Bài giảng Lớp 5 - Môn Toán - Tiết 2 - Luyện tập (tiết 7)

Qua bài em có cảm nhận và suy nghĩ gì về thiên nhiên và con người cũng như cuộc sống ở vùng đất Cà Mau?

- Gv kết hợp giáo dục hs.

- Yêu cầu về nhà đọc lại các bài tập dọc để chuẩn bị cho tiết ôn tập và cho kì thi sắp tới.

- Nhận xét tiết học.

 

doc33 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Toán - Tiết 2 - Luyện tập (tiết 7), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cách đổi:
 + HS đưa về phân số thập phân ® chuyển thành số thập phân
 + HS chỉ đưa về phân số thập phân.
- HS nghe và nhớ.
- HS đọc đề.
- 1HS sửa bài trên bảng lớp. 
- HS đọc đề.
- 1HS làm vào phiếu trình bày KQ 
- HS đọc đề.
- HS thực hiện.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: “Viết các số đo diện tích dưới dạng
số thập phân”
TIẾT 3: TOÁN(ÔN) 
LUYỆN TẬP VIẾT SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Rèn kỹ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Ôn cách viết số đo độ dài, dưới dạng số thập phân
- HS nêu bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn
- Nêu mói quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề 
- GV nhận xét 
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài. 
- GV giúp thêm học sinh yếu.
- GV chấm một số bài.
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Viết số đo sau dưới dạng m 
a) 3m 5dm = .; 29mm = 
 17m 24cm = ..; 9mm = 
b) 8dm =..; 3m5cm = 
 3cm = ;	 5m 2mm= 
Bài 2: : Điền số thích hợp vào chỗ 
a) 5,38km = m; 
 4m56cm = m
 732,61 m = dam; 
b) 8hm 4m = dam
 49,83dm =  m
Bài 3: Một vườn hình chữ nhật được vẽ vào giấy với tỉ lệ xích có kích thước như sau:	 7 cm
5cm
Tính diện tích mảnh vườn ra ha?
Bài 4: (HSKG)
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng chiều dài. Trên đó người ta trồng cà chua, cứ mỗi 10m2 thu hoạch được 6kg. Tính số cà chua thu hoạch được ra tạ.
 4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu 
- HS đọc kỹ đề bài.
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài.
Lời giải :
a) 3,5m 0,029m
 0,8m 0,009m
b) 0,8m 3,05m
 0,03m 5,005m
Lời giải :
 a) 5380m; 4,56m; 73,261dam
b) 80,4dam;	4,983m.
Lời giải :
Chiều dài thực mảnh vườn là:
 500 7 = 3500 (cm) = 35m
Chiều rộng thực mảnh vườn là:
 500 5 = 2500 (cm) = 25m
Diện tích của mảnh vườn là:
 25 35 = 875 (m2)
 = 0,0875ha
	Đáp số : 0,0875ha
Lời giải :
Chiều rộng mảnh vườn là:
 60 : 4 3 = 45 (m)
 Diện tích mảnh vườn là:
 60 45 = 2700 (m2)
Số cà chua thu hoạch được là:
 6 (2700 : 10) = 1620 (kg) 
 = 16,2 tạ.
 Đáp số: 16,2 tạ. 
- HS lắng nghe và thực hiện.
TIẾT 4: TẬP ĐỌC:
ĐẤT CÀ MAU
I/ Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm được bài văn; biết phân nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính kiên cường của con người Cà Mau (Trả lời được những câu hỏi trong sgk). 
- Giáo dục BVMT: Qua phần tìm hiểu bài, giúp hs có hiểu biết về môi trường sinh thái ở đầu mũi đất Cà Mau . Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái .
II/ Chuẩn bị :
- Gv : Tranh minh họa, bảng phụ ghi đoạn 3 cần luyện đọc.
- Hs : đọc kĩ bài.
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đọc bài “Cái gì quý nhất” theo lối phân vai. 
- Nêu nội dung bài?
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài: 
Luyện đọc:
- Hs khá giỏi đọc bài.
-Gv nx, hướng dẫn cách đọc.
- Yêu cầu hs chia đoạn. Yêu cầu hs đọc nối tiếp theo đoạn – Gv sửa sai.
-Yêu cầu hs rút từ khó đọc.
- HD đọc từ khó: rất phũ, tạnh hẳn, rạn nứt, phập phều, thịnh nộ, quay quần, san sát, nung đúc, 
-Yêu cầu hs nêu bộ phận khó đọc và đọc lại từ ngữ khó. 
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2 và kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ có trong phần chú giải và thêm: nung đúc.
- Hs đọc từng đoạn và rút ra giọng đọc của đoạn. Yêu cầu hs đọc lại đoạn.
- Luyện đọc theo cặp – gọi 1,2 cặp đọc lại.
- Gv đọc mẫu bài.
Hướng dẫn tìm hiểu bài :
-Đoạn 1: 
- Câu 1: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
- Hãy nêu nội dung và đặt tên cho đoạn này?
- Đoạn 2: 
- Câu 2: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? Người Cà Mau dựng nhà cửa ntn? 
-Nêu nội dung và đặt tên cho đoạn văn?
* Giáo dục BVMT :
-Yêu cầu hs TLN2 với câu hỏi: Qua phần vừa tìm hiểu, em thấy thiên nhiên ở Cà Mau ntn? 
- Đại diện các nhóm báo cáo.
+ Gv chốt ý : Cà Mau là vùng đất châu thổ ở tận cùng đất nước ta . Ở vùng đất lấn biển này có nhiều khắc nghiệt về thời tiết, khí hậu mưa nắng thất thường, lắm gió, nhiều dông . Mùa nắng thì như đổ lửa . Đặc biệt ở vùng đất này có nhiều loài TV-ĐV quý hiếm và phong phú cần được bảo vệ, giữ gìn .
-Đoạn 3: Người dân ở Cà Mau có tính cách ntn?
-Nêu nội dung đoạn 3? 
-Đặt tên cho từng đoạn văn?
-Nêu nội dung bài học?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- Đọc diễn cảm nối tiếp theo đoạn 
-Luyện đọc diễn cảm đoạn 3: Yêu cầu hs lên gạch chân những từ cần nhấn giọng, ngắt câu trong đoạn 3 và đọc lại diễn cảm.
-Nx cách đọc có thể sửa sai và gv đọc lại.
- Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp 
- Hs thi đọc diễn cảm theo cặp và theo dãy.
-Yêu cầu hs bình chọn bạn đọc hay.
- Gv nx nhóm, cá nhân đọc hay. 
4. Củng cố - dặn dò : 
- Qua bài em có cảm nhận và suy nghĩ gì về thiên nhiên và con người cũng như cuộc sống ở vùng đất Cà Mau?
- Gv kết hợp giáo dục hs.
- Yêu cầu về nhà đọc lại các bài tập dọc để chuẩn bị cho tiết ôn tập và cho kì thi sắp tới.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Hs đọc bài theo yêu cầu.
- Hs nêu. 
-Hs nghe, nhắc tựa.
-1 Hs – Lớp đọc thầm theo.
-Hs nghe
- Hs chia đoạn – đọc nối tiếp theo đoạn 
– Hs rút từ khó đọc. 
-Hs nêu bộ phận khó đọc - 1 Hs đọc lại toàn bộ từ khó. 
- Hs đọc nối tiếp đoạn.
- Hs giải nghĩa từ - lớp nxbs.
- Hs đọc từng đoạn và nêu giọng đọc của đoạn.
-Hs luyện đọc theo cặp – 1,2 cặp đọc lại bài.
-Hs đọc đoạn 1 
- Hs trả lời – lớp nxbs.
- Hs đọc thầm đoạn 2. 
-Thảo luận nhóm đôi, phát biểu. 
-Hs nêu.
-Hs trao đổi N2 và trả lời 
-Hs đại diện nhóm nêu – nhóm khác nxbs.
-Hs nghe
-Hs TL – nxbs
-Hs TL N4 và báo cáo – nxbs 
-Hs đọc lại nội dung bài học.
-Hs đọc nối tiếp bài.
-Hs lên gạch những từ cần nhấn giọng có trong đoạn – đọc lại. 
-Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
-Thi đua đọc theo cặp và đại diện dãy.
-Hs bình chọn bạn đọc hay.
- Hs trả lời – nxbs.
- Hs lắng nghe.	
TIẾT 7: HĐTT:
DẠY HỌC AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 2: KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I-Mục tiêu
1-Kiến thức
- HS biết những qyi định đói với người đi xe đạp trên đường phố theo luật GTĐB.
2-Kĩ năng.
- HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau.
- Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp.
3-Thái độ
- Có ý thức diều khiển xe đạp an toàn.
II- Đồ dùng dạy học.
- Phiếu học tập.
- Sa bàn.
III- Lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt đọng của trò
1-Bài cũ
2- Bài mới
*Giới thiệu
Hoạt động 1:Trò chơi đi xe đạp trên sa bàn..
- GV nêu các tình huống, yêu cầu HS trả lời hoặc phải nêu cách xử lí đúng, an toàn.
- Để rẻ trái người đi xe đạp phải làm gì?...
-Một số tình huống (xem tài liệu tr18)
.Hoạt động 2 :
-Cho học sinh thực hành trên sân trường.
GV kết luận.
-Hoạt động 3:Thi lái xe an toàn.
-GV kẻ sơ đồ trên sân, có một số chướng ngại vật, các biển báo cấm xe đạp..., ngã tư có đèn tín hiệu...
-4 HS tham gia.
3-Củng cố dặn dò : Chuẩn bị bài 3 Chọn con đường đi an toàn... .
- Cho hs xem các biển báo đã học, nói nội dung của biển báo
2 hs trả lời.
- Thảo luận nhóm.
- Phát biểu trước lớp.
-Cho HS ra sân để thực hành.
-Lớp theo dỏi và nhận xét.
.Lớp góp ý, bổ sung.
-Thi theo nhóm 4.
-HS đạp xe trên sân và phải chấp hành đúng các yêu cầu của sơ đồ đã vạch trên sận.
-Nhóm nào thực hành tốt GV khen và cấp băng lái xe giỏi, an toàn.
TIẾT 8: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
-Tìm được các từ thể hiện sự so sánh, nhân hóa ttrong mẩu chuyện: Bầu trời mùa thu (BT1, BT2) 
-Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh, nhân hóa khi miêu tả.
-Giáo dục BVMT: Kết hợp cung cấp cho hs 1 số hiểu biêt về môi trường thiên nhiên VN và nước ngoài từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trương sống. 
II/ Chuẩn bị:
- Gv: bảng phụ làm bài tập 
- Hs: làm bài , chuẩn bị bài ở nhà 
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ : 
- Gọi Hs lên bảng sửa bài 3+4
* Nhận xét – ghi điểm
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu – ghi tên bài
2. Hướng dẫn hs làm bài tập:
a. Bài 1 : 
- Cho hs nối tiếp nhau đọc bài 
- Cho hs đọc diễn cảm bài văn
b. Bài 2 : 
- Cho hs nêu yêu cầu
- Yêu cầu Hs tự làm bài
- Trình bày kết quả
- Gv nhận xét và chốt:
* Từ ngữ tả bầu trời thể hiện sự so sánh; bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao
* Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa:
Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa
Bầu trời dịu dàng
Bầu trời buồn bã
* Giáo dục BVMT :Ở những nước ôn đới có 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông thì mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm mùa thu khí hậu không quá nóng như mùa hè, không quá lạnh như mùa đông. Mùa thu vùng ọn đới rất mát mẻ, rễ chịu, phong cảnh lên thơ tuyệt vời. Bầu trời xanh hơn trong hơn như các em đã được học trong bài
Chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp đó qua bài BVMT chắc rằng khi học xong bài này các em sẽ yêu mến hơn gắn bó với MT thiên nhiên hơn
c. Bài 3 :
- Gọi Hs đọc và nêu yêu cầu 
- Cho hs làm bài (Hs khá giỏi đặt câu với mỗi tính từ ở trong bài)
* Lưu ý hs : Chủ đề đoạn văn? 
Số lượng câu văn? 
Cách dùng từ ngữ? 
- Cho hs trình bày 
- Nhận xét: Chọn những đoạn văn hay giới thiệu cho hs học tập 
-Muốn có đoạn văn, bài văn hay ta cần lưu ý điểm gì? 
3. Củng cố và dặn dò
- Về làm lại bài 3 và chuẩn bị bài Đại từ
- Nhận xét tiết dạy
- 2 Hs lên bảng – mỗi em làm 1 bài
- Nhận xét 
- Hs lắng nghe
- 1 số hs đọc to-lớp đọc thầm
- Vài hs đọc 
- 2 hs nêu
- Hs làm theo nhóm đủ
- Đại diện các nhóm trình bày
- Hs nhận xét 
-Hs nghe 
1 hs đọc to – lớp đọc thầm
- Hs lên bảng-lớp làm vở
- Hs nhận xét
- Vài hs nêu
-Hs làm vào vở-2 hs lên làm bảng phụ. 
Thứ tư, ngày 23 tháng 10 năm 2013
TIẾT 1: TOÁN:
VIẾT SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu: Giúp Hs:
-Viết số đo diện tích dưới dạng STP
II/Chuẩn bị: 
-Giáo viên:Kẻ sẵn bảng đơn vị đo diện tích
-Học sinh:Làm bài ở nhà, xem trước bài mới.
III/Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ
-Nêu cách viết số đo khối lượng, độ dài dưới dạng STP
-Nhận xét
B.Bài mới
1.Giới thiệu
2.Ôn về các đơn vị đo diện tích
-Yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo diện tích và viết vào bảng đơn vị đo theo thứ tự từ bé đến lớn
-Gọi HS nhận xét bổ sung
*Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề
Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa:
 m2 –dm2; m2 –dam2
GV viết vào bảng đơn vị đo diện tích
Các đơn vị đo khác cho HS tiến hành tương tự
Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền nhau
3.Luyện tập 
¶Bài 1:-Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
-Cho HS làm bài
-Sửa chữa, nhận xét
¶Bài 2:-Cho HS đọc đề
-Yêu cầu HS làm bài
-Nhận xét
*Chốt cách đổi từ đơn vị lớnàbé; béàlớn
* Bài 3 : dành cho hs khá giỏi 
-Yêu cầu hs tự làm và giải thích cách làm 
4.Củng cố – dặn dò
-Về chuẩn bị bài T44.
-Nhận xét giờ học.
-1em 
-Nghe
-HS kể
-HS nhận xét
-HS nêu
Nhóm đôi thảo luận để hoàn thành
2HS lên bảng hoàn thành bảng lớp
Nhiều HS vừa chỉ vừa nêu
-1 em đọc
-1 em lên bảng, lớp làm bảng con
-Nhận xét
-1 em đọc
-1 em lên bảng, lớp làm vở
-HS nêu
-Hs khá giỏi làm vào vở - Nêu miệng và giải thích cách làm 
-HS nghe
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT (ÔN):
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM, TỪ NHIỀU NGHĨA.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài tốt.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu ? Hãy diễn đạt cho rõ nghỉatong từng cách hiểu ( Có thể thêm từ)
a) Mời các anh ngồi vào bàn. 
b) Đem cá về kho.
Bài tập2 : Từ  đi  trong các câu sau, câu nào mang nghĩa gốc, câu nào mang nghĩa chuyển ?
a) Ca nô đi nhanh hơn thuyền.
b) Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp.
c) Bà cụ ốm nặng đã đi từ hôm qua.
d)Thằng bé đã đến tuổi đi học.
e)Nó chạy còn tôi đi.
g)Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt.
h) Ghế thấp quá, không đi với bàn được.
Bài tập3 :
H : Thay thế từ ăn trong các câu sau bằng từ thích hợp :
a) Tàu ăn hàng ở cảng.
b) Cậu làm thế dễ ăn đòn lắm.
c) Da bạn ăn phấn lắm.
d) Hồ dán không ăn giấy.
e) Hai màu này rất ăn nhau.
g) Rễ cây ăn qua chân tường.
h) Mảnh đất này ăn về xã bên.
k) Một đô la ăn mấy đồng Việt Nam?
4.Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- S lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
- ngồi vào bàn để ăn cơm.
 (bàn : chỉ đồ vật)
- ngồi vào để bàn công việc.
 (Có nghĩa là bàn bạc)
- về kho để đóng hộp.
 (có nghĩa là nhà)
- về kho để ăn ( có nghĩa là nấu)
- Câu mang nghĩa gốc: Câu e.
- Câu mang nghĩa chuyển: Các câu còn lại.
- Từ thích hợp : Bốc, xếp hàng.
- Từ thích hợp : Bị đòn
- Từ thích hợp : Bắt phấn
- Từ thích hợp : Không dính
- Từ thích hợp : Hợp nhau
- Từ thích hợp : Mọc, đâm qua
- Từ thích hợp : Thuộc về
- Từ thích hợp : Bằng 
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
TIẾT 4 : ĐẠO ĐỨC: 
TÌNH BẠN (Tiết 1)
I-Mục tiêu:
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết được ý nghĩa của tình bạn. 
II/ Chuẩn bị:
-G v : Bài hát lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời Mộng Lân.
- Hs : Đồ dùng hóa trang để đóng vai theo truyện đôi bạn trong SGK. 
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Bài cũ:
_ Hãy kể một câu chuyện về việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
_ Đọc một bài thơ hay ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn của tổ tiên.
_ Gv đánh giá
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: thảo luận cả lớp
+ Yêu cầu cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
_ Bài hát nói lên điều gì?
_ Lớp chúng ta có vui như vậy không
_ Điều gì xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè.
 -Trẻ em được quyền tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
* Gv chốt: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung chuyện đôi bạn.
_ Gv cho hs đọc truyện đôi bạn.
_ Gv mời hs đóng vai theo nội dung truyện
_ Gv nhận xét, khen ngợi nhóm đóng tốt.
* Cho hs trả lời các câu hỏi SGK/17
_ Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện.
_ Qua câu truyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè.
* Gv chốt: bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là lúc khó khăn hoạn nạn.
* Đối với bạn bè cần đối xử với nhau như thế nào?
* Ghi nhớ:
* Hoạt động 3: làm bài tập 2 SGK 
+ Gv yêu cầu 1 số hs trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lý do.
_ Sau mỗi tình huống giáo viên yêu cầu hs tự liên hệ.
_ Em đã làm được như vây đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa.
_ Hãy kể 1 trường hợp cụ thể.
+ Gv nhận xét 
4. Củng cố, dặn dò :
+ Gv yêu cầu mỗi hs nêu 1 biểu hiện của tình bạn đẹp.
* Gv giáo dục: muốc có tình bạn đẹp phải tôn trọng, chân thành, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẽ vui buồn cùng nhau.
* Về nhà sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát về chủ đề tình bạn.
* Đối xử tốt với bạn bè xung quanh
_ Hs kể
_ Hs lên đọc
-Hs nêu 
_ Cả lớp hát bài lớp chúng ta đoàn kết.
_ Lớp thảo luận nhóm đôi
_ Tình đoàn kết bạn bè
_ Hs nêu nối tiếp
_ Cô đơn, buồn bã.
-Hs nêu ý kiến 
-Hs nghe
_ 1 số hs đọc to, cả lớp đọc thầm.
+ Từng cặp hs lên đóng vai 2 người bạn.
+ Lớp bình bầu cặp thể hiện hay nhất
_ Hs thảo luận nhóm bàn
_ Đó là 1 người bạn không tốt, không tinh thần đoàn kết, không biết giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
_ Cần yêu thương đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn đoàn kết
-Hs nghe
_ Hs nêu – rút ghi nhớ. Qua đó biết được ý nghĩa của tình bạn.
_ Hs đọc ghi nhớ SGK/17
_ Hs làm bài tập 2 ( làm việc cá nhân).
+ Tự suy nghĩ cách ứng xử
_ Hs trao đổi bài làm với bạn ngồi cùng bàn
_ Hs nêu
_ Hs trả lời
-Hs nghe 
Thứ năm, ngày 24 tháng 10 năm 2013
TIẾT 1: THỂ DỤC:
TRÒ CHƠI"AI NHANH VÀ KHÉO HƠN"
I/Mục tiêu:
- Học trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn". YC biết cách chơi và tham gia chơi được.
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung.
II/Sân tập,dụng cụ: Trên sân trường, sạch sẽ, an toàn. Chuẩn bị 1 còi.
III/Tiến trình thực hiện:(Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I.Chuẩn bị:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Khởi động các khớp: Tay, chân, hông, gối.
- Chơi trò chơi"Đứng ngồi theo hiệu lệnh"
 1-2p
 100 m
 1-2p
 2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
II.Cơ bản:
- Học trò chơi"Ai nhanh và khéo hơn".
GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi,sau đó tổ chức cho HS chơi thử 1-2 lần rồi mới chơi chính thức.
Sau mỗi lần chơi thử, GV nhận xét và giải thích thêm sao cho tất cả HS đều nắm được cách chơi.
- Ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân của bài TD phát triển chung.
- GV làm mẫu và hô cho HS tập theo.
- Lớp trưởng hô cho cả lớp tập, GV chú ý theo dõi sửa sai cho từng em.
- Phân chia tổ tập luyện theo từng khu vực, dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng.
- Tập hợp lớp cho từng tổ lên biểu diễn 3 động tác TD.
 5-6p
14-16p
2lx8 nh
2lx8 nh
 4-5p
2lx8 nh
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
 X X
 X X
 X O s O X
 X X
 X X
III.Kết thúc:
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả bài học, về nhà ôn 3 động tác TD đã học.
 1-2p
 1-2p
 1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
TIẾT 3: TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: Giúp Hs biết:
- Viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng 
II/Chuẩn bị: 
-Giáo viên: bảng phụ, PHT bài 3
-Học sinh: làm bài ở nhà 
III/Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ:
Nêu mối liên hệ của đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích
Nhận xét
B.Bài mới 
1.Giới thiệu
2.Hướng dẫn luyện tập
¶Bài 1:
-Bài yêu cầu ta làm gì?
-Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp nhau, hơn kém nhau ? lần
-Yêu cầu HS làm bài
-Nhận xét-sửa chữa
¶Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của đề
-Hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau, hơn kém nhau mấy lần?
-Yêu cầu HS làm bài
¶Bài 3:
-Gọi HS đọc đề
-Nêu mối quan hệ giữa km2, ha, dam2, m2
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Nhận xét –sửa chữa
¶Bài 4: dành cho hs khá giỏi :
-Yêu cầu đọc đề bài – Nêu dạng toán 
-Khi làm bài em cần lưu ý điều gì ? 
3.Củng cố –dặn dò
-Nêu kĩ thuật viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng STP
-Lưu ý cách đổi khác
-Chuẩn bị bài luyện tập chung T2
Nhận xét
-3 em nêu
-Nghe
-1 em nêu
-HS nêu
-1 em đọc, lớp làm vở
-Nhận xét
-2 HS đọc
Vài HS nêu
-1 HS lên bảng, lớp làm vở
-1 em đọc
-2 em nêu
-1 em lên bảng, lớp làm PHT
-Hs đọc yêu cầu bài – Hs khá giỏi nêu dạng toán : Tổng – Tỉ và giải 
- Khi giải bài toán cần đổi nửa chu vi về đơn vị là mét và đổi đơn vị đo diện tích theo yêu cầu của bài 
-HS có thể nêu cách khác
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. Mục tiêu:
- Nêu được lí lẽ, dẫn chúng và bước đầu biết biểu đạt gãy gọn , rõ ràng trong thuyết trình tranh luận một vấn đề đơn giản 
-Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
* KNS: Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh tự tin), lắng nghe tích cực, hợp tác.
II/ Chuẩn bị:
-Gv : Giấy khổ to ghi BT1 và BT3a.
-Hs : Chuẩn bị bài ở nhà.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
-Yêu cầu hs đọc đoạn văn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường 
-Nhận xét ghi điểm
B. Bài 

File đính kèm:

  • docTuần 9.doc