏi người chơi phải nhanh nhẹn, khéo léo, bình tĩnh mới dành được chiến thắng.
- Đối tượng chơi: cả lớp (tùy số lượng của lớp mà chia làm nhiều đội khác nhau, chia đều số lượng người khỏe, người yếu).
- Chuẩn bị 2 quả bóng (bóng đá loại vừa), 4 cái chậu nhựa con (chọn loại chậu không sâu lòng) để đặt quả bóng.
- Sân chơi rộng, kẻ vạch sẵn vị trí của các đội, đường chạy để trao bóng.
- Cử trọng tài.
Bước 2: Tiến hành chơi
GV hướng dẫn cách chơi:
- Chia đôi sân chơi thành 2 bên; đặt tên một bên là sân A, một bên là sân B.
- Mỗi đội chơi chia đôi số người đứng về phía 2 đầu của sân. Người chơi của các đội đeo biển số thứ tự từ 1 – 8 (tùy theo số lượng người của đội). Những người đeo từ số 1 – 4 của mỗi đội đứng về phía bên sân A - ở vị trí xuất phát đã vạch sẵn, những người đeo số 5 – 8 đứng về phía sân B - ở vị trí xuất phát đã vạch sẵn.
- Mỗi đội sẽ có 1 quả bóng và 2 cái chậu. Cuộc chơi sẽ tiến hành 2 vòng.
- Nghe hiệu lệnh xuất phát của trọng tài (ví dụ: Mỗi đội có 8 người):
+ Các số 1 của sân A đầu đội chậu đặt quả bóng, bước (hoặc chạy) nhanh theo con đường đã được kẻ trong cự li quy định, tiến về sân B trao cho số 5.
+ Các số 5 chạy nhanh đặt quả bóng vào chậu cho số 2.
+ Số 2 đội bóng trao cho số 6.
+ Số 6 chạy, đặt bóng vào chậu cho số 3.
+ Số 3 đội bóng trao cho số 7.
+ Số 7 chạy, đặt bóng vào chậu cho số 4.
+ Số 4 đội bóng trao cho số 8.
- Như vậy đã hết một vòng chơi. Người bên sân A đã hoàn thành phần đội bóng và đã trở về vị trí sân B. Đổi lại, người ở vị trí sân B trở về vị trí sân A và trở thành người đội bóng ở vòng chơi thứ hai.
- Đội nào hoàn thành trước, đội đó được ghi điểm. 
Lưu ý HS: Các trường hợp sau đây sẽ bị coi là phạm lỗi:
+ Người đội bóng không đi đúng đường vạch.
+ Bóng rơi khỏi chậu.
+ Trao bóng nhầm số thứ tự.
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá
- Trọng tài công bố thứ tự kết quả các đội đã ghi bàn thắng và mời GVCN lên nhận xét.
- GV khen ngợi tinh thần nhiệt tình, hào hứng, sôi nổi của các đội chơi. Nhấn mạnh, tham gia trò chơi này, các em không những rèn luyện thể lực mà còn thể hiện sự nhanh nhạy, khéo léo trong xử lí tình huống để có được bàn thắng. Hoan nghênh đội ghi được nhiều bàn thắng nhất.
- Tuyên bố kết thúc cuộc chơi.
 Thứ tư, ngày 09 tháng 10 năm 2013
Toán: Khái niệm số thập phân ( Tiếp)
I. Mục tiêu: Biết : 
1. Kiến thức:- Đọc, viết các số thập phân(ở các dạng đơn giản thường gặp).
-Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân .
2. Kĩ năng; rèn tính cẩn thận, chính xác.Làm được các BT 1 và 2.* HSK-G làm thêm các phần còn lại. 
3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học.
II.Chuẩn bị
1.Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, Giấy Kẻ sẵn bảng trong bài học của SGK.
- HS: SGK, bảng con.
2.phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thực hành,
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1. Bài cũ ( 3-4p)
 Khái niệm về số thập phân
-Sửa bài số 2 VBT .
*Hoạt động 2. Bài mới :
1:Giới thiệu bài 
 -Hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng :
-Giới thiệu : Các số 2,7;8,56; 0,195 cũng là số thập phân.
-Mỗi số TP gồm có những phần nào? 
-GV viết ví dụ trên bảng, gọi HS chỉ vào từng phần nguyên, phần thập phân và đọc.
 *Hoạt động 3: Thực hành 
Giúp HS dễ nhận ra cấu tạo của số thập phân đơn giản.
Bài 1:Làm miệng: 
Bài 2a : Viết các hỗn số sau thành số thập phân rồi đọc số đó:
-GV gợi ý HS cách viết:
Bài 3: HS k-Giỏi làm bài 
- Gợi ý cho HS làm được bài tập 3.
-Chấm bài số em. 
* Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò:( 2p)
-Thế nào là phân số thập phân?
-Nêu cấu tạo về số thập phân?
- Nhận xét tiết học 
* Bài sau: Hàng của số thập phân. .
3 HS làm bài 
 -HS đọc các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
*2m7dm hay m được viết thành 2,7m; 2,7m đọc là: Hai phẩy bảy.
*Tương tự với 8,56m và 0,195m.
*Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân
-HS theo dõi và đọc.
-HS đọc.Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-9,4; 7,98; 25,477; 206,075; 0,307. 
Bài 1:Làm miệng: 
HS đọc từng số thập phân.
Bài 2a : Viết các hỗn số sau thành số thập phân rồi đọc số đó:
-2b :Cả lớp làm bài vào vở 
-=5,9 ; = 82,45 = 810,225. 
Bài 3: HS k-Giỏi làm bài 
Kết quả là : 0,1=; 0,02 =
O,004 = ; 0,095 = 
***********************************
Tập đọc: Tiếng đàn Ba – la- lai- ca trên sông Đà 
I.Mục tiêu 
Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
Hiểu nội dung và ý nghĩa: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba- la- lai –ca.
II. Chuẩn bị 
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần hướng dẫn 
- SGK, Tranh ảnh giới thiệu công trình thủy điện Hòa bình. 
III. Các hoạt động day- học 
Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
*Hoạt động 1- Kiểm tra bài cũ( 4-5p)
- GV kiểm tra 2, 3 HS đọc lại câu chuyện “Những người bạn tốt” và trả lời các câu hỏi sau bài đọc. 
*Hoạt động 2- Bài mới( 30 p)
1: giới thiệu bài
2: hướng dẫn tìm đọc và hiểu bài
a) Luyện đọc
- HD: cần đọc cả bài với giọng xúc động. 
- Nhấn giọng ở những từ chơi vơi, ngẫm nghĩ, ngày mai. 
- Cho HS đọc kho thơ nối nhau. 
- Cho đọc các từ ngữ: ba- la- lai- ca, đêm trăng chơi vơi, một dòng trăng lấp loáng. ..
- Cho HS đọc cả bài thơ. 
- Đọc chú giải 
+ giải nghĩa từ:Trăng chơi vơi là trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nước bao la. 
- GV đọc diễn cảm bài thơ. 
b) Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc lại bài thơ. 
Câu hỏi 1: Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động trên công trường sông Đà?
+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh một đêm trăng trong bài rất tĩnh mịch?
Câu hỏi 2: Tìm một hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong bài thơ?
- GV chốt.
Câu hỏi 3 : Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hóa?
- Nói về nội dung, ý nghĩa của bài thơ. 
- chốt lại ND bài.
c) Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng bài thơ
- Đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà.
- Hướng dẫn cách đọc khổ thơ. 
- Cho HS thi đọc thuộc lòng. 
- GV nhận xét + khen những HS học thuộc lòng nhanh, đọc hay. 
* Hoạt động 3- Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ. 
- Chuẩn bị cho tiết Tập đọc mở đầu tuần 8 – Kì diệu rừng xanh. 
- 4 HS đọc bài.
- Lần lượt HS đọc nối tiếp các khổ thơ. 
- Luyện đọc từ ngữ. 
- 2HS lần lượt đọc cả bài trước lớp. 
- HS đọc các từ ngữ được chú giải trong SGK (sông Đà, ba- la- lai- ca). 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. 
+ Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông. Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ. Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghĩ. 
+ Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, .
- HS suy nghĩ và trả lời theo cách cảm nhận của riêng mình. 
+ Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông. 
 Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ. 
..
- HS phát biểu tự do. 
- HS lắng nghe. 
- HS luyện đọc diễn cảm từng khổ, cả bài thơ. 
-
- Luyện đọc diễn cảm và HTL.
 HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. 
- Lớp nhận xét. 
************************************
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
 I/Mục đích yêu cầu : 
-Nhận biết được nghiã chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy(BT1,2) ; hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT3. Đọc được câu để phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa là động từ ( BT4).
Có khả năng sử dụng từ nhiều nghĩa khi nói, viết. 
II/ Đồ dùng dạy - học : BT 1 viết sẵn ở bảng phụ Chuẩn bị bài trước .
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
 - Thế nào từ nhiều nghĩa, cho ví dụ? 
3. Giới thiệu bài mới Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
4. Dạy - học bài mới : 
Bài 1: GV hướng dẫn HS thực hiện :
Dùng bút chì nối lời giải nghĩa thích hợp với câu mà từ chạy mang nghĩa đó.
GV nhận xét, kết luận. 
Bài 2: 
GV hướng dẫn gợi ý : 
Hoạt động của đồng hồ có thể coi là sự di chuyển được không ?
Hoạt động của tàu trên đường ray có thể coi là sự di chuyển được không ?
GV nhận xét, kết luận và khen những nhóm trả lời đúng . 
Bài 3: 
GV hướng dẫn HS thực hành:
GV nhận xét, kết luận và khen những HS trả lời đúng . 
Bài 4: GV hướng dẫn HS thực hành:
GV nhận xét, kết luận và khen những bài làm đúng . 
5.Củng cố - Dặn dò : 
HS nhắc lại kiến thức vừa học. 
Chuẩn bị:“LT về từ đồng nghĩa”
Nhận xét tiết học. 
Hát 
2 HS sửa bài
Hoạt động cả lớp
1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
HS làm việc cá nhân
Hết thời gian, đại diện HS trình bày kết quả .
Hoạt động nhóm.
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm việc theo trong theo sự hướng dẫn của GV : 
 là hoạt động của máy móc tạo ra âm thanh.
 là sự di chuyển của phương tiện giao thông.
Hết thời gian thảo luận, đại diện HS trình bày kết quả . 
Hoạt động nhóm đôi
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm việc cá nhân.
(Đáp án : Nghĩa gốc là câu C) 
Lớp nhận xét. 
1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
4 HS làm bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở bài tập. 
Hết thời gian làm bài, đại diện HS trình bày kết quả . 
Địa lí : Ôn tập
I. Mục tiêu:
Học song bài này, HS biết :
1.Kiến thức: Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ.
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản.
2.Kĩ năng: Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi , đồng bằng sông lớn các đảo,quần đảo của nước ta trên bản đồ.
3. Thái độ: có ý thức trong học tập.
II.Chuẩn bị
1. Đồ Dùng dạy học.
+GV : SGK- phiếu học tập có vẽ lược đồ trống Việt Nam.
Bản đồ tự nhiên VN
 	 	+ HS: SGK
2. Phương pháp dạy học: đàm thoại, vấn đáp, luyện tập, thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: KT bài cũ: (3-5ph)
- Nước ta có mấy loại đất chính?
- Rừng có vai trò gì đối với cuộc sống của chúng ta?
*Hoạt động 2: Bài mới: 27 ph
1-Giới thiệu bài:
2-Nội dung:
2.1-Hoạt động 1: (làm việc cá nhân)
-Phát phiếu học tập cho HS.
-Nêu yêu cầu HS:
+ Tô màu vào lược đồ để xác định giới hạn phần đất liền của Việt Nam.
+Điền tên: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa vào lược đồ.
-Cho HS đổi chéo phiếu để kiểm tra.
-Mời Một số HS có bài tốt lên dán bài trên bảng.
-Cả lớp nhận xét.
-Nhận xét, cho điểm.
2.2-Hoạt động 2: ( Trò chơi “Đối đáp nhanh” )
	-Bước 1: 
	+Chọn một số HS tham gia trò chơi.
	+Chia số HS đó thành 2 nhóm bằng nhau.
	+Mỗi HS được gắn cho 1 số thứ tự bắt đầu là 1.
	-Bước 2: Hướng dẫn HS chơi:
	+Em số 1 ở nhóm 1 nói tên 1 dãy núi, 1 con sông
	+Em số 2 ở nhóm 2 có nhiệm vụ lên chỉ trên bản đồ đối tượng đó.
	+Nếu chỉ đúng được 2 điểm
	-Bước 3: 
	GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
. 2.3-Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm 4)
-Cho HS thảo luận hoàn thành câu hỏi 2 trong SGK.
-Mời đại diện nhóm trình bày kết quả.
- treo bảng thống kê, cho HS lên điền vào bảng.
Nhận xét giờ học
Chốt lại Đặc điểm chính đã nêu trong bảng.
*Hoạt động 3-Củng cố, dặn dò: 3ph
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị cho tiết sau.
- Vài HS nêu.
Lắng nghe.-
- Thực hiện theo yêu cầu của GV: tô màu phần đất liền, điền tên đúng vị trí các địa danh đã cho.
-HS dán bài.
-HS nhận xét.
- Lắng nghe và tham gia cùng chơi.
-Tham gia nhận xét và cổ vũ đội thắng.
- Làm việc theo nhóm 4.
- Báo cáo kết quả thảo luận.
**************************************
Kể chuyện : Cây cỏ nước Nam
I. Mục tiêu:
- Dựa vào tranh minh họa (SGK) kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được tồn bộ câu chuyện.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện. 
*BVMT: VËy khi gÆp nh÷ng c©y cá cã Ých lîi ®èi víi con ng­êi th× chóng ta ph¶i lµm g× ®Ó b¶o vÖ chóng kh«ng bÞ diÖt chñng?
II. Đồ dùng dạy- học 
Tranh minh họa truyện (cỡ to) nếu có. 
Ảnh hoặc vật thật – những bụi sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam. 
III. Các hoạt động day- học 
Hoạt động 1- Kiểm tra bài cũ:
- GV mời 2 HS kể lại câu chuyện em đã chứng kiến hoặc 1 việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. 
Hoạt động 2- Bài mới( 10p)
1: giới thiệu bài
2: GV kể chuyện
- GV kể lần 1
- GV kể lần 2 (hoặc 3), hướng dẫn HS quan sát từng tranh ứng với các đoạn truyện. 
Hoạt động 3: hướng dẫn HS kể chuyện( 25 phút)
- Cho HS đọc yêu cầu của đề. 
- Kể lần lượt từng đoạn câu chuyện theo từng tranh. 
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Nhận xét, góp ý.
- HS lắng nghe. 
- HS vừa quan sát tranh vừa nghe GV kể chuyện. 
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe. 
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện. 6 tranh tương ứng với 6 đoạn của truyện. 
- Các nhóm cử đại diện thi kể toàn chuyện
- Cả lớp nhận xét. 
+ Tranh 1: Danh y Tuệ Tĩnh dẫn học trò lên 2 ngọn núi Nam Tào, Bắc Đẩu để nói điều ông đã nung nấu trong mấy chục năm qua. Ông muốn nói về giá trị to lớn của lá cây, ngọn cỏ nước Nam. 
+ Tranh 2: Tuệ Tĩnh kể lại câu chuyện ngày xưa, khi nhà Nguyên xâm lược nước ta, vua quan nhà Trần lo luyện tập võ nghệ, chuẩn bị kháng chiến, bảo vệ bờ cõi rất cẩn thận. 
+ Tranh 3: từ lâu nhà Nguyên đã cấm chở thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam. Điều đó làm cho vua quan nhà Trần lo lắng. Bởi vì khi giáp trận sẽ có người bị thương và đau ốm, biết lấy gì cứu chữa?
+ Tranh 4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu. Các thái y tỏa đi khắp các miền quê học cách chữa bệnh trong dân gian. Các vườn thuốc mọc lên ở khắp nơi. 
+ Tranh 5: Cây cỏ nước Nam đã giúp chữa bệnh cho thương binh, góp phần làm cho những đạo binh thêm hùng hậu, bền bỉ, khỏe mạnh, can trường trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần. 
+ Tranh 6: Tuệ Tĩnh nói với học trò ý nguyện của ông: nối gót người xưa: dùng thuốc Nam chữa cho người Nam
- GV nêu câu hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
GV : Em nào biết ông bà (hoặc bà con lối xóm) đã dùng lá, rễ cây gì.. để chữa bệnh?
*BVMT: VËy khi gÆp nh÷ng c©y cá cã Ých lîi ®èi víi con ng­êi th× chóng ta ph¶i lµm g× ®Ó b¶o vÖ chóng kh«ng bÞ diÖt chñng?
*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
3 p
- GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần 8 
- HS trao đổi, trình bày ý kiến. Các em có thể trả lời như sau:
+ Câu chuyện ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh. Ông đã biết yêu quý những cây cỏ trên đất nước, hiểu giá trị của chúng, biết dùng chúng làm thuốc để chữa bệnh cho nhân dân. 
+ Những lá cây, ngọn cỏ của thiên nhiên mang lại cho chúng ta bao điều quý giá nếu ta biết sử dụng chúng. 
- HS phát biểu tự do. 
* Chúng ta phải gìn giữ, bảo vệ chúng.
*************************************
Ôn luyện Tiếng Việt: Luyện tập về từ đồng âm
I. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá cho HS vốn kiến thức về từ đồng âm.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: Cho HS nhắc lại những kiến thức về từ đồng âm. Cho ví dụ?
 - Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: 
H : Tìm từ đồng âm trong mỗi câu câu sau và cho biết nghĩa của mỗi từ.
 a.Bác(1) bác(2) trứng.
 b.Tôi(1) tôi(2) vôi.
 c.Bà ta đang la(1) con la(2).
 d.Mẹ tôi trút giá(1) vào rổ rồi để lên giá(2) bếp.
 e.Anh thanh niên hỏi giá(1) chiếc áo len treo trên giá(2). 
Bài tập 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm : đỏ, lợi, mai, đánh.
a. Đỏ: 
b. Lợi: 
c. Mai: 
Đánh : 
Bài tập 3: Đố em biết câu sau có viết có đúng ngữ pháp không?
 Con ngựa đá con ngựa đá.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Bài giải:
 + bác(1) : dùng để xưng hô.
 bác(2) : Cho trứng đã đánh vào chảo, quấy đều cho sền sệt.
 + tôi(1) : dùng để xưng hô.
 tôi(2) : thả vôi sống vào nước cho nhuyễn ra dùng trong việc xây dựng.
 + la(1) : mắng mỏ, đe nẹt.
 la(2) : chỉ con la.
 + giá(1) : đỗ xanh ngâm mọc mầm dùng để ăn.
 giá(2) : giá đóng trên tường ở trong bếp dùng để các thứ rổ rá.
 + giá(1) : giá tiền một chiếc áo.
 giá(2) : đồ dùng để treo quần áo.
Bài giải:
a) Hoa phượng đỏ rực cả một góc trường.
 Số tôi dạo này rất đỏ.
b) Bạn Nam xỉa răng bị chảy máu lợi.
 Bạn Hương chỉ làm những việc có lợi cho mình.
c) Ngày mai, lớp em học môn thể dục.
 Bạn Lan đang cầm một cành mai rất đẹp.
d) Tôi đánh một giấc ngủ ngon lành.
 Chị ấy đánh phấn trông rất xinh
- Câu này viết đúng ngữ pháp vì : con ngựa thật đá con ngựa bằng đá.
- đá(1) là động từ, đá(2) là danh từ.
 - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
Ôn luyện Tiếng Việt: Luyện tập dùng từ đồng âm để chơi chữ
	I. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về từ đồng âm.
- HS hiểu được tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ.
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: Cho HS nhắc lại những kiến thức về từ đồng âm. Cho ví dụ?
 - Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: 
H : Các câu sau đã sử dụng từ đồng âm nào để chơi chữ? Hãy gạch chân.
a) Chín người ngồi ăn nồi cơm chín.
b) Đừng vội bác ý kiến của bác.
c) Mẹ em đỗ xe lại mua cho em một nắm xôi đỗ.
d) Bố tôi vừa mới tôi xong một xe vôi.
- GV có thể giải thích cho HS hiểu.
Bài tập 2: Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: đá, là, rải, đường, chiếu, cày, đặt câu với mỗi từ đó và giải thích.
 a) Đá 
 b) Đường: 
 c) Là: 
 d) Chiếu: .
 e)Cày: 
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Bài giải:
a) Chín người ngồi ăn nồi cơm chín.
b) Đừng vội bác ý kiến của bác.
c) Mẹ em đỗ xe lại mua cho em một nắm xôi đỗ.
d) Bố tôi vừa mới tôi xong một xe vôi.
Bài giải:
a)Đá :Tay chân đấm đá.
 Con đường này mới được rải đá.
- Đá trong chân đá là dùng chân để đá, còn đá trong rải đá là đá để làm đường đi.
 b) Đường: Bé thích ăn đường. 
 Con đường rợp bóng cây.
- Đường trong ăn đường là đường để ăn còn đường trong con đường là đường đi.
 c) Là: Mẹ là quần áo. 
 Bé Mai là em của em.
- Là trong là quần áo là cái bàn là còn là trong là của em thuộc sở hữu của mình.
d) Chiếu: Ánh nắng chiếu qua cửa sổ. 
 Cơm rơi khắp mặt chiếu.
- Chiếu trong nắng chiếu, chiếu rộng chỉ hoạt động chiếu toả, chiếu rọi của ánh nắng mặt trời. Còn chiếu trong khắp mặt chiếu là cái chiếu dùng để trải giường.
 e) Cày: Bố em mới cày xong thửa ruộng. 
 Hôm qua, nhà em mới mua một 
	 chiếc cày.
- Cày trong cày ruộng là dụng cụ dùng để làm cho đất lật lên còn cày trong chiếc cày là chỉ tên cái cày.
 - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
 Thứ năm, ngày 10 tháng 10 năm 2013 
Toán: Hàng của số thập phân . Đọc, viết số thập phân 
I. Mục tiêu: Sau bài học HS Biết :
- Tên các hàng của số thập phân 
- Đọc, viết số thập phân ,chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân .
Bài tập cần làm: Bài 1,2 a, b.* HSK- G làm hết các phần còn lại.
II. Chuẩn bị
1.Đồ dùng dạy học:
-GV: SGK, Kẻ sẵn một bảng phóng to bảng của SGK, hoặc hướng dẫn HS sử dụng bảng của SGK
- HS: Bảng con, SGK,
2. Phương pháp: Thực hành,thảo luận nhóm, thuyết trình, giảng giải,
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt dộng của gv
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1. Bài cũ ( 3 p)
- Khái niệm về số thập phân(tt)
- Bài 3/35
Hoạt động 2. Bài mới ( 15p) 
Giới thiệu bài 
: Cá nhân 
a) GV hướng dẫn HS quan sát bảng trong SGK 
*Ví dụ : 375,406
Tương tự hướng dẫn 

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 7CKTKN.doc